Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

CHƯƠNG IV : HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

A. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG

Tiết 55 §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.

- Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.

- Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.

2. Kỹ năng

- Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.

- Đọc tên các mặt của hình hộp chữ nhật, chỉ ra được các cạnh bằng nhau.

3. Thái độ: Cẩn thận trong quá trình vẽ hình

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.

 

docx 19 trang Phương Dung 01/06/2022 2850
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương IV: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 10/04/2021 ngày dạy 12/04/2021
CHƯƠNG IV : HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
Tiết 55 §1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I . MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
Nắm được (trực quan) các yếu tố của hình hộp chữ nhật.
Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
Làm quen với các khái niệm điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách kí hiệu.
2. Kỹ năng
Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật.
Đọc tên các mặt của hình hộp chữ nhật, chỉ ra được các cạnh bằng nhau.
3. Thái độ: Cẩn thận trong quá trình vẽ hình
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.
II . CHUẨN BỊ 
1.HS: Học lý thuyết và nghiên cứu bài trước.
2.GV: Bảng phụ vẽ hình 69 SGK có ghi đề và đáp án các BT .Dụng cụ : Mô hình hình lập phương, hình hộp chữ nhật, thước đo đoạn thẳng có vạch chia đến mm và bìa cắt sẵn như hình 74b SGK
3. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, nhóm, luyện tập
 III . TIÊN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Nắm được các nội dung cơ bản của chương
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Tìm hiểu các bài trong chương
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Giới thiệu một số hình vẽ không gian
và nội dung của chương
Hs: Tìm hiểu các hình vẽ và bài học của chương
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 : 1. Hình hộp chữ nhật
1. Mục tiêu: Biết vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương, kể tên các mặt, 
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Vẽ hình hộp chữ nhật, biết các cạnh, các mặt
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
- GV đưa hình hộp chữ nhật và trên hình vẽ 69 SGK, giới thiệu cho HS khái niệm hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh, mặt, cạnh ?
-Ví dụ về một hình hộp chữ nhật mà ta thường gặp trong đời sống hằng ngày ?
-Chỉ ra đỉnh, cạnh mặt của hình lập phương ?
-HS quan sát mô hình và hình vẽ. Sau đó trả lời các câu hỏi của GV.
-Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 6 mặt (là hình chữ nhật) và 12 cạnh.
-Vài HS nêu ví dụ về hình hộp chữ nhật, hình hộp lập phương có trong thực tế hàng ngày.
-HS chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt của hình hộp lập phương trên hình vẽ và trên mô hình.
1. Hình hộp chữ nhật
Hhộp chữ nhật H lập phương
-Hình hộp chữ nhật có 8 đỉnh, 6 mặt (là hình chữ nhật) và 12 cạnh.
-Các mặt ABCD và A’B’C’D’ là hai mặt đáy; các mặt còn lại là các mặt bên của hình hộp chữ nhật.
-Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông.
Hoạt động 2.2 : 2. Mặt phẳng và đường thẳng
1. Mục tiêu: Biết các mặt phẳng, các cạnh hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Kể tên các đường thẳng trong mặt phẳng
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV: Hướng dẫn học sinh vẽ hình hộp
Hs: Chú ý qua sát vẽ hình
GV: Giới thiệu các đỉnh, các mặt của hình hộp chữ nhật
GV: Giới thiệu Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
GV: cho học sinh lên bảng chỉ ra các đỉnh, các mặt , các cạnh của mô hình hộp chữ nhật
Hs: lần lượt lên bảng
2. Mặt phẳng và đường thẳng
-Các đỉnh A, B, C, là các điểm.
- Các cạnh AB, BC, CD là các đoạn thẳng.
-Mỗi mặt phẳng ABCD, A’B’C’D’ là một phần của mặt phẳng.
- Đường thẳng qua hai điểm A, B của mặt phẳng (ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó.
Hoạt động 3: Luyện tập 
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra các cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài tập 1 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV: Yêu cầu các học sinh lên bảng
Hs1: AB = MN = QP = DC
Hs2: BC = AD = MQ = NP
Hs3: AM = BN = CP = DQ
Bài 1
AB = MN = QP = DC
BC = AD = MQ = NP
AM = BN = CP = DQ
Hoạt động 4 : VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: Xác định được các yếu tố của hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài tập 2
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV: đưa hình vẽ 
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (5 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 2
a) BB1C1C là hình chữ nhật có O là trung điểm của CB1 nên O là trung điểm của BC1.
b) KÎ CD thì KÏ BB1. 
IV: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Xem lại lý thuyết của bài và làm bài tập 2; 4 tr.96; 97 SGK.
V: RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 56 §2. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT (tiếp theo).
 Trả và rút kinh nghiệm chương III
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức
 Từ mô hình trực quan của hình hộp chữ nhật: 
GV giúp HS nắm được dấu hiệu hai đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Củng cố lại vững chắc công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
2. Kỹ năng
Rèn kỹ năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, bước đầu nhận biết hai mặt phẳng song song.
3. Thái độ
- Rèn luyện thêm thao tác so sánh, tương tự của tư duy qua việc so sánh sự song song của hai đường thẳng, giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa hai mặt phẳng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.
II. CHUẨN BỊ : 
1.GV: Bảng phụ vẽ hình 69 SGK có ghi đề và đáp án các BT - Phiếu học tập 
Dụng cụ : Mô hình hình hộp chữ nhật, 
2.HS: Xem lại kiến thức cũ về công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật (lớp 5). Nghiên cứu bài trước.
3. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, nhóm, luyện tập
III, TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm của hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Trả lời các câu hỏi
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
-Hãy kể tên các đỉnh, các cạnh, các mặt của hình hộp. 
-BB’và AA’có cùng nằm trong một mặt phẳng không ?
-BB’và AA’có điểm chung hay không ?
Hs : Trả lời miệng
GV : Cùng HS nhận xét và sửa sai nế có
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2. 1: Hai đường thẳng song song trong không gian
1. Mục tiêu: biết hai đường thẳng song song trong không gian
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: chỉ ra các đường thằng song song, dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, hai đường thẳng chéo nhau
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
GV : yêu cầu hS quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’ 
GV: AB có song song với A’B’ không? Vì sao?
Hs: trả lời AB // A’B’ vì tứ giác ABB’A’ là HCN
GV: BB’ và AA’ có điểm chung không? 
Hs: Trả lời
GV: Hai đường thẳng AA’và BB’là hai đường thẳng song song. 
Vậy thế nào là hai đường thẳng song song trong không gian?
HS : Hai đường thẳng song song trong không gian là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
GV : Hãy chỉ ra các cặp đường thẳng song song ? ( hình 76)
HS : AA’ // DD’, BC // AD, CC’ // DD
GV : Có nhận xét gì về hai đường thẳng D’C’ và CC’? Hai đường thẳng đó thuộc mặt phẳng nào ? 
HS : Hai đường thẳng D’C’ và CC’ là hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng đó cùng thuộc mặt phẳng CC’D’D.
GV : Hai đường thẳng AD và D’C’
có cắt nhau, có song song ?
A
A’
D’
C’
C
B
B’
D
a
b
HS : Hai đường thẳng AD 
và D’C’ không cắt nhau, 
không song song với nhau,
vì không cùng thuộc một 
mặt phẳng.
GV giới thiệu AD và D’C’là hai đường thẳng chéo nhau.
Vậy với hai đường thẳng a, b phân biệt trong không gian có thể xảy ra những vị trí tương đối nào ?
HS : Với hai đường thẳng a, b phân biệt thì 
a // b hoặc a cắt b hoặc a và b chéo nhau.
GV lưu ý :
Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau.
Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng thì chéo nhau.
Hai đường thẳng song song trong không gian.
?1 SGK 
* Hai đường thẳng song song trong không gian là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng và không có điểm chung.
* Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.
Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng thì hoặc cắt nhau hoặc song song với nhau.
Hai đường thẳng không cắt nhau và không cùng nằm trong một mặt phẳng thì chéo nhau.
Hoạt động 2.2 Đường thẳng song song với mặt phẳng. Hai mặt phẳng song song
1. Mục tiêu: Biết khái niệm hai đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song,
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: chỉ ra được hai đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song trong hình vẽ
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV nêu VD thực tế về một đg thẳng song song với một mặt phẳng.
- GV nêu VD thực tế về hai mặt phẳng song song.
?2 SGK
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (2 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
+ GV giới thiệu khái niệm một đường thẳng song song với một mặt phẳng.
Bài tập ?3 (SGK) 
( Chỉ nêu 4 trường hợp, có lập luận lí do song song).
GV: giới thiệu dấu hiệu nhận biết hai mặt phẳng song song bằng mô hình:
* AB và AD cắt nhau tại A và chúng chứa trong mặt phẳng ABCD .
* AB//A’B’ và AD//A’D’. Nghĩa là AB, AD quan hệ với mặt phẳng A’B’C’D’ như thế nào?
* A’B’ và A’D’ cắt nhau tại A’ và chúng chứa trong mặt phẳng A’B’C’D’. Thì ta nói rằng mặt phẳng ABCD song song với mặt phẳng A’B’C’D’. Kí hiệu mp(ABCD)// mp(A’B’C’D’)
2. Đường thẳng song song với mặt phẳng . Hai mặt phẳng song song
 ?2. SGK 
?3 (SGK)
* Đường thẳng song song với mặt phẳng 
BC//mp(A’B’C’D’)
Nhận xét : SGK
* Hai mặt phẳng song song:
 mp(ABCD) //mp(A’B’C’D’)
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra hai đường thẳng song song trong hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài tập 5 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Bài 5
GV: Yêu cầu HS dùng phấn màu tô đậm những cạnh song song và bằng nhau.
GV: Yêu cầu học sinh làm song trả lời miệng
GV: Cho học sinh nhận xét bài lẫn nhau
Bài 5 SGK
C
C’
B
C
C’
B’
D
D’
A’
A
D
D’
A’
A
B
B’
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra hai đường thẳng song song trong hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài tập 5 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Bài 6
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (3 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 6
* A1A , B1B , D1D // C1C.
* B1C1 , B1B , AD // A1D1.
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng
1. Mục tiêu: Biết tìm ra các đường thẳng song song
*2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài tập 9 SGK
*3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
GV: Nêu hình vẽ và yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân
Hs: Làm được lên bảng 
Hs: Các cạnh khác song song với (EFGH) là BC, AD và CD.
GV: Yêu cầu các học sinh làm được câu b,c lần lượt lên bảng
Hs: lên bảng
Gv: cùng HS nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 9
a) Các cạnh khác song song với (EFGH) là BC, AD và CD.
b) CD // (ABFE), CD // (EFGH).
c) AH // (BCGF).
Hoạt động 6 : Nhận xét và rút kinh nghiệm bài kiểm tra chương III
IV: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 
 - Học bài và làm bài tập 7, 8 SGK tr.100.
- Xem trước nội dung §3 .
V. RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 57 §3. THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Dựa vào mô hình cụ thể, giúp HS nắm khái niệm và dấu hiệu nhận biết một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳmg song song. Nắm lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật (đã biết ở tiểu học)
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng thực hành tính thể tích hình hộp chữ nhật, bước đầu nắm được chắc chắn phương pháp chứng minh một đường thẳng vuông góc với một mặt phẳng, hai mặt phẳng song song.
3. Thái độ
Vẽ hình cẩn thận, tính toán chính xác, tích cực hợp tác
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Chuẩn bị mô hình hình hộp chữ nhật và bộ thiết bị dạy chương IV.
2.HS: Ôn lại bài cũ, xem lại công thức tính diện tích hình hộp chữ nhật, diện tích toàn phần đã biết ở tiểu học.
3. Phương pháp: Đặt và giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, nhóm, luyện tập
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Chỉ ra và chứng minh được đường thẳng song song vơi mặt phẳng, hai mặt phẳng song song
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: làm bài tập 9 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bài 9 tr.100Trên mô hình hay trên hình vẽ của một hình hộp chữ nhật, hãy chỉ ra và chứng minh được 
a/ Một cạnh của hình hộp chữ nhật song song với một mặt phẳng? 
b/ Hai mặt phẳng song song
GV: Yêu cầu hai học sinh lên bảng
GV: Cùng hS nhận xét và sửa sai nếu có
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2. 1: Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
Hai mặt phẳng vuông góc:
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra được đường thẳng vuông góc mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: 
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV đưa hình vẽ, HS làm bài .?1. SGK
A
B
C
D
A’
B’
C’
D’
GV: yêu cầu HS trả lời miệng
HS: 
AA’^ AD vì AA’D’D là hình chữ nhật.
AA’^ AB vì AA’B’B là hình chữ nhật.
GV : Cho biết vị trí tương đối của hai mặt phẳng này ?
Hai đường thẳng trên nằm trong mặt phẳng nào ?
HS : AB và AD là hai đường thẳng cắt nhau và cùng nằm trong mặt phẳng (ABCD).
GV : Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AB và AD của mặt phẳng (ABCD) ta 
nói đường thẳng AA’ vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Ký hiệu : AA’^ mp (ABCD).
GV : Trở lại phần trên :
Có AA’^ mp (ABCD), AA’Ì mp (AA’B’B) 
ta nói mp (AA’B’B) ^ mp (ABCD).
Vậy khi nào thì hai mặt phẳng vuông góc với nhau ?
HS : Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.
.?2.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (3 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc.
a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng.
A
B
C
D
A’
B’
C’
D’
? 1SGK
AA’^ AB, AA’^ AD 
AB cắt AD
AB, AD Ì mp (ABCD)
Þ AA’^ mp (ABCD).
b) Hai mặt phẳng vuông góc.
Khi một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau.
AA’^ mp (ABCD)
AA’Ì mp (AA’B’B) 
Þ mp (AA’B’B) ^ mp (ABCD).
.?2.
Các đường thẳng vuông góc với mp(ABCD) :
BB’, CC’, DD’.
Giải thích : BB’^ mp (ABCD).
BB’ ^ AB (vì AA’B’B là hình chữ nhật)
BB’ ^ BC (vì BB’C’C là hình chữ nhật)
AB cắt BC, AB và BC Ì mp(ABCD)
Þ BB’^ mp(ABCD).
Hoạt động 2. 2. Thể tích hình hộp chữ nhật
1. Mục tiêu: Biết công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Nắm chắc công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
GV : a, b, c là ba kích thước của hình chữ nhật, vậy ba kích thước của hình chữ nhật là gì ?
HS : Ba kích thước của hình chữ nhật là chiều dài, chiều rộng, chiều cao.
GV : Thể tích hình hộp chữ nhật được tính như thế nào? 
HS : Thể tích hình hộp chữ nhật bằng chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
GV : Thể tích hình hộp chữ nhật bằng diện tích đáy nhân với chiều cao tương ứng.
GV: Thể tích hình lập phương được tính như thế nào ?
HS : Thể tích hình lập phương bằng lập phương độ dài của cạnh : V = a3
GV: giới thiệu VD SGK
Hs: quan sát theo dõi
Thể tích của hình hộp chữ nhật.
V = a.b.c
(a, b, c là các kích thước)
* Thể tích hình lập phương cạnh a :
V = a3
Ví dụ : SGK
Hoạt động 3: Luyện tập 
1. Mục tiêu: Tính được các kích thước, diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài 13 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Bài 13 SGK
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (3 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 13
V = MN. MQ. DQ
 Điền số thích hợp vào ô trống 
Dài
22
18
15
20
Rộng
14
5
11
13
Cao
5
6
8
8
Sđáy
308
90
165
260
V
1540
540
1320
2080
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải bài toán thực tế
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài 14 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Bài tập 14 SGK
GV: Tính thể tích nước đỗ vào như thế nào? 
HS: Thể tích nước đổ vào:
120.20 = 2400 (lít) = 2,4(m3)
GV: yêu cầu học sinhle6n tính dung tích
Hs: Dung tích bể 
2400 + 60.20 = 3600(lít)
GV: yêu cầu học sinh lên bảng tính chiều cao của bể
Hs: Chiều cao bể:
3600 :( 20.15) = 12(dm) = 1,2m
Bài tập 14 SGK
a/ Thể tích nước đổ vào:
120.20 = 2400 (lít) = 2,4(m3)
Chiều rộng bể nước:
2,4: (0,8.2) = 1,5( m)
Dung tích bể 
2400 + 60.20 = 3600(lít)
b/ Chiều cao bể:
3600 :( 20.15) = 12(dm) = 1,2m
IV: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Làm bài tập 11, 12, tr.104, 105 SGK.
+ Tiết sau luyện tập
V: RÚT KINH NGHIỆM
Tiết 58 LUYỆN TẬP §1, §2, §3 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững đường thẳng song song với mặt phẳng, vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc.
2. Kỹ năng
- Rèn khả năng nhận biết đường thẳng song song với mặt phẳng, vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song, hai mặt phẳng vuông góc.
- Củng cố công thức tính diện tích, thể tích, đường chéo trong hình hộp chữ nhật, vận dụng vào bài toán thực tế.
- Trả và rút kinh nghiệm bài kiểm tra chương III.
3. Thái độ
- Giáo dục cho HS tính cẩn thận, chính xác, trung thực tự giác trong khi làm bài kiểm tra. 
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán.
CHUẨN BỊ
1. GV : Giáo án, bảng phụ ghi sẵn bài tập. Thước thẳng, phấn màu, bút dạ.
2. HS : Học và làm bài, thước thẳng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Học sinhchỉ ra được đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: làm bài 10a
 3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Các hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: nêu bài toán
Đường thẳng BF vuông góc với mặt phẳng nào?
Hs: BF ^ mp (ABCD), 
BF ^ mp (EFGH)
Bài 10a/SGK
 BF ^ mp (ABCD), 
BF ^ mp (EFGH)
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra các đường thẳng song song với mặt phẳng, hai đường thẳng song song.
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài 17 SGK
 3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Các hoạt động của GV và HS
Bài 17
GV đưa đề bài và hình vẽ..
C
B
D
H
 A
 E
 G
F
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (3 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Nhóm 1,2,3 làm câu a
Nhóm 4,5,6 làm câu b
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Nội dung
C
B
D
H
 A
 E
 G
F
Bài 17
a) Các đường thẳng AB, BC, CD, AD song song với mp(EFGH).
b) AB // mp(EFGH), AB // mp(CDGH).
c) AD // EH, AD // BC, AD // FG.
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Vận dụng công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật vào giải bài toán thực tế
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài 14 SGK
 3. Cách thức tiến hành hoạt động
Bài 14
GV : Thể tích nước đổ vào lúc đầu bao nhiêu ?
HS : 20 .120 = 2400 (lít)
GV : Mự c nước dâng lên 0,8 m. Để tính chiều rộng của bể ta làm như thế nào ?
HS : - Tính diện tích đáy. 
- Chiều rộng = Diện tích đáy : Chiều dài
GV : Đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể. Vậy thể tích bể là bao nhiêu ? Tính chiều cao của bể ?
HS : Thể tích của bể bằng thể tích của 180 thùng nước. 
Chiều cao = Thể tích : Diện tích đáy
1 HS lên bảng giải bài.
Bài 14
a) Thể tích nước đổ vào bể lúc đầu là : 20 .120 = 2400 (lít) 
 = 2400 (dm3) = 2,4 (m3)
Diện tích đáy bể : 2,4 : 0,8 = 3 (m2)
Chiều rộng của bể : 3 : 2 = 1,5 (m)
b) Thể tích của bể :
 20.(120 + 60) = 20.180 = 3600 (lít) 
 = 3600 (dm3) = 3,6 (m3)
Chiều cao của bể : 3,6 : 3 = 1,2 (m)
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng 
1. Mục tiêu: vận dụng linh hoạt các kiến thức để tính toán các kích thước của hình hộp chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: làm bài 11a SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động
Bài 11
GV đưa đề bài.
HS đọc đề bài.
GV: 2HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một câu
Hs1: Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật lần lượt là a, b, c (cm), 
a, b, c > 0.
V = a.b.c = 3k. 4k. 5k = 480
60 = 480 Þ = 8 Þ k = 2.
Vậy : a = 3. 2 = 6 (cm)
b = 4. 2 = 8 (cm), c = 5. 2 = 10 (cm)
Bài 11
a) Gọi ba kích thước của hình hộp chữ nhật lần lượt là a, b, c (cm), 
a, b, c > 0.
V = a.b.c = 3k. 4k. 5k = 480
60 = 480 Þ = 8 Þ k = 2.
Vậy : a = 3. 2 = 6 (cm)
b = 4. 2 = 8 (cm), c = 5. 2 = 10 (cm)
IV: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nắm vững công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 
BTVN : Bài 16,18 SGK trang 105. 
Đọc trước bài “Hình lăng trụ đứng”, chuẩn bị các vật dụng dạng hình lăng trụ.
V: RÚT KINH NGHIỆM

Ngàysoạn 16/04/2021 ngày dạy.19/04/2021
Tiết 59 HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. 
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được các yếu tố của hình lăng trụ đứng (đỉnh, cạnh, mặt đáy, mặt bên, chiều cao)
- Biết gọi tên hình lăng trụ đứng theo đa giác đáy.
2. Kỹ năng
Biết cách vẽ hình lăng trụ đứng theo ba bước (vẽ đáy, vẽ mặt bên, vẽ đáy thứ hai).
3. Thái độ
HS biết hợp tác trong học tập, tán thành với những kết quả đúng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán. 	
 CHUẨN BỊ
1.GV : Giáo án, mô hình lăng trụ đứng tam giác, tứ giác, ngũ giác, lục giác.
2.HS : Đọc trước bài học, vật dụng có dạng hình lăng trụ đứng.Thước kẻ, bút chì.
 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1. Khởi động/mở bài
1. Mục tiêu: Biết chứng minh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: làm bài tập giao
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Hoạt động của GV và H
Nội dung bài
GV: Trên hình vẽ sẵn môt hình hộp chữ nhật ABCDEFGH chứng minh AE vuông góc với mặt phẳng EFGH
Hs: Lên bảng
GV: cùng học sinh nhận xét và sửa sai nêu có
GV: cho HS quan sát hình bên, sau đó giới thiệu hình lăng trụ đứng
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Hình lăng trụ đứng
1. Mục tiêu: Biết đỉnh , cạnh, đáy của hình lăng trụ đứng
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: vẽ và chỉ ra được các đỉnh, mặt bên , mặt đáy của hình lăng trụ đứng
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng. Vậy thế nào là hình trụ đứng ? Đó chính là nội dung của bài học hôm nay.
Chiếc lồng đèn trong trang 106 cho ta hình ảnh một hình lăng trụ đứng. Quan sát và cho biết đáy là hình gì ? Các mặt bên là hình gì ?
HS : Đáy là hình lục giác, các mặt bên là 
các hình chữ nhật.
GV đưa hình 93 kèm theo chú thích.
Yêu cầu HS gọi tên các đỉnh, mặt bên, cạnh bên, hai đáy của lăng trụ.
Các mặt bên, mặt bên, cạnh bên, hai đáy có đặc điểm gì ?
HS : Các mặt bên là các hình chữ nhật.
Các cạnh bên song song và bằng nhau.
Hai đáy là hai đa giác bằng nhau.
GV : Hình lăng trụ trên có hai đáy là tứ giác nên gọi là lăng trụ đứng tứ giác.
Ký hiệu ABCD.A1B1C1D1
HS làm bài .?1. 
Hai mặt phẳng chứa hai đáy của lăng trụ đứng song song với nhau.
Các cạnh bên vuông góc với hai mặt đáy.
Các mặt bên vuông góc với hai mặt đáy.
Yêu cầu HS giải thích.
GV : Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp đứng.
HS làm bài .?2.
GV đưa một số mô hình lăng trụ đứng ngũ giác, lục giác đặt đứng, đặt xiên, đặt nằm.
Yêu cầu HS chỉ rõ các đáy, mặt bên, cạnh bên.
Hình lăng trụ đứng
 Đỉnh : A, B, C, 
 Các mặt bên là các hình chữ nhật.
 Các cạnh bên song song và bằng nhau.
 Hai đáy là hai đa giác bằng nhau.
?1 SGK
?2 SGK
Hoạt động 2.2 Ví dụ
1. Mục tiêu: Biết vẽ hình lăng trụ đứng tam giác, các mặt bên là hình chữ nhật
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Đọc ví dụ SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
GV:L Đưa hình 95.
HS: Đọc ví dụ trong SGK.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình. 
Hs: quan sát vẽ hình theo
GV: Giới thiệu chú ý
HS: Đọc chú ý trong SGK.
Ví dụ
Hình lăng trụ đứng tam giác:
- Hai mặt đáy BDC và HGF là những tam giác bằng nhau.
- Các mặt bên BDHF, BCGF, 
DCGH là những hình chữ nhật.
- Độ dài cạnh bên gọi là chiều cao.
Chú ý : (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập
1. Mục tiêu: Biết vẽ hình hộp chữ nhật theo các hình vẽ khác nhau
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: làm bài tập 20 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động: 
Gv: Vẽ lại các hình sau vào vở rồi vẽ thêm các cạnh vào các hình 97b, c, d, e để có một hình hộp hoàn chỉnh (như hình 97a)
GV: Yêu cầu các học sinh lên bảng 
Hs: lên bảng 
GV: cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 20
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu: Biết chỉ ra trong hình lăng trụ đứng những mặt phẳng nào song song với nhau, vuông góc với nhau
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh: Làm bài 21 SGK
3. Cách thức tiến hành hoạt động:
Bài 21 SGK
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Cho học sinh làm bài theo nhóm
 (3 phút)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ được giao:
Nhóm 1,2,3 làm câu a
Nhóm 4,5,6 làm câu b
Bước 3. Bảo cáo kết quả và thảo luận: 
Đại diện các nhóm trình bày
Bước 4. Đánh giá kết quả:
GV: Cùng học sinh nhận xét và sửa sai nếu có
Bài 21 SGK
+ Những cặp mặt phẳng song song là:DBC và HEG.
+ Những cặp mặt phẳng vuông góc là:BCGE, DCGH, DBEH vuông góc với hai mặt đáy.
IV: Hướng dẫn về nhà
Tập vẽ hình lăng trụ, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
BTVN : Bài 19, 22 SGK trang 108.
V: Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_iv_hinh_lang_tru_dung_hinh_cho.docx