Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 8: Tính toán hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 8: Tính toán hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền

I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 Kiến thức:

- Biết được ý nghĩa của công thức hóa học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí )

- Các bước tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.

- Biết các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất

- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng

- Các bước tính theo phương trình hóa học

 Kĩ năng:

- Dựa vào CTHH:

+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất

- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

-Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể

- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại

- Chuyển đổi các đại lượng, tính toán theo CTHH và PTHH

Thái độ:

- Giáo dục HS tính cần cù siêng năng , cẩn thận trong học tập , có lòng tin yêu vào khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

 

docx 15 trang thucuc 6010
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 8: Tính toán hóa học - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề:
TÍNH TOÁN HÓA HỌC
Giới thiệu chung chủ đề: Nếu biết CTHH của một chất, em có thể xác định được thành phần % các nguyên tố của nó.Ngược lại nếu biết thành phần % các nguyên tố trong hợp chất em có thể xác định được CTHH của nó. Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng. Ngược lại nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 6 tiết
I.MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
 Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của công thức hóa học cụ thể theo số mol, theo khối lượng hoặc theo thể tích ( nếu là chất khí )
- Các bước tính thành phần % về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học.
- Biết các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần % khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất 
- Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số mol, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng
- Các bước tính theo phương trình hóa học
 Kĩ năng:
- Dựa vào CTHH:
+ Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất
- Xác định được CTHH của hợp chất khi biết thành phần % về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.
-Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hóa học cụ thể
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại
- Chuyển đổi các đại lượng, tính toán theo CTHH và PTHH
Thái độ: 
- Giáo dục HS tính cần cù siêng năng , cẩn thận trong học tập , có lòng tin yêu vào khoa học.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: Để đảm bảo mục tiêu tiết học, HS phải được hình thành các năng lực như: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập
Phiếu học tập cho các nhóm
Phương pháp và bài tập để rèn luyện kĩ năng làm bài tập định lượng dựa vào CTHH
Những bài tập để rèn luyện cách tính theo phương trình hóa học cho học sinh
Học sinh:Xem lại kiến thức cũ (cách tính số mol, khối lượng mol, thể tích chất khí). Đọc và nghiên cứu bài mới trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra CTHH của hàng triệu chất khác nhau và đưa công thức của một số chất. Từ những CTHH này các em không cần chỉ biết về thành phần các nguyên tố mà còn biết được thành phần % theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
GV: đặt câu hỏi: Dựa vào CTHH em có thể xác định được % các nguyên tố không? Và ngược lại?
Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
HS được GV tổ chức hoạt động nhóm nhỏ ( 2- 3HS), yêu cầu học sinh báo cáo trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận vấn đề đồng thời mở ra hướng nghiên cứu cho HS.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Từ công thức hóa học đã biết, học sinh biết xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất. 
Nội dung 1: Tính theo CTHH
1.Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
GV đưa lên bảng VD 1
Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất KNO3
GV hướng dẫn HS các bước làm bài tập và chiếu lần lượt các bước làm lên, cho HS áp dụng
- Bước 1: Tính khối lượng mol của hợp chất
- Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất
- Bước 3: Từ số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, xác định khối lượng của mỗi nguyên tố -> tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố
GV gọi HS1: Xác định MKNO3
HS2: Xác định số mol nguyên tử
HS3: %
GV: Đưa VD 2 lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở
Ví dụ 2: Tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong Fe2O3
GV gọi 1 HS lên sửa
Chấm vở 1 – 2 HS khác 
GV đưa lên màn hình (bảng) ví dụ 3
Ví dụ 3: Xác định thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong CT H2SO4
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi đại diện các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV : Nếu có một công thức AxByOz
Vậy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố này bằng cách nào ?
Yêu cầu HS các nhóm thảo luận từ 1->2 phút. Sáu đó V cùng HS nhận xét và rút ra kết luận chung
? Vậy công thức AxByOz số mol nguyên tử của A, B, C, O là bao nhiêu
HS : 
có x mol nguyên tử A
có y mol nguyên tử B
có z mol nguyên tử O
 2:Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố 
GV đưa bài VD lên bảng
VD1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định CTHH của hợp chất (biết khối lượng mol là 160)
GV yêu cầu các em thảo luận 
GV gợi ý trên bảng
- Giả sử CT hợp chất là CuxSyOz
- Muốn xác định được công thức, ta phải xác định x, y, z bằng cách nào ?
-> Em hãy nêu các bước làm 
Gọi 1 HS nêu
- Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất
- Suy ra các chỉ số x, y, z
HS2 áp dụng tính khối lượng của mỗi nguyên tố
HS3: Tìm số mol nguyên tử
-GV đưa ví dụ 2 lên màn hình (bảng phụ)
Ví dụ 2: Hợp chất A có thành phần các nguyên tố là 28,57% Mg, 14,2%C, còn lại là oxi. Biết khối lượng mol của hợp chất A là 84. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A
GV gọi HS làm lần lượt từng phần 
GV : VD 3 lên bảng
Ví dụ 3: Hợp chất A có khối lượng mol là 94, có thành phần các nguyên tố là 82,98% K, còn lại là ôxi. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất A
GV hướng dẫn HS làm 
I/ Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ 1
 = 39 + 14 + 3.16 = 101 (g)
Trong 1 mol KNO3 có :
1 mol nguyên tử K
1 mol nguyên tử N
3 mol nguyên tử O
%K = = 36,6%
%N = = 13,8%
%O = = 47,6%
Hoặc %O = 100% - (36,8% + 13,8%)
 = 47,6%
Ví dụ 2
=2.56 + 3.16 = 160 (g)
Trong 1 mol Fe2O3 có :
2 mol nguyên tử sắt Fe
3 mol nguyên tử O
%Fe = = 70%
%O = = 30%
Hoặc %O = 100% - 70% = 30%
Ví dụ 3
 = 2.1 +32 +4.6 = 98 g
Trong 1 mol H2SO4 có 
2 mol nguyên tử H
1 mol nguyên tử S
4 mol nguyên tử O
%H = = 2%
%S = = 32,7%
%O = 100% - 34,7% = 65,3%
Kết luận : Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong AxByOz
Bước 1: Xác định khối lượng mol của AxByOz
Bước 2: Xác định số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố A, B, O trong hợp chất
Bước 3: Từ số mol nguyên tử , xác định khối lượng của mỗi nguyên tố -> tính thành phần phần trăm của mỗi nguyên tố
II/ Xác định công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tố 
Ví Dụ 1 
Khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất CuxSyOz là :
mCu = = 64 (G)
mS = = 32 (G)
mO = = 64 (G)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
ncu = = 1 (Mol)
ns = = 1 (Mol)
no = = 4 (Mol)
Vậy công thức hoá học của hợp chất là : CuSO4
Ví Dụ 2. Giải
Giả sử công thức hoá học của hợp chất A là MgxCyOz (x, y,z nguyên dương)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất A:
mMg = = 24 (g)
mCu = = 12 (g)
mO= 84-24-12=48 (g)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất A:
x = nMg = = 1 mol
y = nC = = 1 mol
z = nO = = 3 mol
Vậy công thức hoá học của hợp chất là MgCO3
Ví dụ 3: 
Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất là :
mK = = 78 (g)
-> mO = 94-78=16 g
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol chất:
nK = = 2 (mol)
nO = = 1 (mol)
Vậy công thức hoá học của hợp chất là K2O
Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được lượng các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được ( sản phẩm). 
Nội dung 2: Tính theo PTHH
1.Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành
GV đưa VD lên bảng
Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic
CaCO3 CO2 + CaO
Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khí nung 50 g CaCO3
GV đưa các bước tiến hành lên bảng 
Các bước tiến hành
1. Đổi số liệu đầu bài ra số mol
2. Lập PTHH
3. Dựa vào số mol đã biết tính số mol cần thiết
4. Tính ra khối lượng (hoặc thể tích) theo yêu cầu của bài
Yêu cầu HS cả lớp làm VD1
Yêu cầu HS nhắc lại công thức chuyển đổi giữa m và n
HS: n = 
GV đưa ví dụ 2 lên bảng
Ví dụ 2: Tìm khối lượng CaCO3 cần dùng để điều chế được 42 g CaO
? Khi đọc ví dụ, các em thấy có điều gì khác so với ví dụ 1
GV: Yêu cầu HS cả lớp làm ví dụ 2. (3-4 phút)
GV gợi ý:
1. Trước tiên các em tính số mol chất đầu bài đã cho
2. Lập PTHH
3. Theo PT, các em biết được tỉ lệ số mol giữa các chất tạo thành
4. Từ số mol -> Tính khối lượng CaCO3
Bài tập 1
HS: Tóm tắt 
GV gọi 1 HS tính số mol của ôxi
GV: Từ số mol của ôxi, ta muốn biết số mol của KClO3 và KCl ta dựa vào phản ứng
GV gọi 1 HS tính khối lượng của KClO3 và KCl
GV gọi 1 HS tính khối lượng của KClO3 và KCl
GV: Ngoài cách tính trên, nếu biết khối lượng của KClO3 và khối lượng của ôxi, tìm khối lượng của KCl bằng cách nào ?
HS: Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng 
Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g kim loại A có hoá trị II trong ôxi, người ta thu được 8 g ôxit 
a. Viết PTPƯ
b. Tính khối lượng ôxi đã phản ứng 
c. Xác định tên và KHHH của kim loại A
GV: Yêu cầu HS thảo luận để tìm phương hướng giải bài tập.
GV tóm lại phương hướng giải và đưa lên bảng
HS:
1. Viết PTPƯ
2. Dùng định luật bảo toàn khối lượng tính lượng ôxi đã phản ứng từ đó tìm được số mol ôxi đã phản ứng 
3. Từ số mol ôxi, tính ra số mol kim loại A ứng với 4,8 g
4. Tính khối lượng mol của A và xác định KHHH của A
I/Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành
Thí dụ 1:
Giải
- Số mol CaCO3 tham gia phản ứng
 = 0,5 (mol)
- Phương trình hoá học 
CaCO3 CO2 + CaO
- Theo phương trình hoá học :
nCaO = = 0,5 (mol)
- Khối lượng CaO tạo thành :
mCaO = n.MCaO = 0,5 x 56 = 28 (g)
Ví dụ 2:
- Số mol CaO sinh ra:
nCaO = = 0,75 (mol)
- Phương trình hoá học 
CaCO3 CO2 + CaO
Theo PT: 1 mol 1 mol
Theo đb: ? 0,75 mol
Số mol của CaCO3 :
 = 0,75 (mol)
- Khối lượng CaCO3 tham gia phản ứng :
 = 0,75.100 = 75 (g)
Bài tập 1
Cho biết 
= 9,6 g
 = ?
 = ?
Giải = 0,3 mol
 2KClO3 2KCl + 3O2
 Theo PT: 2 mol 2 mol 3 mol
Theo đb: ? ? 0,3mol
a. Khối lượng của KClO3 cần dùng là :
= 0,2.122,5 = 24,5 (g)
b. Khối lượng của KCl tạo thành là : 
 = 0,2.74,5 = 14,9 (g)
Hoặc: 
mKCl = = 24,5 – 9,6 = 14,9 (g)
Bài tập 2:
1. PTPƯ: 2A + O2 2AO
2. Theo định luật bảo toàn khối lượng tính lượng:
 = mAO – mA = 8 – 4,8 = 3,2 (g)
-> = 0,1 mol
Theo PTPƯ:
= 2.0,1 = 0,2 mol
Khối lượng mol của A:
MA = = 24 (g)
-> Vậy A là magiê (Mg)
Dựa vào tỉ lệ của PTHH học sinh tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
Nội dung 3: Tính theo PTHH(tt)
1.Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm ?
GV: Ở bài tập 3SGK/75. Nếu đầu bài yêu cầu chúng ta tính thể tích khí CO2 sinh ra (ở đktc) thì bài giải chúng ta tiến hành ra sao ?
GV: Công thức chuyển đổi giữa n, V (ở đktc)
HS: Chuyển đổi từ số mol CO2 thành thể tích theo công thức :
Vkhí = n x 22,4 (ở đktc)
GV: Các em hãy tính thể tích khí CO2 sinh ra Ở bài tập 3 SGK tr75
GV: Giới thiệu thêm công thức tính thể tích chất khí ở đk thường ( và 1atm) là Vkhí = n x 22,4
GV: Tổng kết lại rồi đưa VD 1:
GV: Yêu cầu HS làm từng bước 
- Tóm tắt đề Tóm tắt 
mS = 3,2 (g)
= ? (đktc)
GV:
- Các em tính số mol S
- Cân bằng PTHH
GV đưa bài tập 1 lên bảng 
Yêu cầu HS làm vào vở 
5’ sau thu chấm vở HS
Gọi 1 HS lên trình bày cách làm trên bảng 
Bài tập : Cho sơ đồ phản ứng :
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Đốt cháy 1,12 lít khí CH4. Tính thể tích khí CO2 tạo thành và thể tích khí O2 cần dùng (ở đktc)
GV đưa bài tập 2 :
Bài tập 2: Biết rằng 2,3 g 1 kim loại R (có hoá trị I) tác dụng vừa đủ 1,12 lít khí clo (đktc) theo sơ đồ sau 
R + Cl2 ----> RCl
a. Xác định tên kim loại R
b. Tính khối lượng chất tạo thành 
GV: Muốn xác định công thức nào ?
HS: M=m/n
? Chúng ta tính được số mol (n) dựa vào dữ kiện nào 
HS: Dựa vào thể tích clo
GV yêu cầu HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở 
II/ Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm ?
Bài 3/75
Ta có = nCaO= 0,125 mol
Thể tích khí CO2 sinh ra là :
= n x 22,4 = 0,125 x 22,4 = 28 (lít)
Ví dụ 1: Tính thể tích khí ôxi khi đốt cháy hết 3,2 g lưu huỳnh theo sơ đồ sau : 
 S + O2 SO2 (đktc)
Giải 
nS = = 0,1 mol
 S + O2 SO2
 1mol 1 mol
 0.1 mol →0,1 mol
Thể tích khí ôxi cần dùng là :
 = n x 22,4 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (l)
Bài tập 1:
C1
 = 0,05 mol
Phương trình 
 CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
 1mol 2 mol 1 mol
 0,05mol x mol y mol
 Số mol O2 cần dùng :
x = = 0,1 mol
Số mo CO2 sinh ra :
y = = 0,05 mol
Thể tích O2 cần dùng :
= n x 22,4 = 0,1 x 22,4 = 2,24 (l)
Thể tích CO2 sinh ra :
=n x 22,4 = 0,05 x 22,4 = 1,12 (l)
Bài 2
 = 0,05 mol
2. Phương trình 
2R + Cl2 -> 2RCl
Theo phương trình phản ứng :
nR = 2= 2 +0,05 = 0,1 mol
MR = = 23 (g)
-> R là kim loại natri (Na)
Ta có : 2Na + Cl2 -> 2NaCl
 2 mol 1 mol 2 mol
Ta có : 
 = 2 x 0,005 = 0,1 (mol)
nNaCl = n x MNaCl = 0,1 x 58,8 = 5,85 (g)
Nội dung 4: Ôn tập
Chương I: Chất- Nguyên tử- Phân tử
+ Nguyên tử là gì ? có cấu tạo như thế nào ? ( GV gọi hs trả lời )
+ Nguyên tử có cấu tạo như thế nào 
+Nguyên tố hóa học là gì?
+ Nêu sự khác nhau giữa đơn chất và hợp chất ? Cho ví dụ ? ( Gọi hs trả lời ) 
+ Phân tử là gì ? 
( GV cho hs nhận xét câu trả lời của bạn ) 
+ Em nào hãy nhắc lại qui tắc về hóa trị ? Từ công thức tổng quát : 
 a b
 AxBy 
Hãy cụ thể hóa bằng công thức .
Chương II: Phản ứng hóa học.
1./ Phân biệt hiện tượng vật lí , hiện tợng hóa học ? Dấu hiệu nào là chính để phân biệt hiện tượng hóa học với hiện tượng vật lí ?
2./ Phản ứng hóa học là gì ? Bản chất của phản ứng là gì ?
3./ Phát biểu Định luật bảo toàn khối lượng ? giải thích Định luật ?
4./ PTHH biểu diễn gì ? ý nghĩa của PTHH ?
+ GV cho PTHH :
 2 Fe + 3 Cl2 2 FeCl3 
=> Hãy cho biết tỉ lệ số mol các chất tham gia và tạo thành 
Chương III : Mol và tính toán hóa học .
1./ Mol là gì ? khối lượng mol của 1 chất là gì ?
2./ Thể tích mol của chất khí là gì ?
3./ - Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất (n).
- Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí ( ở đktc).
4./ Công thức tính tỉ khối ?
5./ Tính theo CTHH ?
6./ Tính theo PTHH ?
àTừ những câu hỏi trên giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống bằng sơ đồ tư duy.
I/ Chương I :
1. Nguyên tử , NTK.
2. Cấu tạo Nguyên tử :
- Hạt nhân mang điện tích ( + ) . Hạt nhân tạo bởi : P và n 
- Vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích ( - )
- Số p = số e.
3. Nguyên tố hóa học 
4/ Đơn chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
5./ Hợp chất: Tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
6/ Hỗn hợp gồm 2 chất trở lên trộn lẫn với nhau.
7/ Đơn chất: KHHH là CTHH ( 1 số phi kim có chỉ số 2 ) . Hợp chất gồm 2 ,3 KHHH và chỉ số ở chân .
8/ - CTHH chỉ 1 phân tử của chất.
 - Chỉ nguyên tố cấu tạo chất.
 - Số nguyên tử mỗi nguyên tố và PTK.
9/ Qui tắc hóa trị:
 x . a = y . b
+ Nếu biết x , y và a ( hoặc b ) thì tính được a 
 ( hoặc b )
 + Nếu biết a và b thì tìm được x , y để lập CTHH :
 = = 
II/ Chương II
1. Phản ứng hóa học
2.Định luật bảo toàn khối lượng .
aA + bB -> cC + dD
mA + mB = mC + mD
3.Ý nghĩa của PTHH 
Cho biết tỉ lệ số ng.tử , phân tử cũng như từng cặp chất trong phản ứng .
III/ Chương III
 (Xem lại bài luyện tập 4
Hoạt động 3: Luyện tập
HS biết cách tính theo công thức hóa học và tính toán dựa vào phương trình hóa học.
Gv treo tranh sơ đồ tư duy.
Câu 1. Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết;
a) Khối lượng mol của chất đã cho
b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.
Câu 2. Có phương trình hóa học sau:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
a) Tính khối lượng canxi clorua thu được khi cho 10 g canxi cacbonat tác dụng với axit clohiđric dư
b) Tính thể tích khí cacbonic thu được trong phòng thí nghiệm, nếu có 5 g canxi cacbonat tác dụng hết với axit. Biết 1 mol khí ở điều kiện phòng có thể tích là 24 lít.
IV. Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
A/ Mức độ nhận biết:
Câu 1: Thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố Fe trong hợp chất Fe3O4 là:
72,4%
68,8%
76%
62,5%
Câu 2: Tính khối lượng của mỗi nguyên tố Al và O có trong 30,6g Al2O3 lần lượt là:
16,2g và 14,4 g
14,4g và 16,2 g
16g và 14,6 g
14,6g và 16 g
Câu 3: 1 mol nước chứa tổng số các nguyên tử có trong 1 mol nước là:
A. 6,02.1023 B. 12,04.1023 C. 18,06.1023 D. 24,08.1023
Câu4: Trong 1 mol CO2 có tất cả bao nhiêu nguyên tử?
A. 6,02.1023 B. 6,04.1023 C. 12,04.1023 D. 18,06.1023
Câu 5: Phải lấy bao nhiêu mol phân tử CO2 để có 1,5.1023 phân tử CO2?
A. 0,20 mol B. 0,25 mol C. 0,30 mol D. 0,35 mol
Câu 6: Trong 24g MgO có bao nhiêu phân tử MgO?
A. 2,6.1023 phân tử B. 3,6.1023 phân tử
C. 3,0.1023 phân tử D. 4,2.1023 phân tử
B/ Mức độ thông hiểu:
Câu1: Hai chất khí có thể tích bằng nhau( đo cùng nhệt độ và áp suất) thì:
Khối lượng của 2 khí bằng nhau
Số mol của 2 khí bằng nhau
Số phân tử của 2 khí bằng nhau
B, C đúng
Câu 2: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?
A. Để đứng bình 
B. Đặt úp ngược bình
C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy rồi thì để đứng bình
D. Cách nào cũng được
Câu 3: Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?
A. Khí Mêtan(CH4) B. Khí cacbon oxit( CO)
C. Khí Heli(He) D.Khí Hiđro (H2)
C/ Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1: Khối lượng hỗn hợp khí ở đktc gồm 11,2 lít H2 và 5,6 lít O2 là:
A. 8g B. 9g C.10g D. 12g
Câu 2: Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?
A. 11,2 lít B. 33,6 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít
Câu 3: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về lượng chất( mol) của những khối lượng chất(gam sau: 4g C; 62g P; 11,5g Na; 42g Fe
0,3mol C, 2mol P, 0,5mol Na, 0,75mol Fe
0,3mol C, 2mol P, 0,196mol Na, 0,65mol Fe
0,3mol C, 2mol P, 0,196mol Na, 0,75mol Fe
0,3mol C, 3mol P, 0,196mol Na, 0,75mol Fe
Câu 4: Tìm dãy tất cả kết quả đúng về số mol của những khối lượng chất sau: 15g CaCO3, 9,125g HCl, 100g CuO
0,35 mol CaCO3, 0,25 mol HCl, 1,25 mol CuO
0,25 mol CaCO3, 0,25 mol HCl, 1,25 mol CuO
0,15 mol CaCO3, 0,75 mol HCl, 1,25 mol CuO
0,15 mol CaCO3, 0,25 mol HCl, 1,25 mol CuO
Câu 5: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về khối lượng(g) của những lượng chất(mol) sau: 0,1mol S, 0,25 mol C, 0,6 mol Mg, 0,3 molP
3,2g S, 3g C, 14,4g Mg, 9,3g P
3,2g S, 3g C, 14,4g Mg, 8,3g P
3,4g S, 3g C, 14,4g Mg, 9,3g P
3,2g S, 3,6g C, 14,4g Mg, 9,3g P
Câu 6: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về khối lượng(g) của những lượng chất(mol) sau: 0,25mol H2O, 1,75 mol NaCl, 2,5 mol HCl
4,5g H2O, 102,375g NaCl, 81,25g HCl
4,5g H2O, 92,375g NaCl, 91,25g HCl
5,5g H2O, 102,375g NaCl, 91,25g HCl
4,5g H2O, 102,375g NaCl, 91,25g HCl
Câu 7: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về khối lượng(g) của những lượng chất(mol) sau: 0,2 mol Cl, 0,1 mol N2, 0,75 mol Cu, 0,1 molO3
7,1g Cl, 2,8g N2, 48g Cu, 3,2g O3
7,1g Cl, 2,8g N2, 48g Cu, 4,8g O3
7,1g Cl, 2,8g N2, 42g Cu, 3,2g O3
7,1g Cl, 3,8g N2, 48g Cu, 3,2g O3
Câu 8: Số hạt vi mô( nguyên tử, phân tử) có trong 1,5 mol Al,; 0,25 mol O2; 27g H2O; 34,2g C12H22O11 được biểu diễn lần lượt trong 4 dãy sau.Dãy nào tất cả các kết quả đúng?( lấy N=6.1023)
9.1023 ; 1,5.1023 ; 18.1023; 0,6.1023
9.1023 ; 1,5.1023 ; 9.1023; 0,6.1023
9.1023 ; 3.1023 ; 18.1023; 0,6.1023
9.1023 ; 1,5.1023 ; 9.1023; 0,7.1023
Câu 9: Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 0,5 mol NaHCO3 được biểu diễn lần lượt trong 4 dãy sau. Dãy nào có tất cả các kết quả đúng?
11,5g Na; 5g H; 6g C; 24g O
11,5g Na; 0,5g H; 0,6g C; 24g O
11,5g Na; 0,5g H; 6g C; 24g O
11,5g Na; 5g H; 0,6g C; 24g O
Câu 10: Thể tích ở đktc của khối lượng các khí được biểu diễn ở 4 dãy sau. Dãy nào có tất cả các kết quả đúng với 4g H2, 2,8g N2, 6,4g O2, 22g CO2?
44,8 lít H2; 22,4 lít N2; 4,48 lit O2, 11,2 lít CO2
44,8 lít H2; 2,4 lít N2; 4,48 lit O2, 11,2 lít CO2
4,8 lít H2; 22,4 lít N2; 4,48 lit O2, 11,2 lít CO2
44,8 lít H2; 2,24 lít N2; 4,48 lit O2, 11,2 lít CO2
Câu 11: Số nguyên tử sắt có trong 280g sắt là:
A. 20,1.1023 B. 25,1.1023 C. 30,.1023 D. 35,1.1023
Câu 12: Số mol phân tử N2 có trong 280g Nitơ là:
A. 9 mol B. 10 mol C. 11 mol D. 12mol
Câu 13: Số phân tử H2O có trong một giọt nước(0,05g) là:
A. 1,7.1023 phân tử B. 1,7.1022 phân tử 
C1,7.1021 phân tử D. 1,7.1020 phân tử 
Câu 14: Khối lượng axit sunfuaric (H2SO4) trong đó số phân tử bằng số phân tử có trong 11,2 lít khí hiđro H2 ở đktc là:
A. 40g B. 80g C. 98g D. 49g
Câu 15: Số mol nguyên tử hiđro có trong 36g nước là:
A. 1mol B.1,5 mol C.2 mol D. 4mol
Câu 16: Phải lấy bao nhiêu gam sắt để có số nguyên tử nhiều gấp 2 lần số nguyên tử có trong 8g lưu huỳnh?
A. 29g B.28g C. 28,5g D. 56g
Câu 17: Thể tích của 280g khí Nitơ ở đktc là:
A. 112 lít B. 336 lít C. 168 lít D. 224 lít
Câu 18: Phải lấy bao nhiêu lít khí CO2 ở đktc để có 3,01.1023 phân tử CO2?
A. 11,2 lít B. 33,6 lít C. 16,8 lít D. 22,4 lít
Câu 19: Tìm dãy kết quả tất cả đúng về lượng chất( mol) của những khối lượng chất(gam) sau: 4g C; 62g P; 11,5g Na; 42g Fe
A.0,33mol C, 2mol P, 0,5mol Na, 0,75mol Fe
B. 0,33mol C, 2mol P, 0,196mol Na, 0,65mol Fe
C. 0,33mol C, 2mol P, 0,196mol Na, 0,75mol Fe
D. 0,33mol C, 3mol P, 0,196mol Na, 0,75mol Fe
Câu 20: Tìm dãy tất cả kết quả đúng về số mol của những khối lượng chất sau: 15g CaCO3, 9,125g HCl, 100g CuO
A. 0,35 mol CaCO3, 0,25 mol HCl, 1,25 mol CuO
B. 0,25 mol CaCO3, 0,25 mol HCl, 1,25 mol CuO
0,15 mol CaCO3, 0,75 mol HCl, 1,25 mol CuO
0,1 mol CaCO3 , 0,05 mol HCl, 1,5 mol CuO
Câu 21: Khối lượng hỗn hợp khí ở đktc gồm 11,2 lít H2 và 5,6 lít O2 là:
A. 8g B. 9g C.10g D. 12g
Câu 22: Tỉ khối của khí A đối với không khí là dA/KK< 1. Là khí nào trong các khí sau:
H2 B. CO2 C. N2 D. NH3
Câu 23: Cho cùng một khối lượng các kim loại là Mg, Al, Zn, Fe lần lượt vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí H2 lớn nhất thoát ra là của kim loại nào sau đây?
A. Mg B. Al C. Zn D.Fe
Câu 24:Cho 112g Fe tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric HCl tạo ra 254g muối sắt (II) clorua FeCl2 và 4 g khí hiđro H2.
Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng là:
A.146g B. 156g C.78g D.200g
Câu 25: Phản ứng hoàn toàn giữa V lít khí A với V lít khí B để tạo ra khí C( các thể tích khí đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) thì thể tích khí C thu được là:
A. V lít B. 2 V lít C. 3 V lít
D. Chỉ xác định được khi biết tỉ lệ mol giữa các chất phản ứng và các sản phẩm
Câu 26: Phân tích một khối lượng hợp chất M, người ta nhận thấy thành phần khối lượng của nó có 50% là lưu huỳnh và 50% là oxi. Công thức của hợp chất M có thể là:
A. SO2 B. SO3 C. SO4 D. S2O3
Câu 27: Oxit nào giàu oxi nhất ( hàm lượng % oxi lớn nhất)?
A. Al2O3 B. N2O3 C. P2O5 D. Fe3O4
Câu 28: 4 mol nhuyên tử Canxi có khối lượng là:
A.80g B. 120g C. 160g D. 200g 
Câu 29: 6,4g khí sunfurơ SO2 có số mol phân tử là:
A. 0,2 mol B. 0,5 mol C. 0,01 mol D. 0,1 mol
Câu 30: 0,25 mol vôi sống CaO có khối lượng:
A. 10g B. 5g C. 14g D. 28g
Câu 31: Đốt cháy 5,4 g kim loại nhôm trong không khí thì thu được bao nhiêu gam nhôm oxit? tìm thể tích oxi, thể tích không khí cần dùng cho phản ứng? ( các chất khí đo ở đktc)
Câu 32. Hãy tìm công thức hóa học của một hợp chất có thành phần theo khối lượng là 36,8% Fe; 21,0% S; 42,2% O. Biết khối lượng mol của hợp chất bằng 152 g/mol
D/ Mức vận dụng cao:
Câu 1: Oxit có công thức hoá học RO2, trong đó mỗi nguyên tố chiếm 50% khối lượng. Khối lượng của R trong 1 mol oxit là:
Câu 2: Một hợp chất khí X có thành phần gồm 2 nguyên tố C và O. Biết tỉ lệ về khối lượng của C với O là: mc: mo= 3:8. X có công thức phân tử là công thức nào sau đây:
Câu 3. Hãy tìm công thức hóa học đơn giản nhất của một loại oxit của lưu huỳnh, biết rằng trong oxit này có 2 g lưu huỳnh kết hợp với 3 g oxi.
Câu 4. Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A
Biết rằng:
- Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552
- Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75% C và 25% H
Các thể tích khí đo ở đktc
V. Phụ lục: sơ đồ sơ duy 
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
I.Trắc nghiệm: 5 điểm
1. Chọn kết luận sai trong các kết luận sau:
Nếu hai chất khí khác nhau mà có thể tích bằng nhau ( đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ) thì
chúng có cùng khối lượng.
chúng có cùng số mol chất.
chúng có cùng số phân tử. 
chúng có cùng số phân tử và số mol chất.
2. Khối lượng của 2,24 lít khí N2 ở đktc là
 A. 1,4 gam B. 2,8 gam C. 0,7 gam D. 5,6 gam
3. Khí nào sau đây được thu bằng cách úp ngược bình?
 A. H2 B. CO C. O2 D. N2 
4. Oxit nào giàu oxi nhất ( hàm lượng % oxi lớn nhất)?
 A. Al2O3 B. N2O3 C. P2O5 D. Fe3O4
5. Khí nào nhẹ nhất trong tất cả các khí?
A. Khí Mêtan(CH4) B. Khí cacbon oxit( CO)
C. Khí Heli(He) D.Khí Hiđro (H2)
II. Tự luận: (5 điểm)
Cho 4,4 gam CO2 ; 3. 1023 phân tử O2 ; 0,4 gam H2. Hãy tính:
a/ Số mol và thể tích các khí ở điều kiện tiêu chuẩn?
b/ Khối lượng mol trung bình của hỗn hợp hai khí trên?
Cho nguyên tử khối : C =12, O =16, H=1

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_8_tinh_toan_hoa_hoc_dinh_thi_th.docx