Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.Vì sao cần phải sống liêm khiết. Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì .

2.Về kỹ năng :

- Phân biệt hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.

 - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiêt .

3. Về thái độ :

Có thái độ kính trọng, đồng tình ,ủng hộ và học tập tấm gương cả những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .

4. NL cần hướng tới:

 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề.tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm.

II. Chuẩn bị:

 Gv : SGK, SG, phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài học.

 Hs : Chuẩn bị bài ở nhà .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

A. HĐ khởi động

- Mục tiêu:

+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.

+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác.

+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận

- Cách tiến hành

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

? Nêu một vài hành vi tôn trọng lẽ phải của bản thân em ? Ý nghĩa của những hành vi đó ?

 

doc 137 trang thucuc 6952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19 / 08 / 2019.
Ngày dạy: 24 / 08 / 2019.
TUẦN 1 - TIẾT 1 - BÀI 1
TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
- Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải
- Học sinh nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người phải tôn trọng lẽ phải 
2. Về kỹ năng : 
- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luuyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải .
- Suy nghĩ và làm theo lẽ phải.
3. Về thái độ :
- Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải
- Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, trái đạo lý dân tộc. 
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị :
 - GV : SGK, SGV,phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài .
 - HS : Đọc trước bài ở nhà .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số (1’) 8a b c
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (1’)
3. Bài mới : GV nêu tình huống
- TH: Em là lớp trưởng, nhân buổi sinh hoạt lớp, có rất nhiều ý kiến trái với ý kiến của em trong việc lên kế hoạch chào mừng ngày 20/11. Em sẽ giải quyết ntn?
- HS: làm việc theo nhóm và trình bày.
- GV: Kết luận, dẫn dắt vào bài
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò
Nội dung
HĐ 1 : Giới thiệu bài. ( 3’) 
 Sống trung thực dám bảo vệ những điều đúng đắn, không chấp nhận và không làm những điều sai trái đó là những nội dung cốt lõi của tôn trọng lẽ phải .Vậy tôn trọng lẽ phải là gì ? Nó có ý nghĩa như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc đó .
HĐ 2 : Hướng đẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .( 10’)
- Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề. 
? Nêu những việc làm của tri huyện Thanh Ba?
- HS: Ăn hối lộ của nhà giàu, ức hiếp dân lành 
? Khi tri huyện Thanh Ba bị mất chức thì anh ruột của tri huyện Thanh Ba (Hình bộ thượng thư) đã làm gì?
- HS: Biên thư ngỏ cho Nguyễn .
? Trước hành động của Hình bộ thượng thư, quan tuần phủ N.Q.Bích đã xử sự ra sao? Vì sao ông làm như vậy?
- HS: Kiên quyết không nghe. Vì ông tôn trọng sự công bằng chính trực.
? Em nhận xét gì về việc làm của quan Tuần Phủ?
- HS: Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh đến cùng để bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái .
? Trong các cuộc tranh luận có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng em sẽ xử sự như thế nào?
- HS: Bảo vệ, ủng hộ bạn.
? Nếu biết bạn quay cóp trong giờ kiểm tra em sẽ làm gì?
- HS: Nhắc nhở .
? Theo em trong những hành động trên, hành động như thế nào được coi là đúng đắn, phù hợp. Vì sao?
- HS: Tôn trọng lẽ phải, phê phán việc làm sai trái.
GV : Nhận xét : Để có cách ứng xử phù hợp đòi hỏi mỗi người không chỉ có nhận thức mà còn phải có ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những hành vi sai trái.......
 HĐ 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học
(19’) 
 ? Theo em lẽ phải là gì ? Tôn trọng lẽ phải là gì ?
 Gv : Yêu cầu học sinh lấy ví dụ những hành vi biểu hiện tôn trọng lẽ phải – không tôn trọng lẽ phải 
 VD : Vi phạm luật giao thông 
 Vi phạm nội quy trường học 
 “ Gió chiều nào che chiều ấy ”
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào?
Gv: Tôn trọng lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau .Là phẩm chất cần thiết của mỗi người, góp phần làm cho XH trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn . Mỗi học sinh cần phải học tập và rèn luyện mình để có những hành vi và cách ứng xử phù hợp .
C. HĐ luyện tập : Hướng dẫn học sinh luyện tập (5’)
 Bài 1 :
GV : Treo bảng phụ bài tập
HS : Đọc và xác định yêu cầu bài tập. Lựa chọn và giải thích. 
 Bài 2 : 
 Tiến hành như bài tập 1
 Bài 3: 
 Gv : Treo bảng phụ bài tập
 Hs : Theo dõi làm bài tập 
I. Đặt vấn đề .
 II. Nội dung bài học 
1. Khái niệm:
- Lẽ phải: là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội .
- Tôn trọng lẽ phải là:
+ Công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn .
+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi cuả mình theo hướng tích cực.
+ Không chấp nhận và không làm những điều sai trái .
2. Biểu hiện
 Bảo vệ chân lý, lẽ phải, không chấp nhận những điều sai trái 
3. Ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải.
 Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển .
III. Bài tập
1. Bài 1: 
 Lựa chọn ý kiến c
 Lắng nghe ý kiến của bạn , tự phân tích đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo .
2. Bài 2:
 Lựa chọn cách ứng xử c 
 Chỉ rõ cái sai của bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.
3. Bài 3: Hành vi thể hiện sự tôn trọng lẽ phải:
 a.Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập .
 c. Phê phán nhữnh việc làm sai trái .
 e. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải .
D. HĐ vận dụng. 
- Hãy nêu những việc làm thể hiện tôn trọng lẽ phải và k tôn trọng lẽ phải của em, bạn be và những người xung quanh. Đè xuất biện pháp khắc phục
- HS: làm việc cá nhân và trao đổi theo nhóm
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm thêm những tấm gương luôn tôn trọng lẽ phải và 1 số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn 
 - HS : Hoàn thiện, làm bài tập 4,5,6. Chuẩn bị bài : Liêm khiết.
Kí duyệt : 22 / 8 / 2019
Ngày soạn: 22 /08 / 2018
Ngày dạy: 
TUẦN 2 - TIẾT 2 - BÀI 2
LIÊM KHIẾT
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu thế nào là liêm khiết; phân biệt hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.Vì sao cần phải sống liêm khiết. Muốn sống liêm khiết thì cần phải làm gì .
2.Về kỹ năng :
- Phân biệt hành vi liêm khiết với hành vi không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày.
 - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiêt .
3. Về thái độ : 
Có thái độ kính trọng, đồng tình ,ủng hộ và học tập tấm gương cả những người liêm khiết đồng thời phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống .
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị:
 Gv : SGK, SG, phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài học.
 Hs : Chuẩn bị bài ở nhà .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
? Nêu một vài hành vi tôn trọng lẽ phải của bản thân em ? Ý nghĩa của những hành vi đó ?
3. Bài mới:
GV nêu vấn đề
Theo em, người biết tôn trọng lẽ phải có phải là người liêm khiết k?
- HS trao đổi và tb
- GV: KL, dẫn dắt vào bài
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò 
Nội dung
HĐ 1 : Giới thiệu bài (2’)
 Gv : Đọc truyện Lưỡng Quốc trạng nguyên ( trang 26-sgv ) gợi dẫn học sinh vào bài. 
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề (9’)
Gv : Gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
 Chia hs thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi phần gợi ý .
? N1: Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của Ma-ri Quy-ri, Dương Chấn và của Bác Hồ trong những câu truyện trên ?
? N2: Trong điều kiện hiện này, theo em ,việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không ? Vì sao ?
 - Hs : Các nhóm cử đại diện trình bày trên bảng.
*N1 : Trong những câu truyện trên, cách xử sự của Ma-ri Quy-ri , Dương Chấn và Bác Hồ là những tấm gương đáng để chúng ta học tập noi theo.
* N2 : Trong điều kiện hiện nay lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền có xu hướng ngày càng gia tăng thì việc học tập những tấm gương đó càng trở nên và có ý nghĩa thiết thực Vì :
 + Giúp mọi người phân biệt được những hành vi thể hiện sự liêm khiết hoặc không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày .
 + Đồng tình, ủng hộ ,quý trọng người liêm khiết, phê phán những hành vi thiếu liêm khiết : Tham ô, tham nhũng, hám lợi ..
 + Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
- Hs : Nhóm khác bổ sung. 
- Gv : Bổ sung hoàn thiện .
HĐ 3 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu nội dung bài học . (17’)
? Liêm khiết là gì? Cho ví dụ?
? Biểu hiện của Liêm khiết?
 ? Trái với liêm khiết là gì? Cho ví dụ?
- HS: tham nhũng, quan liêu, 
Gv : Yêu cầu hs lấy VD những biểu hiện trái với lối sống liêm khiết .
 Hs : Lấy Vd 
? Liêm khiết có ý nghĩa như thế nào?
? Liên hệ thực tế, tìm những tấm gương sống liêm khiết mà em biết?
- HS: Bao Thanh Thiên, Chu Văn An, .
HĐ 4 : Hướng dẫn học sinh luyện tập (5’)
Gv : Treo bảng phụ bài tập 1:
Hs : Quan sát , làm bài tập trên bảng.
Hs : nhận xét , bổ sung .
Tiến hành bài tập 2 như bài tập 1 .
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại
 I. Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học. 
1. Khái niệm.
Liêm khiết là một phẩm chất của con người thể hiện lối sống trong sạch , không hám danh , hám lợi , không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ .
2. Biểu hiện
- Không tham lam , tham ô tiền bạc, tham nhũng, ăn hối lộ ..
3. Ý nghĩa của liêm khiết.
- Làm cho con người thanh thản , nhận được sự quý trọng tin cậy của mọi người .
- Góp phần làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn .
C. HĐ luyện tập .
 Bài 1: 
Hành vi b,d,e thể hiện tính không liêm khiết .
 Bài 2: 
Không tán thành với việc làm trong phàn avà c vì chúng đều biểu hiện những khía cạch khác nhau của không liêm khiết .
D. HĐ vận dụng
- Cung cấp tư liệu bài 3 trang 8. Đọc cho hs nghe chuyện “Chọn đằng nào ” trang 27-sgv để củng cố bài học .
- Gv khái quát nội dung bài học.
E. HĐ tìm tòi, mở rộng .
- Chuẩn bị bài 3 : Sắm vai tình huống: An và Bình chế giễu Lan vì Lan nhà nghèo, tật nguyền. Hà không đồng tình với thái độ của An và Bình, bênh vực lan.
Kí duyệt
Ngày soạn: 28 / 08 / 2018
Ngày dạy: 
Tuần 3 - Tiết 3 - Bài 3
TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I.Mục tiêu bài học .
1. Về kiến thức :
- Học sinh hiểu thế nào là tôn trọng người khác,
- Biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày .
- Vì sao trong quan hệ xã hội, mọi người đều phải tôn trọng lẫn nhau .
2. Về kỹ năng :
- Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác trong cuộc sống hằng ngày .
- Hs rèn luyện thói quen tự kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp, thể hiện sự tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc. 
3. Về thái độ :
 Có thái độ đồng tình ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác, đồng thời phê phán những hành vi thiếu tôn trọng mọi người . 
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị:
 Gv : Sgk, Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
 Hs : Đọc trước bài ở nhà .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức .
Kiểm tra sĩ số : (1’).
2. Kiểm tra bài cũ: (5’).
 Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh .
3. Bài mới :
- GV nêu TH: 
 Gv : đọc cho học sinh nghe truyện đọc : “Thông minh học giỏi thôi chưa đủ”
? Minh có thái độ như thế nào đối với bạn bè và ông cuả mình?
? Hậu quả của việc làm của Minh?
- HS trao đổi và trình bày ý kiến.
gợi ý dẫn học sinh vào bài 
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . (9’).
Gv : Gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
=> chia hs thành 3 nhóm .
? N1: Nhận xét về cách cư xử, thái độ, việc làm của Mai?
? N2: Nhận xét về cách cư xử của một số bạn đối với Hải? Suy nghĩ của Hải như thế nào? Thái độ của Hải thể hiện đức tính gì?
? N3: Nhận xét việc làm của Quân và Hùng? Việc làm đó thể hiện điều gì?
- HS trả lời dựa vào nội dung tình huống.
- Hs : Nhóm khác theo dõi nhận xét , bổ sung ý kiến .
- GV kể truyện “Da màu”
Gv : Chốt lại các ý chính:
Trong cuộc sống tôn trọng lẫn nhau là điều kiện , là cơ sở để xác lập và củng cố mối quan hệ tốt đẹp , lành mạnh giữa mọi người với nhau . Vậy tôn trọng người khác là ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học . (17’).
Gv: yêu cầu hs tìm một số hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác .
Hs : lấy ví dụ .
? Thế nào là tôn trọng người khác ? Cho ví dụ?
- HS: Trả lời.
- GV: Minh hoạ bằng câu chuyện “Bông sen trong giếng ngọc” ( Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi)
? Tìm một số hành vi thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác .
Hs : lấy ví dụ .
? Những người đó có nhận được sự tôn trọng của người khác đối với họ kkhông?
- HS: Không.
? Ý nghĩa của tôn trọng người khác là gì ? 
- GV: Cung cấp mẩu chuyện của Hồ Chủ Tịch trong sổ tay ghi chép.
? Nêu cách rèn luyện để trở thành người biết tôn trọng người khác?
Gv : Tôn trọng người khác không có nghĩa là đồng tình ủng hộ, lắng nghe mà không có sự phê phán, đấu tranh với những việc làm không đúng . Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hoá.
C. HĐ luyện tập : Hướng dẫn hs luyện tập . (5’).
Bài 1 :
Gv : Treo bảng phụ trên bảng .
Hs : Đọc , xác định yêu cầu bài tập. Quan sát làm bài tập 
Hs : Nhận xét , bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
Bài 2 : 
Hs : trao đổi , thực hiện yêu cầu của bài tập 
I . Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học .
1. Khái niệm:
Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự phẩm giá và lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hóa của mỗi người.
2. Biểu hiện
- Biết lăng nghe, cư xử lễ phép, lịch sự, tôn trọng sở thích thói quen của người khác....
3. Ý nghĩa của tôn trọng người khác.
- Có tôn trọng người khác thì mới nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình .
- Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn .
4. Cách rèn luyện.
Cần phải tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ hành động và lời nói .
III. Bài tập
Bài 1 : Hành vi a,g ,i thể hiện sự tôn trọng người khác .
 Bài 2 : Tán thành với ý kiến b,c 
D. HĐ vận dụng
- Đóng tình huống An và Bình .đã chuẩn bị từ tiết trước
- Nhận xét về các nhân vật, em thích nhân vật nào? Giải thích...
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
? Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng người khác?
Kính trên nhường 
Gọi dạ bảo ...
Kí duyệt
Ngày soạn: 30 /08 / 2018
Ngày dạy: 8A .......8B ....... 8C ......./ ...../2018
TIẾT 4 -BÀI 4:
GIỮ CHỮ TÍN
I. Mục tiêu bài học.
 1. Về kiến thức:
 Học sinh hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện khác nhau của giữ chữ tín trong cuộc sống hằng ngày .Vì sao trong các mối quan hệ xã hội, mọi người đều cần phải giữ chữ tín .
2 . Về kỹ năng: 
Học sinh biết phân biệt những biểu hiện của hành vi giữ chữ tín hoặc không giữ chữ tín .Học sinh rèn luyện thói quen để trở thành người luôn biết giữ chữ tín trong mọi việc .
3.Về thái độ:
 Học sinh có ý thức giữ chữ tín, học tập và có mong muốn rèn luyện theo gương của những người biết giữ chữ tín .
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị:
 Gv : Sgk,Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học .
 Hs : Đọc trước bài ở nhà . 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) 
Tôn trọng người khác là gì ? Kể một số việc làm thể hiện sự tôn trọng người khác của bản thân .
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: (2’).
- Kể truyện “Giữ lời hứa”.
? Vì sao đàn cừu của cậu bé bị chó sói ăn thịt hết?
- HS trả lời => GV dẫn vào bài.
Trong cuộc sống xã hội , một trong những cơ sở để tạo dựng và củng cố mối quan hệ xã hội tốt đẹp giữa con người với nhau đó là lòng tin . Nhưng làm thế nào để có được lòng tin của mọi người ? Tìm hiểu bài học hôm nay chúng ta sẽ hiểu được điều đó .
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò 
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề .(9’ )
 Gv : gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
Hs : đọc .
Gv : chia hs thành 4 nhóm thảo luận các câu hỏi .
? Vua Tề yêu cầu Nhạc Chính Tử làm gì? Nhạc Chính Tử có làm không? Vì sao?
- HS: Yêu cầu N.C.Tử đem chiếc đỉnh giả sang. Nhạc Chính Tử không đem. Vì ông là người rất coi trọng “đức tin”.
? Vì sao Bác Hồ mua cho em bé chiếc vòng bạc?
- HS: Vì Bác rất trọng chữ “tín”.
? Các cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải làm gì để giữ ..(SGK) hợp đồng?
? Nếu một người việc gì cũng chỉ làm qua loa đại khái thì có nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác không? Vì sao?
- HS: không. Vì 
(VD: học sinh khi được giáo viên giao nhiệm vụ .)
? Giữ chữ tín có phải chỉ là giữ lời hứa không?
- HS: Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín , song giữ chữ tín không phải chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa . 
- HS: thảo luận , cử đại diện trình bày 
Gv : bổ sung, kết luận.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: (17’).
? Thế nào là giữ chữ tín ? Cho ví dụ?
? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
? Trái với biết giữ chữ tín là gì?
- HS: Thất tín,..
? Tìm và nêu những biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín ( trong gia đình , nhà trường , xh ).
- Lưu ý cho học sinh : Có những trường hợp không thực hiện đúng lời hứa , song không phải do cố ý mà do hoàn cảnh khách quan mạng lại ( ví dụ : bố mẹ bị ốm không đưa con đi chơi công viên, con nuôi, nói dối bệnh nhân ) .
? Rèn luyện bản thân như thế nào để trở thành người biết giữ chữ tín ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập . (5’).
Bài 1 :
Gv : gọi học sinh làm bài tập 
Hs : làm bài tập . 
Hs : nhận xét , bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
Bài 2 : 
 Gv : chia thành 2 nhóm 
Nhóm 1: tìm ví dụ biểu hiện của hành vi giữ chữ tín
 Nhóm : tìm ví dụ biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín .
- GV: hướng dẫn HS làm các bài tập còn lại
I . Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học .
Khái niệm.
Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau .
Biểu hiện
-Giữ lời hứa, Có trách nhiệm, đúng hẹn..
Ý nghĩa của việc giữ chữ tín.
Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.
4. Trách nhiệm công dân.
Để trở thành người biết giữ chữ tín thì mỗi người cần làm tốt chức trách nhiệm vụ , giữ đúng lời hứa , đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh .
C. HĐ luyện tập. 
 Bài 1: 
Tình huống b: Bố Trung không phảI là người không biết giữ chữ tín .
Các tình huống còn lại đều biểu hiện của hành vi không giữ chữ tín , Vì đều không giữ lời hứa ( Cố tình hay vô tình ) 
D. HĐ vận dụng
? Giải thích câu:
- “Người sao một hẹn mà nên
Tôi sao chín hẹn thì quên cả mười”
- “Nói chín thì nên làm mười 
Nói mười làm chín kẻ cười người chê .” 
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
Hs : học bài , làm bài tập 
 Chuẩn bị bài mới : Dặn hs sắm vai tình huống bài tập 3/15.
6. Rút kinh nghiệm :
Phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Ngày soạn: 7 /09 / 2018
Ngày dạy: 8A ....... 8B .......8C ......./........./2018
Tiết 5 -Bài 5:
PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT
I.Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: 
Học sinh hiểu thế nào là pháp luật và kỷ luật, mối quan hệ giữa pháp luật và kỷ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỷ luật .
2 . Về kỹ năng: 
- Học sinh biết thực hiện đúng quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc mọi nơi. - Thường xuyên vận động, nhắc nhở mọi người nhất là bạn bè thực hiện tốt những quy định của nhà trường và xã hội .
3. Về thái độ:
 Học sinh có ý thức tôn trọng pháp luật và tự rèn luyện tính kỷ luật, đồng tình ủng hộ,trân trọng những người có tính kỷ luật và tuân theo pháp luật .Phê phán những hành vi vi phạm PLKL
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị :
 Gv : Sgk,Stk, ví dụ có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập , 1 số văn bản pháp luật 
 Hs : Đọc trước bài ở nhà .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức : 
Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’).
? Em hãy kể một vài ví dụ về hành vi giữ chữ tín ( hoặc không giữ chữ tín ) mà em biết .
 Theo em, học sinh muốn giữ chữ tín cần phải làm gì ?
3. Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài: (2’).
Gv : Đưa các ví dụ : - Vứt rác nơi công cộng .
 - Ăn trộm xe máy .
 - Đi học muôn .
 - Vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông .
Gv : Nhận xét các ví dụ trên? 
Hs : Vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ luật của tổ chức .
Gv : Pháp luật là gì ? Kỷ luật là gì ? Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò
Nội dung 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . (9’)
Gv : gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
Hs : đọc .
? Theo em Vũ Xuân Trường và đồng bọn có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
- HS: Vũ Xuân Trường và đồng bọn buôn bán, vận chuyển hàng tạ thuốc phiện mang vào Việt Nam hàng trăm kg hê- rô-in để tiêu thụ .
Mua chuộc cán bộ nhà nước 
? Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra hậu quả như thế nào 
?
- HS: Chúng gây ra tội ác reo rắc cái chết trắng. Lôi kéo người phạm tội, gây hậu quả nghiêm trọng che giấu tội phạm, vi phạm kỷ luật .
? Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì ?
- HS: trung thực, khách quan, chấp pháp.
? Những hành vi vi phạm của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã phải chịu hình phạt gì ?
Hs : Trả lời .
? Người hs cần có tính kỷ luật và tôn trọng pháp luật không ? Vì sao ?
Hs : trả lời.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học: (17’).
Gv : Treo bảng phụ ghi một số hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật, yêu cầu hs phân biệt .
? Pháp luật là gì ? Kỷ luật là gì ?
? Pháp luật và kỷ luật có mối quan hệ như thế nào ?
? Vai trò của pháp luật và kỷ luật ?
? Người học sinh cần có tính kỷ luật và tuân theo pháp luật không ? Vì sao ?Ví dụ ?
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luyện tập . (5’).
Bài 1 :
Gv : gọi học sinh làm bài tập 
Hs : làm bài tập . 
Hs : nhận xét, bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
Bài 2 : 
Gv : gọi học sinh làm bài tập 
Hs : làm bài tập . 
Hs : nhận xét, bổ sung 
Gv kết luận bài tập đúng .
I . Đặt vấn đề .
II. Nội dung bài học .
1 . Khái niệm:
Pháp luật
Kỷ luật
- là những quy tắc sử xự chung.
- do nhà nước ban hành.
- được thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- phạm vi áp dụng: trong cả nước
- là những quy định , quy ước.
- do cộng đồng ( tập thể ) đề ra.
- tự giác thực hiện.
- phạm vi áp dụng: trong tập thể, cộng đồng đó.
=> Những quy định của tập thể (kỉ luật) phải tuân theo những quy định của pháp luật.
2. Vai trò của pháp luật và kỉ luật:
 - Giúp cho mọi người có chuẩn mực chung dể rèn luyện và thống nhất trong hoạt động .
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Giúp cá nhân và xã hội phát triển theo một định hướng chung.
3. Trách nhiệm học sinh.
Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định cuả nhà trường, cộng đồng, nhà nước.
C. HĐ luyện tập 
 Bài 1: Pháp luật cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả người có ý thức tự giác thực hiện pháp luật và kỷ luật, vì đó là những quy định để tạo ra sự thống nhất trong hoạt động, tạo ra hiệu quả, chất lượng của hoạt động xã hội . 
Bài 2: Nội quy của nhà trường cơ quan không thể coi là pháp luật vì nó không phải do Nhà nước ban hành và việc giám sát thực hiện không phải do cơ quan giám sát Nhà nước .
D. HĐ vận dụng 
- Kể chuyện Linh từ quốc mẫu – vợ Trần Thủ Độ ngồi trên kiệu đi vào cung cấm;xin cho người họ hàng làm chức dịch địa phương.
Gv : Khái quát nội dung bài học 
- Sắm vai tình huống bài tập 3/15.
E. HĐ tìm tòi, mở rộng
Hs : học bài , làm bài tập Chuẩn bị bài mới .
6. Rút kinh nghiệm 
Phê duyệt của tổ trưởng chuyên môn
.
Ngày soạn: 17 / 9 / 2018
Ngày dạy: 8A .......8B .......8C ......./......../2018
Tiết 6 - Bài 6:
XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức : 
- Hiểu được thế nào là tình bạn .
- Kể được một số biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh .
- Đặc điểm và ý nghĩa của tình bạn trong sáng lành mạnh .
2 . Về kỹ năng :
 Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lwps, trường, xã hội..
3. Về thái độ :
Có thái độ quý trọng và có mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh. 
4. NL cần hướng tới: 
 NL tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề...tự nhận thức điều chỉnh hành vi, tự chịu trách nhiệm....
II. Chuẩn bị:
 Gv : Sgk,Stk, phiếu học tập. 
 Hs : chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
A. HĐ khởi động
- Mục tiêu:
+ HS sử dụng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để giải quyết tình huống có liên quan tới nội dung bài học.
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ : (15’)
Đề bài:
Câu 1:
Pháp luật
Kỷ luật
- là những ....................................................do .......................ban hành.
- được thực hiện bằng các biện pháp .........................................................................
- phạm vi áp dụng: .....................trong cả nước
- là những .................................................do ..........................................đề ra.
- Biện pháp thực hiện...................................
- phạm vi áp dụng: ......................................
Câu 2: 
a. Nêu vai trò của pháp luật và kỉ luật?
b. Nêu trách nhiệm học sinh?
c. Liên hệ bản thân?
Đáp án, biểu điểm:
Câu 1:(3đ)
Pháp luật
Kỷ luật
- là những quy tắc sử xự chung.
- do nhà nước ban hành.
- được thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- phạm vi áp dụng: trong cả nước
- là những quy định , quy ước.do cộng đồng ( tập thể ) đề ra.
- tự giác thực hiện.
- phạm vi áp dụng: trong tập thể, cộng đồng đó.
Câu 2: 7đ (7đ)
a. Vai trò của pháp luật và kỉ luật: 3đ 
 - Giúp cho mọi người có chuẩn mực chung dể rèn luyện và thống nhất trong hoạt động .
- Xác định trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Giúp cá nhân và xã hội phát triển theo một định hướng chung.
b. Trách nhiệm học sinh.3đ 
Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những quy định cuả nhà trường, cộng đồng, nhà nước. 
c. Hs liên hệ bản thân. 1đ 
3. Bài mới :
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1’)
 Gv : Ca dao xưa có câu :
 “Bạn bè là nghĩa tương thân 
.......Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai .”
 Bên cạnh những người thân yêu trong gia đình, thì những người bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta . Để hiểu hơn về tình cảm bạn bè mà câu ca dao trên đề cập đến, chúng ta cùng tìm hiểu bài này .
B.Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu:
+ HS hiểu được những vấn đề xảy ra trong thực tế và nội dung bài học
+ NL: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác...
+ PPDH/ KTDH: Giải quyết vấn đề, thảo luận, giao tiếp và sáng tạo...
Cách tiến hành
Hoạt động của thày- trò
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề . (7’).
 Gv : gọi hs đọc phần đặt vấn đề .
Hs : đọc .
Gv : chia hs thành 3 nhóm thảo luận các câu hỏi .
? Em biết gì về Các-Mác và Ăng ghen?
- HS: 2 lãnh tụ của giai cấp VS, viết “Tuyên ngôn của ĐCS”, sáng lập ra “Quốc tế thứ nhất”.
? Nêu những việc mà Ăng –ghen đã làm cho Mác ?
- HS: Ăng – ghen là người đồng chí trung kiên luôn sát cánh bên Mác trong sự nghiệp đấu tranh với hệ tư tưởng tư sản và truyền bá tư tưởng vô sản .
 + Người bạn thân thiết cuả gia đình Mác .
 + Ông luôn giúp đỡ Mác trong lúc khó khăn nhất.
- GV: Kể chuyện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc.doc