Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022

TIẾT 11,12. BÀI 15: KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (T1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.

* Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

- Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).

 

doc 12 trang Phương Dung 7460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 13/11/2021
TIẾT 11,12. BÀI 15: KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (T1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.
* Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.
2. Năng lực
- Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
- Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và Nam Á.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV yêu cầu HS TL câu hỏi ở tài liệu T106, HS ghi kq ra nháp trong thời gian 2’.
- HS thực hiện nhiệm vụ ghi ra nháp câu TL của mình 
- GV gọi 1 HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung. 
* Dự kiến sản phẩm của HS: 
 + I ran, I rắc, A rap xe ut, Thổ nhĩ kì .
 + A rập xe ut: sông ngòi kém phát triển. KH lục địa. Cảnh quan thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc. là khu vực có nhiều dầu mỏ 
 * HS khá giỏi nêu thêm: 
- KV có nguồn dầu mỏ phong phú, phát triển CN khai thác dầu, hóa dầu. KV không ổn định về chính trị, thường xảy ra tranh chấp 
- GV đánh giá ý thực học tập của HS dẫn vào bài.
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Tiết 12
Dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, giới hạn khu vực Tây Nam Á (13’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí điạ lí khu vực và đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực.
* Cách thức tổ chức
- GV chiếu bản đồ khu vực Tây Nam Á, yêu cầu HS quan sát và HD cách xác định vĩ độ.
- Dựa vào H1 và bảng 1, thảo luận theo nhóm cặp đôi câu hỏi mục a trang 133 (3’), sau đó báo cáo trên bản đồ.
- Đại diện nhóm báo cáo trên bản đồ, nhóm khác nhận xét, chia sẻ.
- GV chốt lại kiến thức và hỏi thêm:
H: Vị trí địa lí của khu vực có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển KT-XH?
(TNA nằm án ngữ con đường biển ngắn nhất đi từ biển Đen ra biển Địa Trung Hải, từ châu Âu sang châu Á qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ).
* Lợi ích lớn lao: tiết kiệm tiền, thời gian, an toàn là đường giao thông buôn bán quốc tế quan trọng.
2.2 Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á (20’)
- HĐ nhóm cặp đôi.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H2, thông tin trong SGK trang 136, hoàn thành bảng mục b: Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á (8’).
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả kết hợp chỉ trên bản đồ, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức theo bảng:
*HS khá giỏi: Câu hỏi vận dụng về khí hậu:
H: Tại sao Tây Nam Á tuy nằm sát biển nhưng khí hậu rất nóng và khô?
I. Khu vực Tây Nam Á
1.Vị trí địa lý, giới hạn và đặc điểm
tự nhiên
a. Vị trí địa lí, giới hạn
- Nằm trong khoảng vĩ độ từ 120B->420B.
- Thuộc đới nóng và cận nhiệt: có một số biển và vịnh bao bọc.
- Nằm ngã ba của 3 châu lục Á, Âu, Phi, án ngữ con đường biển quốc tế quan trọng 
- Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
b. Đặc điểm tự nhiên
Tiết 13
Giảng: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
2.1 Tìm hiểu vị trí địa lí và địa hình khu vực Nam Á (15’).
* Mục tiêu: - Xác định được vị trí địa lí và giới hạn khu vực khu vực Nam Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan khu vực Nam Á.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích các bảng số liệu, đọc và khai thác lược đồ.
* Cách thức tổ chức
-GV yêu cầu HS quan sát hình 5 và bản đồ trên bảng, trả lời 2 câu hỏi trong sách trang 111, sau đó lên báo cáo trên lược đồ.
-HS thực hiện câu hỏi trong sách (3’).
-GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS.
-Đại diện 1 HS lên báo cáo trên bản đồ, lớp nhận xét, chia sẻ.
-GV chốt lại kiến thức.
(Slides 1)
- Quan sát tiếp hình 5 và bản đồ trên bảng, các ô thông tin mô tả các miền địa hình của khu vực Nam Á trên lược đồ.
-HS thực hiện câu hỏi trong sách (2’).
-GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS.
-Gọi 1 HS lên báo cáo trên bản đồ, lớp nhận xét, chia sẻ.
- GV chốt lại kiến thức.
Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á là do sự kết hợp giữa gió mùa và địa hình:
- Vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a vào mùa hạ đón gió mùa Tây Nam nóng và ẩm thổi từ Ấn Độ Dương vào gây mưa lớn cho khu vực này (lượng mưa > 1000mm).
- Đồng bằng sông Hằng nằm giữa dãy Hi-ma-lay-a đồ sộ và sơn nguyên Đề-can tạo nên hành lang hút gió mùa Tây Nam, mang lại lượng mưa lớn cho vùng (>1000 mm).
- Đồng bằng ven biển phía Tây dãy Gát Tây cũng đón gió mùa tây nam nóng ẩm từ biển vào mang lại lượng mưa ớn. (>1000mm).
- Khu vực Tây Bắc và sơn nguyên Đê- can nằm ở vị trí khuất gió nên khí hậu khô hạn, ít mưa (dưới 250 mm và 251– 750 mm).
 (Slides 4 -6)
- Quan sát hình 6 và bản đồ trên bảng, các thông tin trang 113, thảo luận nhóm cặp đôi câu hỏi trong sách và bảng trang 112 (5’).
-HS thực hiện câu hỏi trong sách.
-GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ HS.
-Đại diện 1 nhóm lên báo cáo trên bản đồ, lớp nhận xét, chia sẻ.
-GV chốt lại kiến thức.
 (Slides 7-8)
- Quan sát lược đồ tự nhiên và các ảnh, cho biết:
H: Nam Á có những hệ thống sông lớn nào? (Slides 9-11)
H: Quan sát lược đồ các đới cảnh quan châu Á, cho biết Nam Á có những đới cảnh quan nào? Đọc tên?
(Slides 12-14)
II. Khu vực Nam Á
1. Vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên 
a. Vị trí địa lí, giới hạn
- Nằm ở phía Nam châu Á, khoảng từ 80B 
-> 370B.
- Giáp với vịnh Ben-gan, biển A-rap và các khu vực: TNA, Trung Á, ĐNÁ.
b. Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình: Có 3 miền chính
- Phía Bắc: Là hệ thống núi Hi-ma-lay-a. 
- Giữa : Đồng bằng châu thổ Ấn- Hằng. 
- Phía Nam: Là sơn nguyên Đê-can.
(Tự học bảng tr.111)
* Khí hậu
- Nhiệt đới gió mùa:
+ Mùa đông: Từ tháng 10-3 khá lạnh và khô do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi về. 
+Mùa hè: Từ tháng 4-9 nóng ẩm do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam thổi từ ÂĐD vào. 
- Do ảnh hưởng của địa hình nên mưa phân bố không đều:
+Mưa lớn nhất: Se-ra-pun-di
+Lượng mưa khá lớn: Mum-bai
+Lương mưa ít nhất: Mun-tan
- Gió mùa ảnh hưởng rất sâu sắc đến SX và đời sống nhân dân trong khu vực.
* Sông ngòi: Có 3 sông lớn (S.Ấn, S.Hằng,S B-ra-ma-pút) và có chế độ nước theo mùa.
* Cảnh quan: Đa dạng : Rừng nhiệt đới ẩm, xa van, hoang mạc và núi cao.
3. Hoạt đông luyện tập 
Tiết 12
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khu vực Tây Nam Á không có kiểu khí hậu nào?
a. Nhiệt đới khô. b. Nhiệt đới gió mùa (*).
c. Cận nhiệt lục địa. d. Cận nhiệt địa trung hải.
Câu 2: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để thể hiện sự phân bố địa hình ở TNA:
A
B
Đáp án
1. Phía Đông Bắc
a. Các dãy núi cao
1-a
2. Phía Tây Nam
b. Đồng bằng Lưỡng Hà
2-c
3. Ở giữa
c. Sơn nguyên A-rap
3-b
Câu 3: Tại sao khu vực Tây Nam Á có vĩ độ tương đương với nước ta nhưng khí hậu lại khô hạn và hình thành nhiều hoang mạc?
Tiết 13
- Bài tập trắc nghiệm (Slides 15-16)
* Liện hệ: Tại sao cùng vĩ độ với miền Bắc Việt Nam mà khu vực Nam Á lại có mùa đông ấm hơn?
4. Hoạt đông vận dụng
GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi phần vận dụng SHD T115
5. Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi
- Bài mới: Hoàn thiện bảng T112
6. Phụ lục:
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm
 Địa hình
Chủ yếu là núi và cao nguyên, hướng ĐB- TN, chia 3 miền
- Núi cao: phía Bắc và ĐB
- Đồng bằng: ở giữa
- Sơn nguyên: Tây Nam
 Khí hậu
Khô và nóng ( KH lục địa)
 Sông ngòi
Kém phát triển: Ti-grơ, Ơ-phrat
 Cảnh quan
Thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm diện tích lớn
 Khoáng sản
Dầu mỏ: trữ lượng lớn. A-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oet.
Các yếu tố
 tự nhiên
Đặc điểm
Địa hình
Chủ yếu là núi và cao nguyên: Phía đông bắc là núi cao, phía tây nam là sơn nguyên, ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà. 
Khí hậu
Nhiệt đới nóng và khô
Sông ngòi
 Kém phát triển
Cảnh quan
Thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.
Khoáng sản
Có nguồn tài nguyên dầu mỏ quan trọng nhất, trữ lượng rất lớn. Tập trung phân bố ven vịnh Pécxích, đồng bằng Lưỡng Hà.
Soạn: 4/12/2020 
Dạy: 7/12/2020, 10/12 8D, 25/12 8C
TIẾT 14. BÀI 15: KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (T2)
I. Mục tiêu: SHD T102
II. Chuẩn bị
- GV: Bản đồ các quốc gia KV Tây Nam Á, bản đồ tự nhiên KV Tây Nam Á
- HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi tài liệu
III. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm 
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
a. Kiểm tra bài cũ 
GV chiếu lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á: Xác định vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ KV Tây Nam Á. Trình bày đặc điểm tự nhiên KV Tây Nam Á?
b. Mở bài
GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết trả lời câu hỏi sau: 
H: Nêu những hiểu biết của em về kinh tế khu vực Tây Nam Á?
HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ. 
GV gọi 1 HS báo cáo kết quả và chia sẻ. 
* Dự kiến sản phẩm của HS: 
- Trước đây NN thu hút đại bộ phận dân cư. Ngày nay CN và thương mại phát triển.
- Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ đã trở thành ngành xương sống của nhiều nước trong KV, đóng góp chủ yếu vào thu nhập quốc dân.
- Xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á- Đông Á, châu Đại Dương
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư và chính trị
- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư-xã hội của khu vực Tây Nam Á.
- Cách tiến hành:
- GV chiếu slide lược đồ kinh tế khu vực Tây Nam Á.
- GV yêu câu HS quan sát + dựa vào kiến thức đã học, quan sát bảng 1, hình 3 và đọc thông tin, HĐ nhóm đôi (6’) hoàn thiện 3 yêu cầu tài liệu T109.
1. Tính mật dân số trung bình của KV Tây Nam Á. Dân cư thường tập trung ở những nơi nào trong KV. Tại sao?
2. Cho biết tôn giáo chủ yếu trong khu vực này?
3. Nêu những biểu hiện chứng tỏ tình hình chính trị của KV đang diễn ra rất phức tạp?
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi 1 cặp đôi báo cáo, chia sẻ. Các cặp HS khác nhận xét, chỉnh sửa
* Dự kiến sản phẩm của HS:
+ MĐDS trung bình của TNA 50 người/km2. Dân cư thường tập trung ở các vùng ven biển, các thung lũng có mưa, nơi có thể đào được giếng lấy nước " Nơi có ĐKTN thuận lợi.
+ Dân cư TNA phần lớn là người A-rập và theo đạo Hồi là chủ yếu
+ Tình hình chính trị của TNA diễn ra rất phức tạp: sự tranh chấp giữa các bộ tộc, các dân tộc, ... đang diễn ra từng ngày.
- GV nhận xét, chốt kiến thức. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế
- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật kinh tế của khu vực Tây Nam Á.
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS q/s hình 4 và đọc thông tin T138, kết hợp hiểu biết bản thân, làm việc cá nhân (5’) hoàn thiện 3 yêu cầu tài liệu T137.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi 1 cặp đôi báo cáo, chia sẻ. Các cặp HS khác nhận xét, chỉnh sửa
* Dự kiến sản phẩm của HS:
1. Sự thay đổi trong nền KT của các nước TNA: 
- Trước đây NN thu hút đại bp dân cư với các hoạt động sản xuất lúa mì, chà là, chăn nuôi du mục, dệt thảm.
- Ngày nay CN và thương mại phát triển
2. CN khai thác và chế biến dầu mỏ đã trở thành ngành xương sống của nhiều nước trong KV, đóng góp chủ yếu vào thu nhập quốc dân.
3. TNA xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Mĩ, châu Âu, châu Á- Đông Á, châu Đại Dương.
" TNA chiếm 65% trữ lượng dầu mỏ của TG, hàng năm sản lượng dầu mỏ khai thác chiếm 1/3 sản lượng của thế giới.
- GV nhận xét và chốt kiến thức như trên. HS hoàn thiện kiến thức
H: Trong phát triển kinh tế xã hội của TNÁ gặp phải những khó khăn gì? (ĐK TN, chính trị)
- GV nêu vấn đề: Khai thác và sử dụng quá mức TN hóa thạch ( dầu khí). Vậy cần phải sd loại TN này như thế nào? ( Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên hóa thạch- dầu khí).
2. Đặc điểm dân cư, chính trị và kinh tế:
a. Đặc điểm dân cư, chính trị:
* Dân cư: 
- Có 358,2 triệu người (năm 2013), phần lớn là người Ả rập, theo đạo hồi.
- Dân cư phân bố không đều: đông đúc ở ven biển, thung lũng có mưa, nơi đào được giếng lấy nước.
- Dân thành thị cao chiếm 80%->90%
* Chính trị : không ổn định, diễn biến phức tạp
b. Đặc điểm kinh tế:
- Trước đây đại bộ phận dân cư làm nông nghiệp.
- Ngày nay công nghiệp, thương mại phát triển nhất là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ.
- Khó khăn: khí hậu khô hạn, địa hình chủ yếu núi, sông ngòi và hoang mạc. Tình hình chính trị không ổn định.
4. Củng cố
- Những nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là những nước nào?
- Dầu mỏ của Tây Nam Á xuất khẩu chủ yếu sang khu vực nào trên thế giới?
5. Hướng dẫn học bài
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi
- Ôn tập lại nội dung kiến thức theo nội dung các câu hỏi sau giời sau ôn tập.
1. Nêu đặc điểm nổi bật nhất của địa hình châu Á?
2. Trình bày đặc điểm của sông ngòi châu Á. Tại sao châu Á có nhiều sông lớn và chế độ nước phức tạp? 
3. Trình bày đặc điểm dân cư châu Á về: Số dân, các tôn giáo lớn. Dựa vào bảng 1 trang 99, hãy tính tỉ lệ số dân của từng châu lục so với thế giới.
4. Trình bày đặc điểm ngành nông nghiệp, công nghiệp của châu Á?
5. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên nổi bật nhất của khu vực Tây Nam Á và Nam Á. 
6. Nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Tây Nam Á và Nam Á.
7. Trình bày đặc điểm ngành kinh tế “xương sống” của nhiều nước Tây Nam Á. 
Bài tập: Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn.
 Về nhà tập vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của 1 số quốc gia châu Á theo bảng 1 trang 103.
Soạn: 18/12/2020
Dạy: 21/12/8E; 24/12/2020 8D, 31/12/2020 8C
TIẾT 16. BÀI 15: KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ NAM Á (T3)
I. Mục tiêu
II. Chuẩn bị
- GV: Máy chếu
- HS: chuẩn bị bài theo câu hỏi tài liệu
III. Phương pháp: Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm 
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức
2. Khởi động
* Kiểm tra bài cũ 
H: Trình bày đặc điểm dân cư, chính trị Tây Nam Á. Đặc điểm kinh tế KV Tây Nam Á?
GV dẫn vào bài
3. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vị trí địa lí, giới hạn
- Mục tiêu: 
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, tự nhiên khu vực Nam Á.
- Đọclược đồ tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á.
* Yêu cầu đối với HS khá giỏi: Giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên khu vực Nam Á.
* Tiến trình hoạt động:
GV chiếu slide lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á.
- GV yêu cầu Hs quan sát + hình 5 và đọc thông tin, hãy hoàn thành 2 yêu cầu ở tài liệu (Tr 111). HĐ cá nhân trong 5’ ghi kq ra giấy nháp. Báo cáo kết quả kết hợp chỉ trên lược đồ tự nhiên Nam Á.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi ĐD HS báo cáo kết quả.
- ĐD HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm. 
* Dự kiến sản phẩm của HS:
1. Các QG ở Nam Á (6): Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Bu- tan, Băng-la-đét, Xri-lan-ca. Ấn Độ có DT lớn nhất
2. Xác định giới hạn trên BĐ. Nằm trong khoảng từ 370B – 80B. 
Tiếp giáp với vịnh Ben-gan, giáp biển A-ráp, giáp các KV Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.
* HS khá giỏi nêu thêm: giáp các KV Tây Nam Á- phía tây, Trung Á- phía bắc, Đông Á- phía đông.
 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức như trên
Hoạt động 2: (29p) Đặc điểm tự nhiên
* Địa hình
- GV yêu cầu Hs quan sát lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á + hình 5 và đọc thông tin hoàn thành yêu cầu ở tài liệu (Tr 139). HĐ cặp đôi trong 5’ ghi kq ra giấy nháp.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi ĐD cặp HS báo cáo kết quả.
- ĐD cặp HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm. 
* Dự kiến sản phẩm của HS:
- ĐH chia 3 miền:
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, hùng vĩ, dài 2600km, rộng 320-400km2.
+ Giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng, bằng phẳng.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can thấp, bằng phẳng; rìa phía Đông và Tây được chắn bởi 2 dãy Gát Đông và Gát Tây.
 - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức như trên. HS tự hoàn thiện
* Khí hậu
 - GV yêu cầu Hs dựa vào KT đã học, quan sát hình 6 và đọc thông tin hoàn thành yêu cầu ở tài liệu (Tr 113). HĐ cặp đôi trong 6’ ghi kq ra giấy nháp 
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi ĐD cặp HS báo cáo kết quả.
- ĐD cặp HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm. 
* Dự kiến sản phẩm của HS:
1. Đại bộ phận Nam Á nằm trong đới KH nhiệt đới gió mùa. Riêng vùng Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan KH nhiệt đới khô.
2. Bảng phụ: Phụ lục
Nguyên nhân: KH có sự phân hóa do:
- Ảnh hưởng của nhân tố gió mùa: 
+ Mùa đông có gió mùa ĐB lạnh, khô; mùa hạ gió mùa TN ấm, ẩm mưa nhiều.
+ Ảnh hưởng nhân tố ĐH ( những nơi đón gió mưa nhiều, những nơi khuất gió mưa ít).
* Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á + hình 5,7.
H: Hãy kể tên các sông lớn và các kiểu cảnh quan tự nhiên của khu vực Nam Á. HĐ nhóm đôi trong 3’ ghi kq ra giấy nháp.
- HS thực hiện nhiệm vụ, GV trợ giúp khi cần thiết
- GV gọi ĐD cặp HS báo cáo kết quả.
- ĐD 1 nhóm HS báo cáo kết quả và chia sẻ. HS khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm. 
* Dự kiến sản phẩm của HS:
- Các sông lớn: S Hằng, s Ấn, Bra-ma-pút
- Các kiểu cảnh quan TN: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức như trên. HS hoàn thiện KT.
I. Khu vực Nam Á
1. Vị trí địa lí, giới hạn
- Nằm trong khoảng vĩ độ: 370B-80B.
- Tiếp giáp: vịnh Ben-gan, biển A-ráp, các KV Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á.
b. Đặc điểm tự nhiên:
* Địa hình:
- ĐH chia 3 miền:
+ Phía Bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, hùng vĩ, dài 2600km, rộng 320-400km2.
+ Giữa là đồng bằng Ấn- Hằng rộng, bằng phẳng.
+ Phía Nam là sơn nguyên Đê-can thấp, bằng phẳng.
* Khí hậu:
- Nằm trong đới KH nhiệt đới gió mùa. Là khu vực mưa nhiều của TG.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình, lượng mưa phân bố không đều.
- Gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và đời sống của nhân dân
* Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:
- Các sông lớn: S Hằng, s Ấn, Bra-ma-pút.
- Các kiểu cảnh quan TN: Rừng nhiệt đới, xavan, hoang mạc, cảnh quan núi cao.
4. Củng cố:
GV chiếu bài tập trắc nghiệm
5. Hướng dẫn học bài:
- Bài cũ: Học bài theo vở ghi
- Bài mới: Bài 15: Khu vực Tây Nam Á và Nam Á. Dân cư XH và đặc điểm kinh tế. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó đã phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của KV Nam Á theo hướng nào?
Địa điểm
Nhiệt độ ( 0C )
Lượng mưa cả năm
Hướng gió
Cao nhất
Thấp nhất
Mùa hạ
Mùa đông
Se-ra-pun-di
Mun-bai
Mun-tan
20
29
35
12
25
12
11000mm
3000mm
183mm
TN – ĐB, N- B
TN – ĐB
TN - ĐB
ĐB- TN
ĐB- TN
ĐB- TN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_bai_15_khu_vuc_tay_nam_a_va_nam_a_nam_h.doc