Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 14: Dung dịch - Đinh Thị Thanh Huyền
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
- HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa.
- HS hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiện nhỏ chất rắn.
- Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước.
- Hiểu được độ tan của một chất trong nước là gì?
- Bằng những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước
Kĩ năng
- Biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa
- Biết cách thực hiện thí nghiệm tìm hiểu chất tan và chất không tan
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm.
- Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
Ngày soạn: 24/05/2020 Chủ đề : Dung dịch Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề dung dịch gồm các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan; độ tan của một chất trong nước, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết I. Mục tiêu : 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức - HS hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa. - HS hiểu được những biện pháp thúc đẩy sự hòa tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn, đó là sự khuấy trộn, sự đun nóng và sự nghiện nhỏ chất rắn. - Bằng thực nghiệm, các em có thể nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước. - Hiểu được độ tan của một chất trong nước là gì? - Bằng những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước Kĩ năng - Biết cách pha chế một dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa - Biết cách thực hiện thí nghiệm tìm hiểu chất tan và chất không tan Thái độ - Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học. - Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng thí nghiệm. - Rèn tính cẩn thận, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin của nhóm. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực tự học; năng lực hợp tác; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học; - Năng lực thực hành hoá học; - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV) - Hóa chất: Muối ăn, đường, dầu thực vật, xăng, nước, CaCO3, NaCl - Dụng cụ: Cốc thủy tinh chịu nhiệt, kiềng sắt có lưới amiang, đèn cồn, đũa thủy tinh. nghiệm, giá ống nghiệm, phễu lọc, 2 tờ giấy lọc, 2 tấm kính, đèn cồn, diêm, kẹp gắp, ống nhỏ giọt, thìa lấy hóa chất rắn. 2. Học sinh - Xem trước bài mới III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Tình huống xuất phát Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Kích thích sự tò mò của học sinh về các khái niệm mới GV tổ chức làm 2 thí nghiệm: Chuẩn bị 2 cốc chứa 100 ml nước + Cho vào cốc thứ 1: một vài mẩu kim loại đồng + Cho vào cốc thứ 2: một ít bột CuSO4 Khuấy đều cả 2 cốc. GV: đưa cốc 1 cho HS quan sát và yêu cầu HS chỉ ra đâu là Cu, đâu là nước? GV: đưa cốc 1 cho HS quan sát và yêu cầu HS chỉ ra đâu là CuSO4, đâu là nước? GV: trong cốc thứ 2 chúng ta có một hỗn hợp được gọi là dung dịch CuSO4. Vậy dung dịch là gì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong chủ đề này. HS: quan sát thí nghiệm HS: dễ dàng chỉ được các lá Cu nằm dưới đáy cốc và nước là chất lỏng ở trong cốc. HS sẽ không thể chỉ ra được đâu là nước đâu là CuSO4. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Nắm được khái niệm về dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa Nội dung 1: Dung dịch Dung môi, chất tan, dung dịch GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 theo nhóm: s Dùng một cốc thủy tinh cho nước vào khoảng 2ml s Cho một thìa nhỏ đường vào cốc nước, khuấy nhẹ. s Quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra? GV: Đường tan trong nước hay người ta còn nói đường là chất bị hòa tan trong nước, đường là chất tan, nước là dung môi của đường, nước đường là dung dịch – Chất tan có bắt buộc là chất rắn không? Hãy cho ví dụ chất tan là chất lỏng, chất khí? GV chuyển ý: Trong các ví dụ trên, nước có khả năng hòa tan các chất đường, cồn 90o, khí oxi. Nước là dung môi của rất nhiều chất, nhưng có là dung môi của tất cả các chất không? Chúng ta hãy làm thí nghiệm 2 GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm: - Dùng 2 cốc thủy tinh, một cốc cho nước vào khoảng 2ml, một cốc cho xăng hoặc dầu hỏa - Cho một thìa nhỏ dầu ăn vào 2 cốc, khuấy nhẹ – Quan sát, nhận xét, so sánh hiện tưựng xảy ra? – Hãy cho biết dung môi và chất tan ở thí nghiệm thứ 2? – Các em hãy cho ví dụ về các dung dịch khác và chỉ rõ chất tan, dung môi trong mỗi dung dịch đó? - GV chốt kiến thức cho HS ghi bài Dự kiến sản phẩm HS làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV – Đường hòa tan hết trong nước tạo thành nước đường – Cồn 90o tan trong nước, khí oxi tan trong nước. HS làm thí nghiệm theo nhóm: – Nước không hòa tan được dầu ăn – Dầu hỏa hoặc xăng hòa tan được dầu ăn, tạo thành hỗn hợp đồng nhất. – Trong TN 2: Dầu ăn là chất tan, dầu hỏa, xăng là dung môi HS cho ví dụ – Dung môi là chất có khả năng hòa tan chất khác để tạo thành dung dịch – Chất tan là chất bị hòa tan vào dung môi – Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan . Dung dịch bão hòa và chưa bão hòa GV hướng dẫn học sinh tiếp tục cho đường vào cốc nước đường ở thí nghiệm 1, vừa cho đường vừa khuấy nhẹ à Gọi HS nêu hiện tượng? GV: Khi dung dịch vẫn còn có thể hòa tan thêm chất tan, ta gọi dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan, ta gọi là dung dịch bão hòa – Vậy thế nào là dung dịch chưa bão hòa? dung dịch bão hòa? - GV chốt kiến thức cho HS ghi bài – Giai đoạn đầu dung dịch vẫn có khả năng hòa tan thêm đường. Ở giai đoạn sau, ta được một dung dịch đường không thể hòa tan thêm đường. Ở nhiệt độ xác định: Dung dịch chưa bão hòa: có thể hòa tan thêm chất tan. Dung dịch bão hòa: không thể hòa tan thêm chất tan Làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn GV: Thực tế muốn quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn, ta thực hiện các biện pháp nào? GV: Để chứng minh cho các biện pháp các em vừa nêu, chúng ta làm thí nghiệm sau: GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau: Cho vào mỗi cốc (có chứa 25ml nước ) một lượng muối ăn như nhau Cốc 1: để yên Cốc 2: khuấy đều Cốc 3 : đun nóng Cốc 4: muối ăn đã nghiền nhỏ – HS quan sát, nhận xét? – Vì sao khi khuấy dung dịch, đun nóng dung dịch, nghiền nhỏ chất rắn, quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn? - Vậy ta cần làm thế nào để quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? Nhận xét: Cốc 1 muối tan chậm Cốc 2, 3 muối tan chậm hơn cốc 1, 4 Cốc 4 muối tan nhanh hơn cốc 1 HS thảo luận và trả lời Muốn chất rắn tan nhanh trong nước, ta thực hiện 1, 2 hoặc cả 3 biện pháp: – Khuấy dung dịch – Đun nóng dung dịch – Nghiền nhỏ chất rắn Biết có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước. Biết khái niệm độ tan và nêu được ý nghĩa của độ tan Nội dung 2: Độ tan của một chất trong nước Tìm hiểu chất tan và chất không tan trong nước GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 SGK. GV hãy nêu nhận xét về tính tan của canxi cacbonat trong nước? GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 SGK ® nêu ra nhận xét về tính tan của natri clorua trong nước? GV qua 2 thí nghiệm, ta kết luận được điều gì? GV: Ta vừa làm thí nghiệm và biết muối NaCl tan trong nước, muối CaCO3 lại không tan, còn các muối khác có tính tan trong nước thế nào? GV: Để tìm hiểu tính tan trong nước của các muối, ta xem bảng tính tan trong nước của các axít, bazơ, muối tr 156 SGK GV hướng dẫn HS cách sử dụng bảng tính tan - Hãy nêu nhận xét về tính tan trong nước của muối Nitrat? - Trong các muối sunfat, clorua, có muối nào không tan? - Cho thí dụ về hợp chất bazơ tan và không tan trong nước? GV yêu cầu HS đọc tính tan của các hợp chất trong nước (tr 140 SGK) HS: nhóm làm thí nghiệm 1 Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi HS: nhóm thực hiện thí nghiệm 2 Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi HS: nhóm trả lời và đọc SGK ta nhận thấy... tr 139 SGK HS: nhóm thảo luận và phát biểu HS: trao đổi và trả lời các muối Nitrat đều tan. HS: nhóm trao đổi và nêu tên các muối không tan: AgCl, BaSO4, PbSO4 HS: trả lời câu hỏi 1. Thí nghiệm về tính chất tan của chất: Có chất không tan và chất tan trong nước. Có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước 2. Tính tan trong nước của một số axit, bazơ, muối - Xem bảng tính tan 156 SGK Tìm hiểu độ tan của một chất trong nước GV để biểu thị khối lượng chất tan trong một khối lượng dung môi ở một nhiệt độ nào đó, người ta dùng độ tan - Yêu cầu 3 HS đọc định nghĩa độ tan trong SGK GV khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước cần mấy yếu tố? Sau khi HS trả lời, GV viết lên bảng: Độ tan là số gam chất tan: - Tan vào 100g nước - Tạo dung dịch bão hòa - Ở nhiệt độ xác định GV hiểu thế nào khi nói ở 250C độ tan của muối ăn trong nước là 36g GV khi nói về độ tan của một chất nào đó trong nước ® cần phải kèm theo điều kiện nhiệt độ. Nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến độ tan của 1 chất trong nước GV treo bảng hình vẽ 6.5. Nhìn vào độ tan của muối NaCl, Na2SO4, KNO3 trong nước và 250C và 1000C thế nào? GV nhận xét gì về độ tan của chất rắn khi tăng nhiệt độ? GV treo bảng vẽ hình 6.6 SGK. Hãy nhận xét độ tan của chất khí khi tăng nhiệt độ GV bổ sung: Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất khí trong nước ngoài nhiệt độ còn có áp suất HS: ghi định nghĩa vào vở Định nghĩa: Độ tan (ký hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100gr nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định Ví dụ: ở 250C độ tan của đường là 20k, của muối NaCl là 36g HS: nhóm thảo luận và trả lời HS: trao đổi nhóm và trả lời: mmuối = 36g mnước = 100g mddbh = 136g HS: trao đổi nhóm HS nhóm 1: muối NaCl, nhóm 2, muối KN03, nhóm 3: Muối Na2S04 - Sau khi HS trả lời cho, cho HS đọc SGK HS: nhóm thảo luận và trả lời - HS đọc SGK HS: ghi vào vở phần 1.2 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan: - Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng - Độ tan của chất khí tăng khi nhiệt độ giảm và áp suất tăng Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Cung cố kiến thức cho học sinh và vận dụng kiến thức vào các tình huống thực thế Câu 1. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào thu được dung dịch? a. Cho NaCl vào nước, khuấy đều b. Cho viên Zn vào dung dịch HCl c. Cho viên Zn vào nước, khuấy đều d. Rót dầu ăn vào nước, lắc đều Câu 2.Ở 30oC độ tan của CuSO4 là 37,8 gam. Hãy tìm số gam chất tan có trong 250 gam dung dịch CuSO4 bão hòa ở 30oC? Câu 1 a. NaCl là muối tan được trong nước à thu được dung dịch b. Zn tan hoàn toàn trong HCl và cũng thu được hỗn hợp đồng nhất à dung dịch c. Zn không tan trong nước à không thu được dung dịch d. Dầu tách lớp trong nước à không thu được dung dịch Câu 2. SCuSO4 = 37,8 gam có nghĩa là: Để tạo được dung dịch bão hòa CuSO4 ta cần hòa tan 37,8 gam CuSO4 vào 100 gam nước => thu được 137,8 gam dung dịch bão hòa. 37,8gam CuSO4 => 137,8 gam dd bão hòa x gam CuSO4 => 250 gam dd bão hòa => IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực. a.Mức độ nhận biết Bài 1: Dung dịch là A. hỗn hợp đồng nhất của nước và muối B. hỗn hợp của chất tan và chất không tan C. hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan D. hỗn hợp không đồng nhất của chất tan và dung môi Bài 2: Độ tan của một chất trong nước là A. số gam chất tan tan trong 100 gam nước B. số gam chất tan tan trong 100 gam dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định C. số gam chất tan tan trỏng 100 gam nước để tao thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định D. số gam chất tan có trong 100 gam nước ở nhiệt độ xác định b.Mức độ thông hiểu Bài 1: ở 25oC độ tan của NaCl là 36 gam, điều này có nghĩa là A. ở 25oC 100 gam nước hòa tan được tối đa 36 gam NaCl để tạo thành dung dịch bão hòa B. ở 25oC 100 gam dung dịch NaCl bão hòa chứa 36 gam NaCl C. ở 25oC 100 gam NaCl sẽ tan được trong 36 gam nước để tạo dung dịch bão hòa D. ở 25oC có 36 gam nước trong 100 gam dung dịch NaCl bão hòa Bài 2: Trường hợp nào sau đây ta thu không thu được dung dịch A. Cho kim loại Na vào lượng nước dư B. Cho kim loại Mg vào lượng dư axit HCl C. Ngâm đinh sắt trong lượng nước dư D. Cho thuốc tim vào nước. c. Mức độ vận dụng Câu 1. Ở 20oC, ta hòa tan muối NaNO3 vào nước đến khi bão hòa thì đã dùng hết 262,8 gam và thu được 562,8 gam dung dịch. Hãy tìm độ tan của NaNO3 ở 20oC. Câu 2. Tìm số gam chất tan có trong 120 gam dung dịch NaCl ở 25oC biết độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam. d. Mức độ vận dung cao Độ tan của NaCl thay đổi không đáng kể khi nhiệt độ tăng nhưng khi hòa tan NaCl, người ta vẫn sử dụng nước nóng?
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_14_dung_dich_dinh_thi_thanh_huy.docx