Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 16: Pha chế dung dịch - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 16: Pha chế dung dịch - Đinh Thị Thanh Huyền

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

- Biết thực hiện tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như lượng (số mol) chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, dung môi, thể tích dung môi để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu.

- Nắm lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình học kỳ II.

- Vận dụng những kiến thức đó giải quyết một số vấn đề như: Giải thích hiện tượng, giải bài tập, viết phương trình, lập CTHH . . .

Kĩ năng

- Biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán

- Biết các thao tác để sử dụng cân, ống đong.

- Biết các bước pha chế một dung dịch cụ thể theo yêu cầu.

Thái độ

- Rèn tính cẩn thận trong các thao tác (cách lấy, cách pha chế không văng, đổ hóa chất.) ý thức làm việc tập thể.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực tự học; năng lực hợp tác;

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;

- Năng lực thực hành hoá học;

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học;

- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên (GV)

- Dụng cụ: Cân kỹ thuật, cốc 250ml, bình nước, ống đong, đũa thủy tinh, thìa lấy hóa chất.

- Hóa chất: đường, NaCl nước cất.

2. Học sinh

- Xem trước bài mới

 

docx 7 trang thucuc 6470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 16: Pha chế dung dịch - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/06/2020
Chủ đề : Pha chế dung dịch 
Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề pha chế dung dịch gồm các nội dung chủ yếu sau: Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước và pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 03 tiết
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
- Biết thực hiện tính toán các đại lượng liên quan đến dung dịch như lượng (số mol) chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, dung môi, thể tích dung môi để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dung dịch với nồng độ theo yêu cầu.
- Nắm lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của chương trình học kỳ II.
- Vận dụng những kiến thức đó giải quyết một số vấn đề như: Giải thích hiện tượng, giải bài tập, viết phương trình, lập CTHH . . . 
Kĩ năng
- Biết cách pha chế một dung dịch theo những số liệu đã tính toán
- Biết các thao tác để sử dụng cân, ống đong...
- Biết các bước pha chế một dung dịch cụ thể theo yêu cầu.
Thái độ
- Rèn tính cẩn thận trong các thao tác (cách lấy, cách pha chế không văng, đổ hóa chất...) ý thức làm việc tập thể. 
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển 
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác; 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học;
- Năng lực thực hành hoá học;
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; 
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ: Cân kỹ thuật, cốc 250ml, bình nước, ống đong, đũa thủy tinh, thìa lấy hóa chất.
- Hóa chất: đường, NaCl nước cất.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Kích thích sự tò mò của học sinh và tạo sự gần gũi của kiến thức được học và thực tế.
GV: Các em hãy nêu các bước pha một ly nước chanh?
GV: Nếu nước chanh ta pha xong chưa được như mong muốn, VD quá chua hoặc ngọt quá ta phải làm thế nào?
GV: Các bước ta đã làm ở nhà chính là các thao tác chúng ta dùng để pha dung dịch. Tuy nhiên ở mức độ cao hơn, chúng ta cần pha chính xác nồng độ của dung dịch. Vậy pha dung dịch cần beiest những điều gì và nắm những kĩ thuật nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong chủ đề “Pha chế dung dịch”
- Vắt lấy nước cốt chanh
- Thêm đường, muối
- Cho nước vào khuấy cho tan
- Thêm đá nếu cần thiết
- Nếu chua quá thì cho thêm đường vào
- Nếu ngọt quá thì cho thêm nước vào
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh 
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Biết cách pha một dung dịch từ dung môi và chất tan theo yêu cầu.
Nội dung 1: Pha chế một dung dịch theo nồng độ cho trước
Tìm hiểu cách pha chế
GV yêu cầu học sinh sử dụng đề bài từ bài thực hành 7:
1. Pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
Trong bài tập các em đã biết những đại lượng nào để pha chế dung dịch? 
Hãy viết công thức tính khối lượng đường từ công thức tính C%.
Hãy tìm khối lượng nước cần thêm vào
GV (sau khi HS các nhóm có câu trả lời) GV yêu cầu 1HS nhóm lên bảng tính toán và ghi kết quả
GV yêu cầu các nhóm đề xuất cách pha chế.
2. Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M
GV yêu cầu các nhóm chỉ ra các đại lượng đã biết?
Ta có thể tìm được đại lượng gì của chất tan dựa vào các giá trị trên?
Để lấy lượng NaCl cần thiết ta phải đổi thành khối lượng.
GV: các nhóm hãy thảo luận để tìm ra lượng nước cần cho vào?
GV gợi ý: vì ta cần pha chính xác theo thể tích vì vậy ta chỉ cần cho nước vào dung dịch chứa sắn 1,17 gam NaCl đến khi đủ 100ml là được. Các nhóm hãy thảo luận và đưa ra cách pha chế cho dung dịch này?
Dự kiến sản phẩm
1. Pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
mdd = 50 gam
C% = 15%
mH2O = 50-7,5 = 42,5 gam
Cân lấy 7,5 gam đường cho vào cốc. 
Cân lấy 42,5 gam nước choa vào cốc đựng đường và khuấy đều
2. Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M
Vdd = 100ml 
CM = 0,2M
=> nNaCl = Vdd.CM = 0,1.0,2 = 0,02 mol
=> mNaCl =n.M = 0,02.58,5 = 1,17 gam
Các nhóm thảo luận nhưng không đưa ra được kết quả.
Cân lấy 1,17 gam NaCl và cho vào cốc thủy tinh 100 ml
Cho nước vào đầy khoảng nửa cốc.
Khuấy cho NaCl tan hết. Sau đo cho từ từ nước vào đến vạch 100ml thì dừng lại
Tiến hành pha chế
1. Pha chế 50 gam dung dịch đường có nồng độ 15%
GV hướng dẫn cân kỹ thuật.
- Yêu cầu HS cân 7,5g đường.
- Hướng dẫn cách dùng ống đong
- Yêu cầu HS đong 42,5ml nước cất.
- Hướng dẫn đổ nước cất dần dần vào cốc, khuấy nhẹ.
GV: yêu cầu HS dán nhãn hóa chất lên dung dịch vừa pha được
2. Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M
Dựa theo cách tiến hành và cách sử dụng dụng cụ đã hướng dẫn ở ví dụ 1. Các nhóm hãy pha chế 100ml dung dịch NaCl 15%
GV yêu cầu 1 thành viên của nhóm tường thuật lại các bước pha dung dịch đã thực hiện
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV, cân 7,5g đường rồi cho vào cốc thủy tinh.
Nhóm thực hiện theo hướng dẫn, đong lấy 42,5ml nước cất.
Cho từ từ nước vào cốc đựng đường khuấy đều cho đường tan.
Dán nhãn dung dịch đường 15% lên sản phẩm
2. Pha chế 100ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2 M
Tiến hành pha dung dịch theo các bước đã đề xuất trước đó
Dán nhãn NaCl 0,2M lên sản phẩm của nhóm
Đánh giá sản phẩm
- GV đánh gíá HS
- HS đánh gíá HS
Biết cách pha loãng một dung dịch từ một dung dịch cho trước.
Nội dung 2: Pha loãng một dung dịch cho trước
Tính toán cách pha chế
a. pha 100ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M
GV yêu cầu các nhóm tóm tắt các dữ kiện đề bài
GV : Muốn pha loãng dung dịch thì phải thêm nước vào dung dịch hiện có, theo đề bài ta đã có Vdd (1) chưa ? Làm thế nào để tìm được Vdd (1) ?
GV hướng dẫn HS về cách tính toán pha loãng nồng độ mol/lit bằng nước.
Khi pha loãng dung dịch thì số mol chất tan là không đổi
n = C1.V1 = C2.V2
GV yêu cầu 1HS lên bảng tính và ghi kết quả.
GV yêu cầu các nhóm thảo luận đưa ra các bước tiến hành pha dung dịch từ kết quả vừa tim được
GV chốt phương án hợp lí nhất và cho HS ghi lại cách tiến hành
b. Pha 150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%
GV yêu cầu các nhóm tóm tắt đề bài
Các nhóm hãy thảo luận và tính toán lượng nước cần thêm vào? Vận dụng kiến thức đã học ở ví dụ trước
GV yêu cầu các nhóm đề xuất các bước pha chế.
GV bổ sung và chốt phương án thực hiện cho các nhóm.
Dự kiến sản phẩm
Vdd(2) = 100ml
CM(2) = 0,4M
CM(1) = 2M
Các nhóm thảo luận trả lời:
Vì chỉ thêm nước nên số mol chất tan là không đổi do đó ta dựa vào số mol (2) để tìm thể tích Vdd (1).
=>Vdd(1) = 20ml
Các bước pha dung dịch
+ Hút lấy 20ml dung dịch MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung dích 200ml. 
+ Thêm nước cất từ từ đến vạch 100ml, khuấy đều.
+ Dán nhãn hóa chất lên cốc.
mdd (2) = 150 gam
C%(2) = 2,5%
C%(1) = 10%
Vì ta cũng chỉ thêm nước vào nên lượng chất tan là không đổi.
=> khối lượng nước cần thêm vào là 150 – 37,5 = 112,5 gam
Các bước tiến hành
+ Cân lấy 37,5 gam dung dịch NaCl 10%cho vào cốc hoặc bình có dung tịch 200ml
+ Cân lấy 112,5 gam hoặc đong lấy 112,5 ml nước cất rồi cho vào cốc đựng dd NaCl 10% đã lấy.
+ Khuấy đều rồi dán nhãn dung dịch
Tiến hành pha chế
GV mời một số HS nhắc lại các bước cân hóa chất bằng cân điện tử và đong chất trong ống đong.
a. pha 100ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M
GV cho các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành pha chế theo các bước đã đề xuất
GV theo dõi và chỉnh các thao tác thí nghiệm cho HS
Sau khi pha xong sản phẩm, GV yêu cầu HS tường trình lại các bước pha dung dịch của nhóm mình sau 
b. Pha 150 gam dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10%
GV yêu cầu các nhóm nhận dung dịch NaCl 10% và pha dung dịch NaCl 2,5% theo các bước đã đề xuất
Sau khi pha xong sản phẩm, GV yêu cầu HS tường trình lại các bước pha dung dịch của nhóm mình sau 
Dự kiến sản phẩm
HS nhắc lại các thao tác trên cân và với ống đong
Tiến hành pha chế theo các bước đã đề xuất
+ Hút lấy 20ml dung dịch MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung dích 200ml. 
+ Thêm nước cất từ từ đến vạch 100ml, khuấy đều.
+ Dán nhãn MgSO4 0,4M lên cốc.
Hs báo cáo lại các bước đã làm của nhóm
Tiến hành pha chế theo các bước đã đề xuất
+ Cân lấy 37,5 gam dung dịch NaCl 10%cho vào cốc hoặc bình có dung tịch 200ml
+ Cân lấy 112,5 gam hoặc đong lấy 112,5 ml nước cất rồi cho vào cốc đựng dd NaCl 10% đã lấy.
+ Khuấy đều rồi dán nhãn dung dịch NaCl 10%
Hs báo cáo lại các bước đã làm của nhóm
Đánh giá sản phẩm
- GV đánh gíá HS
- HS đánh gíá HS
Nội dung 3. Ôn tập 
Ôn tập lí thuyết
- GV tiến hành cho các nhóm HS thảo luận và cho biết các nhóm kiến thức trong tâm cần nắm trong từng chương 
- GV theo dõi quá trình thảo luận của các em và giải đáp thắc mắc nếu có.
- Kết thúc quá trình thảo luận GV yêu cầu các nhóm lên bảng báo cáo 
- Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- Cuối cùng GV nhận xét và kết luận những mảng kiến thức trong tâm cho HS nắm và ghi bài. 
Dự kiến sản phẩm
Chương 4: 
Nắm tính chất hoá học của oxi.
Viết được các phương trình điều chế oxi
Nắm các khái niệm: phản ứng hoá hợp, phản ứng phân hủy.
Biết oxit là gì, sự tạo thành oxit. Sự oxi hoá.
Thành phần, tỉ lệ các thành phần không khí
Chương 5: 
- Nắm tính chất vật lý và tính chất hoá học của khí hidro, cách điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, biết hỗn hợp nổ là hỗn hợp như thế nào
- Nước có những tính chất vật lý và tính chất hoá học gì
+ Chương 6: 
- Các khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch, độ tan, nồng độ %, nồng độ mol?
- Các công thức tính độ tan , nồng độ %, nồng độ mol, khối lượng chất tan, dd, dm
- Cách thức pha chế dd theo nồng độ và pha loãng dd theo một nồng độ cho trước 
Luyện tập
GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận, hoàn thành các bài tập sau
Bài 1. Viết các phương trình biểu diễn các thí nghiệm sau và cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?
a. O2 tác dụng lần lượt với Cu, S
b. Nung nóng KMnO4
c. Zn tác dụng với dung dịch HCl
d. H2 tác dụng với CuO nung nóng
Bài 2. Cho lượng dư kim loại Zn tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M. 
a. Tính thể tích khí thu được
b. Tính khối lượng kim loại Zn đã phản ứng
Dự kiến sản phẩm
HS thực hiện bài tập vào vở
a. 2Cu + O2 à 2CuO (p/ứ hóa hợp)
S + O2 à SO2 (p/ứ hóa hợp)
b.2 KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 (p/ứ phân hủy
c. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 (p/ứ thế)
d. H2 + CuO à Cu +H2O (p/ứ thế)
Thảo luận đưa ra cách giải bài toán
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
0,1 0,2 0,1
a. Theo phương trình
b.Theo phương trình 
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
GV cho HS trình bày các bước tiến hành để pha chế các dung dịch sau:
a. 200 ml dung dịch NaCl 1M
b. 100 gam dung dịch CuSO4 10%
Dự kiến sản phẩm
HS làm việc cá nhân, tính toán và đưa ra kết quả
a. Cân lấy 117 gam NaCl cho vào cốc chia độ có dung tích 250 ml.
Cho vào cốc khoảng 150ml nước và khuấy cho NaCl tan hết
Thêm nước từ từ đến vạch 200ml, khuấy đều và dán nhãn dung dịch
b. Cân lấy 10 gam CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 250ml. 
Cân lấy 90 gam nước hoặc đóng 90ml nước cho vào cốc và khuấy đều. Dán nhãn dung dịch
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực.
a.Mức độ nhận biết
1. Hãy trình bày thao tác sử dụng cân điện tử
2. hãy trình bày thao tác sử dụng ống đong
b.Mức độ thông hiểu
Câu 1: Muốn pha 300 gam dung dịch NaCl 20% thì khối lượng NaCl cần có là:
A. 40 gam.	B. 50 gam.	C. 60 gam.	D. 70 gam.
Câu 2: Số gam H2SO4 và H2O cần dùng để pha 200 gam dung dịch H2SO4 15% là
A. 170 gam H2SO4 và 30 gam H2O.	B. 15 gam H2SO4 và 185 gam H2O.
C. 185 gam H2SO4 và 15 gam H2O.	D. 30 gam H2SO4 và 170 gam H2O.
c. Mức độ vận dụng
Câu 1. Vì sao trong các bước tiến hành pha dung dịch ta có thể cân lấy 50 gam nước hoặc đong lấy 50ml?
Câu 2. Vì sao khi pha chế 100ml dung dịch NaCl ta không đong trước 100ml nước rồi cho lượng muối NaCl cần thiết vào sau?
d. Mức độ vận dung cao
Câu 1: Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 (D = 1,84 gam/ml) và bao nhiêu lít nước cất (D = 1 gam/ml) để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 (D = 1,28 gam/ml)?
A. 6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít H2O.	B. 3,33 lít H2SO4 và 6,67 lít H2O.
C. 3,35 lít H2SO4 và 6,65 lít H2O.	D. 7 lít H2SO4 và 3 lít H2O.
Câu 2: Cho 47 gam K2O vào m gam dung dịch KOH 7,83%, thu được dung dịch mới có nồng độ 21%. Giá trị của m là
A. 339,42.	B. 230.	C. 350,226.	D. 441,24.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_16_pha_che_dung_dich_dinh_thi_t.docx