Giáo án Âm nhạc Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Âm nhạc Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS biết bài Lí dĩa bánh bò là một bài dân ca Nam Bộ, hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.

- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2 ở giọng La thứ.

- HS nắm được khái niệm giọng thứ.

- Hs nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân và giá trị của bài hát “ Hò kéo pháo”.

2. Kỹ năng:

- HS hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát “ Lí dĩa bánh bò”, thực hiện hát được luyến có 4 nốt nhạc.

- HS đọc được bài tập đọc nhạc số 2 ở giọng La thứ.

- Viết được gam của giọng thứ tự nhiên.

- Hs nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân và giá trị của bài hát “ Hò kéo pháo”.

3. Thái độ:

 - Qua nội dung của bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu Dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.

- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Âm nhạc của đất nước.

4.Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực:

+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.

+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.

- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người.

II. NỘI DUNG

1. Học hát: Lí dĩa bánh bò

2. Nhạc lí: Giọng thứ

 Tập đọc nhạc: Bài số 2.

3. Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Nhạc Hò kéo pháo”.

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Đàn oocgan.

- Đàn và hát thuần thục bài “ Lí dĩa bánh bò”, bài TĐN số 2

- Một số hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”. Một số ca khúc khác của nhạc sĩ.

2. Học sinh:

- SGK, vở ghi bài.

- Vở chép nhạc, thanh phách.

 

docx 107 trang thucuc 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Khối 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH THCS MÔN ÂM NHẠC - LỚP 8
( Năm học 2019-2020)
Học kì I: 19 tuần = 18 tiết
Học kì II: 18 tuần = 17 tiết.
Cả năm: 37 tuần = 35 tiết (1 tiết/ Tuần)
HỌC KÌ I
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
1
 1
1
 Học hát: Bài “Mùa thu ngày khai trường”
2
2
Tập đọc nhạc: Bài số1.
3
3
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ”.
4
 2
4
 Học hát: Bài “Lí dĩa bánh bò”.
5
5
- Nhạc lí: Giọng thứ.
- Tập đọc nhạc: Bài số 2.
6
6
Thường thức âm nhạc: Nh¹c sÜ Hoµng V©n vµ bµi h¸t “Hß kÐo ph¸o”.
7
7
Ôn tập.
8
8
Kiểm tra giữa kì
9
 3
9
Học hát: Bài “Tuổi hồng”.
10
10
- Nhạc lý: Giọng thứ hoà thanh
- Tập đọc nhạc: Bài số 3.
11
11
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát “Bóng cây kơ-nia”.
12
4
12
Học hát: Bài “Hò ba lí”.
13
13
- Nhạc lí: Thứ tự các dấu hoá trong hóa biểu
- Tập đọc nhạc: Bài số 4.
14
14
Thường thức âm nhạc : Một số nhạc cụ dân tộc ít người ở Việt Nam.
15+16
15+16
Ôn tập học kì I.
17+18
17+18
Kiểm tra học kì I.
19
Dành cho các tiết dạy bù, đệm, ngoại khoá,địa phương
HỌC KÌ II
Tuần
Bài
Tiết
Tên bài
Ghi chú
20
5
19
- Học hát: Bài “Khát vọng mùa xuân”
21
20
- Nhạc lí: Nhịp 3/8 và nhịp 6/8.
- Tập đọc nhạc: Bài số 5.
22
21
- Thường thức âm nhạc : Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát “Biết ơn Võ Thị Sáu”
23
6
22
- Học hát: Bài “Nổi trống lên các bạn ơi”
24
23
- Nhạc lí: Giọng song song- Giọng cùng tên.
- Tập đọc nhạc: Bài số 6
25
24
- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu hát bè
26
25
 Ôn tập
27
26
Kiểm tra giữa kì
28
7
27
- Học hát: Bài “Ngôi nhà của chúng ta”
29
28
- Tập đọc nhạc: Bài số 7
30
29
- Thường thức âm nhạc : Nhạc sĩ F. Chopin và bản “Nocturne số 20- Xa xứ”
31
8
30
Học hát: Bài “Mùa hạ và những chùm hoa nắng”.
32
31
- Tập đọc nhạc: Bài số 8.
33
32
- Thường thức âm nhạc: Giới thiệu một số thể loại nhạc đàn
34+35
33+34
Ôn tập học kì II.
Ôn tập học kì II (tiếp).
36
35
Kiểm tra học kì II 
37
Dành cho các tiết dạy bù, đệm, ngoại khoá, địa phương
Ngày soạn: 15/8/2019
BÀI 1
HỌC HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT 
“MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ”
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết vài nét về nhạc sĩ Vũ Trọng Tường – tác giả của bài “Mùa thu ngày khai trường”. Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “ Mùa thu ngày khai trường” kết hợp với gõ đệm theo nhịp, phách.
- Đọc và ghép lời ca chính xác bài TĐN số 1 ở giọng Amol, tập đọc và kết hợp gõ đệm.
- Thông qua bài hát Một mùa xuân nho nhỏ, HS biết một vài nét về nhạc sĩ Trần Hoàn và một số tác phẩm của ông.
2. Kỹ năng: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách hát liền tiếng (legato) và hát nẩy (staccato).
- Làm quen với thang âm có âm chủ La, tập ngân đủ độ dài nốt nhạc có 3 phách.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho các em biết giữ gìn sự trong sáng của tuổi hồng, cố gắng học hỏi, làm việc tốt và biết ước mơ vươn tới tương lai tốt đẹp. Giáo dục HS tình cảm hồn nhiên yêu đời, qua đó khắc sâu tình cảm với quê hương đất nước.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II. NỘI DUNG
Học hát: Mùa thu ngày khai trường
Tập đọc nhạc: Bài số 1
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát “ Một mùa Xuân nho nhỏ”.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn ooc gan.
- Đàn và hát thuần thục bài “ Mùa thu ngày khai trường”, bài TĐN số 1 “Quê hương”
- Một số hình ảnh về cố nhạc sĩ Trần Hoàn, một số ca khúc khác của Cố nhạc sĩ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Vở chép nhạc, thanh phách.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 1 
Tiết 1
 Ngày dạy: 20/8/2019
HỌC HÁT: MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
 Nhạc và lời: Vũ Trọng Tường
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:..................................................
*Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
 giáo viên cho học sinh xem video về ngày khai trường đầu tiên.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv ghi bảng
Gv thuyết trình
Hs lắng nghe
Giáo viên treo bảng phụ ghi nhạc và lời bài hát Mùa thu ngày khai trường.
Giáo viên hướng dẫn những điểm khó trong bài: Dấu luyến, dấu lân sang, những điểm đảo phách ....
? bài hát chia làm mấy đoạn và mấy câu?
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
GV đàn, hát và hướng dẫn
Hs thực hiện
Giáo viên chú ý tập kĩ cho HS những điểm có dấu luyến, những điểm đảo phách.
GV hướng dẫn
Hs thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
Học hát: Mùa thu ngày
 khai trường
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: 
Đã có nhiều bài hát viết về mùa thu với những sắc thái tình cảm khác nhau. Trong bài hát Mùa thu ngày khai trường, ta như nghe thấy tiếng trống trường vang lên rộn rã, nhộn nhịp ... 
Với nét nhạc hồn nhiên, bay bổng, nhạc sĩ Vũ Trọng Tường đã viết nên bài hát này.
2.Chia đoạn, câu: 
Bài hát chia làm 2 đoạn:
Đoạn 1: Mùa thu tiếng hát mùa thu.
Đoạn 2: Mùa thu ơi trời thu
Câu 1: Tiếng trống .......... xanh lá.
Câu 2: Mùa thu .............. hát mùa thu.
Câu 3: Mùa thu ơi! ........ ước mơ.
Câu 4: Tung bay ............ vai em.
Câu 5: Mùa thu ơi! ........ trời thu.
3. Luyện thanh 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên hát mẫu từng câu - đánh đàn giai điệu - bắt nhịp cho học sinh thể hiện.
Học từng câu
Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích: Giáo viên hát mẫu từng câu - đánh đàn giai điệu - bắt nhịp cho học sinh thể hiện.
Kiểm tra một số cá nhân trong quá trình tập từng câu.
5. Trình bày hoàn chỉnh 
Bắt nhịp cho học sinh hát toàn bài sau khi đã tập xong từng câu - giáo viên đệm đàn.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Giáo viên chia lớp thành 3 tổ tập luyện bài hát theo trình tự.
Cả lớp thực hiện lại bài hát kết hợp vỗ phách trên tay.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Hát bài hát này trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt văn nghệ hay hát cho người thân, bạn bè nghe...
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- HS về nhà trả lời câu hỏi SGK, tìm và nghe một số bài hát của tác giả Vũ Trọng Tường
- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
Rút kinh nghiệm:
Tuần 2 
Tiết 2
 Ngày dạy: 27/8/2019
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 1
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:..................................................
*Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv hướng dẫn.
 Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh xem hình ảnh về đất nước và con người Ukraina.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
- GV ghi 
- Hs ghi bài
Gv đặt câu hỏi
Hs trả lời
Gv tổng hợp
Hs ghi bài
Gv đặt câu hỏi
Hs trả lời
Gv tổng hợp
Hs ghi bài
Gv đặt câu hỏi
Hs trả lời
Gv tổng hợp
Hs ghi bài
Gv đặt câu hỏi
Hs trả lời
Gv yêu cầu
Hs thực hiện
GV đàn, hướng dẫn
HS đọc gam Am
GV h/ dẫn
HS thực hiện
GV đệm đàn và hướng dẫn
HS thực hiện
GV đàn
HS thực hiện
GV đệm đàn và hướng dẫn
HS thực hiện
GV đệm đàn và hướng dẫn
HS thực hiện
GV đệm đàn và hướng dẫn
HS thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
 Tập đọc nhạc : Bài số 1
Quê hương
 Dân ca U- crai- na
Giới thiệu, tìm hiểu bài TĐN số 1
? Quan sát và cho biết bài TĐN số 1 được viết ở nhịp gì? Giọng gì?
? Em có nhận xét gì về ô nhịp đầu tiên? Tốc độ thế nào ?
TĐN số 1 viết ở nhịp ¾ , giọng Amol, ô nhịp đầu tiên không phải là nhịp lấy đà, tốc độc của bài vừa phải – thiết tha.
? Bài TĐN gồm những cao độ và trường độ nào ?
Cao độ : C, D, E, F, G, A, B.
Trường độ: , , , 
? Bài TĐN sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào ?
Dấu luyến, dấu nhắc lại.
2, Chia câu, đọc tên nốt nhạc của bài.
? Bài TĐN ?
- 4 câu.
Cả lớp thực hiện đọc tên nốt trong bài
3. Đọc gam La thứ
4. Tập đọc từng câu: 
- GV cho hs nghe giai điệu của bài TĐN 1 - 2 lần
- GV đàn chậm giai điệu câu 1 khoảng 2-3 lần cho hs nghe,yêu cầu các em đọc nhẩm theo sau đó gọi một vài cá nhân đọc => Cả lớp cùng đọc kết hợp gõ phách nhẹ nhàng.
- Tập câu 2 tương tự như câu 1 => Nối câu 1 với câu 2=> Đọc thuần thục cả 2 câu.
- Tập tương tự với các câu còn lại cho đến hết bài.
- Trong khi hướng dẫn hs tự đọc nhạc hoà với tiếng đàn, GV cần chú ý nghe để phát hiện và sửa sai kịp thời cho các em.
- Tập đọc theo từng nhóm kết hợp gõ phách.
5. Ghép lời ca:
- Chia lớp thành 2 nửa: 1 đọc nhạc và gõ phách - 1 hát lời và gõ tiết tấu sau đó đổi ngược lại.
- Cả lớp hát lời kết hợp đánh nhịp 3/4.
6. Trình bày hoàn chỉnh cả bài:
- GV đệm đàn cho hs đọc nhạc, hát lời ca và đánh nhịp 3/4 khoảng 2-3 lần.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
GV hướng dẫn và đàn
HS tham gia trò chơi
Hoạt động luyện tập(10’)
* Trò chơi âm nhạc: Thẩm âm
- GV đàn 2- 3 nốt nhạc bất kì cho các em nghe và hát lại theo âm la sau đó cho biết đó là cao độ các âm nào.
- GV đàn một vài nốt bất kì cho hs nghe và phát hiện đó là ở câu nào và đọc lại nguyên vẹn câu đó
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Chia lớp làm 3 nhóm, nhóm một đọc TĐN, nhóm 2 đánh nhịp ¾, nhóm 3 vỗ phách.
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Các em về nhà tìm nghe một số bài hát dân ca Ukraina, tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Hoàn
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
*Rút kinh nghiệm:
Tuần 3 
Tiết 3
 Ngày dạy: 03/9/2019
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC : NHẠC SĨ TRẦN HOÀN 
VÀ BÀI HÁT “ MÙA XUÂN NHO NHỎ”
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:.................................................
 *Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh hát lại bài “ Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sĩ Trần Hoàn.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
GV cho hs xem ảnh
GV Chỉ định
HS Quan sát
? HS đọc SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ ?
HS Đọc bài, tóm
tắt và ghi bài.
GV thuyết trình
Hs Nghe + ghi
? Đóng góp gì cho nền âm nhạc nước nhà ?
GV bật nhạc
HS Cảm nhận
GV bật nhạc
HS Cảm nhận
GV Chỉ định
Hs thực hiện
GV Chỉ định
Hs nêu cảm nhận
Gv thuyết trình 
Hs lắng nghe, ghi bài
2.Hình thành kiến thức(26’)
Cho HS quan sát ảnh của nhạc sỹ Đỗ Nhuận
Nhạc sĩ Trần Hoàn có tên thật là Trần Tăng Hích sinh năm 1928 tại Hải Lăng, Quảng Trị.
20 tuổi ông đã nổi tiếng với tác phẩm “Sơn nữ ca”
Phần lớn các tác phẩm của ông mang tính chất trữ tình, ngọt ngào, chân tình đằm thằm và đậm chất dân gian tiêu biểu như các ca khúc: Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng 
Ngoài ra nhạc sĩ Trần Hoàn còn là nhà hoạt động xã hội tích cực: là hội viên sáng lập hội nhạc sĩ Việt Nam, nguyên ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, đại biểu quốc hội khóa VIII 
Với những đóng góp to lớn cho nền Âm nhạc Việt Nam ông đã được nhà nước trao giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật. Ông mất ngày 23 tháng 11 năm 2003 tại Hà Nội.
- Cho HS nghe và cảm nhận một số trích đoạn các ca khúc hay của nhạc sĩ (Thăm bến Nhà Rồng, Lời ru trên nương)
ND 2: Giới thiệu bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ”. (15’)
- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất ca khúc Một mùa xuân nho nhỏ
- HS đọc thông tin trong SGK 
Hs nêu cảm nhận về bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
Bài hát Một mùa xuân nho nhỏ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc từ lời thơ của nhà thơ Thanh Hải. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã sử dụng nhịp 6/8 với giai điệu rất nhịp nhàng, uyển chuyển cộng với âm hưởng dân ca Huế tạo ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống cùng với tình yêu quê hương đất nước đến vô ngần.
Đây là một trong những tác phẩm sống mãi với thời gian của tác giả Trần Hoàn.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Hãy nêu những đặc điểm sáng tác của Nhạc sĩ Trần Hoàn
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Cho hs viết cảm nhận của cá nhân mình về bài hát “ Một mùa xuân nho nhỏ”	 
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Cho 1 HS nêu tên các bài hát tiêu biểu của Trần Hoàn
- Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn : 6/9/2019
BÀI 2
HỌC HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 2 - NHẠC LÍ: GIỌNG THỨ
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ HOÀNG VÂN VÀ BÀI HÁT 
HÒ KÉO PHÁO
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS biết bài Lí dĩa bánh bò là một bài dân ca Nam Bộ, hát đúng lời ca, giai điệu của bài hát.
- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài tập đọc nhạc số 2 ở giọng La thứ. 
- HS nắm được khái niệm giọng thứ.
- Hs nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân và giá trị của bài hát “ Hò kéo pháo”.
2. Kỹ năng: 
- HS hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được tính chất vui tươi, nhí nhảnh của bài hát “ Lí dĩa bánh bò”, thực hiện hát được luyến có 4 nốt nhạc.
- HS đọc được bài tập đọc nhạc số 2 ở giọng La thứ.
- Viết được gam của giọng thứ tự nhiên.
- Hs nêu được những nét chính trong sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân và giá trị của bài hát “ Hò kéo pháo”.
3. Thái độ: 
 - Qua nội dung của bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu Dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó.
- Giáo dục học sinh có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Âm nhạc của đất nước.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực:
+ Năng lực chung: năng lực hợp tác , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực giao tiếp , ngôn ngữ , tự học.
+ Năng lực chuyên biệt: thực hành âm nhạc , năng lực biểu diễn , năng lực hiểu biết âm nhạc , năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người.
II. NỘI DUNG
Học hát: Lí dĩa bánh bò
Nhạc lí: Giọng thứ
 Tập đọc nhạc: Bài số 2.
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Nhạc Hò kéo pháo”.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đàn oocgan.
- Đàn và hát thuần thục bài “ Lí dĩa bánh bò”, bài TĐN số 2
- Một số hình ảnh về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát “Hò kéo pháo”. Một số ca khúc khác của nhạc sĩ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi bài.
- Vở chép nhạc, thanh phách.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tuần 4 
Tiết 4
 Ngày dạy: /9/2019
HỌC HÁT: LÍ DĨA BÁNH BÒ
 Dân ca Nam bộ
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:..................................................
*Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv bật nhạc 
Hs lắng nghe
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh nghe bài hát “ Lí cây bông” – dân ca Nam Bộ.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv ghi bảng thuyết trình
Hs ghi bài, lắng nghe
Gv thực hiện hát mẫu
Gv hướng dẫn
Hs lắng nghe, thục hiện
Gv đàn và hát
Hs thực hiện
Gv hướng dẫn sửa chỗ chưa đạt
Hs thực hiện
Gv đệm đàn
Hs hát
Gv chỉ định
Hs thực hiện
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
	 Học hát: Lí dĩa bánh bò
1. Giới thiệu bài hát: Bài Lí dĩa bánh bò được dựa trên hai câu thơ: 
Hai tay bưng dĩa bánh bò
Dấu cha dấu mẹ cho trò đi thi
Lời bài hát gợi lên hình ảnh cô gái tốt bụng, thương anh học trò nghèo ở trọ, nên dấu cha dấu mẹ, mang dĩa bánh tới cho anh. Chắc đây là lần đầu làm việc này, nên cô còn lúng túng chân bước ngập ngừng. Nhưng với tình thương chân thật, cô gái đang vượt lên sự rụt rè để thực hiện mong muốn của mình.
2. Nghe hát mẫu.
3.Tập hát: 
GV đệm đàn trình bày bài hát 4 lần, căn dặn học sinh lần thứ nhất các em chỉ lắng nghe, lần thứ hai học sinh nhẩm hát theo, lần thứ ba học sinh hát hoà giọng theo tiếng đàn cùng GV lần thứ tư chỉ còn học sinh hát cùng tiếng đàn của GV.
GV nghe và phát hiện chỗ sai, hướng dẫn các em sửa lại, đặc biệt là những chỗ có dấu chấm dôi và hát luyến có 4 nốt nhạc.
GV đệm đàn cho học sinh hát bài hát 2 lần.
GV chỉ định một học sinh hát lại bài hát này.
4. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh:
Cả lớp thực hiện hoàn chỉnh bài hát kết hợp gõ nhịp.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Cả lớp thực hiện hoàn chỉnh bài hát kết hợp gõ nhịp.
Cả lớp thực hiện bài hát theo hình thức hát đuổi, tổ 1 hát trước câu 1, tổ 2 nối tiếp và cuối cùng là tổ 3.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- GV chỉ huy cả lớp đứng tại chỗ trình bày bài hát theo nhạc đệm của đàn kết hợp một số động tác phù hợp với tính chất dí dỏm của giai điệu, lời ca và đúng với phong cách của người Nam Bộ.
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu 
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Tìm hiểu trước về giọng thứ, chuẩn bị bài tiết sau
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
Rút kinh nghiệm:
Tuần 5 
Tiết 5
 Ngày dạy: 17/9/2019
NHẠC LÍ: GIỌNG THỨ
TẬP ĐỌC NHẠC: BÀI SỐ 2
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:..................................................
*Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv yêu cầu chú ý lắng nghe
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh nghe gam Cdur và gam Am.
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
Gv ghi bảng, thuyết trình
Hs ghi bài, lắng nghe
Gv minh hoạ bằng cách trình bày hoặc hát
Hs lắng nghe
Gv giải thích, viết lên bảng
Phân tích
Hs lắng nghe
Gv ghi lên bảng
Hs ghi bài
Gv tổng hợp
Hs ghi bài
Gv giới thiệu
Hs ghi bài
Gv đặt câu hỏi
Hs quan sát, trả lời
? Quan sát - Em cho biết trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào?
? Bài hát được viết ở nhịp bao nhiêu? Giọng gì?
? Bài được chia thành mấy câu
? Những câu nào có giai điệu giống nhau?
? Trong bài sử dụng những cao độ và trường độ nào?
Gv hướng dẫn
Hs thực hiện
Gv điều khiển
Hs thực hiện
Gv đàn, hướng dẫn
Hs thực hiện
Gv nghe-sửa sai
Hs sửa sai
Gv đệm đàn, hướng dẫn
Hs thực hiện
2.Hình thành kiến thức(26’)
ND1: Nhạc lí Giọng thứ (10’)
 Hầu hết các bản nhạc bài hát mà các em biết đều được viết trên hai hệ thống giọng trưởng và giọng thứ. Bài hát viết giọng trưởng thường mang tính chất sôi nổi, tươi sáng. Bài viết ở giọng thứ mang tính chất du dương, tha thiết (điều này có tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào tốc độ của bài nhạc)
Một vài ví dụ về giọng trưởng:
Chú chim nhỏ dễ thương, Tiếng ve gọi hè
Tiếng chuông và ngọn cờ, Chiếc đèn ông sao
Một vài ví dụ về giọng thứ:
Xuân về trên bản, Quê hương
Ca chiu sa
Giọng trưởng và giọng thứ khác nhau ở cấu tạo cung và nửa cung.
Công thứ giọng trưởng là
I	II	III	IV	V	VI	VII	
Công thức giọng thứ là:
I	II	III	IV	V	VI	VII	
Dấu hiệu để nhận biết giọng thứ ở khuông nhạc không có hoá biểu là nốt nhạc kết thúc bài là nốt LA sẽ cho ta biết bài hát được viết ở giọng La thứ.
=>Giọng thứ là khái niệm để chỉ các tác phẩm / đoạn nhạc được xây dựng bởi một hệ thống gồm 7 bậc âm. Khi sắp xếp các bậc âm này theo thứ tự liền bậc từ thấp đến cao, bắt đầu và kết thúc bằng âm chủ có cấu tạo như sau:
I	II	III	IV	V	VI	VII	VIII 
ND2: Tập đọc nhạc- Bài số 2 (22’)
1. Tìm hiểu bài
=> + Nhịp 4/4, giọng Cdur.
 + 4 câu ( câu 1 và câu 3 có giai điệu giống nhau).
 + Cao độ: C, D, E, F, G, A, B
 + Trường độ: ,. , .
2. Luyện cao độ
có những nốt nào mới? 
 Nốt nào cao nhất, nốt nào thấp nhất
Có nốt B ở vị trí thấp?
- Viết nốt B ở vị trí thấp và ghi trên thang âm.
- Luyện thang âm Am đi lên và đi xuống
- Đọc tên nốt của bài với cao độ tương đối
3. Luyện đọc từng câu
- GV đàn câu 1 từ 2- 3 lần hs nghe, nhẩm và đọc đồng thanh( GV chú ý lắng nghe và sửa sai)
- Tương tự các câu khác
- Móc xích 2 câu-> cả bài TĐN
- Chỉ định HS đọc lại từng câu vừa học
-> chỉnh sửa
4. Đọc cả bài
- Ghép trọn vẹn cả bài, lưu ý đọc chính xác cao độ và trường độ
-> nghe chỉnh sửa triệt để
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
3. Hoạt động luyện tập(10’)
- Đọc theo dãy và nhóm
-> Nhận xét, đánh giá
- Cả lớp đọc nhạc kết hợp vỗ đệm theo phách
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
4.Hoạt động vận dụng(3’)
- Thực hiện tập đọc nhạc số 2 kết hợp gõ đệm theo tiết tấu sgk
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
- Đặt lời cho bài TĐN số 2
- Về học thuộc nội dung đã học, chuẩn bị tiết sau.
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
Rút kinh nghiệm:
Tuần 6 
Tiết 6
 Ngày dạy: 24/9/2019
THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: 
NHẠC SĨ HOÀNG VÂN & BÀI HÁT HÒ KÉO PHÁO
*Ổn định lớp: 
8A: ..............................................8B: .....................................
8C: ..............................................8D:..........................................
8E:..................................................
*Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Các phương pháp-kĩ thuật và năng lực, phẩm chất cần đạt.
 Hoạt động 1
Gv yêu cầu chú ý lắng nghe
Hs thực hiện
1.Khởi động.(5’)
giáo viên cho học sinh nghe bài hát “Tình ca người thợ mỏ – Hoàng Vân”
- Phương pháp: trực quan thính giác 
- Kĩ thuật động não 
- Năng lực: hiểu biết âm nhạc 
- Hình thức: 
cá nhân 
- Phẩm chất: 
tự tin
 Hoạt động 2
GV giới thiệu ảnh NS
Cho HS quan sát ảnh của nhạc sĩ Hoàng Việt
- HS đọc SGK và tóm tắt thân thế, sự nghiệp của nhạc sĩ
GV Chỉ định
HS Quan sát
HS Đọc bài, tóm
tắt và ghi bài.
GV thuyết trình
Hs Nghe + ghi
GV bật nhạc
HS Cảm nhận
GV bật nhạc
HS Cảm nhận
GV Chỉ định
Hs thực hiện
Gv thuyết trình 
Hs lắng nghe, ghi bài
2.Hình thành kiến thức(26’)
ND 1: Giới thiệu nhạc sĩ Hoàng Vân (15’)
- Hoàng Vân tên khai sinh là Lê Văn Ngọ, sinh ngày 24 tháng 7 năm 1930 ở Hà Nội.
- Những sáng tác quen thuộc và nổi tiếng của ông như: Quảng Bình quê ta ơi, Hò kéo pháo, Tình ca Tây Nguyên đặc biệt “ bài ca người giáo viên nhân dân” là bài hát được coi như ca khúc truyền thống về nghề dạy học.
- Hoàng Vân là nhạc sĩ thành công trong nhiều lĩnh vực: Khí nhạc, nhạc phim, ca khúc dành cho người lớn, ca khúc dành cho thiếu nhi... các ca khúc của ông thường có tính chất ngợi ca, tự hào, trong sáng, dễ nhớ, giai điệu ấn tượng và có sức hấp dẫn đối với đại đa số người nghe.
- Trong lĩnh vực sáng tác dành cho thiếu nhi ông cũng rất thành công với các ca khúc: Ca ngợi Tổ quốc, Mùa hoa Phượng nở, Em yêu trường em...
- Nhạc sĩ Hoàng Vân mất ngày 04 tháng 02 năm 2018 tại Hà Nội. Ông vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2000.
- Cho HS nghe và cảm nhận một số trích đoạn các ca khúc hay của nhạc sĩ Hoàng Việt.
ND 2: Giới thiệu bài hát “ Hò Kéo Pháo”. (15’)
- Cho HS nghe và cảm nhận giai điệu, tiết tấu, tính chất ca khúc Hò kéo pháo
- HS đọc thông tin trong SGK 
 Bài hát Hò kéo pháo được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác năm 1954 trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Bằng nhịp điệu đặc trưng của thể loại Hò trong dân ca Việt Nam, bài hát Hò kéo pháo mang đậm chất dân gian với những âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ, khỏe khoắn, tạo nên một giai điệu thật đặc sắc. Đã hơn nửa thế kỉ, bài hát không chỉ là một ghi dấu với sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sống mãi với thời gian.
- Phương pháp: dạy học hợp tác , phương pháp nêu và giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ , khăn trải bàn 
- Năng lực cảm thụ, năng lực hiểu biết 
- Hình thức : cá nhân , cặp đôi , nhóm .
- Phẩm chất: sống yêu thương. Sống trách nhiệm; Tình yêu quê hương, đất nước, con người
 Hoạt động 3
Gv yêu cầu và hướng dẫn.
Hs thực hiện & trả lời
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Gv cho học sinh nghe giai điệu các câu trong bài “Hò kéo pháo " cho hs nghe và yêu cầu trả lời đó là giai điệu của câu nào trong bài.
-Phương pháp : dạy học hợp tác - Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Năng lực hiểu biết 
- Phẩm chất : sống tự tin , có trách nhiệm.
- Hình thức : cá nhân
 Hoạt động 4
Gv 
4.Hoạt động vận dụng(3’)
Cho hs nghe 1 số sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân 
- Phương pháp:
- Năng lực hiểu biết, năng lực vận dụng.
- Phẩm chất : yêu thương , có trách nhiệm , yêu quê hương , đất nước.
 Hoạt động 5
GV yêu cầu
Hs thực hiện
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng(1’)
Hs về nhà sưu tầm thêm 1 số bài hát của nhạc sĩ 
Phương pháp : giao nhiệm vụ
Năng lực hiểu biết , năng lực sáng tạo
Rút kinh nghiệm:
Tuần 7 
Tiết 7
 Ngày dạy: 1/10/2019
ÔN TẬP
 I.MỤC TIÊU.
 1.Kiến thức:
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát : Mùa thu ngày khai trường , Lí dĩa bánh bò 
 - HS biết cấu tạo của gam thứ , giọng thứ 
 - TĐN đọc đúng giai điệu , ghép lời ca bài TĐN số 1 , TĐN số 2
 2.Kĩ năng:
 . – HS biết trình bày bài hát theo các hình thức đơn ca , song ca , tốp ca , .
 - Ghi nhí h×nh tiÕt tÊu cã trong c¸c bµi T§N.
 3.Thái độ:
 -Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
 4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực : Qua tiết dạy giúp HS hình thành các năng lực Âm nhạc sau: Năng lực thực hành Âm nhạc. Năng lực hiểu biết Âm nhạc. Năng lực cảm thụ Âm nhạc. Năng lực trình diễn Âm nhạc. 
- Phẩm chất : sống chan hòa, tự chủ tự trọng, hướng các em có tình cảm yêu mến những làn điệu Dân ca và có ý thức giữ gìn, bảo vệ những làn điệu đó cũng như trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp Âm nhạc của đất nước.
 II.NỘI DUNG
Ôn tập bh : Mùa thu ngày khai trường , Lí dĩa bánh bò 
Ôn tập TĐN : bài số 1 , 2
Thường thức âm nhạc : nhạc sĩ Trần Hoàn và nhạc sĩ Hoàng Vân
 III.CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên:
 - Nắm vững kiến thức các phần nhạc lí.P
 -Đàn , hát thành thạo các bài hát và các bài TĐN : Mùa thu ngày khai trường, TĐN số 1,2.
 2. Học sinh: 
 - SGK, vở ghi
 IV. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC 
ÔN TẬP

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_am_nhac_khoi_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2019_2020.docx