Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1-10 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1-10 - Năm học 2020-2021

Mục tiêu chương:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị.

- Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất.

- Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hóa học và biểu diên chất bằng côg thức hóa học.

- Biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị; biết cách tính phân tử khối.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng được các khái niệm cơ bản trong hóa học như “chất, nguyên tử,.”.

- Giải thích được 1 số hiện tượng hóa học trong thực tế và vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết1 số vấn đề liên quan đến hóa học trong thực tiễn.

- Quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất, giải thích thí nghiệm.

3. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;

- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.

- Năng lực quan sát: quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.

- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống học tập, trong đời sống.

4. Định hướng phát triển phẩm chất:

- Sống có trách nhiệm bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.

- Chủ động, tích cực học hỏi.

5. Nội dung tích hợp:

- Giáo dục đạo đức: HS nắm được tính chất của chất, có trách nhiệm tuyên

truyền cho cộng đồng biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con

người và gây ô nhiễm môi trường sống, thể hiện tình yêu thương nhân loại.

 

docx 49 trang thucuc 7320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 1-10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	05/9/2020	
Ngày giảng:07/9/2020	
	 Tiết: 01
BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó.
- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
- Cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ?
+ Khi học môn hóa học cần thực hiện các hoạt động : tự thu thập, tìm kiến thức, xử lý thông tin, vận dụng và ghi nhớ.
+ Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học.
2. Kỹ năng/KNS: 
- Rèn luyện kĩ năng biết quan sát thí nghiệm và nêu được hiện tượng quan sát được.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;
- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.
- Năng lực quan sát: quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.
- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: nêu và phân tích được một số vai trò của ngành hóa học, cách học môn hóa học.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Yêu thích môn học.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường.
5. Nội dung tích hợp:
- Giáo dục đạo đức: HS thấy được vai trò và tầm quan trọng của hóa học trong việc tìm ra các chất cải tạo môi trường sống con người, từ đó có trách nhiệm, biết chung tay góp sức, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ môi trường.
II. Phương pháp/KTDH/ hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, PP nêu giải quyết vấn đề, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
III. Chuẩn bị:
1. GV: phòng thực hành, tranh ảnh, tư liệu về vai trò to lớn của hóa học( Các ngành dầu khí, gang thép, xi măng, cao su ), phiếu học tập.
+ Dụng cụ: giá ống nghiệm, 2 ống nghiệm nhỏ.
+ Hóa chất: dd NaOH, dd CuSO4, axit HCl, đinh sắt.
2. HS : Xem trước nội dung thí nghiệm của bài 1, tìm một số đồ vật, sản phẩm của Hóa học 
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: Bước đầu học sinh thấy được tầm quan trọng của hóa trong cuộc sống và định hướng được phương pháp học tập bộ môn. 
Cách thức tiến hành: 
GV: Hãy kể một số chất trong cuộc sống mà em đã biết và thường gặp?
HS: hoạt động cá nhân, liệt kê các chất đã biết.
Thảo luận nhóm bàn.
Thảo luận cả lớp.
GV: Việc tìm hiểu các chất có mục đích gì?
HS: trả lời
GV: Dẫn dắt vấn đề “Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, lại là môn khoa học rất mới với HS THCS. Khi học tập bộ môn hóa học sẽ giúp chúng ta giải thích được các hiện tượng tự nhiên, cuộc sống mà các môn khoa học khác không giải thích được. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa môn hóa học với các bộ môn khoa học khác như Toán, Lí, Sinh, Địa lí .
Dự kiến sản phẩm của học sinh: HS liệt kê được một số chất trong cuộc sống và biết được đó là sản phẩm của ngành hóa học như thuốc chữa bệnh, phân bón, chất dẻo .
Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: HS có ý thức tự giác học tập và hợp tác nhóm. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30’)
- Mục tiêu: Biết được hóa học là gì; Tầm quan trọng của hóa học trong đời sống và định hình được phương pháp học tập bộ môn.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung
GV biểu diễn 1 số dụng cụ thí nghiệm và trính bày công dụng của chúng, cách cầm ống nghiệm.
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm 1: Nhỏ từ từ dd NaOH vào ống nghiệm chứa CuSO4
Mời một HS lên bảng làm thí nghiệm 2: nhỏ dd HCl vào ống nghiệm chứa đinh sắt. 
Gv luu ý học sinh các thao tác làm tn
TN1: tạo chất khơng tan, màu xanh nhạt dần
TN2: xuất hiện bột khí
- Yêu cầu hs quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Có điểm gì giống nhau giữa 2 thí nghiệm trên ?
Gv: Các hiện tượng trên là sự biến đổi của chất và những dung dịch và đinh sắt chúng ta sử dụng chính là các chất .
KT trình bày 1 phút
Hóa học là gì ?
Gv nhận xét đưa ra kết luận chung.
GV: Chuyển ý hóa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất, ứng dụng vậy hóa học có vai trò như thế nào?
- Treo tranh vẽ các dụng cụ qua các thời đại văn hóa giảng quá trình tìm ra loại dụng cụ mới => đó là sản phẩm của quá trình nghiên cứu hóa học.
Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
- Nêu tên các lĩnh vực trong đời sống mà em thấy có sự xuất hiện của sản phẩm ngành hóa học?
Theo em hóa học có vai trò như thế nào trong đời sống chúng ta ?
Giáo viên nhận xét, chốt đáp án.
=> Liên hệ GD đạo đức (5ph):
+ Vậy hoá học có vai trò như thế nào?
- Hóa học có vai trò rất quan trọng: Trong y học, CN, nông nghiệp 
+ Nếu không có hóa học thì cuộc sống sẽ ra sao?
+ Con người sử dụng hóa học vào cuộc sống như thế nào?
+ Bên cạnh những ưu điểm, còn có những hạn chế gì trong cách sử dụng hóa chất vào cuộc sống?
- Sử dụng chất bảo quản, chất kích thích, .
+ Các chất hóa học sử dụng không đúngcách ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của sinh vật nói chung và con
người nói riêng?
=> Mỗi chúng ta có trách nhiệm tuyên truyền cho cộng đồng, biết chung tay góp sức, hợp tác cùng cộng đồng bảo vệ môi
trường.
Chuyển ý: Hóa học có vai trò như vậy, vậy làm thế nào để học tốt môn hóa.
- Cho hs đọc thông tin SGK.
Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Các hoạt động cần chú ý khi học tập nghiên cứu môn hóa học ?.
+ Phương pháp học tập tốt môn hóa học?
Gv nhận xét đưa ra kết luận chung.
I ) Hóa học là gì?
1. Thí nghiệm:
a) TN 1: 1ml dung dịch CuSO4 + 1ml dung dịch NaOH
b) TN 2: Cho 1 đinh sắt cạo sạch + 1ml dung dịch NaOH.
2. Quan sát:
a) TN 1: Có chất rắn màu xanh không tan trong nước.
b) TN 2: Có bọt khí bay lên.
Kết luận: Ở các thí nghiệm trên, đều có sự biến đổi các chất
3. Nhận xét: Hoá học là môn khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng.
II) Hóa học có vai trò như thế trong cuộc sống chúng ta.
1. Ví dụ:
- Xoong nồi, cuốc, dây điện.
- Phân bón, thuốc trừ sâu.
- Bút, thước, eke, thuốc.
 2. Nhận xét:
 - chế tạo vật dụng trong gia đình, phục vụ học tập, chữa bệnh.
- Phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp.
- Các chất thải, sản phẩm của hoá học vẫn độc hại nên cần hạn chế tác hại đến môi trường.
 3. Kết luận:
Hoá học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta
III. Các em cần phải làm gì để có thể học tôt môn hóa học.
Phương pháp học tập tốt môn hoá:
 * Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học .
 * Để học tốt môn hoá cần:
+ làm và quan sát thí nghiệm tốt.
+ có hứng thú, say mê, rèn luyện tư duy.
+ phải nhớ có chọn lọc.
+ phải đọc thêm sách.
- Kết luận:
+ HS đã biết được hóa học là gì và vai trò của hóa học trong đời sống cũng như phương pháp học tập bộ môn.
+ HS phát huy được năng lực và phẩm chất: Năng lực tự học, giao tiếp, bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực quan sát TN; giải quyết được vấn đặt ra; Tự tin và có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố (5’)
- Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức vừa học.
- Cách thức tiến hành: Gv phát phiếu học tập
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Chọn câu trả lời đúng:
1. Hóa học là môn khoa học :
a. Tự nhiên 	b. Xã hội	c. Năng khiếu 	 d. Tâm lý
2. Học tốt môn hóa học là .
a. có khả năng vận dụng kiến thức đã học b. có khả năng làm thí nghiệm
c. biết giải các bài toán hóa học	 d. Tất cả đều đúng.
GV: y/c HS thảo luận nhóm: xây dựng sơ đồ tư duy phương pháp học tốt môn hóa?
HS: thảo luận và viết được sơ đồ tư duy theo yêu cầu.
Gv: các nhóm báo cáo và nhận xét lẫn nhau.
HS: dán kết quả lên bảng.
GV: đưa đáp án để HS đánh giá lẫn nhau và GV nhận xét chung.
- Kết luận: 
+ HS tra lời tốt và phát huy được năng lực giải quyết vấn đề, phẩm chất tự tin.
+ HS xây dựng được BĐTD theo y/c, phát huy được tinh thần hợp tác nhóm.
Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (2’)
- Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm về ngành hóa học.
- Cách thức tiến hành:
GV đưa y/c:
? Mỗi bạn tìm 5 đồ vật trong gia đinh. Cho biết mỗi đồ vật đó được làm từ chất liệu gì/ (Nêu những gì em biết, nếu không biết thì hỏi bố mẹ hoặc người thân.
?Hãy cho biết những điều về nước tự nhiên mà em biết? (thể gì? Màu? Mùi? Vị? nhiệt độ sôi? Nhiệt độ đông đặc?...)
- Kết luận: HS lấy được ví dụ và nêu được một số chất làm ra nó; phát huy được năng lực tự học.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (5’): 
- Học bài và và xem trước bài 1 của chương I và trả lời các câu hỏi sau: Chất có ở đâu? Việc tìm hiểu chất có lợi gì cho chúng ta?
- Chuẩn bị một số vật thể: đinh, thước, cây cỏ, cốc, lọ hoa....
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:...............................................................................
.....................................................................................................................................
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:..................................................................
.....................................................................................................................................
5.3. Hoạt động của học sinh:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: 06/9/2020	 
Ngày giảng: 08/9/2020
	 Tiết: 02 
CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ
* Mục tiêu chương:
1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp. Hiểu và vận dụng được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hóa học, nguyên tử khối, đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối, hóa trị.
- Tập cho HS biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất.
- Biết biểu diễn nguyên tố bằng kí hiệu hóa học và biểu diên chất bằng côg thức hóa học.
- Biết cách lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào hóa trị; biết cách tính phân tử khối.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng được các khái niệm cơ bản trong hóa học như “chất, nguyên tử,...”.
- Giải thích được 1 số hiện tượng hóa học trong thực tế và vận dụng kiến thức khoa học để giải quyết1 số vấn đề liên quan đến hóa học trong thực tiễn.
- Quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất, giải thích thí nghiệm.
3. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;
- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.
- Năng lực quan sát: quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.
- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống học tập, trong đời sống.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Sống có trách nhiệm bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên.
- Chủ động, tích cực học hỏi.
5. Nội dung tích hợp: 
- Giáo dục đạo đức: HS nắm được tính chất của chất, có trách nhiệm tuyên
truyền cho cộng đồng biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con
người và gây ô nhiễm môi trường sống, thể hiện tình yêu thương nhân loại.
BÀI 2: CHẤT 
1. Kiến thức: - Biết được: 
+ Khái niệm chất và một số tính chất của chất.
+ Biết cách quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất, biết được mỗi chất đều có tính chất nhất định.
+ Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp.
+ Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 
+ Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỉ năng biết cách quan sát, dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
Biết ứng dụng của mỗi chất tuỳ theo tính chất của chất.
Biết dựa vào tính chất để nhận biết chất.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;
- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.
- Năng lực quan sát: quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.
- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống trong học tập và đề ra cách giải quyết.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước. 
II. Phương pháp/KTDH/ hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
III. Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu vật: đinh sắt, cốc thủy tinh, thước nhựa. Dụng cụ thử tính dẫn điện.
2. Chuẩn bị của học sinh: nghiên cứu trước nội dung bài . Chuẩn bị một số vật đơn giản: thước, compa, ..
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’) kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- Hóa học là gì ? vai trò của nó?
- Để học tốt môn hóa học ta cần chú ý điều gì?
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS kể tên được các chất có xung quanh chúng ta từ đó biết được phần nào về chất.
Cách thức tiến hành:
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn
Gv: cho 2-4 hs tham gia
Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các chất mà em biết ?
Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (23’)
- Mục tiêu: Biết được chất là gì; biết tính chất của chất.
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung
- Kiểm tra mẫu vật của hs.
 Gv biểu diễn 1 vài mẫu vật.
Yêu cầu hs quan sát trả lời câu hỏi.
- Hãy kể tên một số vật thể em chuẩn bị và vật thể có xung quanh chúng ta ?
- Người ta chia vật thể làm mấy loại ? Cho VD ?
- Hãy nêu tên mẫu vật và chất cấu tạo nên chúng ?.
Treo bảng phụ
Hs hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi.
Vật thể
Chất
Đinh sắt
Sắt
ấm nhôm
nhôm
Cây mía
Nước, đường, xenlulozo
Nước biển
Nước, muối 
- Vật thể cấu tạo lên từ đâu?
Hs: vật thể trong được tạo lên từ các chất ( 1 hay nhiều chất )
Vậy chất có ở đâu?
Gv nhận xét, chốt kết luận.
Cho hs đọc thông tin.
Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi.
Chất có những tính chất cơ bản nào ?
Gv nhận xét, chốt các tính chất của chất.
KT trình bày 1 phút
Làm thế nào để xác định được tính chất của chất?
Hs nc SKG -> Các phương phát xác định tính chất của chất.
Gv nhận xét tổng kết.
Cho hs đọc thông tin mục 2.
Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Vì sao phải tìm hiểu tính chất của chất ?
- Có 3 lọ đựng giấm ăn, cồn, rượu, hãy phân biệt 3 lọ trên ?
- Có nên để xăng dầu cạnh bếp lửa ?
- Tại sao không nên để axit dây vào người ?
- Tại sao lại dùng nhôm làm xoong mà không dùng nhựa ?
GV: (Chuyển ý) việc hiểu ý nghĩa của biết tính chất cuả chất có ý nghĩa gì?
=> Liên hệ GD đạo đức (5ph):
+ Vì sao cần biết rõ tính chất của chất?
- Giúp nhận biết chất
? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì:
- Giúp nhận biết chất
- Biết cách sử dụng chất
- Biết cách sử dụng chất
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống, sản xuất 
? Nếu không nắm được tính chất của chất thì việc sử dụng chất sẽ như thế nào?
- Sử dụng không hiệu quả, nguy hiểm cả tính mạng..... Sử dụng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, phản tác dụng....
? Học xong tiết học hôm nay, em sẽ làm gì để phát huy những kiến thức hóa học em đã học được?
- E nắm chắc tính chất của chất, có
trách nhiệm tuyên truyền cho cộng
đồng biết cách sử dụng chất thích hợp, tránh gây hại cho con người và gây ô nhiễm môi trường sống.- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
I ) Chất là gì?
 Vật thể
 Tự nhiên: Nhân tạo:
 VD: Cây cỏ Bàn ghế
 Sông suối Thước
 Không khí... Com pa...
Chất là nguyên liệu tạo lên vật thể. Ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II) Tính chất của chất .
1. Mỗi chất có một tính chất nhất định.
+ Tính chất vật lí : trạng thái, màu sắc, mùi vị , tính tan, tos, tonc, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng...
+ Tính chất hoá học :Là khả năng biến đổi chất này thành chất khác
2. Cách xác định tính chất của chất:
- Quan sát ( trạng thái, màu sắc)
- Dùng dụng cụ đo ( to sôi, to nóng chảy..),
- Làm thí nghiệm. ( tính dẫn điện, dẫn nhiệt..
3.Tìm hiểu tính chất của chất giúp chúng ta:
+ Phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Ứng dụng chất vảo thực tiễn đời sống sản xuất .
- Kết luận:
+ HS đã biết được chất là gì và tính chất của chất, việc hiểu biết tính chất của chất có tác dụng như thế nào.
+ HS phát huy được năng lực và phẩm chất: Năng lực tự học, giao tiếp, tự tin, bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực quan sát TN; giải quyết được vấn đặt ra và sống có trách nhiệm.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố (3’)
- Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức vừa học.
- Cách thức tiến hành: 
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Cho học sinh nhắc lại các nộị dung cơ bản của bài:
 + Chất có ở đâu?
 + Chất có những tính chất nào?
Câu nào sau đây đúng.
a. ở đâu có vật thể ở đó có chất.
b. ở đâu có chất ở đó có vật thể.
c. trong không gian vũ trụ không có chất .
d. chất là những gì ta có thể nhìn thấy, nắm bắt được.
- Kết luận: HS tự tin trả lời các câu hỏi theo yêu cầu do đó củng cố được kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Vận dụng (5’)
- Mục tiêu: củng cố lại các kiến thức vừa học.
- Cách thức tiến hành: Gv phát phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành 
Stt
Mẫu vật
Vật thể
Chất cấu tạo nên
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Am nước
2
Hộp bút
3
Củ sắn
4
Xe đạp
- Kết luận: HS phân biệt được các vật thể tự nhiên và nhân tạo; có tinh thần trách nhiệm.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2’)
- Mục tiêu: khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm về các vật thể xung quanh em và biết được các chất tạo ra vật thể đó.
- Cách thức tiến hành:
GV đưa y/c:
? Mỗi bạn tìm 5 đồ vật trong gia đình. Cho biết mỗi đồ vật đó được làm từ chất liệu gì/ Việc biết tính chất của các chất đó có ý nghĩa như thế nào và sử dụng ra sao?
- Kết luận: HS lấy được ví dụ và nêu được một số chất làm ra nó và cách sử dụng chúng hợp lí; phát huy được năng lực tự học.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (5’): 
- Học bài và nghiên cứu trước nội dung phần III trong SGK và trả lời các câu hỏi sau: Hỗn hợp là gì? Như thế nào là chất tinh khiết? Dựa vào đâu để tách chất ra khỏi hỗn hợp ? 
- Làm bài tập 1 -> 7 trang 11 SGK
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:...............................................................................
.....................................................................................................................................
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:..................................................................
.....................................................................................................................................
5.3. Hoạt động của học sinh:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
----------------------------o0o------------------------------
Ngày soạn: 06/9/2020	 
Ngày giảng: 08/9/2020
	 Tiết: 03 
BÀI 2: CHẤT (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết này HS phải biết được:
- Khái niệm về chất nguyên chất(tinh khiết) và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất nguyên chất(tinh khiết ) và hỗn hợp dựa và tính chất vật lý. 
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát thí nghiệm , hình ảnh, mẫu vật .. rút ra được nhận xét về tính chất của chất( chủ yếu là tính chất vật lý của chất).
- Phân biệt được chất và vật thể, chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý ( tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống như: đường, muối ăn, tinh bột.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;
- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.
- Năng lực quan sát: quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.
- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống trong học tập và đề ra cách giải quyết.
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. 
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước. 
II. Phương pháp/KTDH/ hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
III. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chai nước khoáng, ống nước cất, nước giếng, NaCl, đèn cồn, kiềng đun, cốc thuỷ tinh, giấy lọc.
Hình vẽ chưng cất nước tự nhiên.
+ Dụng cụ: Dụng cụ đo nhiệt độ ( nhiệt kế) 
2. Chuẩn bị của học sinh: mỗi HS cầm một ít muối.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp ( 1 phút ): Sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
1/.Nêu các tính chất vật lí chung của chất?
2/ Việc nghiên cứu tính chất có ý nghĩa gì? 
 ( Đáp án: 1, Trạng thái, màu, mùi vị, tính tan, nhiệt đọ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt ..)
2. Việc nghiên cứu tính chất giúp: 
+ Phân biệt chất này với chất khác
+ Biết cách sử dụng chất.
+ Ứng dụng chất vảo thực tiễn đời sống sản xuất .
3. Các hoạt động học:
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
- Mục tiêu: HS biết và biết thêm được nhiều chất thông qua trò chơi; rèn tinh thần hợp tác giải quyết vấn đề học tập.
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Tiếp sức
Luật chơi: 
- Gv cho 2 nhóm hs tham gia, mỗi nhóm 5 hs
- Trong vòng 1 phút lần lượt các thành viên trong đôi lên viết nhanh tên các đáp án ( mỗi lần lên chỉ được viết 1 đáp án)
- Đội nào viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng
Câu hỏi: Viết tên các chất mà em biết ?
Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài với tình huống “Nước cất thường được dùng để pha thuốc hay hoá chất vậy tại sao không dùng nước giếng hay nước lọc?”
- Kết luận: Hs đã biết thêm được nhiều chất, có tinh thần hợp tác nhanh nhẹn.
Hoạt động 2: Các hoạt động hình thành kiến thức(25’)
- Mục tiêu: HS phải biết được thế nào là chất nguyên chất(tinh khiết) và hỗn hợp.
+ HS biết cách phân biệt chất nguyên chất( tinh khiết ) và hỗn hợp dựa và tính chất vật lý. 
- Cách tiến hành:
Hoạt động của Giáo viên và học sinh
Nội dung
Gv cho hs quan sát 2 chai nước: nước khoáng và chai nước cất.
GV yêu cầu hs hd nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi
- Chúng có tính chất gì gống nhau?
- Có thể dung nước giếng, nước khóng pha thuốc tiêm ko? Vì sao ?
- GV yêu cầu hs quan sát thí nghiệm thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Gv: làm thí nghiệm nhỏ 3 mẫu nước lên 3 tấm kính và đun trên ngọn lửa đèn cồn
Tấm1: 2 giọt nước khoáng
Tấm 2 : 2 giọt nước giếng
Tấm 3 : 2 giọt nước cất
Hs quan sát TN -> nhận xét
Tấm1: có cặn mờ
Tấm 2: có cặn mờ
Tấm 3: ko có cặn
- Nhận xết thành phần 3 loại nước trên?
Hs nước khoáng nước mưa có lẫn nhiếu chất tan khác
Gv Nước khoáng, nước mưa là hỗn hợp.
Hỗn hợp là gì ? Cho VD ?
Gv nhận xét chốt đáp án
Nhận xét thành phần của nước cất trong TN trên ?
Hs nhận xét TN: nước cất ko có lẫn chất khác
Gv Nước cất là chất tinh khiết.
Chất tinh khiết là gì ? cho VD ?
Gv giới thiệu thí nghiệm chưng cất nước.
KT trình bày 1 phút
- Nước tinh khiết có những tính chất nào? 
- Nước muối có các tính chất đó không?
- Theo em những chất như thế nào mới có tính chất nhất định?
Gv tổng kết.: tính chất hỗn hợp thay đồi tuỳ chất thành phần.
GV cho hs quan sát hình các hỗn hợp :
1. Nước muối
2. Mạt sắt và mùn cưa
3. Cát và vụn xốp
Yêu cầu hs thảo luận nhóm( khăn trải bàn) tìm tách các chất có trong hỗn hợp trên.
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
 Nêu rõ pp tách từng chất
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
KT trình bày 1 phút
- Phương pháp tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
Gv nhận xét, chốt đáp án.
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp.
Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
2. Chất tinh khiết.
Một chất không lẫn thêm bất cứ chất nào gọi là chất tinh khiết.
Chất tinh khiết có những tính chất vật lí và hoá học nhất định
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào sự khác nhau về tính chất của các chất trong hỗn hợp
- Kết luận: 
+ Hs biết được chất nguyên chất(tinh khiết) và hỗn hợp; biết cách phân biệt chất nguyên chất( tinh khiết )và hỗn hợp.
+ HS phát huy được năng lực và phẩm chất: Năng lực tự học, giao tiếp, tự tin, bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ hóa học; năng lực quan sát TN; giải quyết được vấn đặt ra; 
Hoạt động 3: Luyện tập (4’)
 (câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm) để phát triển các kĩ năng gắn với kiến thức mới vừa học)
- Mục tiêu: đánh giá mức độ nắm vững kiến thức trong bài học của học sinh.
- Cách tiến hành: Gv đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
1. Chất tinh khiết có thành phần như thế nào?
2. Nguyên tắc để tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp?
3. So sánh chất tinh khiết và hỗn hợp?
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Vật thể nhân tạo là
 A. con trâu	 B. con sông C. xe đạp D. con người
Câu 2: Vật thể tự nhiên là
 A. hộp bút B. máy điện thoại C. nồi cơm điện D. sao hôm 
Câu 3: Chất tinh khiết là chất
A. có tính chất không đổi	B. có lẫn thêm vài chất khác
C. gồm những phân tử đồng dạng	D. không lẫn tạp chất
Câu 4: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết 
A. nước suối B. nước cất 	C. nước khoáng	D. nước đá từ nhà máy
Câu 5: cho các hiện tượng sau
A. Về mùa hè vành xe đạp bằng sắt bị han gỉ nhanh hơn mùa đông
B. Mặt trời mọc sương bắt đầu tan dần
C. “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin(PH3) cháy trong không khí
D. Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành đỏ
E. Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2 , SO2 ) gây ô nhiễm môi trường rất lớn
Những hiện tượng vật lí là :
 a. A, B 	b. D, E	c. B, D 	d. C, B
- Kết luận: Hs trả lời tốt các câu hỏi và nắm vững kiên thức của bài học; phát huy được tinh thần tự học, ý thức tự giác.
Hoạt động 4: Vận dụng (2’)
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học xây dựng BĐTD cho bài học, phát huy khả năng tu tuy logic, hợp tác nhóm giải quyết vấn đề đặt ra.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu hs xây dựng sơ đồ tư duy cho bài học.
- Kết luận: Hs tích cực hợp tác nhóm và hoàn thiện được BDTD theo yêu cầu.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2’)
- Mục tiêu: Giúp tìm hiểu thêm mở rộng kiến thức ngoài bài học để hiểu bài sâu hơn; phát huy ý thức tự học, phẩm chất chăm chỉ.
- Cách thức tiến hành:
 GV yêu cầu HS
- Tìm hiểu phương pháp sản xuất nước tinh khiết ( nước cất )
- Tìm hiểu tính chất vật lí của một số chất như: muối ăn, paraphin (nến)
- Kết luận: Hs tự tìm hiểu theo yêu cầu của giáo viên ở gia đình qua máy tính hoặc điện thoại thông minh.
4. Hướng dẫn tự học ở nhà (6’): 
- Học bài cũ, Làm bài tập 6,7.8.SGK
- Chuẩn bị : Muối bẩn, chậu nước sạch, khăn sạch.
- Chuẩn bị bản tường
 trình thực hành theo mẫu:
Bản tường trình thực hành
Bài thực hành số ......
Họ và tên: ............................................ Lớp: ....
STT
Tên thí nghiệm
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích- kết luận – viết PTHH
Ghi chú
Dụng cụ
Hóa chất
01
02
5. Rút kinh nghiệm:
5.1. Kế hoạch và tài liệu dạy học:...............................................................................
.....................................................................................................................................
5.2. Tổ chức hoạt động học cho học sinh:..................................................................
.....................................................................................................................................
5.3. Hoạt động của học sinh:.......................................................................................
.....................................................................................................................................
----------------------------o0o------------------------------
Ngày soạn: 07/9/2020 	 	
Ngày giảng: 09/9/2020 Tiết: 04 
BÀI 3: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1 
TÍNH CHẤT NỐNG CHẢY CỦA CHẤT – 
TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Biết được:
- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm.
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện thí nghiệm làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.
2. Kỹ năng : rèn kỹ năng thực hành, kỹ năng quan sát nhận biết các tính chất của chất
- Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thực hành.
- Năng lực tự học: có ý thức tự giác nghiên cứu thông tin SGK, ghi nhớ kiến thức;
- Năng lực giao tiếp và bước đầu làm quen, sử dụng ngôn ngữ hóa học: biết lắng nghe và bước đầu hiểu được ngôn ngữ hóa học, tự tin trong giao tiếp.
- Năng lực thực hành: tiến hành thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, nêu được hiện tượng.
- Năng lực hợp tác: tập hợp nhóm, xác định được mục đích và nhiệm vụ khi hợp tác. 
- Năng lực giải quyết vấn đề: phân tích được tình huống trong học tập và đề ra cách giải quyết.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
4. Định hướng phát triển phẩm chất:
- Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.
5. Nội dung tích hợp:
* Tích hợp GDDĐ: - Báo cáo trung thực kết quả thí nghiệm, hợp tác và tôn trọng ý kiến các bạn cù

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_khoi_8_tiet_1_10_nam_hoc_2020_2021.docx