Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 17, Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Lý Ngọc Hà

Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 17, Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Lý Ngọc Hà

I. MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức : hiểu được thế nào là phép chia hết , phép chia có dư .

 Nắm được cách chia đa thức 1 biến đã sắp xếp .

2/ Kỹ năng : thực hiện thành thạo phép chia .

 3/ Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .

II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .

III. CHUẨN BỊ :

1/Đối với GV : bảng phụ qui tắc , bài tập .

2/ Đối với HS : ôn lại cách sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng (giảm ) dần .

 

doc 2 trang Phương Dung 31/05/2022 4380
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 8 - Tuần 9, Tiết 17, Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp - Lý Ngọc Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 §12 CHIA ĐA THỨC MỘT BIẾN ĐÃ SẮP XẾP
 Tuần : 9 tiết 17
Ngày soạn : 20 / 9 / 2008
Ngày dạy : 22 / 10 / 2008
I. MỤC TIÊU : 
1/ Kiến thức : hiểu được thế nào là phép chia hết , phép chia có dư .
 Nắm được cách chia đa thức 1 biến đã sắp xếp .
2/ Kỹ năng : thực hiện thành thạo phép chia .
 3/ Thái độ : rèn tính cẩn thận , chính xác .
II. PHƯƠNG PHÁP : đàm thoại gợi mở , nêu và giải quyết vấn đề .
III. CHUẨN BỊ : 
1/Đối với GV : bảng phụ qui tắc , bài tập .
2/ Đối với HS : ôn lại cách sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng (giảm ) dần .
IV. TIẾN TRÌNH :
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
Hoạt động 1 : KIỂM TRA (5 phút)
1. Phát biểu qui tắc chia đa thức cho đơn thức .
2. Áp dụng :
 (5xy2 + 9xy – x2y2) : (– xy)
1.1 Treo bảng phụ BT , nêu yêu cầu kiểm tra .
- Gọi 1 HS lên bảng , cả lớp chú ý theo dõi .
- Cho lớp nhận xét .
1.2 Đánh giá , cho điểm . 
- Phát biểu qui tắc .
- Áp dụng 
 (5xy2 + 9xy – x2y2) : ( – xy)
= – 5y – 9 + xy 
- Nhận xét . 
Hoạt động 2 : PHÉP CHIA HẾT (15 phút)
1. Phép chia hết :
VD : 
 2x4 – 13x3 + 15x2 +11x –3 x2 – 4x – 3 
 2x4 – 8x3 – 6x2 2x2 – 5x +1
 –5x3 + 21x2 +11x – 3 
 –5x3 + 20x2 + 15x – 3 
 x2 – 4x – 3 
 x2 – 4x – 3 
 0 
Phép chia có dư bằng 0 là phép chia hết
2.1 Phép chia đa thức 1 biến đã sắp xếp là 1 thuật toán tương tự như thuật toán chia các số tự nhiên .
- Các luỹ thừa của đa thức bị chia và đa thức chia được sắp xếp như thế nào ?
2.2 Giới thiệu cách đặt phép chia 
- Chia hạng tử bậc cao nhất của đa thức bị chia cho hạng tử bậc cao nhất của đa thức chia .
- Nhân 2x2 với đa thức chia ,rồi viết kết quả dưới đa thức bị chia , các hạng tử đồng dạng viết cùng cột .
- Lấy đa thức bị chia trừ đi tích vừa nhận được .
- Kết quả tìm được là dư thứ I .
- Lấy hạng tử có bậc cao nhất của dư thứ I thức hiện tương tự đến khi được số dư bằng 0 .
- Giới thiệu phép chia hết .
2.3 Cho HS làm 
- Lắng nghe .
- Được sắp xếp theo thứ tự luỹ thừa giảm dần .
- Nghe GV hướng dẫn .
- Trả lời 2x4 : x2 = 2x2
- Thực hiện và nêu kết quả :
 2x4 – 8x3 – 6x2
- Thực hiện từng bước theo hướng dẫn và yêu cầu của GV
- Làm và cho biết kết quả.
* Chốt lại cách thực hiện và điều kiện để có phép chia hết .
Hoạt động 3 : PHÉP CHIA CÓ DƯ (10 phút)
2. Phép chia có dư :
VD : thực hiện phép chia 
(5x3 – 3x2 + 7) : (x2 + 1)
 5x3 – 3x2 + 7 x2 + 1
 –5x3 + 5x 5x – 3 
 –3x2 – 5x + 7
 –3x2 – 3 
 – 5x + 10 
 * Chú y ù: Với hai đa thức tùy ý A và B của cùng 1 biến (B ¹ 0) , tồn tại duy nhất 1 cặp đa thức Q và R sao cho A = B.Q + R Trong đó R = 0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B (R được gọi là dư trong phép chia A cho B) 
 Khi R = 0 phép chia A cho B là phép chia hết .
3.1 Có nhận xét gì về đa thức bị chia ? 
- Vậy khi đặt phép tính ta cần để trống ô đó .
- Cho HS thực hiện phép chia .
- Cho lớp nhận xét .
- Sữa hoàn chỉnh cho HS ghi lại . 
- Đa thức dư (–5x + 10) có bậc mấy ? Còn đa thức chia có bậc mấy ?
- Vậy có thể thực hiện chia tiếp được không ?
3.2 Cho HS đọc chú ý SGK .
- Đa thức bị chia thiếu hạng tử bậc nhất .
- Một HS lên bảng , cả lớp cùng làm .
- Nhận xét 
- Đa thức dư có bậc 1.
- Đa thức chia có bậc 2
- Suy nghĩ , trả lời .
- Đọc chú ý , ghi bài .
Hoạt động 4 : CỦNG CỐ (14 phút)
BT 68 SGK-P.31
BT 69 SGK-P.31
1. Kết quả của phép chia đa thức 
 (x3 – 3x2 + x – 3) : (x – 3) là 
 A. x2 – 1 B. x2 + x + 1 
 C. x2 + 1 D. x2 – x – 1 
2. Điền vào chỗ trống để được một đẳng thức đúng (x – 3)( ) = (x2 – 4x + 3)
 A. x – 1 B. x + 4 
 C. x + 1 D. x – 4 
4.1 Cho HS hoạt động nhóm , mỗi nhóm 1 câu .
- Gợi ý , nhắc nhỡ sắp xếp các hạng tử đồng dạng cùng 1 cột .
- Quan sát , nhắc nhỡ các nhóm làm việc tích cực .
- Cho nhận xét chéo . 
4.2 Cho HS làm BT 69 SGK .
- Cho lớp nhận xét .
4.3 Treo bảng phụ BT trắc nghiệm
- Thảo luận nhóm , đại diện nhóm lên trình bày .
- Nhận xét .
- Một HS lên bảng cả lớp cùng làm .
- Nhận xét .
- Quan sát bảng phụ , suy nghĩ nêu kết quả .
Hoạt động 5 : DẶN DÒ (1 phút)
Nắm vững và rèn luyện cách chia đa thức cho đa thức .
Làm các BT 67 , 70 SGK-P.31 , 32 .
Xem trước BT phần luyện tập . Tiết sau luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_8_tuan_9_tiet_17_bai_12_chia_da_thuc_mot.doc