Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thành

Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thành

HTKT1.3: Tìm tổng các góc của một tứ giác.

Mục tiêu:

HS nắm được tính chất về góc của tứ giác: Tổng các góc của tứ giác bằng 3600.

+ Chuyển giao:

GV: Vẽ tứ giác ABCD lên bảng.

? Để tính tổng số đo các góc của tứ giác ABCD ta có thể làm như thế nào.

- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm lớn (hai bàn một nhóm) hoàn thành trên phiếu học tập.

+ Thực hiện:

- HS thảo luận hoàn thành.

- GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS

+ Báo cáo, thảo luận:

- HS trả lời các câu hỏi của GV

- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.

- Các HS khác theo dõi nhận xét.

+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở.

* Dự kiến:

+ HS có thể gặp khó khăn: Khi tính tổng số đo các góc của tứ giác ABCD

+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS: Tạo thành hai tam giác rồi dựa vào định lí tổng ba góc của tam giác để tính tống các góc của tứ giác.

 

doc 144 trang thucuc 3250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29.08.2020
Ngày dạy:
Khối lớp: 8
Số tiết: 4 tiết 
CHỦ ĐỀ: TỨ GIÁC, HÌNH THANG 
I. Vấn đề cần giải quyết:
II. Nội dung – chủ đề bài học: 
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
KT1: Hình thành khái niệm tứ giác 
Tiết 2
KT2: Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
KT3: Tính chất của hình thang, hình thang cân.
KT4: Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân.
Tiết 3
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tiết 4
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
III. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS nắm vững các định nghĩa về tứ giác, tứ giác lồi và tính chất tổng các góc của tứ giác bằng 3600. 
Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, các yếu tố của hình thang.
+ Học sinh nắm được định nghĩa hình thang cân,các tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang cân
+ Vận dụng được định nghĩa hình thang cân để nhận biết hình thang cân
+ Biết cách vẽ hình thang, hình thang vuông, hình thang cân
2. Kỹ năng:
+ HS biết vẽ, biết gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của một tứ giác, hình thang. Biểt sử dụng dụng cụ để kiểm tra 1 tứ giác là hình thang, hình thang cân.
+ Biết vận dụng định nghĩa, tính chất của tứ giác, hình thang, hình thang cân trong tính toán và chứng minh hình học
+ Rèn luyện tính chính xác và cách lập luận chứng minh hình học. Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản.
+ Hình thành cho học sinh các kĩ năng khác:
	- Thu thập và xử lý thông tin.
	- Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet.
	- Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.
	- Viết và trình bày trước đám đông.
	- Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo.
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
+ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
- Năng lực tính toán.
VI. Chuẩn bị của bài học:
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn KHBH
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, ti vi.
2. Chuẩn bị của HS:
- Tìm hiểu trước bài.
V. Tiến trình bài học:
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: 
- Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới
- Nhận diện được đa số đầu diều thường có dạng hình tứ giác, hứng thú với học bài mới. 
b) Hình thức tổ chức: Hoạt động theo nhóm
c) Các bước tiến hành:
+) Chuyển giao:
GV: Đưa hình ảnh lên máy chiếu
- Yêu cầu học sinh giới thiệu về tuổi thơ thả diều của mình. 
- Đầu diều em làm thường có dạng hình gì ?
+) Thực hiện
- HS: Làm việc cá nhân
+) Báo cáo, thảo luận
HS: Giới thiệu về tuổi thơ thả diều của mình và cách làm diều, hình dạng đầu diều.
+) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
 GV: nhận xét thái độ làm việc của các thành viên trong lớp.
* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIÊN THỨC
HTKT1: Hình thành khái niệm tứ giác
HTKT1.1: Hình thành khái niệm tứ giác
Mục tiêu: Thông qua các hoạt động HS nắm vững định nghĩa về tứ giác; cách viết, cách đọc tứ giác và các khái niệm về đỉnh, về cạnh của tứ giác.
+ Chuyển giao:
GV: Đưa hình 1 lên máy chiếu (hoặc bảng phụ):
HS: Chia theo nhóm nhỏ (mỗi bàn một nhóm) quan sát và trả lời 2 câu hỏi sau vào phiếu học tập:
? Các hình trên gồm mấy đoạn thẳng là những đoạn thẳng nào (viết theo một thứ tự xác định).
? Các đoạn thẳng đó cùng có chung đặc điểm gì.
HS: Đại diện vài nhóm trình bầy kết quả, các nhóm khác nhau nhận xét:
- Mỗi hình 1a, 1b, 1c đều gồm bốn đoạn thẳng AB, BC, CD, DA.
- Bất kỳ 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên một đường thẳng.
GV: Chốt kiến thức và giới thiệu định nghĩa về tứ giác.
HS: Đọc lại định nghĩa và ghi nhớ trong SGK.
GV: Giới thiệu các cách đọc, viết khác nhau của tứ giác ABCD và các khái niệm về đỉnh, về cạnh của tứ giác.
GV: Đưa hình 2 lên máy chiếu:
HS: Quan sát.
? Tại sao hình 2 không phải là tứ giác.
HS: Có hai đoạn thẳng BC, CD cùng nằm trên một đường thẳng BD.
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời các câu hỏi
- HS thảo luận hoàn thành bài.
- GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- Đại diện cặp báo cáo kết quả.
- Các HS khác theo dõi nhận xét.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở.
HTKT1.2: Hình thành khái niệm tứ giác lồi
Mục tiêu: 
Thông qua các hoạt động HS nắm vững định nghĩa tứ giác lồi; cách đặt tên, các khái niệm về cạnh, góc, đường chéo, điểm nằm trong, nằm ngoài tứ giác.
+ Chuyển giao:
GV: Đưa hình 1 lên máy chiếu: 
HS: Quan sát.
? Trong các tứ giác trên hình 1a, 1b, 1c tứ giác nào khác biệt hơn cả. 
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời các câu hỏi
- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành.
- GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.
- Các HS khác theo dõi nhận xét.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở.
 (có thể gợi ý).
HS: Hình 1a
GV: Cùng HS kiểm nghiệm lại trên hình.
GV: Những tứ giác có đặc điểm như vậy người ta gọi là tứ giác lồi.
? Vậy tứ giác lồi là tứ giác như thế nào.
GV: Chốt kiến thức và giới thiệu định nghĩa về tứ giác lồi.
HS: Đọc lại định nghĩa và ghi nhớ trong SGK.
* Dự kiến: 
+ HS có thể gặp khó khăn: Tìm trên hình 1a, 1b, 1c tứ giác nào khác biệt hơn cả.
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS: tứ giác nào luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kỳ cạnh nào của tứ giác.
GV: Lưu ý: từ nay, khi nói đến tứ giác mà không chú thích gì thêm, ta hiểu đó là tứ giác lồi.
GV: Giới thiệu các khái niệm: Đỉnh kề, đỉnh đối, đường chéo, cạnh kề, cạnh đối, góc đối, điểm nằm trong, điểm nằm ngoài tứ giác qua bài tập ?2
GV: Đưa hình 3 lên máy chiếu:
HS: Thảo luận theo nhóm (2 bàn một nhóm) hoàn thành bài tập ?2 bằng cách điền vào chỗ trống 
HS: Đại diện các nhóm trình bầy, các nhóm khác nhau nhận xét.
GV: Chốt kiến thức trên máy chiếu.
HTKT1.3: Tìm tổng các góc của một tứ giác.
Mục tiêu:
HS nắm được tính chất về góc của tứ giác: Tổng các góc của tứ giác bằng 3600.
+ Chuyển giao:
GV: Vẽ tứ giác ABCD lên bảng.
? Để tính tổng số đo các góc của tứ giác ABCD ta có thể làm như thế nào.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm lớn (hai bàn một nhóm) hoàn thành trên phiếu học tập.
+ Thực hiện: 
- HS thảo luận hoàn thành.
- GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS trả lời các câu hỏi của GV
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.
- Các HS khác theo dõi nhận xét.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó nêu định nghĩa. HS viết bài vào vở.
* Dự kiến: 
+ HS có thể gặp khó khăn: Khi tính tổng số đo các góc của tứ giác ABCD
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS: Tạo thành hai tam giác rồi dựa vào định lí tổng ba góc của tam giác để tính tống các góc của tứ giác.
Kiến thức cơ bản
Kẻ đường chéo AC (hoặc BD). 
- DABC có 
- DADC có 
- Tứ giác ABCD có: 
Vậy 
HTKT 2: Định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
 Mục tiêu: Học sinh hiểu được hình thang, hình thang vuông, hình thang cân. Vẽ được hình thang xác định được các yếu tố của hình thang.
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc theo nhóm bài tập : 
- Có nhận xét gì về các tứ giác 
+ Thực hiện: 
- Học sinh suy nghĩ và làm vào bảng nhóm.
- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- Một học sinh bất kì trình bày lời giải của nhóm, các nhóm khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở.
Kiến thức cơ bản
Tứ giác ABCD có AB //CD là hình thang
-Cạnh đáy: AB, CD.
-Cạnh bên: AD. BC.
-Đường cao: AH.
Tứ giác EFGH có EF//GH và 
EFGH là hình thang vuông
Tứ giác IKMN có IK//MN và 
EFGH là hình thang cân
HTKT3: Tính chất của hình thang, hình thang cân.
HTKT3.1: Tính chất của hình thang
Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được tính chất của hình thang. 
+ Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm.
+ Chuyển giao:
- GV: Yêu cầu HS trả lời bài tập: Cho hình 15.
a) Tìm các tứ giác là hình thang.
b) Có nhận xét gì về hai góc kề một cạnh bên của hình thang ?
GV: Chiếu hình vẽ và yêu cầu của ?1 SGK lên máy chiếu.
+ Thực hiện: 
Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập 
GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi
Đại diện báo cáo kết quả bài tập 
Các nhóm HS khác nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở.
a) Tứ giác ABCD là hình thang vì BC // AD (hai góc so le trong bằng nhau)
Tứ giác EFGH là hình thang vì FG // EH (tổng hai góc trong cùng phía bằng
105o + 75o= 180o
Tứ giác IMKN không phải là hình thang
b) Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau
Nhận xét: Hai góc kề một cạnh bên của hình thang bù nhau.
 HTKT3.2: Tính chất của hình thang có hai cạnh bên song song
Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được tính chất của hình thang có hai cạnh bên song song. 
+ Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm.
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm ?2. 
 Hình thang ABCD có đáy AB, CD.
a) Cho biết AD // BC (h.16). Chứng minh rằng AD = BC, AB = CD.
b) Cho biết AB = CD (h.17). Chứng minh rằng AD // BC, AD = BC.
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm vào giấy nháp.
GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trình bày lời giải, các học sinh khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt kiến thức
GV chốt kiến thức
Nhận xét: 
-Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
-Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau.
HTKT3.3: Tính chất của hình thang cân.
Mục tiêu:
+ Học sinh hiểu được tính chất của hình thang cân.
+ Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm.
+ Chuyển giao:
- GV: Yêu cầu HS trả lời bài tập?2 (SGK)
+ Thực hiện: 
Cả lớp suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV
HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập 
GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
HS đứng tại chỗ trả lời các câu hỏi
Đại diện báo cáo kết quả bài tập 2
Các nhóm HS khác nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở.
Tính chất: Trong hình thang cân:
Hai cạnh bên bằng nhau.
Hai đường chéo bằng nhau.
 HTKT4: Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân.
 Mục tiêu:
HS nắm được dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân.
 Tích cực trong học tập, có ý thức trong hoạt động nhóm.
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh thảo luận trả lời theo nhóm: 
Cách chứng minh một tứ giác là hình thang.
Cách chứng minh một tứ giác là hình thang cân.
+ Thực hiện: Học sinh suy nghĩ và làm bài vào giấy nháp.
GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì trình bày, các học sinh khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chốt kiến thức
Dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân.
- Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang.
- Hình thang có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau là hình thang cân. 
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
 Mục tiêu: 
Hs được củng cố 
+ Rèn luyện kĩ năng tính được số đo các góc của một tứ giác. 
+ Rèn luyện kĩ năng 
+ Thái độ làm bài nghiêm túc. 
 + Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập, tích cực trong học tập.
+ Chuyển giao: Yêu cầu hs hoàn thành bài tập vào vở.
Bài tập
Gợi ý- Đáp số
Tìm x và y trên hình 21, biết rằng ABCD là hình thang có đáy là AB và CD.
+ Thực hiện:
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 7
a) Ta có: AB//DC(gt)⇒x+800=1800AB//DC(gt)
⇒x+800=1800 (tổng hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒x=1800−800=1000⇒x=1800−800=1000
Ta có: AB//DC(gt)⇒y+400=1800AB//DC(gt)
⇒y+400=1800 (tổng hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒y=1800−400=1400⇒y=1800−400=1400
b)b) Vì: AB//DC(gt)⇒x=700AB//DC(gt)
⇒x=700 (đồng vị)
Vì: AB//DC(gt)⇒y=500AB//DC(gt)
⇒y=500 (so le trong)
c) Ta có: AB//DC(gt)⇒x+900=1800AB//DC(gt)
⇒x+900=1800 (tổng hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒x=1800−900=900⇒x=1800−900=900
Ta có: AB//DC(gt)⇒y+650=1800AB//DC(gt)
⇒y+650=1800 (tổng hai góc trong cùng phía bù nhau)
⇒y=1800−650=1150
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập 2
- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
Bài 2
Giải
a)Ta có: Tam giác ABC cân tại A
=> 
AD =AE => tam giác ADE cân tại A 
=> 
Mà ; là hai góc ở vị trí đồng vị 
Þ DE // BC. Hình thang BDEC có nên là hình thang cân.
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS lên bảng hoàn thiện bài làm trên bảng
- Các HS khác hoàn thiện bài tập theo dõi nhận xét bài trên bảng
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: Chốt lại cách làm, chỉ ra lỗi sai mà nhiều hs cùng mắc phải
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
Mục tiêu:Thông qua 1 số dạng bài tập:
+ Củng cố tính chất, dấu hiệu nhận biết hình thang, hình thang cân.
+ Rèn luyện kĩ năng giải các dạng chứng minh hình thang, hình thang cân.
+ Thái độ làm bài nghiêm túc. 
 + Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chuyển giao: Giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành bài tập 17, 18
Bài tập
Gợi ý- Đáp số
Bài 17 trang 75 Sgk
Hình thang ABCD (AB//CD) có . Chứng minh rằng ABCD là hình thang cân.
Bài 18 (Toán 8 trang 75 SGK):
 Chứng minh định lý: "Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân" qua bài toán sau: Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AC = BD. Qua B kẻ đường thẳng song song với AC, cắt đường thẳng DC tại tại E. Chứng minh rằng:
a) ΔBDE là tam giác cân.
b) ΔACD = ΔBDC
c) Hình thang ABCD là hình thang cân.
Bài 17 trang 75 Sgk
Giải 
Gọi O là giao điểm của AC và BD, ta có:
Ta có: AB// CD (gt) 
Nên: (soletrong)
( soletrong)
Do đó DOAB cân tại O 
 Þ OA = OB (1)
Lại có (gt) 
OC = OD (2)
Từ (1) và (2) Þ AC = BD 
ÞABCD là hình thang cân.
Bài 18 trang 75 Sgk
a/ AB // CE => Tứ giác ABEC là hình thang 
Mà AC // BE 
 AC = BE ( nx )
Do AC = BD ( gt )
 BD = BE 
Khi đó tam giác BEC cân tại B
b)- Có: (BDE cân tại B)
Mà: AC // BE 
 = Ê (2 góc đồng vị) 
- Xét ACD và BDC:
 AC = BD (gt)
 (c/m trên)
 DC chung
 ACD = BD (c. g. c)
 c) Vì:ACD = BDC (c/m trên)
 ADC = BCD (2 góctương ứng)
 hình thang ABCD cân.
+ Thực hiện: 
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bài
- HS hoạt động nhóm trả lời trên bảng nhóm bài 
+ Báo cáo, thảo luận: Đại diện hs trong nhóm báo cáo kết quả
 + Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: GV chốt lại kiến thức: 
* Dự kiến: 
+ HS có thể gặp khó khăn : HS có thể chưa xác định được 
+ Đề xuất: Gv gợi ý cho HS: 
+ Phương án đánh giá: Đánh giá bằng nhận xét, chia sẻ. GV chốt kiến thức
5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG.
 Mục tiêu:
+ Học sinh biết vận dụng kiến thức về hình thang vào các tình huống thực tế + Rèn luyện kĩ năng 
+ Thái độ làm bài nghiêm túc. 
+ Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập, tích cực trong học tập.
+ Chuyển giao: 
Mỗi bên có bao nhiêu hình thang ?
- Tìm hiểu về “Tứ giác Long Xuyên”
- Tính các góc của một ngũ giác, lục giác, thất giác, 
- Tự chứng minh định lí tổng bốn góc của một tứ giác bằng 360o.
- Yêu cầu HS ghi bài tập về nhà
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập trong sách bài tập
- Đại diện hs trong nhóm báo cáo kết quả vào giờ học sau
* Rút kinh nghiệm bài học:
 Ký duyệt của ban giám hiệu
 Ngày tháng năm 2020 
Ngày soạn: 08.09.2020
Ngày dạy:
Khối lớp: 8D
Số tiết:
CHỦ ĐỀ 
ĐƯỜNG TRUNG BÌNH CỦA TAM GIÁC, CỦA HÌNH THANG
I. Vấn đề cần giải quyết:
Định nghĩa, tính chất đường trung bình của tam giác, của hình thang.
II. Nội dung – chủ đề bài học: 
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 5
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Định nghĩa đường trung bình của tam giác
Tính chất đường trung bình của tam giác
Tiết 6
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Định nghĩa đường trung bình của hình thang
Tính chất đường trung bình của hình thang
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tiết 7
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
III. Mục tiêu bài học: 
Về kiến thức:
- HS nắm được định nghĩa và các định lý về đường trung bình của tam giác, hình thang. 
- HS biết vận dụng các định lí về đường trung bình của tam giác, hình thang để tính độ dài hai đoạn thẳng bằng nhau, hai đường thẳng song song. 
-Bước đầu biết vận dụng các định lý để tính toán và chứng minh.
b. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh định lí.
- Rèn kỹ năng về hình vẽ, chuẩn xác, ký hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình. 
 - Rèn kỹ năng tính so sánh độ dài đoạn thẳng, kỹ năng chứng minh.
c. Thái độ:
- Rèn tính cẩn thận chính xác.
 - Có thái độ học tập nghiêm túc.
d. Các năng lực chính hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
- Năng lực tính toán.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV:
- Soạn KHBH
- Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phiếu học tập. Máy tính, ti vi.
2. Chuẩn bị của HS:
- Làm BTVN
- Trả lời các câu hỏi được giáo viên giao từ tiết trước.
V. Tiến trình bài học
Hoat động 1: Khởi động (7 phút)
Mục tiêu: 
Tạo sự chú ý của học sinh để vào bài mới
 - Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới
+) Chuyển giao: Đưa ra bức tranh kèm theo câu hỏi đặt vấn đề.
+) Thực hiện:
- Chia lớp thành bốn nhóm, cho học sinh quan sát bốn bức tranh, dự kiến các tình huống đặt ra để trả lời câu hỏi.	
- Các nhóm thảo luận hoàn thành bài toán 
- GV bao quát lớp và giải đáp thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác theo dõi lắng nghe, nêu ý kiến 
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
GV đánh giá về việc học bài cũ của HS. Tuyên dương nhóm giải được bài toán
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)
HTKT1: Định nghĩa đường trung bình tam giác. 
Mục tiêu:
- HS nắm được định lý về đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh tam giác, định nghĩa đường trung bình của tam giác.
+) Chuyển giao: 
? Hãy thực hành theo yêu cầu của ?1
Vẽ tam giác ABC bất kỳ rồi lấy trung điểm D của AB. Qua D vẽ đường thẳng song song với BC, đường thẳng này cắt cạnh AC ở E. Bằng quan sát, hãy nêu dự đoán về vị trí của điểm E trên cạnh AC.
 (Sử dụng giấy kẻ ô vuông để vẽ)
+ Thực hiện:
- Cả lớp suy nghĩ trả lời các câu hỏi
- HS lên bảng làm bài, các em khác làm bài vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Trả lời các câu hỏi của GV
- HS nhận xét bài tập trên bảng.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV: Nhận xét các câu trả lời của HS và chốt kiến thức định lý 1
Định lý 1:
Đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ hai thì đi qua trung điểm cạnh thứ ba.
GT
DABC, AD = BD,
DE // BC
KL
AE = EC
Chứng minh:
+ Qua E kẻ đường thẳng // AB cắt BC ở F.
Hình thang DEFB có 2 cạnh bên DB // EF nên DB = EF.
DB = AB (gt) AD = EF (1)
(vì EF // AB) (2)
 (3).
Từ (1),(2) &(3) ADE = EFC (g.c.g) AE= EC
Vậy E là trung điểm của AC.
Trên hình vẽ D là trung điểm của AB, E là trung điểm của AC, đoạn thẳng DE gọi đường trung bình của tam giác ABC.
Định nghĩa: đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm hai cạnh của tam giác.
HTKT2: Tính chất đường trung bình tam giác. 
Mục tiêu:
- HS nắm được định lý về đường trung bình của tam giác.
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc theo nhóm bài tập ?2: 
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt định lý bằng ký hiệu ?
- Yêu cầu HS chứng minh định lý. 
- Học sinh làm việc cá nhân bài tập ?3
+ Thực hiện: 
- Học sinh suy nghĩ và làm vào bảng nhóm.
- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- Một học sinh bất kì trình bày lời giải của nhóm, các nhóm khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. HS viết bài vào vở.
GT
ABC, AD = DB, AE = EC
KL
DE // BC, DE = 
Chứng minh:
Vẽ điểm F sao cho E là trung điểm của DF 
AED = CEF (c.g.c) AD = CF và 
ta có: AD = DB (gt) và AD = CF nên DB = CF
 (ở vị trí so le trong) AD // CF hay DB // CF DBFC là hình thang.
Hình thang DBFC có 2 đáy DB, CF bằng nhau nên 2 cạnh bên DF, BC song song và bằng nhau. Do đó:
DE // BC và DE = = .
HTKT3: Định nghĩa đường trung bình của hình thang
Mục tiêu:
- HS nắm được định lý về đường thẳng đi qua trung điểm một cạnh hình thang, định nghĩa đường trung bình của hình thang.
+ Chuyển giao:
GV: Học sinh làm việc theo nhóm bài tập ?4: 
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt định lý bằng ký hiệu ?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân làm ?5 
+ Thực hiện: 
- Học sinh suy nghĩ và làm vào bảng nhóm.
- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- Một học sinh bất kì trình bày lời giải của nhóm, các nhóm khác thảo luận để hoàn thiện lời giải.
- HS lên bảng trình bày chứng minh định lí. Các học sinh khác theo dõi nhận xét
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: 
Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải. 
HS viết bài vào vở.
GT
ABCD là hình thang
(AB // CD); AE = ED
 EF // A
 // C

KL
BF = FC
Chứng minh: (SGK – 78)
- Kẻ thêm đường chéo AC.
- Xét ADC có:
E là trung điểm AD (gt)
EI//CD (gt)
 I là trung điểm AC
- Xét ABC ta có: 
I là trung điểm AC (c/m trên)
IF//AB (gt)
F là trung điểm của BC.
* Định nghĩa:
Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh bên của hình thang.
HTKT4: Tính chất đường trung bình của hình thang
Mục tiêu:
- HS nắm được định lý về đường trung bình của hình thang.
+ Chuyển giao:
- GV yêu câu HS trả lời các câu hỏi: 
Dự đoán tính chất đường trung bình của hình thang?
Hãy chứng minh dự đoán này? 
Làm bài tập ?5
+ Thực hiện:
- HS làm việc nhóm, thảo luận trả lời câu hỏi và chứng minh định lý 4
- HS làm việc cá nhân trả lời bài tập ?5.
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung.
- Gọi một HS lên bảng làm bài ?5.
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp 
- GV nhận xét về ý thức học tập của các nhóm, nhận xét về kêt quả bài tập của HS
- GV: Chốt lại kiến thức.
Định lý 4:
Đường trung bình của hình thang thì song song với hai đáy và bằng nửa tổng hai đáy.
GT
Hình thang ABCD
(AB //CD); AE = ED
BF = FC
KL 
EF // AB; EF // CD
EF = 
Chứng minh:
- Kẻ AFDC = {K}
Xét ABF &KCF có:
 (đối đỉnh)
BF= CF (gt)
 (so le trong)
ABF =KCF (g.c.g)
AF = FK ; AB = CK
E là trung điểm AD; F là trung điểm AK EF là đường TB ADK
EF//DK hay EF//DC & EF//AB EF =
Vì DK = DC + CK = DC + AB 
 EF = 
?5
BE là đường trung bình của hình thang ACHD. Theo định lí 4 ta có:
 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
a) Mục tiêu: 
Hs được củng cố 
+ Rèn luyện kĩ năng tính toán áp dụng các tính chất của đường trung bình của tam giác, hình thang.
+ Rèn luyện kĩ năng chứng minh ba điểm thẳng hàng dựa vào tính chất của đường trung bình của tam giác, hình thang..
+ Thái độ làm bài nghiêm túc. 
 + Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập, tích cực trong học tập.
+ Chuyển giao: Yêu cầu hs hoàn thành bài tập vào vở.
Bài tập
Gợi ý- Đáp số
Bài 1: Bài 22 (SGK – 80):
Bài 2: Bài 25 SGK tr80
Bài 3: Bài 26 SGK tr80
Bài 22 (SGK – 80):
MB = MC ( gt)
BE = ED (gt) EM//DC (1)
ED = DA (gt) (2) 
Từ (1), (2) IA = IM ( đpcm)
Bài 25 SGK tr80
Trong hình thang ABCD có EF là đường trung bình của hình thang
Þ EF // DC (1)
Trong tam giác BDC có FK là đường trung bình của tam giác
Þ FK // DC (2)
Từ (1) và (2) Þ E, F, K nằm trên cùng một đường thẳng (theo tiên đề Ơ-clit)
* Nhận xét: Đường trung bình của hình thang đi qua trung điểm của đường chéo hình thang.
Bài 26 (SGK – 80):
 CD là đường trung bình của hình thang ABFE (AB//CD//EF)
 CD//GH mà CE = EG; DF = FH
EF là đường trung bình của hình thang CDHG
+ Thực hiện:
- HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 
- HS thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập 
- GV quan sát hướng dẫn các HS yếu và giải đáp các thắc mắc của HS
+ Báo cáo, thảo luận: 
- HS lên bảng hoàn thiện bài làm trên bảng
- Các HS khác hoàn thiện bài tập theo dõi nhận xét bài trên bảng
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
Chốt lại cách làm, chỉ ra lỗi sai mà nhiều hs cùng mắc phải
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Mục tiêu: Thông qua 1 số dạng bài tập:
- Củng cố định nghĩa, tính chất đường trung bình tam giác, hình thang.
- Rèn luyện kĩ năng tính toán độ dài đoạn thẳng, chứng minh các bất đẳng về đoạn thẳng thức thông qua sử dụng tính chất đường trung bình tam giác, hình thang.
- Thái độ làm bài nghiêm túc. 
- Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc, tích cực trong học tập.
+ Chuyển giao: Giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động nhóm hoàn thành bài tập 
Bài tập
Gợi ý- Đáp số
Bài 1: Bài 27 (SGK – 80):
GT
Tứ giác ABCD: AE = E
, BF = FC, AK = KC
KL
a) So sánh EK và CD; 
KF và AB
b) EF
Bài 2: Bài 28 SGK 
GT
Hình thang ABCD
(AB // CD); E, F lần lượt là trung điểm của AD và BC. AB= 6cm, CD = 10cm
KL
a) AK = KC; BI = ID
b) Tính EI, KF, IK
Bài 27 (SGK – 80):
a) Ta có: EA = ED, KA = KC (GT)
EK là đường trung bình của ∆ADC 
Tương tự, KF là đường trung bình của ACB
b) Với 3 điểm E, K, F bất kì ta luôn có:
EF EK + KF hay 
Bài 28 SGK 
a) Ta có EF là đường trung bình của hình thang ABCD 
Þ EF // AB // CD
DABC có BF = FC và FK // AB 
Þ AK = KC
DABD có AE = ED và EI // AB 
Þ BI = ID
b) Có EI là đường trung bình của tam giác ABD
Þ 
KF là đường trung bình của tam giác ABC 
Þ 
Lại có 
Þ KI = EF – (EI + KF)
 KI = 8 – (3 + 3) = 2cm
 + Thực hiện:
- HS thảo luận cặp đôi bài 1
- HS suy nghĩ làm bài 2
- HS thảo luận nhóm hoàn thành bài 2
- GV quan sát, hướng dẫn kịp thời các em học sinh yếu, giải đáp các thắc mắc của HS.
+ Báo cáo thảo luận:
- Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận câu hỏi 1, 2.
- HS lên bảng trình bày bài giải.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm khác nhận xét bổ xung bài 5
+ Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: 
- GV chỉnh sửa, hoàn thiện lời giải trên bảng. Yêu cầu HS hoàn thành bài tập vào vở.
- GV chốt lại kiến thức
* Rút kinh nghiệm bài học:
 Ký duyệt của ban giám hiệu
 Ngày tháng năm 2020 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Khối lớp: 8D
Số tiết: 2
CHỦ ĐỀ: ĐỐI XỨNG TRỤC
I. Vấn đề cần giải quyết:
Hai điểm, hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
Hình có trục đối xứng.
II. Nội dung – chủ đề bài học: 
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 8
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hai điểm đối xứng với nhau qua đường thẳng
Hai hình đối xứng qua một đường thẳng.
Hình có trục đối xứng
Tiết 9
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
III. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức: 
- HS hiểu được định nghĩa hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d 
- HS nhận biết được hai đoạn thẳng đối xứng với nhau qua một đường thẳng hình thang cân là hình có trục đối xứng. 
- Biết vẽ điểm đối xứng với 1 điểm cho trước, đoạn thẳng đối xứng với 1 đoạn thẳng cho trước qua một đoạn thẳng. 
- Biết chứng minh hai điểm đối xứng qua một đường thẳng. 
- Nhận biết được hình có trục đối xứng. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng về hình vẽ, chuẩn xác, ký hiệu đủ giả thiết đầu bài trên hình. 
- Rèn kỹ năng tính so sánh độ dài đoạn thẳng, kỹ năng chứng minh. 
- Biết cách kiểm tra hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
- Vận dụng được hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d để giải bài tập. - Bước đầu biết suy luận bài toán và biết cách trình bày bài giải.
- Sử dụng thành thạo êke và thước thẳng để vẽ hai điểm, hai hình đối xứng với nhau qua đường thẳng d.
 Hình thành cho học sinh các kĩ năng khác:
	- Thu thập và xử lý thông tin.
	- Tìm kiếm thông tin và kiến thức thực tế, thông tin trên mạng Internet.
	- Làm việc nhóm trong việc thực hiện dự án dạy học của giáo viên.
	- Viết và thuyết trình trước tập thể.
	- Học tập và làm việc tích cực chủ động và sáng tạo.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
- Cẩn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_pham_thi_thanh_na.doc