Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14+15, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14+15, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo, nêu được một số biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động và học tập.

- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.

2. Kỹ năng

- Biết lập kế hoạch học tập, lao động. Biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập.

- Rèn kĩ năng tư duy phê phán, phân tích, so sánh, đặt mục tiêu, quản lý thời gian.

3. Thái độ

Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động. Phê phán những hành động lười nhác trong học tập và lao động.

II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI

- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái .

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác .

+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân.

 

doc 4 trang thucuc 3683
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 14+15, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	14, 15	 Ngày soạn: 04/12/2020
Tiết 	14, 15 	 Ngày dạy: 07, 21/12/2020
BÀI 11. LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO
(Tiết 1, 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được thế nào là lao động tự giác và sáng tạo, nêu được một số biểu hiện của sự tự giác và sáng tạo trong lao động và học tập.
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo trong học tập, lao động.
2. Kỹ năng
- Biết lập kế hoạch học tập, lao động. Biết điều chỉnh, lựa chọn các biện pháp, cách thực hiện để đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn kĩ năng tư duy phê phán, phân tích, so sánh, đặt mục tiêu, quản lý thời gian.
3. Thái độ
Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động. Phê phán những hành động lười nhác trong học tập và lao động.
II. CÁC PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CẦN HƯỚNG TỚI 
- Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái ..
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác ....
+ Năng lực chuyên biệt: Hợp tác để giải quyết các vần đề của xã hội, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc làm của bản thân. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
PHƯƠNG THỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
SẢN PHẨM
MONG ĐỢI
A. Khởi động 
- Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
- Nhóm 1 + 2: Qua truyện đọc Ngôi nhà không hoàn hảo em có suy nghĩ gì về thái độ tôn kỷ luật lao động trước đó và trong quá trinh làm ngôi nhà cuối cùng của người thợ mộc? 
- Nhóm 3 + 4: Hậu quả của việc thiếu tự giác, không thường xuyên rèn luyện, thực hiện kỷ luật lao động mà người thợ mộc phải gánh chịu là gì?
à GV hướng dẫn học sinh trình bày, tranh luận, nhận xét.
- Học sinh trả lời được:
* Thái độ lao động trước đây của người thợ mộc:
+ Tận tuỵ;
+ Tự giác;
+ Thực hiện nghiêm túc quy trình kĩ thuật sản xuất;
+ Thành quả lao động hoàn hảo, ông được mọi người rất kính trọng.
* Thái độ lao động khi làm ngôi nhà cuối cùng:
+ Không dành hết tâm trí cho công việc; Bỏ qua những quy định cơ bản của kĩ thuật lao động nghề nghiệp; Làm việc với đôi bàn tay mệt mỏi, không còn khéo léo;
+ Sử dụng vật liệu cẩu thả; Mọi quy trình kĩ thuật không đảm bảo.
* Hậu quả: 
- Ông phải hổ thẹn với những việc làm của mình.
- Ông phải sống trong ngôi nhà không hoàn hảo do chính mình làm.
B. Hình thành kiến thức 
Thành quả của lao động 
? Nhiệm vụ của học sinh là học tập chứ không phải là lao động nên không cần rèn luyện ý thức tự giác lao động? Em hãy giải thích và biện luận cho quan điểm trên?
? Em nghĩ gì nếu trong lao động chỉ cần tự giác, không cần sáng tạo?
? Lao động tự giác sáng tạo được hiểu như thế nào ? 
? Tại sao cần lao động tự giác sáng tạo?
- Giáo viên: Lao động là một hoạt động có mục đích của con người. Đó là việc sử dụng công cụ tác động vào thiên nhiên làm ra của cải vật chất và tinh thần nhằm phục vụ cho nhu cầu ngày càng phát triển của con người.
? Tại sao nói lao động là điều kiện, phương tiện để con người và xã hội phát triển?
? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?
? Có mấy hình thức lao động? Đó là hình thức gì? Lấy ví dụ?
- Giáo viên lập bảng để học sinh so sánh hai hình thức lao động đó.
à Giáo viên nhận xét, kết luận.
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về lao động? 
(Với thời gian, lá dâu biến thành tấm lụa; Đường đi khó nhưng không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông; Siêng làm thì có, siêng học thì hay; Có cấy có trông, có trồng có ăn; Tay làm hàm nhai ...).
- Học sinh thảo luận nội dung bài học.
+ Nhóm 1: Hậu quả của việc lao động không tự giác, sáng tạo ?
+ Nhóm 2: Lợi ích của lao động tự giác, sáng tạo? Liên hệ việc học tập của học sinh ? 
+ Nhóm 3: Học sinh phải có kế hoạch rèn luyện lao động tự giác, sáng tạo trong những lĩnh vực nào? Cho ví dụ.
à Đại diện nhóm trả lời, học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- Liên hệ và rèn luyện kỹ năng. 
- Thái độ của chúng ta như thế nào để rèn luyện tính tự giác và sáng tạo? (biết lập kế hoạch học tập, lao động của bản thân, biết tìm tòi, đổi mới phương pháp trong học tập, lao động) 
- Nêu biện pháp rèn luyện của cá nhân?
- Biểu hiện thiếu tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động?
1. Lao động tự giác là chủ động làm việc không cần ai nhắc nhở.
2. Lao động sáng tạo là trong lao động luôn biết suy nghĩ, tìm ra cách giải quyết tốt nhất nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
3. Biểu hiện của lao động tự giác, sáng tạo
- Tự giác học bài, làm bài. 
- Suy nghĩ tìm ra nhiều cách giải bài tập, cách lập luận và giải quyết vấn đề khác nhau.
- Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
- Biết đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân, 
4. Ý nghĩa 
- Giúp ta tiếp thu kiến thức, kĩ năng ngày càng thuần thục.
- Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân.
- Chất lượng lao động, học tập sẽ được nâng cao. Thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
5. Qúy trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.
C. Luyện tập 
- Hãy nêu những ví dụ biểu hiện lao động tự giác và sáng tạo (hoặc lao động thiếu tự giác, thiếu sáng tạo) trong xã hội mà em biết.
- Những biểu hiện lao động tự giác là sáng tạo:
+ Tự giác học tập, làm bài tập.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường.
+ Có kế hoạch rèn luyện của bản thân.
+ Có suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập, lao động.
+ Nghiêm khắc sửa chữa sai lầm.
- Những biểu hiện không tự giác, thiếu sáng tạo:
+ Có lối sống tự do, cá nhân, cẩu thả.
+ Ngại khó, ngại khổ.
+ Lười suy nghĩ, gặp chăng hay chớ.
+ Thiếu trách nhiệm với bản thân xã hội, gia đình.
- Hãy nêu những tác hại của sự thiếu tự giác trong học tập?
Thiếu tự giác trong học tập sẽ đem lại kết quả học tập kém, sống ỷ lại vào bố mẹ, bản thân sẽ trỏ thành con người lười biếng, cẩu thả, tuỳ tiện. Mọi người sẽ không tôn trọng, uy tín cá nhân giảm sút.
- Hãy nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo?
Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao. Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.
Học sinh viết báo cáo.
D. Vận dụng 
- Chiếu cho học sinh xem một số hình ảnh:
Hình ảnh minh họa 
Thành công của U23 Việt Nam – Kết quả của học sinh thi các giải quốc tế năm 2017
- Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính tự giác vì đó là phẩm chất đạo đức; còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có? Em có đồng ý với quan điểm đó không ? Tại sao ?
Em không đồng ý với quan điểm đó; vì sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện trong học tập lao động và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng.
Học sinh trả lời được những nội dung: sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cũng phải từ sự rèn luyện.
E. Mở rộng 
* Ca dao tục ngữ nói về lao động tự giác và sáng tạo.
- Có khó mới có miếng ăn
 Không dưng ai dễ đem phần đến cho. 
- Nước lã mà vã nên hồ 
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Rủ nhau đi cấy đi cày 
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu 
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày vợ cấy con trâu đi cày.
- Nhờ trời mưa gió thuận hoà 
Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau 
Chim, gà, cá, lợn, cành cau
Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê. 
So sánh được lao động tự giác, sáng tạo và lao động không tự giác và sáng tạo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_1415_bai_11_lao_dong_tu.doc