Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 7: Axit

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 7: Axit

Tiết 37. BÀI 7. AXIT

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS nêu được t/c hóa học của axit, viết PTHH minh họa

2. Kĩ năng

- Viết PTHH tính chất của axit, giải bài toán tính theo PTHH

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập tích cực.

II. Chuẩn bị

1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của axit

2. HS: ôn tập t/c axit + oxit bazo

III. Tổ chức dạy - học

1. Ổn định lớp – 1p

8A 8B 8C 8D

2. Khởi động – 5p

- Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất: CuO + HCl, Na2O + H2SO4

- HS viết PTHH

- GV nhận xét, đánh giá, vào bài

 3. Hình thành kiến thức – 25p

II. Tính chất hóa học của axit

1. Tính chất hóa học – 20p

- GV y/c HS hđ cá nhân 10 phút đọc bảng/SHD trang, nêu nội dung các thí nghiệm, GV chiếu video thí nghiệm, HS quan sát hoàn thiện nội dung phần hiện tượng.

 

docx 11 trang Phương Dung 01/06/2022 2500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 7: Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 37. BÀI 7. AXIT
I. MỤC TIÊU
- Nêu được tính chất hóa học của axit: Axit quan trọng là H2SO4 và HCl
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của axit, axit H2SO4 đặc nóng và HCl
- Nhận biết được dung dịch axit sunfuric và muối sunfat.
- Tính được nồng độ hoặc khối lượng axit trong PƯ
- Giáo dục bảo vệ môi trường giảm thiểu khí thải SO2, NO, NO2, CO2 gây mưa axit.
---------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 37. BÀI 7. AXIT 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được t/c hóa học của axit, viết PTHH minh họa
2. Kĩ năng
- Viết PTHH tính chất của axit, giải bài toán tính theo PTHH
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của axit
2. HS: ôn tập t/c axit + oxit bazo
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất: CuO + HCl, Na2O + H2SO4
- HS viết PTHH
- GV nhận xét, đánh giá, vào bài
	3. Hình thành kiến thức – 25p
II. Tính chất hóa học của axit
1. Tính chất hóa học – 20p
- GV y/c HS hđ cá nhân 10 phút đọc bảng/SHD trang, nêu nội dung các thí nghiệm, GV chiếu video thí nghiệm, HS quan sát hoàn thiện nội dung phần hiện tượng. 
Thực hiện thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1. Tác dụng của dung dịch axit với chất chỉ thị màu
Lấy một mẩu giấy quỳ tím để vào hõm của đế sứ, sau đó nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch HCl,H2SO4 loãng ... vào mẩu giấy quỳ tím.
2. Axit tác dụng với kim loại
Cho một mẩu kim loại (Al/Zn ...) vào ống nghiệm chứa 1 - 2 ml dung dịch axit (HCl,H2SO4 loãng ...)
3. Axit tác dụng với bazo
Nhỏ từ từ dung dịch axit (HCl/H2SO4 loãng ...) vào ống nghiệm có chứa một lượng nhỏ bazo, thí dụ Cu(OH)2 lắc nhẹ cho tới khi Cu(OH)2 tan hết.
- Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
- Từ các thí nghiệm, nêu các tính chất hóa học chung của axit.
- HS báo cáo, chia sẻ. Dự kiến sản phẩm:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1. Tác dụng của dung dịch axit với chất chỉ thị màu
Lấy một mẩu giấy quỳ tím để vào hõm của đế sứ, sau đó nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch HCl,H2SO4 loãng ... vào mẩu giấy quỳ tím.
Giấy quỳ hóa đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Cho một mẩu kim loại (Al/Zn ...) vào ống nghiệm chứa 1 - 2 ml dung dịch axit (HCl,H2SO4 loãng ...)
Mẩu kim loại tan ra, có khí thoát ra.
PTHH: 2Al+6HCl→2AlCl3+3H2
3. Axit tác dụng với bazo
Nhỏ từ từ dung dịch axit (HCl/H2SO4loãng ...) vào ống nghiệm có chứa một lượng nhỏ bazo, thí dụ Cu(OH)2 lắc nhẹ cho tới khi Cu(OH)2 tan hết.
Cu(OH)2 tan ra.
PTHH: Cu(OH)2+2HCl→CuCl2+2H2O
* Kết luận: (Hs ghi vở)
1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị
Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
2. Axit tác dụng với kim loại
Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (hầu hết trừ Cu, Ag, Hg,..)tạo thành muối và giải phóng khí hiđro
VD: 3H2SO4 (dd loãng) + 2Al → Al2(SO4)3 + 3H2
 2HCl + Fe → FeCl2 + H2
Chú ý: Axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng không giải phóng hiđro.
3. Axit tác dụng với bazơ
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước (tất cả các bazơ)
VD: H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O
 4. Axit tác dụng với oxit bazơ
VD: Fe2O3 + 6HCl → FeCl3 + 3H2O
=>Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước
Ngoài ra, axit còn tác dụng với muối.
2. Axit mạnh – axit yếu
- GV y/c HS hđ cá nhân 2p đọc thông tin SHD cho biết thế nào là axit mạnh, thế nào là axit yếu. Lấy ví dụ
- HS trả lời
* KL: (SHD/tr)
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1
Có những chất sau: CuO, Mg, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Dung dịch có màu xanh lam
c) Dung dịch có màu vàng nâu
d) Dung dịch không có màu.
- Dự kiến sản phẩm:
a) Khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí là khí H2;
 Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b) Dung dịch có màu xanh lam là dung dịch muối đồng (II).
 CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Dung dịch có màu vàng nâu là dung dịch muối sắt (III)
 Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O
 Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
d) Dung dịch không có màu là dung dịch muối nhôm.
 Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O. 
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: Học thuộc t/c hóa học của axit, mỗi t/c viết PTHH minh họa
- Làm bài tập 1C/SHD + bài tập bổ sung
- BT bổ sung: cho 5,6 g Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl 10%
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã phản ứng.
c. Tính khối lượng dung dịch muối thu được.
- Soạn bài mới: Xem trước phần III. Một số axit quan trọng
------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 38. BÀI 7. AXIT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được tính chất hóa học của axit: Axit quan trọng là H2SO4 và HCl
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của axit, axit H2SO4 đặc nóng và HCl
- Tính được nồng độ hoặc khối lượng axit trong PƯ
3. Thái độ
- Giáo dục bảo vệ môi trường giảm thiểu khí thải SO2, NO, NO2, CO2 gây mưa axit.
II. Chuẩn bị
1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của axit
2. HS: ôn tập t/c axit + oxit bazo
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- HS 1. Nêu t/c hóa học của axit, viết PTHH minh họa?
- HS 2. chữa bài tập bổ sung
- HS viết PTHH, chữa bài tập bổ sung
nFe = 5,656 = 0,1 mol
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
 0,1 0,2 0,1 (mol)
a. VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 l
b. mHCl = 0,2.35,5 = 71 g
mdung dịch HCl = 71.100%10% = 710 g
- GV nhận xét, đánh giá, vào bài
	3. Hình thành kiến thức – 25p
III. Một số axit quan trọng – H2SO4
1. a. Tính chất vật lí – 5p
- GV y/c hđ cá nhân 3p HS đọc SHD trang : Nêu t/c vật lí của H2SO4, nêu cách pha dung dịch H2SO4.
- GV chú ý HS cẩn thận khi sử dụng axit H2SO4
* KL: SHD trang 
2. Tính chất hóa học của H2SO4 loãng – 10p
- GV y/c Hs dự đoán t/c hóa học của H2SO4 loãng, thực hiện bài tập 1C/SHD hoạt động cá nhân 5p, báo cáo
- Dự kiến sản phẩm:
Các phản ứng hóa học xảy ra:
H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
3H2SO4+ Fe2O3→ Fe2(SO4)3 + 3H2O
H2SO4 + Mg → MgSO4 + H2
H2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+H2O
* Kết luận: H2SO4 đặc có đầy đủ t/c hóa học của axit (Hs ghi vở)
2. H2SO4 đặc – 20p
- GV y/c HS hđ cá nhân 10 phút đọc bảng/SHD trang, nêu nội dung các thí nghiệm, GV chiếu video thí nghiệm, HS quan sát hoàn thiện nội dung phần hiện tượng. 
Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1. H2SO4đặc tác dụng với kim loại
Lấy hai ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống một mẩu lá đồng nhỏ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4loãng, ống nghiệm thứ 2 1 ml dung dịch H2SO4 đặc. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm.
2. Tính háo nước của H2SO4 đặc
Cho một ít vụn giấy lọc, hoặc một ít đường kính vào cốc thủy tinh (loại 100 ml). Thêm từ từ 1 - 2 ml H2SO4 đặc vào.
1. Viết PTHH xảy ra giữa H2SO4 đặc nóng và Cu
2. Em có nhận xét gì về khí thoát ra trong phản ứng giữa kim loại (như Al,Zn,...) với các dung dịch axit thông thường (như HCl,H2SO4 loãng ...) và trong phản ứng giữa kim loại Cu với H2SO4 đặc nóng.
3. Hãy dự đoán sản phẩm tạo thành ở thí nghiệm 2.
4. Hãy nêu sự khác nhau về tính chất hóa học giữa H2SO4 đặc và H2SO4 loãng.
- Dự kiến sản phẩm:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát được
1. H2SO4đặc tác dụng với kim loại
Lấy hai ống nghiệm sạch, cho vào mỗi ống một mẩu lá đồng nhỏ. Nhỏ vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch H2SO4loãng, ống nghiệm thứ 2 1 ml dung dịch H2SO4 đặc. Đun nóng nhẹ cả hai ống nghiệm.
Cu trong ống nghiệm chứa axit đặc tan ra.
PTHH: Cu+H2SO4(đ) toCuSO4 + SO2 + H2O
2. Tính háo nước của H2SO4 đặc
Cho một ít vụn giấy lọc, hoặc một ít đường kính vào cốc thủy tinh (loại 100 ml). Thêm từ từ 1 - 2 ml H2SO4 đặc vào.
Xuất hiện chất rắn màu đen.
* KL: (SHD/tr)
H2SO4 đặc tác dụng với kim loại
- Axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.
- Khí nóng tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị) và khí sunfurơ
 Cu+H2SO4(đ) toCuSO4 + SO2 + H2O
Tính háo nước.
VD: Khi cho axit H2SO4 vào đường, đường sẽ hóa thành than.
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1. Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, KOH, C6H12O6 (glucozơ), dung dịch H2SO4 loãng, H2SO4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:
a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit
b) H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
Viết phương trình hóa học cho mỗi thí nghiệm. 
- Dự kiến sản phẩm:
a) Chứng minh dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hóa học của axit:
Tác dụng với kim loại tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (có khí thoát ra)
Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
CuO + H2SO4 → H2O + CuSO4 (dung dịch có màu xanh lam)
b) Chứng minh dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng:
Tác dụng với kim loại
Cu + 2H2SO4 đ, nóng to CuSO4 + SO2 + 2H2O
Tính háo nước. 
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: Học thuộc t/c hóa học của axit sunfuric, mỗi t/c viết PTHH minh họa
- Làm bài tập 3, 4C /SHD 
- Soạn bài mới: Xem trước phần III. Một số axit quan trọng (mục 3, 4)
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 39. BÀI 7. AXIT 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được ứng dụng của H2SO4 và cách nhận biết H2SO4 và muối (=SO4)
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH nhận biết H2SO4 và muối (=SO4)
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực
II. Chuẩn bị
1. GV: Video thí nghiệm nhận biết H2SO4 và muối (=SO4)
2. HS: học bài và làm bài tập
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- HS 1. Nêu t/c hóa học của axit H2SO4 loãng, viết PTHH minh họa?
- GV nhận xét, đánh giá, vào bài
	3. Hình thành kiến thức – 25p
III. Một số axit quan trọng – H2SO4
3. Ứng dụng – 5p
- GV y/c Hs hđ cá nhân 5 phút nêu ứng dụng của H2SO4. 
* KL: SHD trang
4. Sản xuất H2SO4 – 10p
- GV y/c Hs hđ cá nhân 5p, nêu quy trình sản xuất H2SO4. Viết PTHH
- HS báo cáo, chia sẻ
* KL: Trong công nghiệp quá trình sản xuất axit H2SO4 gồm 3 công đoạn sau:
- Sản xuất SO2 bằng cách đốt lưu huỳnh trong không khí
S + O2 → SO2
- Sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa SO2, có xúc tác là V2O5 ở 4500C
- Sản xuất axit H2SO4 bằng cách cho SO3 tác dụng với H2O:
SO3 + H2O → H2SO4
5. Nhận biết H2SO4 và muối =SO4 – 10p
- GV chiếu video thí nghiệm H2SO4 + BaCl2 và Na2SO4 + BaCl2, nêu hiện tượng.
- HS q/sát, trả lời câu hỏi, rút ra kết luận
* KL: Để nhận ra axit H2SO4 trong các axit và nhận ra muối sunfat trong các muối, ta dùng thuốc thử là dung dịch muối bari (Ba). Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện BaSO4 kết tủa màu trắng.
- Phương trình hóa học:
H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1. 
Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học ?
a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 
b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4
c) Dung dịch Na2SO4 và H2SO4
Viết phương trình hóa học
- Dự kiến sản phẩm:
a) Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 : dùng muối bari 
Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch HCl và H2SO4
Ở ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4 
Ở ống nghiệm không thấy hiện tượng gì thì dung dịch chứa ban đầu là dung dịch HCl
b) Nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 : dùng muối bari 
Cho dung dịch muối BaCl2 vào hai ống nghiệm, mỗi ống chứa sẵn dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4 
Thấy kết tủa là dung dịch Na2SO4 không có kết tủa là dung dịch NaCl
 BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4 
c) Nhận biết dung dịch Na2SO4 và H2SO4 dùng quỳ tím.
Cho quỳ tím vào từng dung dịch: dung dịch làm quỳ tím đối sang màu đỏ là dung dich H2SO4,
Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là dung dịch muối Na2SO4.
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: Học bài theo vở ghi
- Làm bài tập 2C /SHD 
- Bài tập bổ sung
Bài 1
Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí (đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng
c) Tìm nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Bài 2
Hòa tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100 ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
- Soạn bài mới: ôn tập kiến thức bài axit 
------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 43,44. Bài 7. AXIT (t dạy trực tuyến)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố kiến thức về: t/c hóa học của axit, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, nhận biết dd H2SO4 và muối =SO4
2. Kĩ năng
- Viết PTHH, giải bài toán tính theo PTHH, nhận biết.
II. Chuẩn bị
1. GV: máy tính, máy chiếu
2. HS: ôn tập bài 7
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- GV: y/c HS hđ cá nhân 3 phút viết sơ đồ tư duy bài axit (8A, 8B); hoặc nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài axit
- GV: nhận xét, bổ sung -> Vào bài
3. Hình thành kiến thức – 25p
- GV: chiếu slide bài tập 1. Y/c HS hđ cặp 6 phút hoàn thành vào vở
Bài tập 1. Hãy viết công thức hóa học của các axit có gốc axit cho dưới đây và cho biết tên của chúng:
-Cl, =SO3, = SO4, -HSO4, = CO3, PO4, =S, -Br, -NO3
- HS: hđ cặp hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ
- GV: nhận xét, đánh giá.
Bài tập 1.
Các axit có các gốc axit tương ứng đã cho là:
-Cl : HCl - axit clohiđric;
=SO3: H2SO3 - axit sunfurơ;
= SO4 :H2SO4 - axit sunfuric;
-HSO4 :NaHSO4 - natri hiriđosunfat;
= CO3: H2CO3 - axit cacbonic;
PO4: H3PO4 - axit phophoric
=S: H2S - axit sunfurhidric
-Br: HBr - axit bromhidric
-NO3: HNO3 - axit nitric.
- GV: chiếu slide bài tập 2. Y/c HS hđ cá nhân 3 phút hoàn thành vào vở
Bài tập 2. Hãy viết công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit sau: H2SO4, H2SO3, H2CO3, HNO3, H3PO4.
- HS: hđ cặp hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ
- GV: nhận xét, đánh giá.
Bài tập 2. 
Bài làm:
Công thức hóa học của những oxit axit tương ứng với những axit:
Axit sunfuric - H2SO4 : SO3
Axit sunfuro - H2SO3: SO2
Axit cacbonic - H2CO3: CO2
Axit nitric - HNO3: N2O5
Axit sunfuric - H3PO4: P2O5
- GV: chiếu slide bài tập 1C. Y/c HS hđ cá nhân 7 phút hoàn thành vào vở
Bài tập 1/C Viết PTHH xảy ra (nếu có) khi cho các chất: CO2,CuO,Fe2O3,Mg,Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
- HS: hđ cặp hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ
- GV: nhận xét, đánh giá.
Bài tập 1C
Các phản ứng hóa học xảy ra:
H2SO4 + CuO→CuSO4+H2O
3H2SO4 + Fe2O3 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
H2SO4 + Mg→ MgSO4 + H2
H2SO4 + Ba(OH)2→BaSO4+2H2O
- GV: chiếu slide bài tập 1C. Y/c HS hđ cá nhân 7 phút hoàn thành vào vở
Bài tập 2C. Hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch riêng biệt (không nhãn) bằng phương pháp hóa học: HCl,H2SO4 loãng, Na2SO4. Viêt PTHH của các phản ứng xảy ra (nếu có).
- HS: hđ cặp hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ
Thuốc thử
HCl
H2SO4
 loãng
Na2SO4
Quỳ tím
Giấy quỳ tím hóa đỏ
Giấy quỳ tím hóa đỏ
Giấy quỳ tím không đổi màu
BaCl2
Không có hiện tượng gì
Xuất hiện kết tủa trắng
- GV: chiếu slide y/c HS hđ cá nhân 2p tóm tắt bài tập 3C vào vở:
Bài tập 3C. Hòa tan hết 1,6 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc (98%), đun nóng, thu được V ml khí SO2 (ở đktc). Tính V và khối lượng dung dịch H2SO4 98% đã tham gia phản ứng.
- GV: hướng dẫn HS các bước làm 
- HS hđ cá nhân hoàn thành bài tập vào vở.
- HS: báo cáo, chia sẻ
- GV: nhận xét, bổ sung
Bài làm:
nCu=1,664=0,025 mol.
PTHH: Cu+2H2SO4→CuSO4+SO2+2H2O
Theo phương trình hóa học, nSO2=nCu=0,025 mol; nH2SO4=2nCu=0,05 mol.
Thể tích SO2 thu được là: V=0,025×22,4=0,56 lít.
Khối lượng H2SO4 cần dùng là: m=0,05×98=4,9 gam.
Khối lượng dung dịch H2SO4 98% cần dùng là: mdd=m×10098=4,9×10098=5 gam.
- GV: y/c HS hđ cặp 5 phút hoàn thành bài tập 4C vào vở nháp 
 Bài tập 4C. Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
- HS: hđ cặp hoàn thành bài tập -> báo cáo, chia sẻ.
- GV: nhận xét, đánh giá.
Bài làm:
(1) 2SO2+O2 toSO3
(2) SO3+H2O→H2SO4
(3) H2SO4+Na2CO3→Na2SO4+CO2+H2O
(4) Na2SO4+Ba(OH)2→BaSO4+2NaOH
(5) 2H2SO4(đ)+CutoCuSO4+SO2+2H2O
(6) SO2+H2O→H2SO3
(7) H2SO3+Na2CO3→Na2SO3+CO2+H2O
(8) Na2SO3+H2SO4→Na2SO4+SO2+H2O
4. Củng cố - luyện tập – 10p
- Gv y/c HS viết sơ đồ tư duy kiến thức bài axit
- Hs hđ cá nhân 3p viết sơ đồ tư duy, báo cáo, chia sẻ
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: ôn tập bài 7
- Soạn bài mới: đọc trước bài bazo
--------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_37_bai_7_axit.docx