Giáo án Hình học Lớp 8 - Thể tích của hình hộp chữ nhật - Đỗ Đức Thắng

Giáo án Hình học Lớp 8 - Thể tích của hình hộp chữ nhật - Đỗ Đức Thắng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

* Học sinh biết:

- Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.

- Nắm được công thức tính thế tích hình hộp chữ nhật.

* Học sinh hiểu:

- Các điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.

- Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật với ba kích thước a, b, c cùng đơn vị đo và tính được thể tích hình hộp chữ nhật bằng hai công thức: V=a.b.c hoặc V = S.h trong đó S là diện tích một đáy, h là chiều cao của hình hộp chữ nhật.

* Vận dụng:

- Từ tính chất đặc trưng của các yếu tố trong đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc có thể tính được các yếu còn lại của nó trong bài toán, dựa vào các kiến thức đã học.

- Linh hoạt dùng hai công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính diện tích đáy, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật.

- Giải được bài tập xác định độ dài các đoạn thẳng, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích các vật thể trong không gian thông qua hình hộp chữ nhật.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tư duy, quan sát các yếu tố đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc trong hình không gian thông qua hình hộp chữ nhật.

- Nắm trắc các bước thực hành tạo ra và kiểm tra một đường thẳng có vuông góc với mặt phẳng trong không gian hay không.

- Kĩ năng quan sát thực tế, nhận xét hình dạng vật thể quanh ta, làm một số thực nghiệm đơn giản, và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

- Giải bài toán liên quan đến các yếu tố trong hình hộp chữ nhật.

3. Thái độ:

- Học sinh có thái độ học tập tích cực, sáng tạo, hứng thú môn học. Khích lệ, phát huy khả năng tự tìm hiểu, tự học.

 

doc 12 trang Hà Thảo 21/10/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 8 - Thể tích của hình hộp chữ nhật - Đỗ Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH BÀI GIẢNG
THỂ TÍCH CỦA HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
 CHƯƠNG TRÌNH TOÁN HỌC 8
Kính thưa ban giám khảo cuộc thi Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-learning! Sau đây cho phép tôi được thuyết minh cho bài giảng E-Learning của mình.
I. Cách bố trí, sử dụng bài học, phần mềm sử dụng:
1. Giao diện: Chủ yếu bài giảng được bố trí thành các vùng chính như sau:
1
2
3
4
Vùng 1: Thông tin của người dạy, thông tin bài dạy
Vùng 2: Hiển thị cấu trúc bài học và các thông tin khác.
Vùng 3: Nội dung chi tiết của bài học, nơi đây cũng chính là nơi học sinh có thể tương tác với bài giảng để giải quyết vấn đề bài học đặt ra, nhằm khắc sâu trọng tâm bài học.
Vùng 4: Gồm các nút chức năng của bài giảng.
2. Các phần mềm sử dụng, cách sử dụng bài giảng: 
Các video clip, hình ảnh, flash, âm thanh được biên tập cẩn thận để có dung lượng nhỏ nhất nhưng cũng cố gắng để đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.
Bài giảng này được thiết kế và biên soạn trên PowerPoint và Presenter cùng với một số phần mềm khác do Sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cung cấp. Được xuất theo chuẩn quốc tế SCOM, HTML5 nên khá thông dụng với mọi người sử dụng có thể xem trên tất cả các thiết bị thông minh như: Điện thoại, máy tính bảng, Laptop....vv
II. Phương pháp dạy học
1. Kiểm tra đánh giá chất lượng người học:
Trong bài giảng này tôi cố gắng để tích hợp vào phần kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh bằng cách đưa vào các bài tập có chấm điểm với thang điểm là 10. Tùy vào kết quả điểm đạt được của học sinh mà đưa ra các nhận xét cũng như lời khuyên tương ứng. 
Khi học sinh trả lời câu hỏi sai, học sinh có thế làm lại tối đa 03 lần đối với các câu hỏi nhiều lựa chọn. Sau khi làm xong bài tập các em có thể nghe và xem đáp án đúng nếu câu trả lời của các em chưa chính xác với đáp án.
2. Phương pháp dạy học:
Ở trong bài giảng này vì đặc thù của bài học chủ yếu là lý thuyết, đặc thù của phương pháp dạy học mới nên tôi sử dụng một số phương pháp dạy học sau đây: 
a. Thuyết trình, gợi mở:
Với một số nội dung mang tính chất lý thuyết hàn lâm, thì tôi sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với các hình ảnh tĩnh và động, mô hình, videoclip thực hành giúp học sinh có thể hiểu và nhớ lâu kiến thức.
b. Nêu và giải quyết vấn đề:
Với một số nội dung mà học sinh có thể tự nhìn thấy, tự làm được, hay tự suy luận được thì tôi sử dụng phương pháp này. Kết hợp với quy định dừng slide khi đặt ra vấn đề để giúp học sinh có thời gian suy nghĩ, sau khi xong các em lại nhấn nút để tiếp tục học ở slide tiếp theo.
III. Giáo án: 
CHƯƠNG IV: 
HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU
TIẾT 58: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
* Học sinh biết: 
- Bằng hình ảnh cụ thể cho học sinh bước đầu nắm được dấu hiệu đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc với nhau.
- Nắm được công thức tính thế tích hình hộp chữ nhật.
* Học sinh hiểu: 
- Các điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, điều kiện để hai mặt phẳng vuông góc.
- Cách tính thể tích hình hộp chữ nhật với ba kích thước a, b, c cùng đơn vị đo và tính được thể tích hình hộp chữ nhật bằng hai công thức: V=a.b.c hoặc V = S.h trong đó S là diện tích một đáy, h là chiều cao của hình hộp chữ nhật.
* Vận dụng: 	
- Từ tính chất đặc trưng của các yếu tố trong đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc có thể tính được các yếu còn lại của nó trong bài toán, dựa vào các kiến thức đã học.
- Linh hoạt dùng hai công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính diện tích đáy, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật.
- Giải được bài tập xác định độ dài các đoạn thẳng, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích các vật thể trong không gian thông qua hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy, quan sát các yếu tố đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc trong hình không gian thông qua hình hộp chữ nhật.
- Nắm trắc các bước thực hành tạo ra và kiểm tra một đường thẳng có vuông góc với mặt phẳng trong không gian hay không.
- Kĩ năng quan sát thực tế, nhận xét hình dạng vật thể quanh ta, làm một số thực nghiệm đơn giản, và ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế.
- Giải bài toán liên quan đến các yếu tố trong hình hộp chữ nhật.
3. Thái độ: 
- Học sinh có thái độ học tập tích cực, sáng tạo, hứng thú môn học. Khích lệ, phát huy khả năng tự tìm hiểu, tự học.
II. CHUẨN BỊ
GV chuẩn bị: 
- Giáo án, chương trình cho bài giảng.
- Các tư liệu hình ảnh, video clip minh họa cho việc thực hành minh họa một đường thẳng song song với mặt phẳng có trong đời sống thường ngày dễ gặp, dễ thấy.
- Phần mềm mô phỏng các yếu tố trong hình hộp chữ nhật.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ: 
	- Lồng vào bài mới
2/ Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gv: Nhắc lại và hệ thống nhanh các kiến thức đã học của chương về hình hộp chữ nhật, đường thẳng song song với mặt phẳng, hai mặt phẳng song song. Sau đó cho học sinh làm bài tập kiểm tra bài cũ, bằng các câu hỏi trắc nghiệm tương tác với học sinh:
Câu 1: Cho Hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' như hình vẽ. Mặt phẳng song song với mp(ABCD) là: (Hãy tích chọn vào đáp án đúng.)
Câu 2:
 Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có cạnh AB//mp(EFGH), các cạnh khác song song với mp(EFGH) là:(Hãy chọn đáp án đúng nhất)
C
F
G
H
D
E
B
A
Câu 3: 
 Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có cạnh AB//mp(EFGH). Cạnh CD song song với những mặt nào của hình hộp chữ nhật?
Câu 4: 
 Hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH có cạnh AB//mp(EFGH). 
 Đường thẳng AH không song song với mp(EFGH), hãy chỉ ra mặt phẳng song song với đường thẳng đó?
Câu 5: 
Trong hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' thì AA' vuông góc với các cạnh nào trong các cạnh cho ở dưới đây, hãy chọn những đáp án đúng?
- HS: Nghe và hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã được học ở chương.
Hs: trả lời và nghe phản hồi từ chương trình.
A) 
mp(A'B'C'D')
B) 
mp(A'B'CD)
C) 
mp(A'B'BA)
D) 
Một mặt phẳng khác
HS: Trả lời và nghe phản hồi từ chương trình.
a) 
BC
b) 
CD
c) 
AD
d) 
Cả 3 cạnh trên
HS: Lựa chọn và nghe phản hồi của chương trình.
a) 
mp(EFGH)
b) 
mp(ABFE)
c) 
mp(ABCD)
d) 
Các mặt phẳng khác.
HS: Lựa chọn và nghe phản hồi của chương trình.
a) 
mp(BCGF)
b) 
mp(ABCD)
c) 
mp(DCGH)
d) 
Một đáp án khác.
HS: Lựa chọn và nghe phản hồi của chương trình.
a) 
AD
b) 
AB
c) 
BB'
d) 
BC

Hoạt động 2: 1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, 
hai mặt phẳng vuông góc

Gv: Đặt vấn đề: Trong không gian, giữa đường thẳng, mặt phẳng ngoài quan hệ song song còn có một quan hệ phổ biến là quan hệ vuông góc.
GV: Giới thiệu hình ảnh cột, xà và đệm nhảy cao cho ta hình ảnh đường thẳng vuông góc với mặt phẳng đệm, và hai mặt phẳng vuông góc, vậy thì đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc phải có những điều kiện gì?
Thể tích hình hộp chữ nhật với 3 kích thước được áp dụng theo công thức nào?
GV: Hướng dẫn học sinh làm thực hành tự tạo ra và kiểm tra đường thẳng Ox có song song với mặt bàn không? Theo các bước sau:
+ Cắt miếng bìa cứng hình chữ nhật, trên một cạnh của miếng bìa lấy điểm O, xác định tia Oa, Ob trên cạnh đó.
+ Gấp sao cho Oa trùng với Ob cho ta nếp gấp Ox
+ Đặt miếng gấp lên mặt bàn như video.
? Chọn dụng cụ để kiểm tra xem:
Ox có vuông góc với mặt bàn không? 
Quan sát hình hộp chữ nhật: ABCD.A’B’C’D’ rồi trả lời câu hỏi
A
B
C
D
D’
A’
C’
B’
AA’ có vuông góc với AB không? Vì sao?
AA’ có vuông góc với AD không? Vì sao?
AB và AD có vị trí tương đối như thế nào? Chúng cùng nằm trong mặt phẳng nào?
GV: giới thiệu Khi đường thẳng AA’ vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AB và AD của mp(ABCD) ta nói đường thẳng AA’ vuông góc với mp(ABCD) tại điểm A và ký hiệu: AA’mp(ABCD)
Gv: Giới thiệu khái niệm hai mặt phẳng vuông góc, và ký hiệu, yêu cầu học sinh nhắc lại.
Ví dụ: 
mp(ADD’A’) vuông góc với mp(ABCD)
Kí hiệu: mp(ADD’A’) mp(ABCD)
GV: Giới thiệu câu hỏi trắc nghiệm củng cố phần 1.
Câu 1: Trên hình vẽ bên những đường thẳng vuông góc với mp(ABCD) là:
C
A
B
D
Bf
Df
Cf
Af
Câu 2: Đường thẳng AB có thuộc mp(ABCD) hay không? vì sao?
Câu 3: Đường thẳng AB có vuông góc với mp(ADD'A') không? vì sao?
Câu 4: 
Các mặt phẳng vuông góc với mp(A'B'C'D') là những mặt phẳng nào trong các mặt phẳng sau?
HS: Quan sát hình vẽ và nghe GV đặt vấn đề vào bài.
HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên để rút ra nhận xét.
Hs: Quan sát hình hộp chữ nhật để trả lời
+ AA’ có vuông góc với AB (vì AA’B’B là hình chữ nhật)
+ AA’ có vuông góc với AD (vì AA’D’D là hình chữ nhật)
Mà AB và AD cắt nhau và cùng nằm trong mp(ABCD)
HS: Nhắc lại khái niệm hai mặt phẳng vuông góc.
Một trong hai mặt phẳng chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng còn lại thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau
HS: Trả lời và nghe phản hồi
a) 
Đường thẳng AA'
b) 
Đường thẳng BB'
c) 
Đường thẳng CC'
d) 
Đường thẳng DD'
e) 
Một đường thẳng khác.
Hs:Trả lời và nghe phản hồi từ chương trình
Đường thẳng AB thuộc mp(ABCD) vì đường thẳng AB chứa cạnh AB của mặt mp(ABCD)
HS: Trả lời và nghe phản hồi từ chương trình.
Đường thẳng AB vuông góc với mp(ADD’A’)
 Vì đường thẳng AB vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau AD và AA’ của mp(ADD’A’)
HS: Trả lời và nghe phản hồi từ chương trình.
a) 
mp(ADD'A')
b) 
mp(ABB'A')
c) 
mp(CBB'C')
d) 
mp(CDD'C')
e) 
mp(ABCD)
Hoạt động 3: 2. Thể tích hình hộp chữ nhật.
 GV: Cho hình hộp chữ nhật có chiều dài là 4cm; chiều rộng là 3cm; chiều cao là 5cm.
Và một hình lập phương đơn vị cạnh 1cm
Vậy để lấp đầy hình hộp chữ nhật ban đầu cần bao nhiêu hình lập phương đơn vị?
GV: giới thiệu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và học sinh trả lời.
GV: Đặc biệt thể tích hình lập phương cạnh a là: V = a3 
a
a
a
Hs: quan sát video và trả lời câu hỏi
Thể tích hình hộp chữ nhật này là:
4*3*5=60cm2 
V= a.b.c 
(với a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật có cùng đơn vị đo)
Hoặc V = S.h
Trong đó S là diện tích một đáy
 h là chiều cao
4. Củng cố.
GV: đặt câu hỏi
Câu 1: Thể tích hình lập phương có diện tích toàn phần 486 m2 là:
Hướng dẫn: 
Vì Hình lập phương có 6 mặt là 6 hình vuông bằng nhau nên:
Diện tích mỗi mặt là: 
486:6= 81 (m2)
Độ dài cạnh hình lập phương đó là: 9 (m)
Thể tích hình lập phương đó là: 
V= 93 =729 (m3)
Câu 2: Một hình hộp chữ nhật có Chiều dài là 22, Chiều rộng là 14, Chiều cao là 5, thế thì diện tích một đáy và thể tích của nó là:
Câu 3: A, B, C và D là những đỉnh của hình hộp chữ nhật (như hình vẽ), biết rằng: AB= 6; BC= 15; CD= 42, khi đó độ dài đoạn DA là kết quả nào? 
A
B
C
D
Hướng dẫn: 
Áp dụng định lý Pytago lần lượt với:
 Tam giác BCD vuông tại C: 
BD2 = BC2 + CD2
 và tam giác ABD vuông tại B: 
DA2 = AB2 + BD2 
 Hay DA2= AB2 + BC2 + CD2
Câu 4: Các kích thước của một hình hộp chữ nhật tỉ lệ với 3; 4; 5 và thể tích của hình hộp này là 480 cm3, tính các kích thước (từ nhỏ đến lớn) là kết quả nào sau đây?
Hướng dẫn: 
Gọi 3 kích thước của hình hộp chữ nhật đó là: a; b; c (cm).
 Thế thì ta có:
 a:3 = b:4 = c:5 = k suy ra a= 3k; b= 4k; c= 5k
 Mà thể tích hình hộp chữ nhật đó: 
V = a.b.c = 3k.4k.5k = 480
 Suy ra: k3 = 8 = 23 vậy k= 2
Suy ra: 
a = 6 cm; b = 8 cm; c = 10cm

HS: Lựa chọn đáp án và nghe phản hồi từ chương trình
A) 
729 m3
B) 
486 m3
C) 
81 m3
D) 
Một kết quả khác.
HS: trả lời và nghe phản hồi từ chương trình
Diện tích một đáy là:
22*14= 308 (đvdt)
Thể tích là: 308*5 = 1540 (đvtt)
HS: trả lời và nghe phản hồi từ chương trình
A) 
45
B) 
3780
C) 
2025
D) 
Một kết quả khác.
HS: Trả lời câu hỏi và nghe phản hồi tư chương trình.
A) 
6 cm; 8 cm; 10 cm.
B) 
3 cm; 4 cm; 5 cm.
C) 
12 cm; 16 cm; 20 cm.
D) 
24 cm; 32 cm; 40 cm.
GV: Nêu bản đồ tư duy tóm tắt nội dung bài giới thiệu cho học sinh
Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn lập bản đồ tư duy tóm tắt nội dung bài học.
5/ Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Nắm chắc quan hệ vuông góc trong không gian được minh họa trong hình hộp chữ nhật.
- Học thuộc các công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Làm bài tập 10; 12; 14, 15 SGK/103-105
- Nghiên cứu trước bài tập phần luyện tập chuẩn bị cho tiết sau luyện tập.
..................................................................................................
IV. Kết luận, kiến nghị.
Kính thưa ban giám khảo, sau một thời gian nỗ lực hết mình, khắc phục những khó khăn gặp phải như thời gian, công cụ ghi hình, âm thanh chất lượng chưa cao, chất giọng của người đọc bản thân rất vinh dự khi cho ra đời bài giảng E-Learning đầu tay, mặc dù nó vẫn còn non nớt trong kĩ thuật và phương pháp làm việc, nhưng hy vọng rằng nó sẽ đóng góp một chút gì đó cho cuộc thi. 
Cuối cùng tôi xin kính chúc cho ban giám khảo, các thầy, các cô, các bạn đồng nghiệp, các em học sinh lời chúc sức khỏe, chúc cho hội thi thành công tốt đẹp. Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Toán 8 tập hai - nhà xuất bản Giáo dục.
- Thiết kế bài giảng Toán 8 tập hai – Hoàng Ngọc Diệp.
- Phần mềm Powerpoint, Adobe Presenter; một số bài giảng mẫu do Cục CNTT Bộ giáo dục và đào tạo; sở Giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc cung cấp; Total Video Converter; Camtasia Studio 7 
- Và một số tư liệu dạy học từ Internet:
Trang www.thuvienbachkim.com.vn; www.moet.gov.vn; 
 www.edu.net.vn; www.thi-baigiang.moet.gov.vn;
 baigiang.violet.vn; 
Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 10 năm 2016
Người thuyết trình
Đỗ Đức Thắng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_8_the_tich_cua_hinh_hop_chu_nhat_do_duc.doc
  • docBia Bai du thi Hinh hop chu nhat.doc