Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 7

Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 7

a. Phân tích tác dụng của việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” trong các trường hợp sau:

Ai đi muôn dặm non sông

Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.

(Ca dao)

Người về rừng núi nhớ ai

 Trám bùi để rụng, măng mai để già.

(Việt Bắc - Tố Hữu)

 b. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn văn sau:

Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm

 (Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương)

 

doc 4 trang thuongle 5370
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 ThỜI gian: 120 phút
 Câu 1. (4,0 điểm):
a. Phân tích tác dụng của việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” trong các trường hợp sau:
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
(Ca dao)
Người về rừng núi nhớ ai
 Trám bùi để rụng, măng mai để già.
(Việt Bắc - Tố Hữu)
 	b. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn văn sau:
Tôi yêu Sài Gòn da diết Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm 
 (Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương)
 Câu 2. (6,0 điểm)
- Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
- Không phải chia nữa. Anh cho em tất. 
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
- Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. 
 (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài)
Đoạn trích cho em những cảm nhận gì? Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
 Câu 3.(10điểm):
 Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ " Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" ( Hồ Chí Minh)- Theo SGK Ngữ Văn 7, tập I.NXB Giáo dục Việt Nam.
	 HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 7
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
Câu 1
Tiếng Việt
4,0
a.
Tác dụng của việc sử dụng đại từ “ai” (2,0 điểm)
- Trong câu ca dao:
+ “Ai” trong câu lục chỉ người đi, trong câu bát chỉ người ở lại.
+ Tác dụng: bày tỏ nỗi nhớ thương trong tình yêu tha thiết, tế nhị.
- Trong câu thơ của Tố Hữu:
+ “Ai” chỉ người cán bộ về xuôi (chỉ người về)
+ Tác dụng: bộc lộ nỗi nhớ thương, sự lưu luyến trong lòng người đi, kẻ ở.
Việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” khiến những câu thơ trên vừa mang ý nghĩa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, thể hiện tình cảm một chân thực, sâu sắc mà kín đáo, tinh tế.
0,5
0,5
0,5
0,5
b.
Hiệu quả của phép điệp ngữ trong đoạn văn “Sài Gòn tôi yêu” (2,0 điểm)
- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn: “Tôi yêu ” được lặp lại 5 lần.
- Phép điệp trong đoạn văn giúp:
+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt và mỗi lúc một tha thiết hơn, sự gắn bó sâu nặng của tác giả với cảnh vật, cuộc sống và con người Sài Gòn.
+ Tạo nên nhạc điệu, tiết tấu nhịp nhàng, uyển chuyển cho đoạn văn, nhấn mạnh, tô đậm nội dung, cảm xúc.
0,5
1,0
0,5
Câu 2
Tình cảm gia đình qua đoạn trích “Cuộc chia tay của những con búp bê”
6,0
a.
Cảm nhận về đoạn trích (1,0 điểm)
- Nỗi buồn, nỗi đau đến bàng hoàng, sững sờ của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
- Sự thương yêu, nhường nhìn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của anh em trong gia đình.
0,5
0,5
b.
Viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình (5,0 điểm)
- Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một đoạn văn, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.
- Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trong Cuộc chia tay của những con búp bê, học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản: 
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý; được thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống.
+ Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc 
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ 
1,0
2,0
1,0
1,0
Câu 3( 10 điểm)
 Cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ qua 2 bài thơ : Cảnh khuya, Rằm tháng riêng
a.Yêu cầu về mặt kỹ năng: 
Học sinh vận dụng các thao tác và kiến thức để viết một bài văn biểu cảm về tác phẩm, nhân vật trữ tình trong tác phẩm văn học đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
- Bố cục mạch lạc, liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
- Các ý biểu cảm rõ ràng, có liên tưởng, phân tích các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu.
- Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi về câu, dùng từ, chính tả.
 (Gv chú ý HS thiên sang kiểu bài nghị luận sẽ không cho quá 50% số điểm)
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở hai bài thơ đã được học, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở hiểu rõ yêu cầu của đề, cần nói được cảm nghĩ của mình về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ, xúc động vì biết thêm những tình cảm cao đẹp trong tâm hồn Bác: Yêu thiên nhiên, nặng lòng vì nước vì dân, ung dung, lạc quan cách mạng. 
 Cụ thể cần trình bày được một số ý cơ bản sau:
*Giới thiệu chung 
- Giới thiệu khái quát 2 bài thơ và tác giả 
 - Cảm xúc ban đầu về hình ảnh Bác Hồ: Yêu thiên nhiên, nặng lòng vì nước vì dân, ung dung, lạc quan cách mạng. 
* Phát biểu cảm nghĩ về hình ảnh Bác qua 2 bìa thơ – HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần thể hiện rõ và mạch lạc các ý sau:
 - Cảm động và tự hào trước vẻ đẹp của tâm hồn Bác, một tâm hồn yêu thiên nhiên, nhạy cảm và rung động trước cảnh đẹp thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. 
 + Cảnh rừng Việt Bắc qua cảm nhận của Người đẹp lung linh huyền ảo như chốn động tiên với tiếng suối, tiếng hát, bóng cây, bóng hoa, bóng trăng lồng vào nhau .( cảm nhận qua 2 câu đầu bài thơ cảnh khuya ) 
+ Một tâm hồn thơ rất giầu, rất khỏe tràn đầy sức xuân hòa nhập vào ánh trăng, viên mãn chất đầy trong khoang thuyền. ( Cảm nhận từ bài thơ Rằm tháng giêng)
 - Xúc động, biết ơn trước tấm lòng yêu nước của Bác. Người đã thao thức không ngủ được vì " lo nỗi nước nhà", lòng yêu nước của Bác gắn liền với nỗi lo cho dân, cho vận mệnh của đất nước. Thấm thía tình yêu thương của Bác dành cho dân, cho nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác thấm nhuần trong mỗi dòng thơ, nét chữ .( Cảm nhận qua 2 câu cuối bài cảnh khuya)
 - Khâm phục tinh thần lạc quan cách mạng, phong thái ung dung, vẻ đẹp ung dung tự tại của người chiến sĩ cách mạng, nhà chiến lược vĩ đại của dân tộc giữa một không gian bát ngát đầy trăng. Với vị chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến trong một thời điểm đầy thử thách, phong thái ung dung ấy thể hiện bản lĩnh lớn của con người làm chủ trước mọi hoàn cảnh. Bản lĩnh đó thể hiện chất thép trong con người Bác. Nó được toát lên từ tâm hồn nghệ sĩ trong bộn bề khó khăn của cuộc chiến 
( Cảm nhận qua 2 câu cuối bài thơ Rằm tháng giêng)
* Hai bài thơ của Bác khiến em vô cùng xúc động trước lòng yêu thiên nhiên, yêu nước của Bác. Khâm phục, kính trọng Bác và càng tự hào, biết ơn Bác, thế hệ trẻ luôn nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người ..
c.Thang điểm:
 - Điểm 8; 9; 10: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
 - Điểm 5; 6; 7: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có thể còn mắc một vài sai sót nhỏ. 
 - Điểm 3; 4: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt tương đối tốt, còn mắc vài sai sót nhỏ.
 - Điểm 0; 1; 2: Sơ sài về nội dung, cẩu thả về hình thức hoặc không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp.
 (Trên đây là một vài gợi ý về thang mức điểm, giám khảo cần cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm phù hợp. Cần chú ý kỹ năng diễn đạt và sáng tạo của học sinh).
Lưu ý khi chấm bài:
- Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đề.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý.
- Khuyến khích những bài làm có nhiều tìm tòi, phát hiện, sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện; trừ điểm đối với những bài mắc lỗi kiến thức cơ bản, lỗi hành văn và trình bày.
:

Tài liệu đính kèm:

  • docde_va_dap_an_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_ngu_van_lop_7.doc