Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2020-2021 - Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU

Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2020-2021 - Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp.

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)

3.Thái độ: Học tập nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.

4. Năng lực phẩm chất

a. Năng lực

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực thẩm mỹ

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

b. Phẩm chất

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.

- Các thao tác tư duy: So sánh, tương tự, khái quát.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của GV:

 -Hoá chất: nước khoáng, nước cất , nước muối

 -Dụng cụ: đèn cồn, bình cầu đáy tròn, nhiệt kế, chén sứ, đế đun, đèn cồn

 2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC:

a. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, quan sát giải thích, vấn đáp.

b. Kỹ thuật dạy học

- Đặt câu hỏi thảo luận

- Giao bài tập nhóm

- Chia thành các nhóm nhỏ – nêu và giải quyết vấn đề.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY – GIÁO DỤC

 1. Ổn định lớp

 2. Phần khởi động

 HS1: Hãy nêu 3 ví dụ về vật thể tự nhiên, 3 ví dụ về vật thể nhân tạo ?

 HS2: Làm bài tập 3 SGK/11.

 

docx 11 trang thucuc 3750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Khối 8 - Tiết 3+4 - Năm học 2020-2021 - Trường Quốc tế Hoa Kỳ APU", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 3
CHƯƠNG I. CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ 
Bài 2: CHẤT (T2)
Ngày soạn: 15/08/2020
Ngày dạy:
I.MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức:
- Khái niệm về chất nguyên chất ( tinh khiết) và hỗn hợp
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí (Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát)
3.Thái độ: Học tập nghiêm túc và cẩn thận trong công việc.
4. Năng lực phẩm chất
a. Năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực thẩm mỹ
- Năng lực tư duy.
- Năng lực hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
b. Phẩm chất
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Các thao tác tư duy: So sánh, tương tự, khái quát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 1. Chuẩn bị của GV: 
 -Hoá chất: nước khoáng, nước cất , nước muối
 -Dụng cụ: đèn cồn, bình cầu đáy tròn, nhiệt kế, chén sứ, đế đun, đèn cồn 
 2. Chuẩn bị của HS: Tìm hiêu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, quan sát giải thích, vấn đáp......
b. Kỹ thuật dạy học
- Đặt câu hỏi thảo luận
- Giao bài tập nhóm
- Chia thành các nhóm nhỏ – nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY – GIÁO DỤC 
 1. Ổn định lớp
 2. Phần khởi động
 HS1: Hãy nêu 3 ví dụ về vật thể tự nhiên, 3 ví dụ về vật thể nhân tạo ?
 HS2: Làm bài tập 3 SGK/11.
Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết chất có ở xung quanh chúng ta và có rất nhiều vai trò quan trọng trong đời sống. Vậy, có mấy loại chất? Phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới: Chất
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề.
- Cách thức tiến hành:
GV: Yêu cầu HS trình bày một số đặc điểm phân biệt giữa hai chất: Đường (kính trắng) với muối ăn?
HS: Hoạt động cá nhân.
Thảo luận cặp đôi.
Thảo luận toàn lớp.
Thống nhất những đặc điểm phân biệt giữa hai chất Các em đã biết vật thể do chất tao nên, vật chất có ở xung quanh chúng ta. Vậy chất có những tính chất nào?, tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
3. Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Biết dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp .
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dùng trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Hướng dẫn HS quan sát chai nước khoáng, mẫu nước cất và nước ao.
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
b1:Dùng tấm kính: nhỏ nước lên trên kính:
+Tấm kính 1:1-2 giọt nước cất.
+Tấm kính 2: 1-2 giọt nước ao.
+Tấm kính 3 :1-2 giọt nước khoáng.
b2: Đặt các tấm kính trên ngọn lửa đèn cồn để nước bay hơi ..
gTừ kết quả thí nghiệm trên, các em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước ao?
-Thông báo:
+Nước cất: không có lẫn chất khác gọi là chất tinh khiết.
+Nước khoáng, nước ao có lẫn 1 số chất khác gọi là hỗn hợp.
?Theo em, chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào.
?Nước sông, nước biển, là chất tinh khiết hay hỗn hợp.
-Mô tả lại thí nghiệm đo nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của nước cất, nước khoáng, 
-Yêu cầu HS rút ra nhận xét: sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp.
?Tại sao nước khoáng không được sử dụng để pha chế thuốc tiêm hay sử dụng trong phòng thí nghiệm.
? Yêu cầu HS lấy 1 số ví dụ về chất tinh khiết và hỗn hợp.
-Quan sát: nước khoáng, nước cất, nước ao đều là chất lỏng không màu.
-Các nhóm làm thí nghiệm g ghi lại kết quả vào giấy nháp:
+Tấm kính 1: không có vết cặn.
+Tấm kính 2: có vết cặn.
+Tấm kính 3: có vết mờ.
HS trả lời câu hỏi:
-Nước cất: không có lẫn chất khác.
-Nước khoáng, nước ao có lẫn 1 số chất tan.
*Kết luận:
-Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau . 
III. CHẤT TINH KHIẾT 
1.CHẤT TINH KHIẾT VÀ HỖN HỢP.
-Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau, có tính chất thay đổi.
-Chất tinh khiết: là chất không lẫn chất khác, có tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định.
-Chất tinh khiết: không lẫn với chất khác . 
-Đều là hỗn hợp.
-HS liên hệ thực tế để hiểu rõ hơn về phương pháp chưng cất: đun nước sôi, 
Nhận xét:
-Chất tinh khiết: có những tính chất (vật lý, hóa học) nhất định.
-Nước sông, nước biển, là hỗn hợp nhưng đều có thành phần chung là nước. Muốn tách được nước ra khỏi nước tự nhiên g Dùng đến phương pháp chưng cất. Nước thu được sau khi chưng cất gọi là nước cất.gGiới thiệu bộ thí nghiệm chưng cất nước tự nhiên.
-Hỗn hợp: có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp)
- Vì: nước khoáng là hỗn hợp (có lẫn 1 số chất khác) g Kết quả không chính xác.
-Làm việc theo nhóm nhỏ
Trong thành phần cốc nước muối gồm: muối ăn và nước. Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước muối ta phải làm thế nào?
-Như vậy, để tách được muối ăn ra khỏi nước muối, ta phải dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý của nước và muối ăn.
(tos nước=1000C,tos muối ăn=14500C)
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm sau: Tách đường ra khỏi hỗn hợp gồm đường và cát.
Câu hỏi gợi ý:
?Đường và cát có tính chất vật lý nào khác nhau.
?Nêu cách tách đường ra khỏi hỗn hợp trên.
? Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày cách làm của nhóm.
-Nhận xét, đánh giá và chấm điểm.
?Theo em để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp cần dựa vào nguyên tắc nào.
-Ngoài ra, chúng ta còn có thể dựa vào tính chất hóa học để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp.
-Thảo luận theo nhóm ( 3’) g Ghi kết quả vào giấy nháp.
-Nếu cách làm:
+Đun nóng nước muối g Nước bay hơi.
+Muối ăn kết tinh.
-Đường tan trong nước còn cát không tan được trong nước.
-Thảo luận nhóm g Tiến hành thí nghiệm:
b1:Cho hỗn hợp vào nước g Khuấy đều gĐường tan hết.
b2:Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần cát không tan gCòn lại hỗn hợp nước đường.
b3:Đun sôi nước đường, để nước bay hơi g Thu được đường tinh khiết.
-Để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý.
2. TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
 Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
4. Hoạt động Luyện tập
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?
A. Hoa đào	B. Cây cỏ	C. Quần áo	D. Tất cả đáp án trên
Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất
A. Nước cất là chất tinh khiết.	
B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất
C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra
D. Nước mưa là chất tinh khiết
Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất ., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”
A. Thấm nước	B. Không thấm nước
C. Axit	D. Muối
Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong(2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”
A.(1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế	B.(1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế
C.(1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất	D. 3 đáp án trên
Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau
“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn.
Thân mía gồm các vật thể(3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo ”
A. (1), (2), (4)	B. (1), (2), (3)
C. (2), (3), (4)	D. (1), (2), (3), (4)
Câu 6: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết
A. Nước cất	B. Nước mưa	C. Nước lọc	D. Đồ uống có gas
Câu 7: Chất tinh khiết là chất
A. Chất lẫn ít tạp chất	B. Chất không lẫn tạp chất
C. Chất lẫn nhiều tạp chất	D. Có tính chất thay đổi
Câu 8: Tính chất nào sau đây có thể quan sát được mà không cần đo hay làm thí nghiệm để biết?
A. Tính tan trong nước	B. Khối lượng riêng
C. Màu sắc	D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 9: Cách hợp lí để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc	B. Bay hơi
C. Chưng cất	D. Để yên thì muối sẽ tự lắng xuống
Câu 10: Vật thể tự nhiên là
A. Con bò	B. Điện thoại	C. Ti vi	D. Bàn là
Đáp án
1.C
2.A
3.B
4.B
5.B
6.A
7.B
8.C
9.B
10.A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
? Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ?
? Tính chất của hỗn hợp phụ thuộc vào gì?
Tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp muối và cát .
 Bài tập 1 : Nêu các phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp 
 a. Mạt sắt – Bột than b. Muối ăn trong nước biển
 Bài tập 2 : Chất nào sau đây là chất tinh khiết
 a. Muối ăn b. Sữa tươi c. Nước cất 
 d. Thép e. Sắt
 I. a,b,c II. a, c, e III. b, c ,d IV. Tất cả
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hãy hoàn thiện pp tách các chất trong bài để chuẩn bị cho nội dung thực hành.
Xem trước bài thực hành, mỗi nhóm chuẩn bị một ít muối ăn và một ít cát.
V. DẶN DÒ VỀ NHÀ: Làm các bài tập sách giáo khoa
VI.RÚT KINH NGHIỆM
Tuần:2
Tiết 4
Bài 4. NGUYÊN TỬ
Ngày soạn: 15/08/2020
Ngày dạy:
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
 - Các chất đều dược tạo nên từ các nguyên tử.
 - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm .
 - Hạt nhân gồm proton (p) mang diện tích dương và nơ tron (n) không mang điện
 - Vỏ nguyên tử gồm các electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và xắp xếp thành từng lớp.
 - Trong nguyên tử, số p= số e, điện tích của 1p bằng diện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hòa về điện.
2. Kĩ năng: Xác định dược số dơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vái nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na)
3. Thái độ: Có thái độ yêu thích học bộ môn hoá học.
4. Năng lực phẩm chất
a. Năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực tư duy
Năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).	
Năng lực tự học.
Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.	
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
b. Phẩm chất
Tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
Các thao tác tư duy: So sánh, tương tự, khái quát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV: 
 - Mô hình nguyên tử của một số nguyên tử thường gặp.
 - Chuẩn bị một số bảng phụ, bài tập.
2. Chuẩn bị của HS: Xem bài mới trước khi lên lớp.
III. PHƯƠNG PHÁP & KỸ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, thí nghiệm, quan sát giải thích, vấn đáp......
b. Kỹ thuật dạy học
- Đặt câu hỏi thảo luận
- Giao đề tài thuyết trình
- Giao bài tập nhóm
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY – GIÁO DỤC 
 1. Ổn định lớp
 2. Phần khởi động
Giới thiệu bài: Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều đựơc tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình; 
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học.
Ở tiết học trước các em đã học xong bài chất. Ở tiết học này các em sẽ được thực hành sẽ thấy được sự khác nhau giữa chất này với chất khác.Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như nhân tạo đều đựơc tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn các chất được tạo ra từ đâu? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: Các chất đều được cấu tạo từ nguyên tử, hiểu nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron mang điện tích âm.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-“Các chất đều được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện gọi là nguyên tử”.
gVậy nguyên tử là gì ?
-Có hàng triệu chất khác nhau, nhưng chỉ có trên 100 loại nguyên tử với kích thước rất nhỏ bé 
-“Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm”.
-Minh họa: Sơ đồ nguyên tử He
-Thông báo đặc điểm của hạt electron.
?Vậy hạt nhân có cấu tạo như thế nào.
-Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
-Nghe và ghi vào vở:
*Nguyên tử gồm:
+1 hạt nhân mang điện tích dương.
+Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
*Electron:
+Kí hiệu: e
+Điện tích:-1
+Khối lượng:9,1095.10-28g
1.NGUYÊN TỬ LÀ GÌ ?
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
Nguyên tử gồm:
+1 hạt nhân mang điện tích dương.
+Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
-“Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi 2 loại hạt là hạt proton và nơtron”.
-Thông báo đặc điểm của từng loại hạt.
-Phân tích: Sơ đồ nguyên tử O2 và Na.
? Điện tích của hạt nhân là điện tích của hạt nào.
?Số proton trong nguyên tử O2 và Na. 
-Giới thiệu khái niệm: nguyên tử cùng loại.
-Quan sát sơ đồ nguyên tử H2, O2 và Na.g Em có nhận xét gì về số proton và số electron trong nguyên tử ?
? Em hãy so sánh khối lượng của 1 hạt electron với khối lượng của 1 hạt proton và hạt nơtron.
-Vì electron có khối lượng rất bé nên khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
-Nghe và ghi bài:
“Hạt nhân nguyên tử tạo bởi proton và nơtron”.
a/Hạt proton:
+Kí hiệu: p
+Điện tích:+1
+Khối lượng: 1,6726.10-24g
b/ Hạt nơtron:
+kí hiệu: n
+điện tích:không mang điện.
+khối lượng: 1,6726.10-24g
-Các nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân được gọi là các nguyên tử cùng loại.
Nhận xét: Vì nguyên tử luôn luôn trung hòa về điện nên: 
Số p = số e
-Khối lượng: proton = nơtron.
-Electron có khối lượng rất bé (bằng 0,0005 lần khối lượng của hạt p)
mnguyên tử . mhạt nhân 
2.HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ
-Hạt nhân nguyên tử tạo bởi các hạt proton và nơtron.
a.Hạt proton
+Kí hiệu: p
+Điện tích: +1
+Khối lượng: 1,6726.10-24g
b.Hạt nơtron
+Kí hiệu: n
+Điện tích: không mang điện.
+Khối lượng: 1,6726.10-24g
-Trong mỗi nguyên tử:
 Số p = số e
Chú ý: 
mnguyên tử . mhạt nhân 
-“Trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định”.
-Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử H2 , O2 và Na.
gSố lớp electron trong các nguyên tử H2 , O2 và Na lần lượt là bao nhiêu ?
 Số electron lớp ngoài cùng là bao nhiêu ?
-Nghe và ghi vào vở.
* Số lớp electron của nguyên tử:
+ H2 : 1 ( 1e )g 1e ngoài cùng .
+ O2 : 2 ( 8e ) g 6e ngoài cùng .
+ Na : 3 ( 11e ) g 1e ngoài cùng.
-Số e tối đa ở lớp 1: 2e
-Số e tối đa ở lớp 2: 8e
-Hoạt động theo nhóm (5’) để hoàn 
-Yêu cầu HS quan sát sơ đồ nguyên tử Na g Số e tối đa ở lớp 1 và lớp 2 là bao nhiêu 
-Yêu cầu HS đọc đề bài tập 5 SGK/ 16: Em hãy quan sát các sơ đồ nguyên tử và điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng sau:
- Nhận xét , sửa bài tập 5.
-Bài tập: Em hãy điền vào ô trống ở bảng sau:
Ng. 
tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong ng. tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
17
3
14
19
*Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử.
?Nguyên tử có 17e gVậy số p bằng bao nhiêu
?Tên nguyên tử có 17p là gì
?Lớp 1 có bao nhiêu e tối đa, lớp 2 có bao nhiêu e tối đa
-Để tạo ra chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau gNhờ có electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau, cụ thể là lớp e ngoài cùng.
thành bảng:
gDựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm số P.
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong ng.tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
Heli
2
2
1
2
Cacbon
6
6
2
4
Nhôm 
13
13
3
3
Canxi 
20
20
4
2
*Bài tập . 
-Thảo luận nhóm ( 5’)
-Số p = số e
-Dựa vào bảng 1 SGK/42 để tìm tên nguyên tử.
-Thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập.
Ng.tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong ng. tử
Số lớp e
Số e ngoài cùng
Clo 
17
17
3
7
Liti
3
3
2
1
Silic
14
14
3
4
Kali 
19
19
4
1
3.LỚP ELECTRON
-Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
-Nhờ có các electron mà nguyên tử có khả năng liên kết.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và (1) về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi (2) mang (3)”
A. (1) trung hòa, (2) hạt nhân, (3) điện tích âm
B. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) không mang điện
C. (1) không trung hòa, (2) một hạt electron, (3) điện tích dương
D. (1) trung hòa, (2) một hay nhiều electron, (3) điện tích âm
Câu 2: Chọn đán án đúng nhất
A. Số p=số e
B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron
C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân
D. Eletron sắp xếp thành từng lớp
Câu 3: Cho biết số p, số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng của (I)
A. Số p = số e = 5
 Số lớp e = 3
 Số e lớp ngoài cùng =3
B. Số p = số e = 5
 Số lớp e = 2
 Số e lớp ngoài cùng =3
C. Số p là 5
 Số e = số lớp e là 3
 Số e lớp ngoài cùng là 2
D. số e lớp ngoài cùng = số lớp e = 3
 số p là 5
 số e là 4
Câu 4: Chọn đáp án sai
A. Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử
B. Số p = số e
C. Hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Oxi có số p khác số e
Câu 5: Đường kính của nguyên tử là
A. 10-8 cm	B. 10-9 cm	C. 10-8 m	D. 10-9m
Câu 6: Nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Tại sao? Chọn đáp án đúng
A. Do có electron	B. Do có notron
C. Tự đưng có sẵn	D. Do khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử
Câu 7: Vì sao khối lương nguyên tử được coi bằng khối lượng hạt nhân. Chọn đáp án đúng
A. Do proton và notron có cùng khối lượng còn electron có khối lượng rất bé
B. Do số p = số e
C. Do hạt nhân tạo bởi proton và notron
D. Do notron không mang điện
Câu 8: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron của nguyên tử có những gì?
A. Electron	B. Notron	C. Proton	D. Không có gì
Câu 9: Hạt nhân được cấu tạo bởi:
A. Notron và electron	B. Proton va electron
C. Proton và notron	D. Electron
Câu 10: Điền từ vào chỗ trống
“Trong tự nhiên, hidro có một người anh em sinh đôi là(1).Nguyên tử(2) còn được gọi là ‘hidro (3)’, chỉ khác có thêm 1 (4)”
A. 1- đơtriti 2- hidro 3- nhẹ 4- proton
B. 1- triti 2- hidro 3-nặng 4- electron
C. 1- doteri 2- doteri 3-nặng 4- notron
Đáp án:
1.D
2.A
3.A
4.D
5.A
6.A
7.A
8.D
9.C
10.C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
GV cho HS làm bài tập 1 sgk /15
 	Bài tập1: Hoàn thành bảng sau
Ngtử
Số P hạt nhân
Số e
1
12
7
11
 Các nhóm báo cáo, chấm chéo.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực sử dụng ngôn ngữ Hóa học, nghiên cứu và thực hành hóa học, giải quyết vấn đề. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học - Đọc phần đọc thêm sau bài học .
- Lập thành bảng như trang 15 đếm rồi liệt kê vào bảng .
V. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Làm các bài tập sách giáo kho
- Tìm hiểu trước bài: Nguyên tố hoá học.
VI.RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_khoi_8_tiet_34_truong_quoc_te_hoa_ky_apu_nam.docx