Giáo án Đại số Lớp 8 - Tiết 8: Luyện tập - Bùi Thanh Trọng
1. Mục tiêu bài học:
1.1. Kiến thức:
- HS xây dựng và hiểu được các HĐT đã học.
1.2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào giải bài tập các dạng cơ bản,.
1.3. Thái độ - Tích hợp:
- Thêm yêu môn học.
1.4. Năng lực-Phẩm chất:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực công nghệ:
- Ngôn ngữ, thẩm mĩ, công nghệ, tìm hiểu tnxh.
c. Phẩm chất và tích hợp: Yêu đất nước, con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
2. Chuẩn bị.
2.1. Phương tiện dạy học:
a. GV:
- Ga, máy chiếu.
b. HS:
- SGK.
2.2. Phương pháp và ktdh
a. PP: Nghiên cứu tài liệu, nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình.
b. KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ.
Ngày soạn: 20.9.2020 Tiết theo KHDH: 8 Ngày giảng: 29.9.2020 LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu bài học: 1.1. Kiến thức: - HS xây dựng và hiểu được các HĐT đã học. 1.2. Kĩ năng: - Biết vận dụng các hằng đẳng thức đã học vào giải bài tập các dạng cơ bản,.. 1.3. Thái độ - Tích hợp: - Thêm yêu môn học. 1.4. Năng lực-Phẩm chất: a. Năng lực chung: - Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, Giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực công nghệ: - Ngôn ngữ, thẩm mĩ, công nghệ, tìm hiểu tnxh. c. Phẩm chất và tích hợp: Yêu đất nước, con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm. 2. Chuẩn bị. 2.1. Phương tiện dạy học: a. GV: - Ga, máy chiếu. b. HS: - SGK. 2.2. Phương pháp và ktdh a. PP: Nghiên cứu tài liệu, nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình. b. KT: Chia nhóm, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ. 3. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3.1. Ổn định lớp và ktss(1p) 3.2. Kiểm tra bài cũ: (Lồng trong tiết học) 3.3. Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2) Mục tiêu: Nắm được mục tiêu của bài học. Phương pháp dạy học: Đặt vấn đề. KTDH: Định hướng. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ. Chúng ta đã được tìm hiểu về 7 hằng đẳng thức đáng nhớ và trong cuộc sống có những bài toán tính nhẩm, tính giá trị biểu thức phải vận dụng hằng đẳng thức để tính. Việc vận dụng hằng đẳng thức đó như thế nào, hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để giải một số bài toán . HS lắng nghe. HOẠT ĐỘNG 2 + 3: LUYỆN TẬP(30) Mục tiêu: hs biết được ntn là bvkt và vai trò của nó trong sản xuất và đời sống. Phương pháp dạy học: Giải quyết vấn đề. KTDH: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ, thẩm mĩ. GV: Nêu đề bài tập 33c,d,f - Gọi 3 Hs lên bảng tính - Gọi Hs lớp nhận xét ? Các biểu thức đã cho cần tính có dạng hằng đẳng thức nào? -> Chốt lại: cách nhận dạng hằng đẳng thức và vận dụng tính. - Chú ý sử dụng dấu ngoặc hợp lý - Nêu đề bài tập 34a,c yêu cầu Hs hoạt động nhóm (4’) - Gọi Hs các nhóm nhận xét. -> Chốt lại: +Câu a: có 2 cách thực hiện: cách 2 vận dụng HĐT: a2- b2= (a- b)(a+b) +Câu c: có dạng HĐT bình phương của một hiệu. - Ghi bảng đề bài 35 lên bảng - Hỏi: Nhận xét xem các phép tính này có đặc điểm gì? (câu a? câu b?) - Hãy cho biết đáp số của các phép tính. GV trình bày lại HS: Tìm dạng hằng đẳng thức phù hợp với từng câu và đền vào chỗ trống trên bảng phụ giáo viên chuẩn bị sẵn. -3 Hs lên bảng thực hiện: -Hs lớp nhận xét TL: A2 – B2 (A –B )3 A3 + B3 -Hs hoạt động nhóm: -Hs suy nghĩ có thể nhầm HĐT: ( x + 1)3 - HS ghi đề bài vào vở - HS suy nghĩ trả lời a) Có dạng bình phương của một tổng b) Bình phương của một hiệu - HS làm việc cá nhân nêu kết quả Bài 33: Tính c. (5-x2)(5+x2) = 52-(x2)2 = 25 – x4 d.(5x–1)3 = (5x)3-3.(5x)2.1+3.5x.12-13 = 125x3-75x2+15x-1 f. (x+3)(x2-3x+9) = x3 + 33 = x3 + 27 Bài 34: Rút gọn các biểu thức: a. (a+b)2 – (a-b)2 = a2+ 2ab+ b2 - (a2-2ab+b2) = a2+ 2ab+ b2 - a2+2ab -b2 = 4ab c. (x + y + z)2 -2 (x + y + z) (x +y) + (x + y)2 = [(x + y + z) - (x + y)]2 = z2 Bài 35: a) 342 + 662 + 68.66 = 342 + 662 + 2.34.66 = (34 + 66)2 = 1002 = 10.000 b)742 + 242 – 48.74 = 742 + 242 – 2.24.74 = (74 – 24)2 = 502 = 2500. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (15 ) Mục tiêu: Kiểm tra lại các kiến thức đã học của hs. Phương pháp dạy học: Kiểm tra 15p bằng giấy. KTDH: Kiểm tra cá nhân. Định hướng phát triển năng lực: Ngôn ngữ, công nghệ. A. Đề bài: Câu 1: (3,5đ ).Hãy viết công thức bảy hằng đẳng thức đáng nhớ. Câu 2: (6,5đ) .Tính a) ( x – y )2 b) ( 2x + y)3 c) ( x + 3 )( x2 – 3x +9) B. Đáp án và biểu điểm Câu Dự kiến phương án trả lời Điểm Câu 1 (3,5đ ) 1) (A+B)2 = A2 +2AB + B2 2) (A-B)2 = A2 - 2AB +B2 3) A2-B2=(A+B)(A- B) 4) (A+B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3 5) (A-B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3 6) A3+B3 = (A + B)(A2 - AB + B2) 7) A3-B3 = (A-B)(A2 + AB + B2) (Mỗi hằng đẳng thức đáng nhớ đúng 0,5điểm ) 3,5đ Câu 2 (6,5đ) a) ( x – y )2 = x2 – 2.xy + y2 = x2 – 2xy + y2 b) ( 2x + y)3 = (2x)3 + 3.(2x)2.y + 3.2x.y2 + y3 = 8x3 +3.4x2 .y + 6xy2 + y3 = 8x3 + 12x2y + 6xy2 + y3 c) ( x + 3 )( x2 – 3x +9) = x3 + 33 = x3 - 27 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 1đ 0,5đ 4. Hướng dẫn về nhà(1) - Xem lại các bài tập đã giải - Làm các bài tập còn lại - Đọc trước bài 6: “Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung” (đọc kĩ phương pháp phân tích trong các ví dụ).
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dai_so_lop_8_tiet_8_luyen_tap_bui_thanh_trong.docx