Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 61-63: Gluxit - Trần Hữu Hoàng

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 61-63: Gluxit - Trần Hữu Hoàng

NỘI DUNG KIẾN THỨC:

 I. Trạng thái thiên nhiên.

 1. Trạng thái thiên nhiên của Glucozơ.

 2. Trạng thái thiên nhiên của Scacarozơ.

 3. Trạng thái thiên nhiên của tinh bột và xenlulozơ

 II. Tính chất vật lý.

 1. Tính chất vật lý của Glucozơ.

 2. Tính chất vật lý của Scacarozơ.

 3. Tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ

 III. Tính chất hoá học.

 1. Tính chất hoá học của Glucozơ.

 2.Tính chất hoá học của Scacarozơ.

 3. Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ

 IV. Ứng dụng của glucozơ, scacarozơ, tinh bột và xenlulozơ

I. Mục tiêu

1. Năng lực:

+ Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng tráng bạc của glucozơ.

+ Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng thủy phân rồi phản ứng tráng bạc của scacarozơ (có thí nghiệm đối chứng).

+ Trình bày được vai trò và ứng dụng của glucozơ (chất dinh dưỡng quan trọng của nguời và động vật) và của scacarozơ (nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm) tinh bột và xenlulozơ. Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí scacarozơ. Nhận biết được các loại thực phẩm giàu scacarozơ và hoa, củ, quả giàu glucozơ, tinh bột và xenlulozơ

2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

 

docx 10 trang thucuc 2880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 61-63: Gluxit - Trần Hữu Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GLUXIT
Thời lượng: 3 tiết ( Tiết 61, 62, 63)
Ngày soan: 7/ 04/ 2021
Ngày dạy: 19/ 04/ 2021
NỘI DUNG KIẾN THỨC:
	I. Trạng thái thiên nhiên.
	1. Trạng thái thiên nhiên của Glucozơ.
	2. Trạng thái thiên nhiên của Scacarozơ.	
 3. Trạng thái thiên nhiên của tinh bột và xenlulozơ
	II. Tính chất vật lý.
	1. Tính chất vật lý của Glucozơ.
	2. Tính chất vật lý của Scacarozơ.
 3. Tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ
	III. Tính chất hoá học.
	1. Tính chất hoá học của Glucozơ.
	2.Tính chất hoá học của Scacarozơ.
 3. Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ
	IV. Ứng dụng của glucozơ, scacarozơ, tinh bột và xenlulozơ
I. Mục tiêu
1. Năng lực:
+ Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng tráng bạc của glucozơ.
+ Tiến hành được thí nghiệm (hoặc quan sát thí nghiệm) phản ứng thủy phân rồi phản ứng tráng bạc của scacarozơ (có thí nghiệm đối chứng).
+ Trình bày được vai trò và ứng dụng của glucozơ (chất dinh dưỡng quan trọng của nguời và động vật) và của scacarozơ (nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp thực phẩm) tinh bột và xenlulozơ. Ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng hợp lí scacarozơ. Nhận biết được các loại thực phẩm giàu scacarozơ và hoa, củ, quả giàu glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên:
- Hóa chất : Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, dd iot, AgNO3, dd NH3, H2O, dd H2SO4, NaOH
- Dụng cụ : ống nghiệm(13), đèn cồn (1), giá ống nghiệm(5), kẹp gỗ(5), giá sắt(1), cốc thủy tinh(5), đũa TT(5), kiềng sắt (1), lưới amiăng(1) .
- Ảnh một số loại trái cây có chứa glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
2. Học sinh: Ôn lại bài rượu etylic, xem trước bài mới.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
+ Mục tiêu 
- Hoạt động này nhằm huy động được một số kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đã có của bản thân về hiện tượng có trong thực tiễn để kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. 
+ Nội dung hoạt động: Dựa vào hiện tượng có trong thực tiễn, HS trả lời các câu hỏi có trong PHT số 1.
+ Sản phẩm học tập:
PHT số1, HS trình bày.
+ Tổ chức hoạt động:
- GV chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu cá nhân học sinh liên hệ kiến thức thực tế, trả lời câu hỏi trong PHT số 1 trong thời gian 3 phút. 
PHIẾU HỌC TẠP SỐ 1
1. Quá trình biến đổi tinh bột trong ống tiêu hoá đến ruột non ta thu được chất gì?
2. Chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm gì từ cây mía?
- HS thực hiện NV: Cá nhân HS trả lời câu hỏi vào PHT số 1. GV theo dõi, giúp đỡ học sinh liên hệ kiến thức đã biết để trả lời câu hỏi.
HS báo cáo và thảo luận: 1-2 HS báo cáo, HS khác nhận xét và bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: GV đánh giá và KL:
1. Quá trình biến đổi tinh bột thành mantozo thực hiện trong khoang miệng, dạ dày, ruột non và thời gian đầu có sự tham gia của enzim amilaza. Quá trình biến đổi mantozo thành glucozo thực hiện ở ruột non và có sự tham gia của enzim mantaza
2. Từ cây mía có thể làm ra nước uống, đường, xác mía làm giấy, nguyên liệu tráng ruột phích.
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt để HS tìm hiểu vào HĐ tiếp theo.
Hoạt động 1: GLUCOZƠ 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến thức: HS nắm vững công thức phân tử, trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý(trạng thái màu sắc, mùi vị, tính tan,khối lượng riêng) của glucozơ.
- Tính chất hoá học: phản ứng tráng gương, phản ứng lên men.
- Ứng dụng: là chất dinh dưỡng quan trọng của người vầ động vật.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật....rút ra nhận xét về tính chất của glucozơ.
- Viết được các PTHH(dạng CTPT minh hoạ tính chất hoá học của glucozơ).
- Phân biệt dung dịch glucozơ với ancol etylic và axit axêtic.
- Tính khối lượng glucozơ trong phản ứng lên men khi biết hiệu xuất của quá trình.
3. Thái độ: Giúp HS thấy được mối liên hệ của hoá học với đời sống.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tư duy lô rích, năng lực p/tích.
- Thực hiện tốt các vấn đế về trung thực trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên: - Đồ dùng: 10 ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm. Glucozơ,dd AgNO3, dd NH3, dd rượu etylic, nước cất.
2. Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ: (Không)
2. Bài mới:
* Đăt vấn đề:( Như SGK)
Hoạt động của GV
Hđộng của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên.(thời gian 7 phút) 
- GV liên hệ thực tế và tham khảo SGK cho biết trong tự nhiên, glucozơ có nhiều ở đâu?
- Trả lời.
A. Glucozơ: CTPT: C6H12O6 NTK: 180
I. Trạng thái tự nhiên.
- Có trong hầu hết các bộ phận của cây đặc biệt là quả.
- Có trong cơ thể người và động vật.
Hoạt động 2: Tính chất vật lý.(thời gian 7 phút) 
- GV đưa mẫu vật glucozơ yêu cầu HS thử tính tan, mùi, vị?
- Nhận xét
II. Tính chất vật lý.
- Thể rắn.
- Không màu.
- Tan nhiều trong nước
- Không mùi.
- Vị ngọt mát.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học.(thời gian 17 phút) 
- GV làm thí No glucozơ tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3
- H: Nêu hiện tượng và rút ra kết luận?
- GV giới thiệu PTPƯ và giới thiệu đây chỉ là cách viết đơn giản, còn thực tế thì AgNO3 + NH3 + H2O tạo AgOH kết hợp với NH3 tạo phức Ag(NH3)2OH rồi phức tác dụng với glucozơ tạo thành Ag + C5H11COONH4 + NH3 + H2O
 - GV giới thiệu ứng dụng của PƯ này là dùng trong công nghiệp tráng gương.
- H: Nêu cách sản xuất rượu etylic trong thực tế?
- GV thực tế từ tinh bột để chuyển thành rượu etylic cần qua giai đoạn tạo thành glucozơ. Vì vậy thực tế khi nhai cơm lâu ta cảm nhận được vị ngọt vì dưới tác dụng của men alimelaza có trong nước bọt của chúng ta tinh bột đã biến đổi thành glucozơ có vị ngọt.
- HS quan sát thí nghiêm do GV biểu diễn.
 - Trả lời
- HS nêu
III. Tính chất hoá học.
1. Phản ứng oxihoá glucozơ
NH3
C6H12O6+Ag2OC6H12O7 +Ag
 axit gluconic
2. Phản ứng lên men rượu.	
C6H12O6C2H5OH+2CO2 30-32oC 
Hoạt động 4: ứng dụng.(thời gian 7 phút) 
- GV cho học sinh quan sát tranh tr.152 SGK.
- H: Nêu tầm quan trọng của glucozơ và những ứng dụng của nó?
- Quan sát theo hướng dẫn.
- HS trả lời
IV.ứng dụng
- Là chất dinh dưỡng quan trọng của người và động vật..
- Dùng để pha chế huyết thanh, sản xuất vitaminC, tráng gương.
3. Củng cố: (thời gian 5 phút) 
 - Trình bày cách phân biệt ống nghiệm đựng dd axit axetic và rượu etylic?
 - Khoanh tròn vào một trong các chữ cái A,B,C,D đứng trước đáp án đúng: 
 Glucozơ có tính chất nào sau đây?
 A. Làm đỏ quỳ tím.
 B. Tác dụng với dd axit.
 C. Tác dụng với dd bạc nitrat trong amoniac.
 D. Tác dụng với kim loại sắt.
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (thời gian 2 phút) 
 - BTVN: 1,2,3,4 SGK
 - Đọc trước bài saccarozơ+ đem theo đường kính 
Hoạt động 2: SACCAROZƠ
 I/ MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến thức: 
HS nắm vững công thức phân tử, tính chất vật lý và tính chất hoá học của saccarozơ.
- HS biết trạng thái và các ứng dụng quan trọng của saccarozơ.
- Viết được PTPƯ của saccarozơ.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng làm thí nghiệm, hình ảnh , mẫu vật rút ra nhận xét về tính chất của sacarozơ.
- Viết được các PTHH của phản ứng thuỷ phân và dãy chuyển hoá từ:
Sacarozơ --> glucozơ--> ancoletylic-->axit axetic.
- Tính phần trăm khối lượng sacarozơ trong mẫu nước mía.
3. Thái độ: 
Giáo dục ý thức tiết kiệm trong đời sống và sản xuất.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tư duy lô rích, năng lực p/tích.
- Thực hiện tốt các vấn đế về trung thực trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- Đồ dùng:
+ DCTN: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm,ống hút.
+ Hóa chất: Đường kính, dd AgNO3, dd NH3, dd H2SO4 loãng, nước cất
2. Học sinh. Chuẩn bị bài ở nhà và đem theo đường kính
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ: (thời gian 5 phút)
- H: Hãy trình bày tính chất hoá học của glucozơ và mỗi tính chất viết một PTHH minh hoạ?
2. Bài mới:
* Đặt vấn đề:( Như SGK)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
\Nội dung
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên.(thời gian 5 phút) 
- H: Liên hệ thực tế và tham khảo SGK cho biết trong tự nhiên, saccarozơ có nhiều ở đâu?
- Trả lời 
B. Saccarozơ:CTPT:C12H22O11
I. Trạng thái tự nhiên.
- Có trong nhiều loài thực vật như mía, củ cải đường, thốt nốt.
Hoạt động 2: Tính chất vật lý.(thời gian 7 phút) 
- GV đưa mẫu vật saccarozơ yêu cầu HS thử tính tan, mùi, vị.
- GV giải thích khi để một tinh thể đường kính riêng thì không màu nhưng để nhiều tinh thể thì lại có màu trắng.
- Trả lời - Nhận xét.
- HS lắng nghe
II . Tính chất vật lý.
- Là chất kết tinh.
- Không màu.
- Tan nhiều trong nước
- Không mùi.
- Vị ngọt .
Hoạt động 3: Tính chất hoá học.(thời gian 18 phút) 
- GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 1.
- H: Nêu hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận?
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
- Cho dd saccarozơ vào ống nghiệm, thêm 1 giọt dd H2SO4, đun nóng 2-3/
- Cho dd NaOH để trung hoà hết H2SO4
- Cho AgNO3 và dd NH3 vào đun nhẹ.
- H: Nhận xét hiện tượng xảy ra?
- GV giải thích hiện tượng, rồi rút ra kết luận: Khi đun nóng dung dịch saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ đã bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và fructozơ.
- GV giới thiệu đường fructozơ là đồng phân của glucozơ nhưng ngọt hơn glucozơ.
- HS làm thí No theo hướng dẫn.
- Không xảy ra phản ứng chứng tỏ saccarozơ không có PƯ tráng gương.
- HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
- Có kết tủa Ag xuất hiện.
- HS lắng nghe và ghi bài
- HS lắng ghe
II. Tính chất hoá học.
* Thí nghiệm 1: 
Saccarozơ + AgNO3
 Không PƯ
* Thí nghiệm 2:
 + axit+AgNO3
Saccarozơ có PƯ
 to, NH3
- Giải thích: 
Saccarozơ + H2O Glucozơ
Glucozơ + AgNO3Ag
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
Hoạt động 4: ứng dụng.(thời gian 4 phút) 
- H: Hãy kể tên những ứng dụng của saccarozơ mà em biết?
- GV gọi HS khác dựa vào sơ đồ trong SGK để bổ sung thêm.
- GV yêu cầu HS đọc KLC/sgk
- Kể những ứng dụng em biết.
- Bổ sung.
- HS đọc KLC/sgk
III. ứng dụng:
- Là thức ăn của người.
- Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
- Dùng để pha chế thuốc.
* KLC/ SGK
 3. Củng cố:(thời gian 5 phút) 
 BT1: Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau:
 Saccarozơ Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Kali axetat
 Etyl axetat Natri axetat 
 GV gợi ý HS: 
	1, .....+ H2O 
 2, .....+ Men rượu 
 3, .....+ Men giấm 
 4, .....+ K (K2O, KOH) 
	5, .....+ Rượu etylic 
	 6, .....+ NaOH 
 4. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà:(thời gian 1 phút) 
 - BTVN: 1,2,3,4,5,6SGK
 - Đọc trước bài mới
 - Đem các mẫu vật có chứa tinh bột, xenlulozơ.
Hoạt động 3: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
I/ MỤC TIÊU .
1. Kiến thức: Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý của tinh bột và xenlulozơ.
- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n.
- Tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ: phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và iốt.
- Ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất.
- Sự tạo tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật rút ra nhận xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ.
- Viết được các PTHH của phẩn ứng thuỷ phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.
- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ.
- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu các hiện tượng hoá học hữu cơ trong cuộc sống.
4. Phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:
- Phát triển năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực tư duy lô rích, năng lực p/tích.
- Thực hiện tốt các vấn đế về trung thực trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Giáo viên:
- DCTN: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, đèn cồn, diêm, ống hút, thìa hút hoá chất, chổi rửa.
- HC: Tinh bột, xenlulozơ, iốt, nước.
2. Học sinh: Làm bài tập và đọc trước bài và đem theo tinh bột và xenlulozơ.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Kiểm tra bài cũ: (15 phút) - Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau:
Saccarozơ Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Kali axetat
 Etyl axetat
Đáp án:
 1. C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 (Glucozơ) (fructozơ)
2. C6H12O62C2H5OH + 2CO2
3. C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O
4. CH3COOH + KOH CH3COOK + H2O
 5. CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O 
 2. Bài mới:
* Đặt vấn đề:( Như SGK)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên.(thời gian 4 phút) 
- Gv: Liên hệ thực tế và tham khảo SGK cho biết trong tự nhiên, tinh bột và xenlulozơ có nhiều ở đâu?
- Trả lời.
I. Trạng thái tự nhiên
- Tinh bột có nhiều trong các loại ngô, khoai, sắn.....
- Xenlulozơ có nhiều trong sợi bông, tre, gỗ, nứa...
Hoạt động 2: Tính chất vật lý.(thời gian 6 phút) 
- GV tổ chức cho các nhóm làm thí nghiệm:
+ Cho tinh bột và xenlulozơ vào 2 ống nghiệm, thêm nước vào lắc nhẹ.
+ Đun nóng 2 ống nghiệm.
- Hỏi: Nhận xét trạng thái, màu sắc, tính tan của tinh bột và xenlulozơ trước trước, sau khi đun?
- GV nhận xét
- HS làm TN
- Nhận xét.
- HS ghi vở
II. Tính chất vật lý.
- Tinh bột: thể rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan trong nước nóng tạo hồ tinh bột.
- Xenlulozơ: thể rắn, màu trắng, không tan trong nước ở mọi nhiệt độ.
Hoạt động 3: Cấu tạo phân tử.(thời gian 3 phút) 
- GV giải thích vì số mắt xích trong xenlulozơ nhiều hơn nên phân tử xenlulozơ có dạng sợi dài. 
VD sợi đay....
- HS nghe và liên hệ thực tế.
III. Đặc điểm cấu tạo phân tử
- Tinh bột và xenlulozơ có PTK rất lớn, được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- liên kết với nhau (gọi là mắt xích).
- CTCT viết gọn: (-C6H10O5-)n
Trong đó: 
Tinh bột: n =1200 - 6000
Xenlulozơ (sợi bông) n = 10000 - 14000
Hoạt động 4: Tính chất hoá học.(thời gian 7 phút) 
- GV giới thiệu ở nhiệt độ cao chúng bị thuỷ phân thành glucozơ trong môi trường axit loãng. ở nhiệt độ thường chúng bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ các enzim thích hợp.
- GV yêu cầu các nhóm HS làm thí nghiệm:
- Nhỏ vài giọt dd iốt vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột.
- H: Nhận xét hiện tượng?
- H: Đun nóng ống nghiệm và nhận xét hiện tượng xảy ra?
- H: Tiếp tục quan sát hiện tượng khi ống nghiệm đã nguội?
- H: Qua thí nghiệm trên em có rút ra kết luận gì về thuốc thử để nhận biết hồ tinh bột và iốt?
- HS theo dõi SGK.
- Các nhóm HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.
Hồ tinh bột chuyển thành màu xanh.
- Màu xanh biến mất
- Màu xanh lại xuất hiện.
- HS kết luận
IV. Tính chất hoá học
1. Phản ứng thuỷ phân
(-C6H10O5-)n + nH2O nC6H12O6
2. Tác dụng của tinh bột với iốt.
Tinh bột + Iốt - >
Màu xanh
Hoạt động 5: Tinh bột, xenlulozơ có ứng dụng gỉ?(thời gian 6 phút) 
- H: Bằng hiểu biết thực tế hãy nêu ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ?
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK tr.157 để bổ sung.
- H: Dựa vào kiến thức sinh học hãy cho biết trong tự nhiên tinh bột và xenlulozơ được hình thành như thế nào?
- GV yêu cầu HS đọc KLC/SGK
- Học sinh trả lời.
- Quan sát hình vẽ.
- Trả lời bằng hiểu biết của mình.
- HS đọc
V. Tinh bột, xenlulozơ có ứng dụng gỉ ?
6nCO2 + 5nH2O 
 (- C6H10O5-)n+ 6nO2
(SGK)
* KLC/ SGK
3. Củng cố: (thời gian 3 phút) 
 - Hãy lập sơ đồ điều chế etyl axetat từ tinh bột
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:(thời gian 1 phút) 
 - BTVN: 1, 2, 3, 4 tr.158
- Xem trước bài Protein

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_61_63_gluxit_tran_huu_hoang.docx