Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.

2. Kĩ năng

Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.

3. Thái độ

Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và hoạt động thực hiện chủ trương đó.

4. Các kỹ năng cần hướng tới

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

- Năng lực: hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

5. Nội dung tích hợp: Bảo vệ môi trường.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư.

- Kĩ năng tư duy phê phán, những biểu hiện thiếu văn hóa ở khu dân cư.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết những vấn đề.

 

doc 5 trang thucuc 8293
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	12	Ngày soạn: 21/11/2020
Tiết 	12	Ngày dạy: 23/11/2020
BÀI 9: GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Hiểu được thế nào là cộng đồng dân cư và xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
2. Kĩ năng
Thực hiện các quy định về nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư. Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng.
3. Thái độ
Đồng tình, ủng hộ các chủ trương xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư và hoạt động thực hiện chủ trương đó.
4. Các kỹ năng cần hướng tới
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
- Năng lực: hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
5. Nội dung tích hợp: Bảo vệ môi trường.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về những biểu hiện của nếp sống văn hóa ở khu dân cư.
- Kĩ năng tư duy phê phán, những biểu hiện thiếu văn hóa ở khu dân cư.
- Kĩ năng tư duy sáng tạo, giải quyết những vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Phương thực tổ chức hoạt động
Sản phẩm mong đợi
A. Khởi động 
- Vào bài: Những người sống cùng theo khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính.
+ Nông thôn: Thôn, xóm, làng
+ Thành thị: Thị trấn, khu tập thể, ngõ, phố
- Cộng đồng đó được gọi là gì ? Cộng đồng dân cư phải làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá?
→ dẫn dắt vào bài.
B. Hình thành kiến thức
- GV tổ chức HS tìm hiểu phần đặt vấn đề.
- HS đọc nội dung phần đặt vấn đề.
- Những biểu hiện tiêu cực ở mục 1 là gì?
- Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân ?
- HS làm việc cá nhân
- GV theo dõi, khuyến khích học sinh trả lời
- HS trả lời
- HS cả lớp nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại.
- HS đọc nội dung (2) phần đặt vấn đề .
- Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
? Những thay đổi ở làng Hinh có ảnh hưởng như thế nào với cuộc sống của người dân cộng đồng ?
- HS làm việc theo bàn
- HS trả lời cá nhân
- HS cả lớp nhận, xét, bổ sung
- GV chốt lại các ý kiến.
- Chúng ta hiểu thể nào là cộng đồng dân cư. Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng nếp sống ở cộng đồng dân cư ? Trách nhiệm của chúng ta ?
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Câu 1: Những biểu hiện tiêu cực là :
- Tảo hôn, gả chồng sớm để có người làm, mời thầy cúng về trừ ma khi có người hoặc gia súc chết.
Câu 2: Những tệ nạn đó ảnh hưởng:
- Các em lấy chồng sớm phải sa gia đình, có em không được đi học, vợ chồng trẻ bỏ nhau, cuộc sống dang dở, sinh ra đói nghèo.
- Người bị coi là mà thì bị căm ghét, xua đuổi, những người này bị chết vì bị đối xử tồi tệ, cuộc sống cô đọc khó khăn.
Câu 3: Làng Hinh được công nhận là làng văn hoá ?
- Vệ sinh sạch, dùng nước giếng sạch, không có bệnh dịch lây lan, ốm đau đễn trạm xá, trẻ em đủ tuổi được đi học, phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, đoàn kết, nương tựa, giúp đỡ nhau, an ninh giữ vững, xoá bỏ tập tục lạc hậu 
Câu 4: ảnh hưởng của sự thay đổi đó:
- Mỗi người dân yên tâm sản xuất, làm ăn kinh tế
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận
Câu 1: Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
Câu 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư ?
Câu 4: HS làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ?
Có văn hóa 
Thiếu văn hóa 
- Các gia đình giúp nhau làm kinh tế.
- Tham gia xoá đói giảm nghèo
- Đoàn kết giúp đỡ nhau
- Giữ vệ sinh chung
- Phòng chống TNXH
- Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch
- Nếp sống văn minh
- Chỉ biết lo cuộc sống của mình
- Tụ tập quán xá
- Vứt rác bừa bãi
- Mua số đề
- Mê tín dị đoan
- Tảo hôn
- Tổ chức cưới xin , ma chay linh đình
- Lấn chiếm vỉa hè
- Vi phạm ATGT
Nhóm 2: Biện pháp đó là :
- Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
- Xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú
- Nâng cao dân trí, chăm lo giáo dục, y tế cho người dân
- Xây dựng tình đoàn kết
- Giữ gìn an ninh
- Bảo vệ môi trường
- Giữ kỷ cương, pháp luật.
Nhóm 3: ý nghĩa đó là :
- Cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Bảo vệ, giữ gìn phát triển truyền thống văn hoá dân tộc.
- Đời sống nhân dân ổn định, phát triển.
Nhóm 4: HS cần làm
- Ngoan ngoãn kính trọng ông bà, cha mẹ, những người xung quanh .
- Chăm chỉ học tập.
- Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội
- Thực hiện nếp sống văn minh.
- Tránh xa các TNXH.
- Đấu tranh với các hiện tượng mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu 
- Có cuộc sống lành mạnh có văn hoá.
- Giáo dục kĩ năng sống
* Cho HS xem tranh tham gia hoạt động học tập của HS và rút ra nội dung
? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?
* Giáo dục tích hợp môi trường
? Mọi người phải có ý thức như thế nào trong việc bảo vệ môi trường để góp phần xây dựng nếp sống ở khu dân cư?
- Là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như: giữ gìn trật tự trị an; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường nơi ở, trồng cây xanh, phủ đất trống đồi trọc, làm xanh mát đường làng ngõ xóm, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ 
- Thế nào là cộng đồng dân cư?
- Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa?
? Ý nghĩa?
? Học sinh phải rèn luyện như thế nào?
II. NỘI DUNG BÀI HỌC 
1. Cộng đồng dân cư
 - Là toàn thể những người sinh sống trong một khu vực, lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính gắn bó một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. 
2. Xây dựng nếp sống văn hoá là
- Làm cho đời sống tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như:
+ Giữ gìn trật tự an ninh.
+ Vệ sinh nơi ở.
+ Bảo vệ cảnh quan môi trường.
+ Xây dựng tình đoàn kết xóm giềng.
+ Bài trừ phong tục tập quán lạc hậu. 
+ Chống mê tín dị đoan. 
+ Phòng chống tệ nạn xã hội.
3. Ý nghĩa
- Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và cộng đồng. 
4. Học sinh cần thực hiện tốt, vận động mọi người cùng tham gia và tham gia những hoạt động vừa sức góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư.
C. Luyện tập 
Bài 2 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Theo em, những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá (và ngược lại) ? Vì sao ?
a) Các gia đình giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo ;
b) Trẻ em tụ tập ở quán xá, la cà ngoài đường ;
c) Bỏ trồng cây thuốc phiện ;
d) Trẻ em đến tuổi đi học đều đến trường ;
đ) Sinh đẻ có kế hoạch ;
e) Tổ chức cưới xin, ma chay linh đình ;
g) Trồng cây ở đường làng, ngõ xóm ;
h) Tảo hôn (lấy vợ, lấy chồng trước tuổi mà pháp luật quy định) ;
i) Tích cực đọc sách báo ;
k) Làm vệ sinh đường phố, làng, xóm ;
l) Chữa bệnh bằng cúng bái, bùa phép ;
m) Tụ tập đánh bạc, chích hút ma tuý ;
n) Nghe và tuyên truyền tin đồn nhảm ;
o) Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em.
- Những biểu hiện xây dựng nếp sống văn hóa: (a), (c), (d), (đ), (g), (i), (k), (o).
- Những biểu hiện không xây dựng nếp sống văn hóa: (b), (e), (l), (h), (m), (n).
D. Vận dụng 
Bài 1 (trang 24 sgk Giáo dục công dân 8): Em hãy tự nhận xét bản thân và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, việc làm nào sai trong việc xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng ?
- Việc làm đúng của bản thân em và gia đình:
+ Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước;
+ Ủng hộ đồng bào lũ lụt;
+ Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống;
+ Hàng tháng đóng đầy đủ tiền vệ sinh môi trường;
+ Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Gia đình hạnh phúc: Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan;
+ Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố...
- Những việc làm chưa đúng của gia đình:
+ Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang;
+ Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch;
+ Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm.
- Bản thân em:
- Nhiều lúc còn ham chơi;
- Làm việc chưa có kế hoạch;
- Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán.
E. Mở rộng 
- Đóng vai 2 tình huống sau
+ Tình huống 1: Gia đình có ông bố rượu chè, cờ bạc, chơi đề khiến cho con cái phải bỏ học.
+ Tình huống 2: Gia đình ông Nam tổ chức đám cưới cho con trai linh đình tốn kém, sau đó bị vỡ nợ.
- Học sinh tự đặt ra lời thoại và đóng vai.
- Học sinh nhận xét phần tình huống và rút ra bài học.
- GV nhận xét và chấm điểm học sinh.
- Chuẩn bị bài mới: 
+ Chuẩn bị bài 10 “Tự lập”.
+ Đọc trước phần đặt vấn đề, trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Sưu tầm tìm hiểu các tấm gương về tự lập.
+ Tìm hiểu thế nào là tự lập? Biểu hiện? Ý nghĩa của sự tự lập đối với bản thân.
+ Nêu những biểu hiện về tự lập và không tự lập của HS trong học tập và các hoạt động khác.
+ Chuẩn bị tình huống để đóng vai về biểu hiện tự lập hoặc không tự lập.
- Học sinh thực hiện đóng các vai do GV phân công.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_bai_9_gop_phan_xay_dung_nep.doc