Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 2: Nguyên tử - Đinh Thị Thanh Huyền
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Kiến thức: Biết được:
+ Khái niệm nguyên tử, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử vai trò của nguyên tử trong việc tạo nên chất
+ Nguyên tố hóa học là gì, cách biểu diễn nguyên tố hóa học bằng kí hiệu hóa học, nguyên tử khối là gì?
- Kĩ năng:
+ Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số n, số e của một vài nguyên tử.
+ Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại. Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể, có thể chuyển đổi từ đơn vị đvC sang đơn vị gam và ngược lại.
- Thái độ:
+ Hình thành thái độ yêu thích bộ môn, nghiên cứu khoa học.
+ Ý thức thận trọng trong thao tác thí nghiệm, tính toán.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như:
-. Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học;
- Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn; Năng lực quan sát, mô tả , giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận; Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN.
- Năng lực tính toán: tính số p, số n, số e, chuyển đổi đơn vị từ đvC sang đơn vị gam và ngược lại.
- Năng lực độc lập sáng tạo trong việc ứng dụng một số chất cụ thể vào trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:một số mẫu vật thể đơn giản để học sinh quan sát, bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:Tìm hiểu trước những bài có trong chủ đề, bảng nhóm.
Ngày soạn: 13/09/2020 Chủ đề 2: NGUYÊN TỬ Giới thiệu chung chủ đề: Chúng ta đã biết Chất có ở khắp mọi nơi, mỗi chất có những tính chất nhất định. Vậy Chất được tạo nên từ đâu?Mặc khác khi phân tích một mẫu chất cho ta biết được thành phần định tính ,thành phần định lượng của các nguyên tố hóa học tạo nên chất ?Vậy nguyên tố hóa học là gì ? Cách viết như thế nào? Thời lượng thực hiện chủ đề: 3 tiết I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: - Kiến thức: Biết được: + Khái niệm nguyên tử, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử vai trò của nguyên tử trong việc tạo nên chất + Nguyên tố hóa học là gì, cách biểu diễn nguyên tố hóa học bằng kí hiệu hóa học, nguyên tử khối là gì? - Kĩ năng: + Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số n, số e của một vài nguyên tử. + Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại. Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể, có thể chuyển đổi từ đơn vị đvC sang đơn vị gam và ngược lại. - Thái độ: + Hình thành thái độ yêu thích bộ môn, nghiên cứu khoa học. + Ý thức thận trọng trong thao tác thí nghiệm, tính toán. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như: -. Năng lực sử dụng biểu tượng hóa học; Năng lực sử dụng thuật ngữ hóa học; - Năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng TN an toàn; Năng lực quan sát, mô tả , giải thích các hiện tượng TN và rút ra kết luận; Năng lực xử lý thông tin liên quan đến TN. - Năng lực tính toán: tính số p, số n, số e, chuyển đổi đơn vị từ đvC sang đơn vị gam và ngược lại. - Năng lực độc lập sáng tạo trong việc ứng dụng một số chất cụ thể vào trong đời sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên:một số mẫu vật thể đơn giản để học sinh quan sát, bảng phụ, phiếu học tập. 2.Học sinh:Tìm hiểu trước những bài có trong chủ đề, bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động Học sinh nắm được vấn đề cần tìm hiểu trong chủ đề gồm nguyên tử, nguyên tố hóa học và một số vấn đề liên quan khác GV chia học sinh thành từng nhóm nhỏ tìm hiểu các nội dung nào cần tìm hiểu để hình thành các trình tự tìm hiểu chủ đề Hs thảo luận nhóm và trình bày ý kiến, các nhóm nhận xét bổ sung - Nguyên tử: + Nguyên tử là gì? + Cấu tạo nguyên tử. - Nguyên tố hóa học: + Định nghĩa nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học. + Nguyên tử khối Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Học sinh nắm được nguyên tử tạo nên chất, khái niệm nguyên tử là gì và cấu tạo của nguyên tử. Nội dung 1: Nguyên tử 1.NGUYÊN TỬ LÀ GÌ ? - GV hướng dẫn tìm hiểu nguyên tử về về kích thước và cấu tạo. - Gv cho Hs quan sát cấu tạo một nguyên tử 2.HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của hạt nhân và các đặc điểm về nguyên tử - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Cấu tạo nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương + Lớp vỏ mang một hay nhiều electron mang điện tích âm (-). - Hạt nhân nguyên tử gồm: + Proton: kí hiệu là p, mang điện tích dương (+) + Nơtron: kí hiệu là n, không mang điện tích. - Trong một nguyên tử: + Các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân. + Số p= số e ( đảm bảo yếu tố trung hòa về điện của ngyên tử) + Khối lượng hạt nhân gần bằng khối lượng nguyên tử HS Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại. Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể, có thể chuyển đổi từ đơn vị đvC sang đơn vị gam và ngược lại. Nội dung 2: Nguyên tố hóa học I. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC LÀ GÌ? 1. ĐỊNH NGHĨA: - GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm nguyên tố hóa học là gì? Vì sao số p lại đặc trưng cho nguyên tố hóa học? -Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập -Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học ? Vì sao? -Hãy tra bảng 1 SGK/42 để biết tên các nguyên tố đó? 2. KÍ HIỆU HÓA HỌC GV thuyết trình: Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1,2 chữ cái gGọi là kí hiệu hóa học. -Treo bảng 1 và giới thiệu kí hiệu hóa học của 1 số nguyên tố như: Nhôm ( Al ), Canxi ( Ca ), -Yêu cầu lên bảng viết lại 1 số kí hiệu hóa học của các nguyên tố oxi, sắt, bạc, kẽm . *Lưu ý: Cách viết kí hiệu hóa học. +Chữ cái đầu tiên viết bằng chữ in hoa. +Chữ cái thứ 2 viết bằng chữ thường và nhỏ. GV: hãy điền tên, kí hiệu và số thích hợp vào ô trống trong phiếu học tập 2 II.NGUYÊN TỬ KHỐI - GV cho học sinh tìm hiểu cách xác định nguyên tử khối của một nguyên tử. -Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK / 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó. - Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân - Số p đặc trưng cho nguyên tố hóa học. - KHHH biểu diễn ngắn gọn nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học của một nguyên tố gồm một hay hai chữ cái. Trong đó chữ cái đầu được viết in hoa. - Người ta quy ước một đơn vị Cacbon (đvC) bằng 1/12 khối lượng nguyên tử C (tức là 1đvC = 1,6605*10-24 gam) - Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Hoạt động 3: Luyện tập Hệ thống kiến thức của cả chủ đề, rèn luyện kĩ năng giải một số bài tập liên quan tới tính toán. Gv củng cố kiến thức toàn chủ đề cho học sinh - GV cho học sinh hoạt động theo nhóm làm một số bài tập: Bài tập 1: Hãy trình bày cách tách riêng muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. Bài tập 2: Trong một nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 36 hạt. Trong đó số hạt mang điện tích gấp 2 lần số hạt không mang điện. Hãy xác định số p, số e, số n có trong nguyên tử X, dựa vào số p và bảng trang 42 SGK hãy cho biết X là nguyên tử nguyên tố nào? Bài tập 3: Hãy cho biết a) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử sắt biết rằng nguyên tử sắt có nguyên tử khối là 56đvC? b) Nguyên tử khối của nguyên tử nguyên tố X biết rằng X nặng 4,482*10-23g - Các nhóm làm những bài tập được giao, sau đó thuyết trình trước lớp. Các nhóm khác theo dõi có thể đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức. - GV nhận xét tổng thể, có thể ghi điểm cho học sinh +Laáy 1 ít muoái aên vaø caùt cho vaøo coác, khuaáy ñeàu. +Roùt töø töø theo ñuõa thuûy tinh qua pheãu coù giaáy loïc, thu phaàn nöôùc loïc. +Ñoå phaàn nöôùc loïc vaøo oáng nghieäm, ñun noùng ñeán khi nöôùc bay hôi heát. - Gọi số e = e, số p = p, số n = n ta có e + p + n = 36 (e+p)= 36-n Mặc khác: (e+p)=2n 36-n = 2n 3n = 36 n = 12 Vậy e+p=24 ( mà e = p) e = p = 12 Với số p= 12, X là nguyên tử nguyên tố magie (Mg) a) ta có: 1đvC = 1,6605*10-24 gam Vậy khối lượng tính bằng gam của sắt là: 56*1,6605*10-24 = 9,29910-23 g b) ta có: 1đvC = 1,6605*10-24 gam Vậy nguyên tử khối của X là: 4,482*10-23: 1,6605*10-24 = 27 đvC Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng Nắm được khái niệm đồng vị. Đồng vị là các biến thể của một nguyên tố hóa học, trong đó hạt nhân nguyên tử có cùng số proton nhưng có chứa số neutron khác nhau IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực: Mức độ nhận biết: Câu 1: Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên A. electron, proton và nơtron B. electron và nơtron C. proton và nơtron D. electron và proton Câu 2: Một nguyên tử được đặc trưng cơ bản bằng A. Số proton và điện tích hạt nhân B. Số proton và số electron C. Số khối A và số nơtron D. Số khối A và điện tích hạt nhân Câu 3: Trong các định nghĩa về nguyên tử sau đây, định nghĩa nào là đúng? A. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé, không bị phân chia trong phản ứng hóa học B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, nguyên tử tạo ra mọi chất C. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm D. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ bé và trung hòa về điện, nguyên tử tạo ra mọi phân tử 2. Mức độ thông hiểu: Câu 1: Cách viết 3Ca được hiểu như thế nào? Nguyên tử Canxi B. ba nguyên tử Canxi C. Nguyên tố Canxi D. ba nguyên tố Canxi Câu 2: Cho các nguyên tử với các thành phần câu tạo như sau: X(6n,5p,5e) Y(10n,10p,10e) Z(5n,5p,5e) T(11n,11p,12e) . ở đây có bao nhiêu nguyên tố hóa học A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 3: Cho dãy kí hiệu các nguyên tố sau: O, Ca, N, Fe, S. Theo thứ tự tên của các nguyên tố lần lượt là: A. Oxi, cacbon, nitơ, nhôm, đồng B. Oxi, lưu huỳnh, canxi, sắt, nitơ C. Oxi, cacbon, nitơ, kẽm, sắt D. Oxi, canxi, nitơ, sắt, lưu huỳnh 3. Mức độ vận dụng: Câu 1: Nguyên tử nguyên tố X nặng gấp 2 lần nguyên tử Cacbon(C). Hãy cho biết X là nguyên tử nguyên tố nào? A. Nhôm (Al) B. Sắt (Fe) C. Natri (Na) D. Magie (Mg) Câu 2: Khối Lượng tính bằng đơn vị gam của nguyên tố canxi là: A. 6,642.10-24gam B. 66,42.10-24gam C. 664,2.10-24gam D. 66,42.10-23gam Câu 3: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 60 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp 2 lần số hạt không mang điện, số hạt proton trong nguyên tử X là: A. p = 18 B. p =19 C. p = 20 D. p =21 V. Phụ lục Tên ng. tố Kí hiệu hóa học Tổng số hạt Số p Số e Số n 34 12 15 16 18 6 16 16 Phiếu học tập số 1 Phiếu học tập số 2 Số p Số n Số e Ng. tử 1 19 20 Ng. tử 2 20 20 Ng. tử 3 19 21 Ng. tử 4 17 18 Ng. tử 5 17 20
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_2_nguyen_tu_dinh_thi_thanh_huye.docx