Giáo án môn Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 5: Học hát "Vui bước trên đường xa" - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 5: Học hát "Vui bước trên đường xa" - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS biết bài hát Vui bước trên đường xa do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lý con sáo gò công ( Dân ca Nam Bộ )

 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.

 - HS biết hát gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca

2. Kỹ năng:

 - Luyện tập kỹ năng hát tập thể, hát hòa giọng.

3. Thái độ:

 - Giáo dục các em thái độ trân trọng và yêu mến đối với các làn điệu Dân ca VN.

II/ PHƯƠNG PHÁP:

 -Trực quan - thực hành.

III/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan )

2. Học sinh:

 -Sách giáo khoa, thanh phách.

IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ: KT (5’) Hãy kẻ khuông nhạc, viết khóa son, ghi đúng vị trí tên 7 nốt nhạc theo dạng hình nốt đen.

 

doc 3 trang thucuc 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc Lớp 8 - Tiết 5: Học hát "Vui bước trên đường xa" - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 05 Ngày soạn: 03/10/2020
 Tiết: 05 Ngày dạy: 05/10/2020
 BÀI 2
 HỌC HÁT: BÀI VUI BƯỚC TRÊN ĐƯỜNG XA
 Theo điệu Lý con sáo gò công ( Dân ca Nam Bộ )
 Đặt lời mới: Hoàng Lân
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - HS biết bài hát Vui bước trên đường xa do nhạc sĩ Hoàng Lân đặt lời mới theo điệu Lý con sáo gò công ( Dân ca Nam Bộ )
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
 - HS biết hát gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca
2. Kỹ năng:
 - Luyện tập kỹ năng hát tập thể, hát hòa giọng.
3. Thái độ:
 - Giáo dục các em thái độ trân trọng và yêu mến đối với các làn điệu Dân ca VN.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
 -Trực quan - thực hành.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Đàn Organ, băng đĩa nhạc, tranh ảnh, thanh phách ( song loan ) 
2. Học sinh:
 -Sách giáo khoa, thanh phách.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ: KT (5’) Hãy kẻ khuông nhạc, viết khóa son, ghi đúng vị trí tên 7 nốt nhạc theo dạng hình nốt đen.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
b.Tiến trình dạy:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài hát (5’)
- GV chỉ định - HS đọc SGK
? Lí con sáo Gò Công có nguồn gốc ở đâu ? 
- HS: Huyện Gò Công Đông ( Tỉnh Tiền Giang )
? Hãy kể tên một số làn điệu Dân ca Nam Bộ mà em biết ?
- HS: 
- GV nhận xét sửa sai
- GV thuyết trình - HS lắng nghe
- GV treo bảng phụ - HS quan sát
- GV mở băng mẫu - HS lắng nghe
- GV hỏi - HS trả lời 
? Bài hát nầy có thể chia làm mấy câu ?
- HS: 5 câu
? Có các câu nhạc nào giống nhau ?
- HS: Câu 4 và 5
- GV đàn - HS luyện thanh
HĐ 2: Hướng dẫn HS học hát (15’)
- GV hướng dẫn - HS thực hiện
- GV hướng dẫn tập từng câu
- HS trình bày
“ Mỗi câu tập từ 2 - 3 lần sau đó nối các câu lại với nhau”
- GV hướng dẫn ghép cả bài
- GV yêu cầu - HS thực hiện
+ Cả lớp trình bày kết hợp gõ đệm
+ Nhóm tổ trình bày
+ Cá nhân trình bày
+ Hát lĩnh xướng	
- GV nhận xét và sửa sai 
- HS ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn HS ôn tập bài hát (5’)
( Chuyển lên từ tiết 6)
- GV yêu cầu - HS thực hiện
+ Cả lớp trình bày kết hợp gõ đệm
+ Nhóm tổ trình bày
+ Cá nhân trình bày
+ Hát lĩnh xướng	
- GV nhận xét và sửa sai 
- HS ghi nhớ
HĐ 4: HDHS tập đọc nốt nhạc (10’)
( Chuyển nội dung này xuống từ tiết 4)
- Gv treo bảng phụ
Gv giới thiệu: Đây là bài “ Biết nói gì với mẹ đây”nhạc của Mô-da. Người ta đã dựa vào giai điệu này để đặt nhiều bài hát có nhiều lời khác nhau.
GVcho HS minh họa bài TĐN số 1
- GV hướng dẫn và đặt câu hỏi: 
Bài TĐN được chia thành mấy câu? Mổi câu có mấy nốt nhạc?
HS: Bài TĐN có 2 câu (Mỗi câu 7 nốt nhạc).
GV: Cao độ gồm những nốt nào?
HS: gồm các nốt đồ- rê- mi- fa- son.
GV: Trường độ?
HS: nốt đen., lặng đen.
- Cho HS quan sát bài TĐN 1 và chỉ định 1 số HS đọc tên nốt.
- HS đọc thang âm của bài.
* Tập từng câu theo lối móc xích:
Câu 1: - Cả lớp đọc 2 - 3 lần.
- Cá nhân HS đọc.
- Cả lớp đọc lại câu 1 (1 - 2 lần)
Câu 2: 
Tập câu 2 tương tự cấu 1.
GV hướng dẫn:
- Các vị trí lấy hơi và nghỉ (ở dấu lặng).
- Cả lớp đọc nhạc toàn bài (2 - 3 lần).
- Tập hát lời ca: Một dãy đọc nhạc, 1 dãy hát lời, sau đó đổi lại cách trình bày.
- Cả lớp, từng dãy bàn, tổ HS đọc nhạc kết hợp hát lời theo nhạc nền .
- Cá nhân HS thực hiện.
- Cho cả lớp đọc lại bài.
I/ Học hát: 
 Vui bước trên dường xa
1. Giới thiệu bài hát: 
- Lí là những bài Dân ca ngắn gọn giản dị mộc mạc thường được xây dựng trên các câu thơ lục bát.
- Bài Vui Bước Trên Đường Xa được xây dựng trên điệu Lí con sáo Gò Công.
2. Nghe mẫu:
3. Tìm hiểu bản nhạc:
4. Khởi động giọng:
5. Tập hát từng câu:
6. Trình bày bài hát hoàn chỉnh:
1. Giới thiệu bài TĐN:
2. Tập chia câu:
3. Tập đọc tên nốt nhạc từng câu:
4. Luyện đọc thang âm Đô trưởng:
5. Tập đọc nhạc từng câu:
6. Ghép hoàn chỉnh cả bài.
4. Củng cố, luyện tập: (3’)
 - Cho HS hát lại 2 -3 lần bài hát Vui bước trên đường xa kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp
- Tập đọc nhạc bài TĐN số 1.
5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (2’)
* Đối với bài học ở tiết này:
- học thuộc giai điệu bài hát, tập hát diễn cảm bài hát.
- Chép bài TĐN số 1 vào vở và học thuộc, 
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: 
- Làm bài tập ở sách giáo khoa.
- Tập đọc nhạc và chép TĐN số 2 vào tập 	
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Học sinh trình bày tốt bài hát và bài TĐN số 1, thời gian đảm bảo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_8_tiet_5_hoc_hat_vui_buoc_tren_duong.doc