Giáo án Công nghệ Lớp 8 - Chương trình học kì II - Năm học 2019-2020
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được nguyên lí làm việc và cấu tạo của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.
- Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và ưu nhược điểm của chúng.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng hợp lí đèn sợi đốt trong thực tế.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác trong học tập.
* Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết và cách sử dụng đèn sợi đốt.
II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Trực quan
- Vấn đáp tìm tòi
- Thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo Viên: Giáo án.
2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi
1/ Nêu khái niệm, ví dụ của vật liệu dẫn điện ?
2/ Nêu khái niệm, ví dụ của vật liệu cách điện ?
Trả lời
1/ - Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua. Ví dụ: kim loại, dung dịch điện phân, hợp kim Có điện trở suất rất nhỏ dẫn điện tốt.
2/ - Vật liệu cách điện là vật liệu mà dòng điện không thể chạy qua.
Ví dụ: Thuỷ tinh, gỗ khô, cao su, sứ.
Ngày soạn: 24/12/2019 Tuần:20, Tiết:37 BÀI 36: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được các loại vật liệu nào dẫn điện, vật liệu cách điện hay vật liệu dẫn từ. - Biết được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kĩ thuật điện. 2. Kĩ năng: - Biết cách phân loại các loại vật liệu kỹ thuật điện. 3. Thái độ: - Liên hệ thực tế tại gia đình. * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết được vật liệu cách điện và vật liệu cách điện. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -GV: Trong gia đình có rất nhiều đồ dùng điện như nồi cơm điện, bàn là, Vậy những dụng cụ đó dẫn điện hay cách điện, là do đâu? Thì hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu mới để giải đáp thắc mắc trên. * Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu về vật liệu dẫn điện -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK -GV: Hãy cho biết trong thực tế những loại vật liệu nào có thể dẫn điện? -HS: Ổ cắm, phích cắm, dây đồng, -GV: Vật liệu dẫn điện là gì? -HS: Là vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua *HS hòa nhập: Vật liệu dẫn điện là gì? -GV: Điện trở suất là gì? -HS: Điện trở suất của vật liệu là khả năng cản trở dòng điện của vật liệu đó -GV: Nếu vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ thì sao? -HS: Thì dẫn điện tốt -GV: Kim loại, hợp kim, than chì, dung dịch điện phân (axit, bazo, muối) có đặc tính dẫn điện tốt -GV: Kim loại nào người ta dùng để chế tạo lõi dây điện? Vì sao? -HS: Đồng, nhôm và hợp kim của chúng, vì chúng dẫn điện tốt -GV: Hợp kim nào dùng để chế tạo dây điện trở cho mỏ hàn, bàn là, bếp điện, nồi cơm điện? -HS: Hợp kim pheroniken, nicrom -GV: Vật liệu dẫn điện dùng làm gì? -HS: Dùng làm các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện - GV: Yêu cầu HS quan sát H 36.1 và nêu tên các phần tử dẫn điện -HS: Chốt phích cắm điện, lõi dây điện, lỗ lấy điện. -GV: Nhận xét Tìm hiểu vật liệu cách điện -GV: Dựa vào khái niệm vật liệu dẫn điện, hãy trình bày khái niệm về vật liệu cách điện? -HS: Là vật liệu mà dòng điện không thể chạy qua *HS hòa nhập: Vật liệu cách điện là gì? -GV: Cho HS lấy ví dụ về vật liệu cách điện -HS: Thuỷ tinh, gỗ khô, cao su, sứ... -GV: Cho HS nhận xét về điện trở suất của vật liệu cách điện. -HS: Có điện trở suất lớn 108 - 1013 m, cách điện tốt -GV: Vậy vật liệu cách điện dùng làm gì -HS: Dùng làm các phần tử cách điện của các thiết bị điện -GV: Cho HS quan sát H 36.1 và yêu cầu HS nêu tên các phần tử cách điện. -HS: Thân phích cắm điện, vỏ dây điện -GV: Vật liệu cách điện sẽ bị già hóa khi nào? -HS: Do tác động của nhiệt độ, chấn động, . -GV: Đối với vật liệu cách điện GV cần lưu ý cho HS về đặc tính của nó (tuổi thọ của vật liệu sẽ bị giảm nếu làm việc khi nhiệt độ tăng quá từ 8 – 100C) Tìm hiểu vật liệu dẫn từ -GV: Vật liệu dẫn từ là gì? -HS: Là vật liệu mà đường sức của từ trường có thể chạy qua -GV: Vật liệu dẫn từ thường dùng là gì? -HS: Thép kĩ thuật điện (anico, ferit, pecmaloi) vì có đặc tính dẫn từ tốt -GV: Vậy thép kĩ thuật được dùng để làm gì? -HS: Dùng làm các lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, lõi của các máy phát điện, động cơ điện -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 36.2 -GV: Thép kĩ thuật điện gồm có:anico, ferit, pecmaloi. Công dụng của chúng dùng để làm gì? -HS: Trả lời -GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng 36.1 SGK/130 -HS: Thực hiện -GV: Nhận xét * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/130 - Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài 38: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN -QUANG.ĐÈN SỢI ĐỐT BÀI 36: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN I. Vật liệu dẫn điện - Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua. - Ví dụ: kim loại, dung dịch điện phân, hợp kim Có điện trở suất rất nhỏ dẫn điện tốt - Vật liệu dẫn điện dùng làm các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện. II. Vật liệu cách điện - Vật liệu cách điện là vật liệu mà dòng điện không thể chạy qua. - Ví dụ: Thuỷ tinh, gỗ khô, cao su, sứ... - Có điện trở suất lớn 108 - 1013 m, cách điện tốt - Vật liệu cách điện dùng làm các phần tử cách điện của các thiết bị điện. III. Vật liệu dần từ - Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức của từ trường có thể chạy qua. - Vật liệu dẫn từ dùng làm các lõi dẫn từ trong các thiết bị điện. V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Tổ trưởng Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Duyệt của Ban Giám Hiệu Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Ngày soạn: 30/12/2019 Tuần:21 Tiết:38 BÀI 38: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được nguyên lí làm việc và cấu tạo của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang. - Nêu các đặc điểm của đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang và ưu nhược điểm của chúng. 2. Kĩ năng: - Biết cách sử dụng hợp lí đèn sợi đốt trong thực tế. 3. Thái độ: - Có ý thức tự giác trong học tập. * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết và cách sử dụng đèn sợi đốt. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1/ Nêu khái niệm, ví dụ của vật liệu dẫn điện ? 2/ Nêu khái niệm, ví dụ của vật liệu cách điện ? Trả lời 1/ - Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua. Ví dụ: kim loại, dung dịch điện phân, hợp kim Có điện trở suất rất nhỏ dẫn điện tốt. 2/ - Vật liệu cách điện là vật liệu mà dòng điện không thể chạy qua. Ví dụ: Thuỷ tinh, gỗ khô, cao su, sứ... 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -GV: Năm 1875 nhà bác học người Mỹ Thomas Edison đã phát minh ra đèn sợi đốt đàu tiên. 60 năm sau (1939) đèn huỳnh quang xuất hiện để khắc phục những nhược điểm của đèn sợi đốt. Vậy những nhược điểm đó là gì? Mời cả lớp bước vào bài mới để giải đáp thắc trên. * Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu về cách phân loại đèn điện -GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK -GV: Đèn điện tiêu thụ cái gì để biến thành quang năng? -HS: Điện năng -GV: Có mấy loại đèn điện chính? -HS: Có 3 loại: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn phóng điện -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.1 -GV: Đèn chiếu sáng bằng sợi đốt hay có ở đâu? -HS: Ở trong gia đình: Phòng khách, phòng ngủ, . -GV: Đèn chiếu sáng bằng đèn ống hùynh quang hay có ở đâu? -HS: Công ty, văn phòng, -GV: Đèn chiếu sáng đường phố người ta sử dụng đèn gì? -HS: Đèn phóng điện -GV: Nhận xét Tìm hiểu đèn sợi đốt -GV: Đèn sợi đốt còn được gọi là đèn dây tóc -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 38.2 -GV: Đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính? *HS hòa nhập: Đèn sợi đốt có mấy bộ phận chính -HS: 3 bộ phận chính gồm sợi đốt, bóng thủy tinh, đuôi đèn -GV: Các em hãy tìm hiểu cấu tạo của đèn sợi đốt và điền tên vào ô trống trong SGK/135 -HS: 1: Bóng thủy tinh 2: Sợi đốt 3: Đuôi đèn -GV: Nhận xét -GV: Sợi đốt là gì? -HS : Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vonfram chịu được nhiệt độ cao -GV: Sợi đốt, bòng thủy tinh, đuôi đèn. Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao ? -HS: Sợi đốt, vì ở đó điện năng được biến đổi thành quang năng -GV: Bóng thủy tinh được làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. -GV: Tại sao người ta rút hết không khí và bơm khí trơ vào trong bóng để làm gì? -HS: Để tăng tuổi thọ của sợi đốt -GV: Có mấy loại bóng thủy tinh? -HS: Bóng sáng và bóng mờ -GV: Đuôi đèn được làm bằng gì? -HS: Làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm, được gắn chặt với bóng thủy tinh. -GV: Đuôi đèn được nối với cái gì để nối với mạng điện, cung cấp điện cho đèn? -HS: Đui đèn -GV: Có 2 loại đuôi đèn, đó là đuôi xoáy và đuôi ngạnh. Đuôi đèn nào được sử dụng phổ biến? -HS: Đuôi xoáy -GV: Yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc của đèn sợi đốt -HS: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây tóc đèn làm dây tóc đèn nóng lên đến nhiệt độ cao, dây tóc đèn phát sang -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Vì sao dùng đèn sợi đốt để chiếu sáng không tiết kiệm điện năng? -HS: Khi làm việc, chỉ 4% đến 5% điện năng tiêu thụ được biến đổi thành quang năng -GV: Khi làm việc, sợi đốt nóng ở nhiệt độ cao nên nhanh hỏng. Tuổi thọ đèn khoảng bao nhiêu? -HS: 1000 giờ -GV: Điện áp định mức đèn là bao nhiêu? -HS: 127V, 220V -GV: Công suất định mức đèn là bao nhiêu? -HS: 15W, 25W, 40W, 60W, 75W, 100W, 200W, 300W *HS hòa nhập: Đèn sợi đốt dùng để chiếu sáng ở đâu? -HS: Phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp, bàn làm việc, . -GV: Làm gì để đèn được sáng tốt? -HS: Thường xuyên lau bụi bám vào đèn -GV: Nhận xét và kết luận * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/136 - Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG BÀI 38: ĐỒ DÙNG ĐIỆN-QUANG ĐÈN SỢI ĐỐT I. Phân loại đèn điện - Đèn điện gồm 3 loại chính: + Đèn sợi đốt + Đèn huỳnh quang + Đèn phóng điện II. Đèn sợi đốt 1. Cấu tạo: Có 3 bộ phận chính a/ Sợi đốt - Là dây kim loại có dạng lò xo xoắn, thường làm bằng Vonfram chịu được nhiệt độ cao. b) Bóng thuỷ tinh - Được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. c/ Đuôi đèn - Làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm, được gắn chặt với bóng thủy tinh. 2. Nguyên lí làm việc Dòng điện đốt nóng dây tóc bóng đèn đến nhiệt độ cao, dây tóc bóng đèn phát sáng 3. Đặc điểm đèn sợi đốt - Đèn phát ra ánh sáng liên tục - Hiệu suất phát quang thấp (chỉ 4% đến 5% điện năng tiêu thụ được biến đổi thành quang năng) - Tuổi thọ thấp (khoảng 1000 giờ) 4. Số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức từ 45W- 300W 5. Sử dụng - Dùng để chiếu sáng như phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp, bàn làm việc, thường xuyên lau chùi bóng. V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Tổ trưởng Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Duyệt của Ban Giám Hiệu Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Tuần:22, Tiết:39 CHỦ ĐỀ: ĐÈN HUỲNH QUANG BÀI 39&40: ĐÈN HUỲNH QUANG, Thực Hành: ĐÈN HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Mô tả được nguyên lí làm việc và cấu tạo của đèn huỳnh quang. - Nêu các đặc điểm của đèn huỳnh quang. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được ưu điểm và nhược điểm của mỗi loại đèn để biết lựa chọn hợp lý đèn thắp sáng trong nhà. 3. Thái độ: - Yêu thích môn học và có ý thức bảo vệ đèn huỳnh quang trong đời sống * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết và cách sử dụng đèn huỳnh quang. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1/ Có mấy loại đèn điện chính? 2/ Nêu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn sợi đốt? Trả lời 1/ Gồm 3 loại chính: Đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn phóng điện 2/ Cấu tạo gồm: Sợi đốt, bóng thủy tinh, đuôi đèn Nguyên lý: Dòng điện đốt nóng dây tóc bóng đèn đến nhiệt độ cao, dây tóc bóng đèn phát sáng 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -GV: Đèn huỳnh quang thường được sử dụng ở đâu? Nó có cấu tạo và cách sử dụng thế nào thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu bài mới để giải đáp câu hỏi trên. * Hoạt động hình thành kiến thức Tìm hiểu về đèn ống huỳnh quang -GV: Yêu cầu HS quan s¸t h×nh 39 .1 -GV: CÊu t¹o c¸c bé phËn chÝnh cña ®Ìn èng huúnh quang? -HS: Ống thủy tinh và hai điện cực -GV: Ống thủy tinh có bao nhiêu loại chiều dài? -HS: 0,3m; 0,6m; 1,2m; 1,5m; 2,4m -GV: Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang. Vậy líp bét huúnh quang cã t¸c dông g×? -HS: Có tác dụng giúp đèn phát sáng -GV: Yêu cầu HS nêu cÊu t¹o hai ®iÖn cùc? -HS: Làm bằng dây vonfram dạng xoắn, được tráng một lớp bari-oxit để phát ra điện tử. -GV: Đèn huỳnh quang có nhiều màu sắc là do đâu? -HS: Do chất bột huỳnh quang -GV: Nhận xét -GV: Yêu cầu HS nêu nguyên lí làm việc của đèn huỳnh quang -HS: Trả lời -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Khi nào xảy ra hiện tượng nhấp nháy -HS: Với dòng điện có tần số 50Hz, đèn phát ra ánh sáng không liên tục -GV: Hiệu suất phát quang của đèn như thế nào? -HS: Hiệu suất phát quang cao gấp 5 lần đèn sợi đốt -GV: Tuổi thọ của đèn là bao nhiêu? -HS: Khoảng 8000 giờ -GV: Tại sao phải mồi phóng điện? -HS: Vì khoảng cách giữa hai điện cực lớn, để đèn phóng điện cần phải mồi phóng điện -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Điện áp định mức của đèn là bao nhiêu? -HS: 127W, 220W *HS hòa nhập: Đèn huỳnh quang được chiếu sáng ở đâu? Làm gì để bào vệ đèn? -HS: Trong nhà, cần phải lau chùi để đèn phát sáng tốt hơn Tìm hiểu về đèn compac huỳnh quang -GV: §Ìn compac huúnh quang cã cÊu t¹o vµ nguyªn lí lµm viÖc như thế nào? -HS: Cấu tạo: bãng ®Ìn, ®u«i ®Ìn (cã chÊn lu ®Æt ë bªn trong) Nguyên lí đèn compac giống như đèn ống huỳnh quang -GV: ¦u ®iÓm cña ®Ìn huúnh quang so với đèn sợi đốt là gì? -HS: HiÖu suÊt ph¸t quang gÊp 4 lÇn ®Ìn sîi ®èt. -GV: Nhận xét * Hoạt động luyện tập 1) Loại ống đèn huỳnh quang thường dùng: - Điện áp định mức 220V. + Chiều dài ống 0,6m công suất 20W + Chiều dài ống 1,2m công suất 40W 2) Cấu tạo và chức năng. - Đèn ống huỳnh quang: Phát sáng - Chấn lưu: Tăng – giảm điện áp và ổn định dòng điện. - Tắc te: Mồi phóng điện. 3) - Mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang gồm các phần tử : Đèn ống huỳnh quang, chấn lưu, tắc te - Chấn lưu được mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang. Tắc te được mắc song song với đèn ống huỳnh quang - Hai đầu ra ngoài nối dây phích cắm. 4) - Hiện tượng sáng đỏ trong tắc te - Sau khi tắc te ngừng phóng điện, quan sát thấy đèn phát sáng * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/136 - Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài 40: Thực hành: ĐÈN ỐNG HUỲNH QUANG Chuyên Đề: ĐÈN HUỲNH QUANG I. Đèn ống huỳnh quang 1. Cấu tạo - Có 2 bộ phận chính: + Ống thuỷ tinh + Điện cực 2. Nguyên lí làm việc - Sự phóng điện giữa 2 điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại. Tia tử ngoại tác dụng vào lớp huỳnh quang phát sáng. 3. Đặc điểm đèn huỳnh quang - Đèn phát ra ánh sáng nhấp nháy - Hiệu suất phát quang cao gấp 5 lần đèn sợi đốt - Tuổi thọ của đèn khoảng 8000 giờ - Mồi phóng điện: Vì khoảng cách giữa hai điện cực lớn, để đèn phóng điện cần phải mồi phóng điện 4. Số liệu kỹ thuật (Sgk/ 136) 5. Sử dụng - Được dùng để chiếu sáng trong nhà II. Đèn Compac huỳnh quang (Sgk/138) III.Thực hành “ Đèn ống huỳnh quang” 1. Chuẩn bị Sgk/140 2. Nội dung và trình tự thực hành Sgk/141 3. Báo cáo thực hành Sgk/142 V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Tổ trưởng Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Duyệt của Ban Giám Hiệu Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Tuần:23, Tiết:40 Chủ Đề: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT Bài 41&42: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN–NHIỆT BÀN LÀ ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN. I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt, nồi cơm điện. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các số liệu và cách sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện. 3. Thái độ: - Có ý thức tuân thủ các qui định về an toàn điện, liên hệ tìm hiểu thực tế. * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết cách sử dụng bàn là điện, nồi cơm điện. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1/ Hãy phát biểu nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang ? 2/ Hãy nêu đặc điểm của đèn ống huỳnh quang ? Trả lời 1/ Sự phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phát sáng. 2/ Hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ cao, mồi phóng điện. 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -GV giới thiệu: Trong gia đình thường dùng các đồ dùng điện – nhiệt như bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng -GV: Năng lượng đầu vào, đầu ra của chúng là gì? -HS: Điện năng thành nhiệt năng -GV: Yêu cầu HS nêu nguyên lý làm việc cùa đồ dùng loại điện nhiệt -HS: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. * Hoạt động hình thành kiến thức -GV: Yêu cầu HS quan sát bàn là điện và hãy nêu cấu tạo chính của nó. *HS hòa nhập: Bộ phận chính của bàn là điện gồm những gì? -HS: Cấu tạo gồm dây đốt nóng và vỏ -GV: Dây đốt nóng được làm bằng vật liệu gì? -HS: Làm bằng hợp kim niken – crôm chịu được nhiệt độ cao -GV: Dây đốt nóng được đặt ở đâu? -HS: Được đặt trong rãnh của bàn là và cách điện với vỏ. -GV: Vỏ bàn là làm bằng vật liệu gì? -HS: Gồm đế và nắp -GV: Đế được làm bằng vật liệu gì? -HS: Được làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm, được đánh bóng hoặc mạ crom -GV: Nắp được làm bằng vật liệu gì? -HS: Bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt, trên có gắn tay cầm bằng nhựa cứng chịu nhiệt -GV: Ngoài ra, bàn là điện còn có các bộ phận nào? -HS: Đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, núm điều chỉnh -GV: Yêu cầu HS nêu nguyên lí làm việc của bàn là (GV gợi ý bàn là điện cũng thuộc nhóm đồ dùng điện nhiệt nên nguyên lý hoạt động cũng phải giống nhóm đồ dùng điện nhiệt nói chung) -HS: Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là -GV: Nhiệt năng là năng lượng đầu vào hay đầu ra? Được sử dụng để làm gì? -HS: Đầu ra, dùng để tỏa nhiệt làm nóng bàn là -GV: Điện áp định mức của bàn là là bao nhiêu? -HS: 127V, 220V -GV: Công suất định mức của bàn là là bao nhiêu? -HS: 300W đến 1000W -GV: Bàn là dùng để làm gì? -HS: Dùng để là quần áo, vải vóc *HS hòa nhập: Nêu cách sử dụng và công dụng của bàn là -HS: Trả lời -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Nồi cơm điện có mấy bộ phận chính? *HS hòa nhập: Nồi cơm điện gồm các bộ phận chính nào? +HS: Gồm 3 bộ phận chính là Vỏ nồi, soong, dây đốt nóng -GV: Vỏ nồi có đặc điểm gì? +HS: Có 2 lớp được cách nhiệt với nhau -GV: Soong được làm bằng gì? +HS: Làm bằng hợp kim nhôm -GV: Tại sao bên trong phủ lớp men đặc biệt? +HS: Mặt trong phủ một lớp men chống dính cơm với soong -GV: Tại sao sử dụng nồi cơm điện tiết kiệm điện năng hơn bếp điện? +HS: Vì nồi cơm điện có bông thủy tinh cách nhiệt nên nhiệt độ nồi cơm điện truyền ra ngoài ít giúp cơm mau chín hơn -GV: Nhận xét -GV: Dây đốt nóng được làm bằng gì? +HS: Được làm bằng hợp kim niken – crôm chịu được nhiệt độ cao -GV: Dây đốt nóng chính có công dụng gì? +HS: Có công suất lớn được đúc kín trong ống sắt hoặc mâm nhôm đặt sát đáy nồi, dùng ở chế độ nấu cơm -GV: Dây đốt nóng phụ có công dụng gì? +HS: Có công suất nhỏ gắn vào thành nồi được dùng ở chế độ ủ cơm -GV: Ngoài ra, nồi cơm điện còn có bộ phận gì? +HS: Đèn báo hiệu, mạch điện tự động để nấu, ủ, hẹn giờ,... -GV: Điện áp định mức của nồi cơm điện là bao nhiêu? +HS: 127V, 220V -GV: Điện áp định mức của nồi cơm +HS: 400W đến 1000W -GV: Dung tích soong là bao nhiêu? +HS: 0,75l; 1l; 1,5l; 1,8l; 2,5l -GV: Vì sao nồi cơm điện được sử dụng nhiều? +HS: Vì dùng nồi cơm điện thuận tiện và tiết kiệm điện năng hơn bếp điện -GV: Khi sử dụng cần chú ý điều gì? +HS: Sử dụng đúng điện áp định mức. Bảo quản nơi khô ráo. -GV: Nhận xét * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/145, 148 - Yêu cầu HS về nhà đọc trước Bài 44: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-CƠ, QUẠT ĐIỆN, MÁY BƠM NƯỚC. Chủ Đề: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - NHIỆT Bài 41&42: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN–NHIỆT ,BÀN LÀ ĐIỆN, NỒI CƠM ĐIỆN. I. Đồ dùng loại điện – nhiệt 1. Nguyên lí làm việc Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. 2. Dây đốt nóng SGK II. Bàn là điện 1. Cấu tạo a. Dây đốt nóng b. Vỏ bàn là: Gồm đế và nắp 2. Nguyên lí làm việc - Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là. 3. Các số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức từ 300W- 1000W 4. Sử dụng - Khi sử dụng cần chú ý: + Sử dụng đúng điện áp và công suất định mức ghi trên vỏ bàn là. + Khi sử dụng không nên để mặt bàn là trực tiếp xuống mặt bàn và để lâu trên vải, quần áo. + Với từng loại vải thì điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. + Giữ mặt bàn là luôn sạch sẽ. + Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt. III. Nồi cơm điện 1. Cấu tạo - Gồm ba bộ phận chính: a. Vỏ nồi: Có 2 lớp được cách nhiệt với nhau b. Soong: Làm bằng hợp kim nhôm, mặt trong phủ một lớp men chống dính. c. Dây đốt nóng - Được làm bằng hợp kim niken – crôm chịu được nhiệt độ cao. - Gồm dây đốt nóng chính và dây đốt nóng phụ. 2. Các số liệu kỹ thuật - Điện áp định mức: 220V - Công suất định mức từ 400W- 1000W - Dung tích soong từ 0,75 lít – 2,5 lít 3. Sử dụng - Dùng nồi cơm điện thuận tiện và tiết kiệm điện năng hơn bếp điện. - Sử dụng đúng điện áp định mức. - Bảo quản nơi khô ráo. V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Tổ trưởng Tam Hòa, ngày....tháng....năm 2020 Duyệt của Ban Giám Hiệu Tam Hòa, ngày....tháng....năm 2019 Ngày soạn: 01/05/2020 Tuần:24, Tiết:41 Chủ Đề: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-CƠ Bài 44&45: QUẠT ĐIỆN, MÁY BƠM NƯỚC Thực Hành: QUẠT ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng động cơ điện một pha. - Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng quạt điện. 2. Kĩ năng: - Nhận biết các số liệu và cách sử dụng quạt điện, máy bơm nước. 3. Thái độ: - Có ý thức tuân thủ các qui định về an toàn điện; liên hệ tìm hiểu thực tế. * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết cách sử dụng quạt điện. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -Gv: giới thiệu những đồ dùng điện cơ có trong cuộc sống, từ đó dẫn dắt vào bài mới. * Hoạt động hình thành kiến thức -GV: Động cơ điện một pha gồm mấy bộ phận chính? +HS: Gồm 2 bộ phận chính là Roto và Stato -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 44.1 -GV: Stato được cấu tạo bởi những gì? +HS: Lõi thép và dây quấn -GV: Lõi thép được làm bằng gì? +HS: Làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành hình trụ rỗng, mặt trong có các cực hoặc để cuốn dây điện từ. -GV: Dây quấn được làm bằng gì? +HS: Làm bằng dây điện từ được đặt cách điện với lõi thép. -GV: Chức năng của Stato là gì? +HS: Tạo ra từ trường quay -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 44.2 -GV: Roto được cấu tạo bởi những gì? +HS: Lõi thép và dây quấn -GV: Lõi thép được làm bằng gì? +HS: làm bằng lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành khối trụ, mặt ngoài có các rãnh. -GV: Dây quấn được làm bằng gì? +HS: Gồm các thanh nhôm được đặt trong các rãnh của lõi thép nối với nhau bằng vòng ngắn mạch ở hai đầu. -GV: Chức năng của Roto là gì? +HS: Lµm quay m¸y c«ng t¸c , vÞ trÝ d©y quÊn stato ®îc quÊn xung quanh cùc tõ -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Đặc điểm của động cơ điện một pha là gì? +HS: Có cấu tạo đơn giản, sử dụng dễ dàng, ít hỏng. Trong sản xuất dùng để chạy máy điện, máy khoan, máy xay, Trong gia đình dùng cho tủ lạnh, máy bơm nước, máy giặt. -GV: Muốn động cơ điện một pha làm việc tốt, bền thì cần lưu ý những gì? +HS: Dùng đúng điện áp định mức ghi trên động cơ. Kiểm tra và bôi dầu mỡ định kỳ. Để động cơ nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu lâu ngày ko sử dụng cần kiểm tra xem động cơ có bị rò điện ra vỏ. -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 44.4 và nêu cấu tạo của quạt điện +HS: Động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt -GV: Quạt điện gồm mấy bộ phận chính? +HS: Gồm 2 bộ phận: Động cơ điện và cánh quạt -GV: Cánh quạt được làm bằng gì? +HS: Nhựa hoặc kim loại, được tạo dáng để tạo ra gió khi quay -GV: Ngoài ra còn có lưới bảo vệ, các bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió, hẹn giờ, -GV: Yêu cầu HS nêu nguyên lí làm việc của quạt điện +HS: Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió mát. -GV: Vai trò của động cơ điện là gì? +HS: Động cơ điện khi hoạt động có vai trò chuyển hóa điện năng thành cơ năng, làm quay trục động cơ. -GV: Vai trò của cánh quạt là gì? +HS: Cánh quạt khi hoạt động có vai trò tạo nên sự chuyển động có hướng của dòng không khí. -GV: Quạt điện có nhiều loại: Quạt trần, quạt treo tường, quạt bàn,... *HS hòa nhập: Sử dụng quạt điện cần chú ý những gì? +HS: Cần chú ý thêm khi quạt quay: cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, lắc, bị vướng cánh -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Hướng dẫn học sinh đọc và giải thích ý nghĩa, số liệu kỹ thuật của quạt điện. -GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo và chức năng của các bộ phận chính của động cơ, lõi thép, dây quấn, trục, cánh quạt, các thiết bị điều khiển ghi vào mục 2 báo cáo thực hành. -GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu các câu hỏi về an toàn sử dụng quạt điện, hướng dẫn học sinh kiểm tra toàn bộ bên ngoài, kiểm tra phần cơ, phần điện các kết quả ghi vào mục 3 báo cáo TH - Sau khi kiểm tra hết thấy tốt giáo viện cho học sinh đóng điện cho quạt làm việc. -HS: Quan sát và nhận xét ghi vào mục 4 báo cáo TH. * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các câu hỏi SGK/155 - Yêu cầu HS về nhà đọc trước Bài 46: MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA. Chủ Đề: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-CƠ Bài 44&45: QUẠT ĐIỆN, MÁY BƠM NƯỚC Thực Hành: QUẠT ĐIỆN I. Động cơ điện một pha 1. Cấu tạo a. Stato (phần đứng yên) - Lõi thép - Dây cuốn * Chức năng : Tạo ra từ trường quay b. Rôto (phần quay) - Lõi thép - Dây quấn * Chức năng: Làm quay m¸y c«ng t¸c, vÞ trÝ d©y quÊn stato ®îc quÊn xung quanh cùc tõ 2. Nguyên lí làm việc SGK 3. Số liệu kỹ thuật SGK 4. Sử dụng - Dùng đúng điện áp định mức ghi trên động cơ. - Kiểm tra và bôi dầu mỡ định kỳ. - Để động cơ nơi khô ráo, thoáng mát. - Nếu lâu ngày ko sử dụng cần kiểm tra xem động cơ có bị rò điện ra vỏ. II. Quạt điện 1. Cấu tạo - Có 2 phần chính là động cơ điện và cánh quạt. - Ngoài ra còn các bộ phận khác: Vỏ, lồng bảo vệ, chân, bộ phận điều chỉnh tốc độ, hướng quay, hẹn giờ 2. Nguyên lí làm việc - Khi đóng điện vào quạt, động cơ điện quay, kéo cánh quạt quay theo tạo ra gió mát. 3. Sử dụng - Cần chú ý thêm khi quạt quay: cánh quạt quay nhẹ nhàng, không bị rung, lắc, bị vướng cánh III. Thực hành: Quạt Điện 1. Chuẩn bị. - SGK 2. Nội dung và trình tự thực hành. *Các số liệu kỹ thuật và giải thích ý nghĩa. TT Số liệu kỹ thuật Ý nghĩa *Tên và chức năng các bộ phận chính của quạt điện. TT Tên các bộ phận chính Chức năng *Kết quả kiểm tra quạt điện trước lúc làm việc. TT Kết quả kiểm tra V. RÚT KINH NGHIỆM Duyệt của Tổ trưởng Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Duyệt của Ban Giám Hiệu Tam Hòa, ngày....tháng....năm 20... Ngày soạn: 04/05/2020 Tuần:25, Tiết:42 Bài 46:MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc, chức năng và cách sử dụng của máy biến áp một pha. 2. Kĩ năng: - Nhận biết chức năng và cách sử dụng máy biến áp một pha. 3. Thái độ: - Có ý thức tuân thủ các qui định khi sử dụng máy biến áp một pha. * Mục tiêu dành cho HS hòa nhập: Nhận biết cách máy biến áp một pha. II. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC Phát hiện và giải quyết vấn đề Trực quan Vấn đáp tìm tòi Thảo luận nhóm III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên: Giáo án. 2. Học Sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, tìm hiểu bài trước ở nhà. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ - GV: 1/ Nêu cấu tạo và chức năng của động cơ điện một pha 2/ Nêu nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha + HS: 1/ Cấu tạo: Gồm stato và rôto Chức năng stato: Tạo ra từ trường quay Chức năng rôto: Làm quay máy công tác 2/ Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato. Tác dụng từ của dòng điện cảm ứng trong dây quấn làm cho rôto động cơ quay 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học * Hoạt động khởi động -GV: Trong cuéc sèng chóng ta thÊy ë ®©u còng cã mÆt MBA víi chñng lo¹i v« cïng phong phó dïng ®Ó biÕn ®æi ®iÖn ¸p cña dßng ®iÖn xoay chiÒu mµ vÉn gi÷ nguyªn tÇn sè dùa trªn nguyªn lý c¶m øng ®iÖn tõ. VËy MBA cã cÊu t¹o vµ nguyªn lý lµm viÖc như thế nào? * Hoạt động hình thành kiến thức -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 46.1, máy biến áp một pha gồm những gì? +HS: Hai ổ lấy điện ra, vôn kế, ampe kế, núm điều chỉnh, aptomat -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 46.2 -GV: Cấu tạo chính của máy biến áp một pha gồm những gì? +HS: Lõi thép và dây quấn -GV: Ngoài ra, còn có vỏ máy, đồng hồ đo điện, các núm điều chỉnh -GV: Lõi thép được làm bằng gì? +HS: Được làm bằng các lá thép kỹ thuật điện ghép lại thành một khối. -GV: Chức năng của lõi thép là gì? +HS: Dùng để dẫn từ cho máy biến áp -GV: Dây quấn được làm bằng gì? +HS: Làm bằng dây điện từ (được tráng hoặc bọc lớp cách điện) được quấn quanh lõi thép -GV: Yêu cầu HS quan sát hình 46.3 -GV: Máy biến áp một pha có mấy loại dây quấn +HS: Có 2 loại: Dây quấn sơ cấp và dây quấn thứ cấp -GV: Thế nào gọi là dây quấn sơ cấp +HS: Dây quấn nối với nguồn điện có điện áp U1 dây quấn sơ cấp, có N1 vòng dây -GV: Thế nào gọi là dây quấn thứ cấp +HS: Dây quấn lấy điện ra sử dụng có có điện áp U2 là dây quấn thứ cấp, có N2 vòng dây -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Yêu cầu HS nêu đơn vị của công suất máy biến áp +HS: VA (vôn ampe), KVA (kilo vôn ampe) -GV: Yêu cầu HS nêu đơn vị của điện áp định mức máybiến áp +HS: V -GV: Yêu cầu HS nêu đơn vị của dòng điện định mức máy biến áp +HS: A -GV: Nhận xét và kết luận -GV: Yêu cầu HS nêu ưu điểm của máy biến áp +HS: Có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, ít hỏng, dùng để biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều một pha *HS hòa nhập: Muốn máy biến áp làm việc tốt, bền thì cần chú ý điều gì? +HS: Trả lời -GV: Nhận xét và kết luận * Hoạt động tìm tòi – mở rộng - Học thuộc bài, trả lời các
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_ii_nam_hoc_2019.docx