Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Hồ Thị Phương - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Hồ Thị Phương - Năm học 2020-2021

Tuần 19 Ngày soạn:03/01/2021

Tiết 19 - Bài 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.

- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .

- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .

- Biết phòng ngừa cho bản thân .

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .

3. Nội dung lồng ghép:

Ví dụ để chứng minh những tác hại của các tệ nạn xã hội đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.

 

doc 30 trang Phương Dung 01/06/2022 3011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 8 - Tiết 19, Bài 13: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Hồ Thị Phương - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn:03/01/2021
Tiết 19 - Bài 13. PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI 
 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
1. Kiến thức:
- Thế nào là TNXH và tác hại của nó ; một số quy định của pháp luật nước ta về phòng , chống TNXH và ý nghĩa của nó.
- Trách nhiệm của công dân nói chung , học sinh nói riêng trong việc phòng , chống TNXH và biện pháp phòng tránh .
- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết những biểu hiện của tệ nạn xã hội .
- Biết phòng ngừa cho bản thân .
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng ,chống các TNXH ở trường và địa phương .
3. Nội dung lồng ghép:
Ví dụ để chứng minh những tác hại của các tệ nạn xã hội đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: 
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó, tự bảo vệ; kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tự tin; kiểm soát cảm xúc, kiên định.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Quan sát tranh ảnh, băng hình; Đóng vai, xử lí tình huống; Trình bày một phút
 - Thảo luận nhóm; Phân tích trường hợp điển hình, bày tỏ thái độ.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 8. Luật phòng, chống ma tuý, Bộ luật hình sự
- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội. Bài tập tình huống, phiếu học tập. 
- Băng hình, tranh ảnh
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1/Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a)/Khám phá: GV đưa ra một số số liệu , sự kiện về các tệ nạn xã hội (đánh bạc , mại dâm và đặc biệt là ma tuý)
GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước một thách thức lớn, đó là các tệ nạn xã hội, tệ nạn nguy hiểm. Nó đang làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Vậy những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào ? Tác hại của chúng đến đâu? và giải quyết ra sao ? Đó là vấn đề mà tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vấn đề này
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV yêu cầu HSKT đọc 2 tình huống trong sgk
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 
Nhóm 1 : 
1. Em có đồng tình với ý kiến của bạn An không ? Vì sao ?
2. Nếu các bạn trong lớp em cũng chơi thì em sẽ làm gì ?
GV : Nếu nhờ cô giáo can thiệp Em có sợ các bạn sẽ trả thù không ?
Nhóm 2
1. Theo em P, H và bà Tâm có vi phạm pháp luật không ? Và phạm tội gì ? ( P, H chỉ vi phạm đạo đức, đúng hay sai ? ). 
2. Họ sẽ bị xử lí như thế nào 
Nhóm 3
1. Qua hai ví dụ trên em rút ra được bài học gì ? 
2. Theo em cờ bạc , ma tuý , mại dâm có liên quan đến nhau không ? Vì sao ?
I. Đặt vấn đề : 
- Ý kiến của An là đúng . Vì lúc đầu là chơi ít rồi thành quen ham mê sẽ chơi nhiều .
- Nếu các bạn lớp em chơi thì em sẽ ngăn cản, nếu không được thì em sẽ nhờ đến cô giáo chủ nhiệm can thiệp.
- P và H vi phạm pháp luật về tội cờ bạc và nghiện hút 
- Bà Tâm vi phạm pháp luật về tội tổ chức bán ma tuý .
- Pháp luật sẽ xử lý P, H và bà Tâm theo quy định .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV yêu cầu HS nêu khái niệm: tệ nạn xã hội là gì ? 
Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với xã hội ?
Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào đối với trẻ em ? 
- Tìm hiểu nguyên nhân.
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu:
N1,2: Tìm và nêu những nguyên nhân khách quan khiến dễ sa vào TNXH?
N3,4: Tìm và nêu những nguyên nhân chủ quan khiến dễ sa vào TNXH?
- HS thảo luận, lên bảng trình bày.
- GV chốt kiến thức.
- GV chỉ ra cho HS thấy những tác hại của TNXH từ đó lồng ghép GD cho HS.
- Dựa vào sgk và hiểu biết bản thân nên biện pháp và đề xuất phương hướng rèn luyện cho bản thân?
HS trả lời. Gv chốt kiến thức.
1- Tệ nạn xã hội : 
sgk
2- Pháp luật nghiêm cấm :
sgk
3- Nguyên nhân :
* Nguyên nhân khách quan .
- Kỷ cương pháp luật chưa nghiêm ,còn nhiều tiêu cực trong xã hội.
- Kinh tế kém phát triển.
- Chính sách mở cửa trong kinh tế thị trường.
- Ảnh hưởng của văn hoá đồi truỵ.
- Cha mẹ nuông chiều, quản lý con cái không tốt, hoàn cảnh gia đình éo le.
- Bạn bè xấu rủ rê lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, khống chế.
* Nguyên nhân chủ quan .
- Lười lao động , ham chơi, đua đòi , thích ăn ngon ,mặc đẹp
- Tò mò, ưa của lạ, thích thử nghiệm, tìm cảm giác mới lạ.
- Do thiếu hiểu biết.
- Thiếu ý chí tự chủ
- Nguyên nhân chủ quan là chính
4- Biện pháp phòng tránh
 sgk
5. Phương hướng rèn luyện :
- Có lối sống giản dị, lành mạnh.
- Biết giữ mình, giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo quy định của pháp luật.
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và ở địa phương.
- Tuyên truyền, vận động mọi người tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội.
4. Luyện tập/ Thực hành: Trả lời câu hòi trong SGK
Đặt một số câu hỏi ở mức độ đơn giản cho HSKT trả lời.
* Dặn dò:
 - Học thuộc bài học
- Làm bài tập đầy đủ
- Sưu tầm tranh ảnh, số liệu vể HIV/AIDS
- Chuẩn bị bài 14 : PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS
Tuần 20 Ngày soạn:03/01/2021
Tiết 20 - Bài 14. PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV/ AIDS
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 1. Kiến thức 
- Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS ; biện pháp phòng tránh ; những quy định của pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS và nhiệm vụ của người công dân trong việc phòng chống HIV/AIDS.
- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS ; không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/ AIDS.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC: 
Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẻ đối với người nhiễm HIV/ AIDS; Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 - Hỏi chuyên gia
 - Đóng vai, xử lí tình huống
 - Thảo luận nhóm, động não.
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD 8.
 - Pháp lệnh phòng, chống HIV/ AIDS, Bộ luật hình sự
- Tình huống, các câu truyện về tệ nạn xã hội.
- Bài tập tình huống, phiếu học tập. 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1/Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
Tệ nạn xã hội là gì? Vì sao nói cờ bạc, ma tuý, mại dâm là TNXH nguy hiểm nhất?
3. Bài mới : 
a)/Khám phá: 
Như các em đã biết, HIV/AIDS đang là một đại dịch nguy hiểm trên thế giới, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS gây đau thương cho người mắc bệnh và người thân của họ, cũng như để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Pháp luật nhà nước ta có những quy định để phòng chống nhiễm HIV/AIDS. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta học bài hôm nay. Bài 14 : Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
GV gọi HSKT đọc nội dung bức thư .
HS trao đổi các câu hỏi, trả lời
Tai hoạ đã giáng xuống gia đình bạn của Mai là gì ?
 Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết anh trai bạn của Mai ?
 Cảm nhận của em vể nỗi đau mà AIDS gây ra cho bản thân và gia đình của họ ?
Giới thiệu một số thông tin ,số liệu trong nước và trên thế giới về HIV/AIDS (phần phụ lục)
I. Đặt vấn đề
-> Anh trai bạn của Mai chết vì căn bệnh AIDS 
-> Do bạn bè xấu lôi kéo tiêm chích ma tuý mà mắc AIDS.
-> Người nhiễm HIV/AIDS là nỗi đau bi quan hoảng sợ cái chết đến gần ,mặc cảm tự ti trước người thân , bạn bè. 
 - Đối với gia đình: nỗi đau mất đi người thân 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu nội dung bài học: 
- Em hiểu thế nào là HIV? AIDS?
- Theo em HIV/ AIDS lây truyền qua những con đường nào ?
- Hãy cho biết tác hại của HIV/AIDS ?
- Nêu cách phòng tránh.
GV yêu cầu HS trả lời. GV nhận xét và kết luận.	 
Kết luận : Phòng chống nhiễm HIV là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia. Nhà nước ta có những quy định về phòng chống HIV/AIDS
Vậy mỗi người cần có trách nhiệm như thế nào đối với việc phòng chống HIV / AIDS ?Học sinh chúng ta cần phải làm gì ? 
 Hãy đề xuất phương hướng rèn luyện cho bản thân.
HS trả lời. GV chốt ý.
II. Nội dung bài học : 
1. HIV là gì ? AIDS là gì ?
- HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
- AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV.
-HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới , của Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe , tính mạng con người , và tương lai nòi giống của dân tộc. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội.
* Con đường lây truyền:
- Lây qua đường máu 
- Lây từ mẹ sang con 
- Lây qua quan hệ tình dục 
* Tác hại:
- HIV/ AIDS là đại dịch của thế gíới và nhân loại 
- Nguy hiểm đến sực khoẻ, tính mạng , kinh tế .
- ảnh hưởng đến nòi giống , kinh tế , xã hội
* Cách phòng tránh:
- Tránh tiếp xúc với máu người bệnh
- Không dùng chung kim tiêm 
- Không quan hệ tình dục bừa bãi
2. Quy định của pháp luật về phòng chống HIV – AIDS.
sgk
3. Phương hướng rèn luyện : 
 - Cần phải hiểu biết đầy đủ về HIV – AIDS để chủ động phòng tránh cho mình và gia đình.
- Không phận biệt đối xử với người bị nhiễm HIV- AIDS.
- Tích cực tham gia phòng chống HIV – AIDS. Phòng chống TNXH.
Thực hành / Luyện tập: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3, 4, 7.
GV kiểm tra ghi chép của HSKT.
* Dặn dò: - Học thuộc và làm các bài tập còn lại trong SGK
- Đọc trước bài 15 : Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
VI. Phụ lục
* Việt Nam : Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trong 9 tháng đầu năm 2017, cả nước phát hiện mới 6.883 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 3.484 người, số người nhiễm HIV tử vong 1.260 người. Ước tính cả năm 2017 sẽ có khoảng 9.800 người nhiễm HIV mới được phát hiện và có khoảng 1.900 người nhiễm HIV tử vong. Trong đó: nữ chiếm 22%, nam chiếm 78%, lây truyền qua đường tình dục chiếm 58%, lây truyền qua đường máu chiếm 32%, mẹ truyền sang con chiếm 2,6%, không rõ chiếm 8%. Về phân bố theo nhóm tuổi, 40% người nhiễm HIV mới phát hiện trong năm 2017 trong độ tuổi từ 30 – 39; 30% người nhiễm trong độ tuổi từ 20 – 29; 19% người nhiễm trong nhóm tuổi từ 40 – 49; trên 50 tuổi chiếm 6%; nhóm tuổi từ 14 – 19 tuổi chiếm 3% và nhóm trẻ em từ 0 – 13 tuổi là 2%. 
* Thế giới : Cũng theo báo cáo của Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), ước tính số người nhiễm HIV trên toàn cầu vào năm 2016 có 36,7 triệu người đang sống với HIV trong đó, 34,5 là người lớn; 17,8 triệu người là nữ giới; 2,1 triệu người là trẻ em dưới 15 tuổi. trong năm 2016 ước tính toàn cầu có khoảng 1,8 triệu người mắc mới HIV và khoảng 1 triệu người tử vong do AIDS. Khu vực nhiễm HIV cao nhất là Đông và Nam phi với số người nhiễm mới HIV chiếm khoảng 43% số nhiễm mới toàn cầu (760.000 người), khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đứng thứ 2 với 13% số nhiễm mới, tương đương 270.000 người.
 Tuần 21 Ngày soạn:13/01/2021
Tiết 21 - Bài 15. PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ
VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI
I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức:
- Nắm được những quy định thông thường của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí , cháy , nổ và các chất độc hại.
- Phân biệt được tính chất nguy hiểm của các vũ khí , chất dễ cháy , dễ nổ và các chất độc hại khác.
- Có được các biện pháp phòng ngừa tai nạn; nhận biết được được các biện pháp phòng ngừa của nhà nước về phòng ngừa các tai nạn trên .
- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Có thái độ đề phòng và tích cực nhắc nhở người khác đề phòng tai nạn vũ khí , cháy, nổ và các chất độc hại .
3. Nội dung lồng ghép:
Giáo dục cho HS về bom, mìn, vật liệu cháy nổ.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : 
 Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, Kĩ năng ứng phó với sự cố nguy hiểm, Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : 
 - Sưu tầm, điều tra; Đóng vai, xử lí tình huống; Thảo luận nhóm
IV. Phương tiện dạy học : 
 - SGK, SGV GDCD 8.
 - Bộ luật hình sự; Luật phòng cháy, chữa cháy; Bài tập tình huống.
V/ Tiến trình dạy học : 
1.Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: 
a) HIV/ AIDS là gì? Lây lan qua con đường nào?
b) Nêu cách phòng tránh HIV/AIDS?
Kiểm tra bài cũ HSKT: đặt câu hỏi TN ở mức độ nhận biết.
3. Bài mới : 
a)/Khám phá: 
b)/Kết nối 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Yêu cầu HSKT đọc 1 lần 3 thông báo trên
HS đọc mục đặt vấn đề	
HS cả lớp thảo luận Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung. 
Đặt câu hỏi khai thác thông tin
Ghi nhanh ý kiến lên bảng.
GV : Lí do vì sao vẫn có người chết vì bị trúng bom mìn ? Thiệt hại đó như thế nào ?
GV : Những thiệt hại về cháy trong thời gian 1998- 2002 là như thế nào ? 
GV : Các vụ ngộ độc gây ra những thiệt hại gì ? Nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc ?
Em rút ra bài học gì cho bản thân qua các thông tin trên ? 
I. Đặt vấn đề : 
 - Chiến tranh kết thúc, những bom mìn và vật liệu chưa nổ vẫn còn ở khắp nơi, nhất là ở địa bàn ác liệt như Quảng Trị
® Bài học : 
- Hiểu được tính chất nguy hiểm của tai nạn cháy , nổ và chất độc hại 
-Phải có biện pháp phòng tránh 
-Trách nhiệm của bản thân .
* Những quy định của nhà nước .(SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề
Hãy cho biết tác hại của việc sử dụng trái phép chất cháy, nổ và các chất độc hại ? Nó có ảnh hưởng gì tới môi trường sống ?
GV lồng ghép đưa ra một số hình ảnh minh họa cho HS thấy được mức độ nguy hiểm của bom, mìn, vũ khí cháy nổ và các chất độ hại gây ra.
Chốt lại ý 1 nội dung bài học .
HS ghi vở
HS trao đổi trả lời cá nhân
HS thảo luận theo bàn, trình bày ý kiến của mình.
Vậy để hạn chế được những hậu quả do cháy nổ gây ra ? Nhà nước đã ban hành những quy định gì ?
Qua phân tích tình huống trên giúp các em hiểu được trách nhiệm của bản thân mỗi người trong việc phòng ngừa cháy nổ.
Vậy học sinh chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa cháy nổ xảy ra ? 
Chốt lại mục 3 nội dung bài học .
Yêu cầu học sinh đọc lại nội dung bài họ
II. Nội dung bài học : 
 1- Tác hại : 
- Gây tổn thất lớn về người,về của, ảnh hưởng tới cá nhân, gia đình và xã hội, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.
2- Các quy định của nhà nước .
sgk
3- Phương hướng rèn luyện : 
- Tự giác tìm hiểu thực hiện và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại.
- Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
4. Thực hành / Luyện tập 
GV cho học sinh xử lý tình huống (Đóng vai)
- TH1: Đ và T tình cờ nhặt đựơc quả bom bi bên lề đường , Đ hoảng sợ rủ T bỏ chạy đi chỗ khác. T không chạy mà còn nói “chúng mình mang về đập lấy thuốc nổ bán lấy tiền” Đ can ngăn nhưng T không nghe .
* Dặn dò : 
- Học thuộc bài và làm các bài tập còn lại. Xem trước bài 16.
Tuần 22 Ngày soạn:13/01/2021
CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
(4 tiết)
I. Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung quyền sở hữu , biết những tài sản thuộc tài sản sở hữu của công dân.
- Hiểu được tài sản nhà nước là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn dân , do nhà nước chịu trách nhiệm quản lý.
- Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo
 - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết cách bảo vệ quyền sở hữu.	
- Hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước , lợi ích công cộng .
- Phân biệt đựoc những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
- Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo.
3. Nội dung lồng ghép: Đưa ra các ví dụ để chứng minh trong từng bài.
II. Các kỹ năng sống cơ bản cần được giáo dục : 
Kĩ năng phân tích so sánh hành vi, kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng tư duy sáng tạo.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng : 
- Hỏi chuyên gia
- Thảo luận nhóm.
- Phân tích tình huống.
IV. Phương tiện dạy học : 
- SGK, SGV GDCD 8.
- Bộ luật hình sự; Bộ luật Dân sự; Hiến pháp năm 1992
- Những câu ca dao, tục ngữ nói về tính thật thà, trung thực trong cuộc sống.
- Bài tập tình huống, phiếu học tập. 
V/ Tiến trình dạy học : 
CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
(Tiết thứ nhất)
Tiết 22 - Bài 16. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ
TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC
1/Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Nêu tác hại của bom, mìn, vũ khí cháy nổ và các chất độc hại gây ra?
3. Bài mới: 
a)/Khám phá: GV: Cầm sách GDCD 8 trên tay và nói: “Cuốn sách này của tôi”.
	 Cô đã khẳng định điều gì với cuốn sách?
GV: Cầm bút của HS A và nói: “Cái bút này của ai?”
	HS A: “Cái bút này của em”.
GV: HS A khẳng định điều gì với cây bút?
HS: GV, HS A là chủ sở hữu của cây bút, quyển sách.
GV: Để hiểu thêm về sở hữu, chúng ta học bài hôm nay : Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Yêu cầu HSKT đọc mục đặt vấn đề
Chia lớp thành 3 nhóm và tổ chức cho học sinh thảo luận các tình huống trong SGK 
GV giao câu hỏi cho từng nhóm
HS thảo luận nhóm, cử thư ký ghi chép. Đại diện trả lời, nhận xét, bổ sung
I. Đặt vấn đề : 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Qua phần tìm hiểu mục đặt vấn đề các em đã hiểu được quyền sở hữu của công dân.
Vậy em hãy cho biết thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân ?
Quyền sở hữu tài sản của công dân gồm những quyền gì ?Nội dung của các quyền đó như thế nào ?
Công dân có những quyền sở hữu nào ? cho ví dụ.
HS đọc bài học 1
Chốt lại nội dung bài học 1 ( SGK-45), yêu cầu HS đọc 
Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân bằng pháp luật
Đối với những tài sản của người khác cần tôn trọng như thế nào.
Chốt lại : Bên cạnh quyền sở hữu , chúng ta cần phải biết tôn trọng tài sản của người khác và nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu .
Theo em nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác thể hiện đức tính gì ? -> Thể hiện phẩm chất thật thà, trung thực , liêm khiết ...
(HS liên hệ với những phẩm chất đạo đức đã học)
GV đưa ra một vài ví dụ thực tế chứng minh cho HS.
II. Nội dung bài học :
1. Quyền sở hữu tài sản của công dân :
® Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân( chủ sở hữu) đối với tài sản thuộc sở hữu của mình.
* Quyền sở hữu tài sản bao gồm :
- Quyền chiếm hữu: Trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.
- Quyền sử dụng: Khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.
- Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản: Mua, bán, tặng, cho, vứt bỏ, phá huỷ, để lại thừa kế.....
* Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt. 
2. Công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác.
sgk
3. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân.
Sgk
4. Thực hành / Luyện tập 
1- Bài tập 1.(SGK- 46)
HS trả lời cá nhân.
+ Em sẽ làm động tác để người đó biết mình đang bị mất cắp, sau đó em sẽ khuyên bạn .
+ Vì tài sản đó do lao động vất vả họ mới có được , làm như vậy là không thật thà , là xấu, bị pháp luật xử lý .
2-Bài tập 5 (SGK- 47).
HS làm bài tập, trả lời, nhận xét, bổ sung
HSKT ghi chép bài đầy đủ.
* Dặn dò : 
- Học bài và làm bài tập
- Tìm hiểu quy đinh của pháp luật 
- Xem trước bài 17
Tuần 24 Ngày soạn:15/2/2020
CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
(Tiết thứ 2)
Tiết 23 - Bài 17 . NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG
1 Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra 15p. HSKT: làm đề TN 10 câu.
3. Bài mới: 
a)/Khám phá: 
Ở tiết trước các em đã tìm hiểu về quyền sở hữu tai sản công dân bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Ngoài những quyền đó ra công dân còn phải có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng . Để hiểu được vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 17 : Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Yêu cầu HSKT đọc tình huống SGK
Tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi 
HS thảo luận theo bàn , trình bày ý kiến.
Em hãy cho biết ý kiến của các bạn và ý kiến của Lan và giải thích đúng hay sai ? 
Ở vào trường hợp của Lan , em sẽ xử sự như thế nào ? Qua tình huống trên , em rút ra được bài học gì ? 
Vậy tài sản nhà nước là gì ? Trách nhiệm của chúng ta ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. 
I. Đặt vấn đề : 
® Ý kiến của Lan là đúng vì rừng là tài sản quốc gia Nhà nước giao cho Kiểm lâm và các UBND quản lý .
® Em sẽ báo cho cơ quan có thầm quyền can thiệp 
® Bài học: Phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
GV đàm thoại cùng học sinh tìm hiểu khái niệm tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng. :
Tài sản nhà nước bao gồm những loại nào ? Thuộc quyền sở hữu của ai ?
Nhấn mạnh : Tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển, đất đai, sông suối đều là tài sản của nhà nước. Công dân phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ.
Nhà nước khai thác các tài sản đó để phục vụ cho ai ?
Những tài sản khai thác để phục vụ nhân dân được gọi là gì ?
Vậy theo em thế nào là lợi ích công cộng
Chốt lại – Yêu cầu HSKT đọc
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung sgk nêu nghĩa vụ của công dân? Trách nhiệm của nhà nước? Đề xuất phương hướng rèn luyện?
- HS trả lời. GV chốt ý và chuẩn kiến thức
II. Nội dung bài học : 
1.Khái niệm
a. Tài sản nhà nước 
 sgk
b. Lợi ích công cộng :
sgk
c. Ý nghĩa : 
- Là cơ sở vật chất để xây dựng và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. 
2- Nghĩa vụ của công dân.
sgk
3- Trách nhiệm của Nhà nước.
sgk
4. Phương hướng rèn luyện 
- Giữ gìn vệ sinh chung
- Tiết kiệm điện nước
- Đấu tranh với những hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại TNTN.
4. Thực hành / Luyện tập
Bài tập 1. (SGK)
HS : Suy nghĩ, trả lời cá nhân
Cả lớp thảo luận
Đáp án : Hùng và các bạn nam lớp 8 không biết bảo vệ tài sản của trường , không nhận sai lầm để đền bù cho nhà trường .
Bài tập 2. (SGK)
HS cử đại diện ghi nhanh đáp án lên bảng
VD: * Tục ngữ
+ Của vào nhà quan như than vào lò
+ Ham lợi trước mắt, quen họa sau lưng.
+ Tham lợi nhỏ, mất việc lớn.
+ Chưa học làm đã lo ăn bớt.
 * Ca dao
Trống chùa ai vỗ thì thùng
Của chung ai khéo vẫy vùng nên riêng
- GV kiểm tra ghi chép của HSKT
Dặn dò: 
- Học bài 
- Làm các bài tập còn lại 
- Tìm những câu ca dao , tục ngữ có liên quan đến nội dung bài học 
 - Xem trước bài 18 : Quyền khiếu nại , tố cáo của công dân
Tuần 25 Ngày soạn:15/02/2020
CHỦ ĐỀ: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
( Tiết thứ 3 )
Tiết 24- BÀI 18. QUYỀN KHIẾU NẠI , TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
1.Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Bản thân em đã thực hiện những quy định của nhà nước như thế nào ? 
3. Bài mới: 
a)/Khám phá: GV : Đưa ra tình huống và dẫn dắt HS vào bài
 Vợ chồng chị T và chị M sống cùng thôn với gia đình Hạnh. T lười lao động , suốt ngày uống rượu . Cứ mỗi lần say rượu T lại đánh đập vợ con. Nhiều lần gia đình chị M phải đưa chị đi cấp cứu tại bệnh viện tỉnh. Gia đình, họ hàng , làng xóm khuyên ngănT không được . Hạnh rất bất bình và thắc mắc. Tại sao chính quyền địa phương không có biện pháp với T để bảo vệ chị H. Để hiểu và giải đáp được thắc mắc của Hạnh cũng như các em, chúng ta cùng học bài hôm nay.
b)/Kết nối
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Tìm hiểu tình huống mục đặt vấn đề
Tổ chức cho HSKT đọc 3 tình huống.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
Nhóm 1: Nghi ngờ người có buôn bán và sử dụng ma tuý, em sẽ xử lí như thế nào?
- Nếu nghi ngờ việc có người buôn bán và tiêm chích ma túy thì em có thể báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo pháp luật.
Nhóm 2: Phát hiện người lấy cắp xe đạp của bạn, em sẽ xử lí như thế nào?
- Em sẽ báo GV nhà trường hoặc cơ quan nơi em ở về hành vi lấy cắp xe của bạn, để nhà trường hoặc cơ quan công an sẽ xử lí theo pháp luật.
Nhóm 3: Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
- Anh H kiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do bị đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Trong 3 tình huống trên tình huống nào thực hiện quyền khiếu nại, tình huống nào thực hiện quyền tố cáo ?
Kết luận, ghi bảng.
Qua ba tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì ? 
I. Đặt vấn đề :
- Tình huống 1 và 2 thực hiện quyền tố cáo
- Tình huống 3 thực hiện quyền khiếu nại.
 Bài học: 
 - Khi biết được các tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại và tố cáo để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội .
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Quyền khiếu nại là gì ? Khi nào thì khiếu nại ? Cho ví dụ ? 
Chốt lại, kết luận , rút ra bài học 1
Yêu cầu HS đọc nội dung bài học 1 ( SGK- 50 )
Cho HS xử lý tình huống bài tập 1 ( SGK – 52 )
Treo bảng phụ 
Nhận xét, kết luận
 Khi thấy những hành vi xấu chúng ta phải có trách nhiệm báo cáo với cơ quan pháp luật để kịp thời ngăn chặn.
Qua phần tìm hiểu tình huống trên em hiểu:
Quyền tố cáo là gì ? Khi nào thì tố cáo ? lấy ví dụ ?
Kết luận, chốt lại nội dung bài học 2
Yêu cầu HS đọc bài học 2 (SGK- 50 )
Cho học sinh làm bài tập 4 SGK 
Nhận xét sự giống và khác nhau về quyền khiếu nại và quyền tố cáo .
Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào ?
Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết Nhà nước và công dân phải có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
Kết luận , chốt lại bài học 4, Yêu cầu HS đọc
Ngoài Hiến pháp 1992 , Quốc hội còn ban hành luật gì? Có hiệu lực từ bao giờ ? Có nội dung gì?
II. Nội dung bài học :
1- Quyền khiếu nại 
2-Quyền tố cáo 
* Điểm giống nhau
-Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp 
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân 
- Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
* Điểm khác nhau:
- Khiếu nại :Là người trực tiếp bị hại
- Tố cáo :Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước , tổ chức , cơ quan và công dân
Hình thức : Trực tiếp hoặc gián tiếp 
3- Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. 
sgk
4- Trách nhiệm của nhà nước và công dân
 * Trách nhiệm của công dân.
- Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung ,quyền khiếu nại tố cáo nói riêng.
- Người có thẩm quyền giải quyết phải trung thực , khách quan, thận trọng.
- Người khiếu nại , tố cáo không được vu khống, vu cáo làm hại người khác.
* Trách nhiệm của học sinh : .
 - Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung, luật khiếu nại ,tố cáo nói riêng.
4. Thực hành / Luyện tập
Làm các bài tập trong SGK. 
DẶN DÒ: Học thuộc bài. Làm các bài tập còn lại. Xem lại bài chuẩn bị cho tiết ôn tập.
Tuần 26 Ngày soạn: 20/2/2020
 Tiết 25: ÔN TẬP
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này HS có khả năng:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Xử lí được các bài tập tình huống có liên quan.
- HSKT: nắm được nội dung kiến thức ở mức độ đơn giản, xử lí được một số tình huống đơn giản.
II.CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
-Làm việc cá nhân; hoạt động nhóm; động não.
III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK.
-Một số bài tập tình huống sưu tầm.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ (Trong quá trình ôn tập)
Bài mới.
Hướng dẫn HS ôn tập theo nội dung đính kèm
Dặn dò : Ôn tập các nội dung chuẩn bị kiểm tra một tiết .
Tuần 27 Ngày soạn:20/02/2020 
Tiết 26 - KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức :
- Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh đối với những đơn vị kiến thức được học . Kiểm tra , đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức vào việc xử lý tình huống liên quan đến các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua thái độ , hành vi của học sinh qua bài kiểm tra 
 2. Kỹ năng :
- Phân loại được đối tượng học sinh , từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể và thiết thực trong quá trình dạy học đối với từng đối tượng học sinh 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
+ Giáo viên: - Ma trận. Đề kiểm tra (đính kèm).
Đáp án , biểu điểm
+ Học sinh: Học thuộc các nội dung đã ôn tập 
III. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
 Kiểm tra trên giấy ( Tự luận.)
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
Ổn định: Điểm diện học sinh.
Kiểm tra: - Phát đề: 1đề/ học sinh.
 - HSKT: làm đề trắc nghiệm gồm 20 câu.
 - GV quan sát tình hình làm bài của học sinh.
 - GV nhắc nhở HS đọc kĩ đề bài trước khi làm.
 3. Củng cố: Thu bài.
Dặn dò:
Chuẩn bị bài mới: bài 19 – QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Tuần 28 Ngày soạn:28/02/2020
Tiết 27 - BÀI 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức: 
- Nêu được thế nào là Quyền tự do ngôn luận.
- Nêu được những qui định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
- HSKT: nắm nội dung bài ở mức độ đơn giản.
2. Về kỹ năng:
- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để làm việc xấu.
- Tham gia thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
3. Nội dung lồng ghép: Đưa ra các ví dụ để chứng minh.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI 
- Kỹ năng tư duy phê phán
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kỹ năng tư duy sáng tạo.
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Xử lí tình huống; Giải quyết vấn đề; Thảo luận nhóm; Đóng vai
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
	- SGK, SGV GDCD 8.
	- Các bài báo, đoạn phim, tranh ảnh về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng quyền tự do ngôn luận và lợi dụng quyền tự do ngôn luận để phục vụ mục đích xấu.
	- Bài tập tình huống 
	- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
 - Luật báo chí, Hiến pháp 1992.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
3/Bài mới:
a)/Khám phá: 
Điều 69 Hiến pháp 1992 quy định : “Công dân có quyền tự do ngôn luận , tự do bá

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_8_tiet_19_bai_13_phong_chong_t.doc