Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12+13, Bài 20: Khu vực Đông Á - Năm học 2021-2022

Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12+13, Bài 20: Khu vực Đông Á - Năm học 2021-2022

Tiết 12,13 – Bài 20

KHU VỰC ĐÔNG Á (2 tiết -T1)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

-Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế của khu vực Đông Á.

-Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: - Giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Đông Á.

-Vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế.

2. Năng lực

-Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.

+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí.

-Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.

 

doc 5 trang Phương Dung 01/06/2022 2670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 8 - Tiết 12+13, Bài 20: Khu vực Đông Á - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 15/11/2021
Giảng: 18/11/2021
Tiết 12,13 – Bài 20
KHU VỰC ĐÔNG Á (2 tiết -T1)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức
-Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư-xã hội, kinh tế của khu vực Đông Á.
-Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.
*Yêu cầu đối với HS khá giỏi: - Giải thích được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế của khu vực Đông Á.
-Vẽ được biểu đồ cơ cấu kinh tế.
2. Năng lực
-Năng lực chung
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua các câu hỏi, bài tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí. 
-Đọc các bản đồ, lược đồ: Tự nhiên để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập trong thời kì dịch bệnh Covid 19.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: Máy chiếu
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động 
a. Mục tiêu: Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV chiếu bản đồ châu Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy cho biết khu vực Đông Á nằm ở phía nào của châu Á và nêu hiểu biết của em về khu vực này? 
- GV gọi HS báo cáo kết quả và ghi vào góc bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung và GV dẫn dắt vào bài ... 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới 
Tiết 23
Giảng: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2. 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên
*Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên của Đông Á.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh ảnh, phân tích các bảng số liệu, khai thác lược đồ, bản đồ để rút ra nhận xét.
- Nhận xét được mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan.
* Cách thức tổ chức
*HĐ nhóm cặp đôi (3’)
- GV chiếu lược đồ khu vực Đông Á lên bảng, yêu cầu HS quan sát và HD HS xác định vị trí các điểm cực B,N.
- YC HS thực hiện mục 1a, quan sát lược đồ HĐ nhóm cặp trả lời 2 câu hỏi trong SGK -33.
- Đại diện nhóm cáo kết quả kết hợp chỉ trên bản đồ, chia sẻ.
-GV chốt KT cơ bản.
*HĐ nhóm cặp đôi (8’)
- GV yêu cầu HS quan sát H1 và thông tin mục b tr.34, HĐ nhóm cặp đôi trả lời 2 câu hỏi trong sách.
- GV gợi ý: + Hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?
+ Chỉ và đọc tên các sông lớn của khu vực Đông Á trên bản đồ? Nêu đặc điểm giống và khác nhau của sông Hoàng Hà và S. Trường Giang?
+ Địa hình phần hải đảo có đặc điểm gì khác phần đất liền? Tại sao Nhật Bản hay xảy ra động đất núi lửa?
-Đại diện nhóm báo cáo kq chỉ trên Bđ, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV chốt KT cơ bản.
- GV gợi ý thảo luận:
* Giống: Nơi bắt nguồn, hướng chảy, hạ lưu, có đồng bằng phù sa.
* Khác: So sánh về chế độ nước giữa 2 sông.
- Sông ngòi trong khu vực Đông Á có những giá trị kinh tế gì?
(Giá trị kinh tế: Bồi đắp phù sa cho đồng bằng ven biển, giao thông, thủy lợi, thủy điện ....)
-GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK-35 + KT đã học về mqh giữa Kh và thảm TV, hđ nhóm cặp (3p) hoàn thành sơ đồ sgk- 35.
- Đại diện nhãm b¸o c¸o kết hợp chỉ trên sđồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại. 
CH: Quan sát lại H1 cho biết: Khu vực Đông Á nằm trong đới khí hậu nào? Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa lục địa và hải đảo? Khí hậu đã ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực này như thế nào?
1.Vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí, giới hạn
- Nằm ở phía đông của châu Á, khoảng vĩ độ từ 200Bắc -> 530Bắc.
- Gåm 2 bộ phận:
+ Đất liền: Trung Quèc và bán đảo Triều Tiªn.
+ Hải đảo: quần đảo Nhật B¶n, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
- Tiếp giáp 4 biển thuộc TBD và các khu vực: Bắc Á, ĐNÁ, Nam Á, Trung Á.
b. Đặc điểm tự nhiên
* Địa h×nh, sông ngòi:
- Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng:
+ Có các hệ thống núi cao, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa rộng lớn -> ở phía Tây TQ.
+ Các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng -> ở phía Đông TQ và bán đảo Triều Tiên.
+Có 3 sông lớn: S. A mua, Hoàng Hà, Trường Giang (thứ 2 TG).
+Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường hơn sông Trường Giang vì chảy qua 2 khu vực khí hậu khác nhau.
- Phần hải đảo: 
+ Là miền núi trẻ có động đất và núi lửa hoạt động (VD: Núi Phú Sĩ cao nhất 3776m (H12.3). Đồng bằng ít và nhỏ hẹp.
+ Sông ngòi ít, ngắn dốc.
* Khí hậu và cảnh quan:
-Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo nằm trong kiểu khí hậu gió mùa:
+Mùa đông có gió mùa Tây Bắc thời tiết khô và lạnh; 
+Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào thời tiết mát ẩm, mưa nhiều. 
Cảnh quan: chủ yếu là rừng.
- Nửa phía tây phần đất liền có khí hậu khô hạn do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được.
Cảnh quan: Thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. 
Tiết 13
Giảng:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
2.2. Tìm hiểu đặc điểm về dân cư và kinh tế của khu vực Đông Á.
*Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, kinh tế của khu vực Đông Á.
- Rèn kĩ năng phân tích các bảng số liệu, khai thác lược đồ để rút ra những nhận xét.
*Cách tiến hành
- GV chiếu bảng 1, yêu cầu HS dựa vào bảng, sự chuẩn bị bài ở nhà và kiến thức đã học, em hãy cho biết: 
CH: Số dân của Đông Á và so sánh số dân của khu vực Đông Á với số dân của một số châu lục.
CH: Mật độ dân số của khu vực Đông Á với khu vực Nam Á và Tây Nam Á.
CH: Dựa vào thông tin mục 2b trang 36, em hãy so sánh tình hình kinh tế của các nước Đông Á từ sau chiến tranh thế giớ lần 2 với ngày nay khác nhau như thế nào?
*HĐ nhóm cặp đôi (2’)
- GV chiếu bảng 2, yêu cầu các nhóm nghiên cứu và trả lời 2 câu hỏi trong sách trang 35.
CH: So sánh giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu của từng quốc gia trong bảng.
CH: Cho biết từ giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu phản ánh điều gì trong phát triển kinh tế của các nước Đông Á.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, chia sẻ, bổ sung.
- GV chốt KT cơ bản.
* GV bổ sung: 
- Nhật Bản từ nước nghèo nay thuộc nhóm G7.
- Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan: CN mới (NIC). 
- Trung Quốc cuối 1980 -> nay đạt nhiều thành tựu kinh tế, thực hiện chiến lược hiện đại hoá.
2. Đặc điểm dân cư và kinh tế
a. Dân cư
- Là khu vực có dân số rất đông 1594,0 triệu người 2013, nhiều hơn dân số của các châu lục khác trên thế giới.
- Mật độ dân số là 156 người /km2, thấp hơn mật độ Nam Á và cao hơn Tây Nam Á.
b. Kinh tế
* Đặc điểm chung
+ Phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
+ Quá trình phát triển đi từ SX thay thế hàng nhập khẩu đến SX để xuất khẩu.
+ Điển hình là sự phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
* Đặc điểm phát triển KT của một số quốc gia Đông Á 
(Tự học)
3. Hoạt đông luyện tập 
Tiết 12
Dựa vào bản đồ trên bảng, hãy nêu những khác biệt về địa hình khí hậu, sông ngòi giữa phần đất liền và phần hải đảo khu vực Đông Á?
Tiết 13
Trình bày đặc điểm dân cư, kinh tế của khu vực.
4. Hoạt đông vận dụng 
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
* Cách thức tổ chức
GV yêu cầu HS làm phần vận dụng SHD
5. Hướng dẫn vè nhà
Tiết 12
Học bài trả lời câu hỏi SGK 
- Về nhà tìm hiểu thêm trên mạng về Động đất và núi lửa ở Nhật Bản.
- Đặc điểm dân cư; kinh tế chung của khu vực Đông Á.
Tiết 13
-Học bài theo nội dung vở ghi.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc tên các nước và thủ đô của từng nước Đ NÁ ở hình 1 trang 38; Xác định vị trí địa lý của khu vực ĐNÁ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_8_tiet_1213_bai_20_khu_vuc_dong_a_nam_hoc.doc