Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch - Trịnh Thị Hoa

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch - Trịnh Thị Hoa

I . Mục tiêu:

1. Về kiến thức.

- HS hiểu được khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà.

- Biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.

- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

2. Về năng lực

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất: tính kiên trì, sự ham học hỏi, áp dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Hóa chất: Đường, dầu ăn, nước, xăng, thuốc tím, muối ăn.

- Dụng cụ: Đũa thủy tinh, cốc thủy tinh.

2. Học sinh

- Đọc trước bài mới

 

docx 6 trang Hà Thảo 21/10/2024 960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 40: Dung dịch - Trịnh Thị Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: DUNG DỊCH
Bài 40: 
DUNG DỊCH
I . Mục tiêu:
1. Về kiến thức.
- HS hiểu được khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà.
- Biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
- Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
2. Về năng lực
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất: tính kiên trì, sự ham học hỏi, áp dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Hóa chất: Đường, dầu ăn, nước, xăng, thuốc tím, muối ăn.
- Dụng cụ: Đũa thủy tinh, cốc thủy tinh.
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú với bài học
b. Tổ chức thực hiện: 
GV: Đưa ra tình huống có vấn đề qua một đoạn phim hoạt hình ngắn.
Nội dung đoạn phim:
HS A: Cậu ơi, tớ đang pha nước chanh để uống mà đường lâu tan quá. Cậu có biết cách nào để cho đường tan nhanh không? 
HS B: Cậu đã khuấy chưa? 
HS A: Tớ khuấy rồi, nhưng đường vẫn lâu tan. 
HS B: Vậy chúng mình cùng hỏi cô giáo và các bạn nhỏ xem có các cách không nhé
HS suy nghĩ một số câu trả lời cho tình huống đó.
Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu cách hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn
a. Mục tiêu: HS nêu được các cách làm cho quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
b. Tổ chức thực hiện: 
- Chiếu video thí nghiệm một HS tiến hành ở nhà.
- GV chốt kiến thức.
* Chuyển ý: Khi hòa tan đường hoặc muối vào trong nước có gì khác so với khi hòa các chất như dầu ăn hay cát vào nước không?
Theo dõi thí nghiệm, tự rút ra kết luận.
Nghe, ghi bài.
I. Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn ?
1) Khuấy dung dịch. 
2) Đun nóng dung dịch. 
3) Nghiền nhỏ chất rắn.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về dung dịch, dung môi, chất tan.
a. Mục tiêu: HS nắm được khái niệm thế nào là dung môi, chất tan, dung dịch .
b. Tổ chức thực hiện: 
- Hướng dẫn HS một số thí nghiệm quen thuộc trong cuộc sống.
Cô và các con cùng nghiên cứu một số thí nghiệm quen thuộc trong cuộc sống nên dễ dàng dự đoán hiện tượng xảy ra.
GV: chiếu hình ảnh 2 cốc nước hòa thuốc tím và dầu ăn. 
GV: giải thích thế nào là hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Từ đó rút ra khái niệm dung dịch. Nước là dung môi, thuốc tím và muối ăn là chất tan.
* GV: chốt kiến thức
- GV chiếu thí nghiệm hòa tan dầu ăn vào xăng.
Chú ý cho HS cách xác định dung môi, chất tan khi hòa tan hai chất lỏng vào nhau.
Khi hòa tan hai chất lỏng vào nhau:
 + Thành phần chất nào chiếm nhiều hơn được coi là dung môi.
 + Thành phần chất nào ít hơn được coi là chất tan.
 + Nếu thành phần tương đương nhau thì khái niệm dung môi và chất tan chỉ là do cách gọi mà thôi.
- HS theo dõi, ghi bài.
- HS theo dõi thí nghiệm
HS lắng nghe, ghi nhớ.
HS ghi bài
HS theo dõi thí nghiệm
HS ghi bài
II . Dung dịch – Dung môi – Chất tan.
1. Dung môi
Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch.
2. Chất tan
Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi.
3. Dung dịch
Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dung dịch bão hòa và dung dịch chưa bão hòa
a. Mục tiêu: - HS nắm được khái niệm thế nào là dung dịch bão hòa và chưa bão hòa
- HS biết cách tạo ra dung dịch bão hòa và chưa bão hòa.
b. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển ý: Trong tình huống đầu bài, bạn HS có đưa ra tình huống khuấy mãi mà vẫn không tan hết muối. Vậy lý do tại sao ? 
Chiếu video GV tiến hành hòa muối vào nước để tạo ra dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa.
GV: giải thích thí nghiệm để rút ra kiến thức: ở giai đoạn đầu muối ăn tan hết, khi cho gần hết 20g muối vào nước, vẫn còn một ít muối đọng lại dưới đáy cốc. Ở giai đoạn đầu nước muối vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn gọi là dung dịch chưa bão hòa. Ở giai đoạn sau không thể hòa tan thêm muối ăn gọi là dung dịch bão hòa. Và phải được xác định ở một nhiệt độ xác định.
GV chốt kiến thức.
* GV tổng kết bằng sơ đồ tư duy.
HS theo dõi thí nghiệm.
HS ghi bài.

III. Dung dịch chưa bão hoà - Dung dịch bão hoà.
Ở một nhiệt độ xác định: 
- Dung dịch chưa bão hoà là dung dịch có thể hoà tan thêm chất tan. 
- Dung dịch bão hoà là dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan.

Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập
b. Tổ chức thực hiện: 
Bài tập 1:
Trộn 10 ml rượu etylic (cồn) với 1 ml nước cất. Câu nào sau đây diễn đạt đúng:
a) Chất tan là nước, dung môi là rượu etylic. 
b) Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
c) Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
d) Cả hai chất nước và rượu etylic vừa là chất tan vừa là dung môi.
Đáp án: A
GV: giải thích chất nào có thể tích lớn hơn là dung môi, chất có thể tích ít hơn là chất tan. 
Bài tập 2:
 Làm thế nào để chuyển đổi từ một dung dịch NaCl bão hòa thành một dung dịch chưa bão hòa (ở nhiệt độ phòng)?
a) Cho thêm dung môi (nước).
b) Cho thêm chất tan. 
c) Đun nóng dung dịch.
d) Tiếp tục khuấy. 
GV : giải thích vì không được đun nóng nên chọn đáp án A
Đáp án: A
Hoạt động 4: Củng cố
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số tình huống thực tế.
b. Tổ chức thực hiện:
GV đưa ra một số tình huống, yêu cầu HS tìm hướng giải quyết, báo cáo vào tiết học sau:
GV hướng dẫn HS tạo ra nước rửa tay khô
3. Hướng dẫn tự học ở nhà
- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK trang 138

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_40_dung_dich_trinh_thi_hoa.docx