Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 1+2, Bài 3: Oxi-không khí

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 1+2, Bài 3: Oxi-không khí

Tiết 1,2. Bài 3. OXI – KHÔNG KHÍ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hs nêu được t/c vật lí, t/c hóa học, ứng dụng, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

- Hs nêu được khái niệm sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.

- Hs nêu được thành phần không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, biện pháp bảo vệ mt không khí.

2. Năng lực

- Tiến hành thí nghiệm, nhận biết hiện tượng, viết PTHH

- Giải bài tập định tính, định lượng

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập

II. Thiết bị dạy học, học liệu

1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của oxi, đ/c oxi

2. HS: xem lại KHHH, CTHH, NTK, PTK của O2. Tìm hiểu t/c vật lí của oxi.

 

docx 5 trang Phương Dung 01/06/2022 3800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 1+2, Bài 3: Oxi-không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 
Tiết 1: 8A 8B 8C 8D 8E 8G
Tiết 2: 8A 8B 8C 8D 8E 8G
Tiết 1,2. Bài 3. OXI – KHÔNG KHÍ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hs nêu được t/c vật lí, t/c hóa học, ứng dụng, điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Hs nêu được khái niệm sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy.
- Hs nêu được thành phần không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, biện pháp bảo vệ mt không khí.
2. Năng lực
- Tiến hành thí nghiệm, nhận biết hiện tượng, viết PTHH
- Giải bài tập định tính, định lượng
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ học tập
II. Thiết bị dạy học, học liệu
1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của oxi, đ/c oxi
2. HS: xem lại KHHH, CTHH, NTK, PTK của O2. Tìm hiểu t/c vật lí của oxi.
III. Tiến trình dạy học
Mở bài
- GV y/c HS quan sát hình ảnh những người thợ lặn, người leo núi cao dùng bình khí Oxi.
- Tại sao những người leo núi cao lại phải dùng bình dưỡng khí Oxi để thở?
- HS trả lời -> GV vào bài.
- GV giới thiệu tổng quát về chủ đề 2. Không khí, nước. Giới thiệu số tiết của bài oxi – không khí.
2. Hình thành kiến thức mới
- GV yêu cầu Hs nhắc lại KHHH, CTHH, NTK, PTK của Oxi. 
Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: O
Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi là O2.
Nguyên tử khối: 16; Phân tử khối : 32.
Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất.
- GV yêu cầu HS q/s lọ đựng O2 nêu t/c vật lí của Oxi 
- HS q/s nêu n/xét
- GV chốt kt.
I. Tính chất vật lí
Khí oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở nhiệt độ -183oC, oxi ở thể lỏng có màu xanh nhạt.
- GV tiến hành các thí nghiệm tìm hiểu t/c hóa học của oxi, Hs quan sát video nêu hiện tượng và viết PTHH vào vở
- HS rút ra được các t/c hóa học của Oxi
II. Tính chất hóa học
Oxi là một đơn chất phi kim hoạt động mạnh, đặc biệt là ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.
1. Tác dụng với phi kim
Với lưu huỳnh:
S + O2 to SO2
Với photpho :
4P + 5O2 to 2P2O5
2. Tác dụng với kim loại
3Fe + O2 to Fe3O4
3. Tác dụng với hợp chất
CH4 + 2O2 to CO2 + H2O
- GV các phản ứng trên có điểm chung nào ở chất tham gia? 
- Hs nêu được đều có O2
- HS rút ra định nghĩa sự oxi hóa
4. Định nghĩa sự oxi hóa
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất.
- GV lấy ví dụ về phản ứng hóa hợp, phân tích và y/c HS nêu khái niệm phản ứng hóa hợp.
- HS rút ra được khái niệm.
5. Phản ứng hóa hợp
Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
Ví dụ minh họa
4P + 5O2 to 2P2O5 
6. Ứng dụng
Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
- GV tiến hành thí nghiệm điều chế Oxi, HS q/s nêu nhận xét hiện tượng, viết PTHH và nêu cách thu
- HS rút ra được kl
7. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm
Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt như KMnO4 và KClO3.
2KClO3 to 2KCl + 3O2
KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2
- GV phân tích VD phản ứng phân hủy, yêu cầu HS nêu khái niệm.
9. Phản ứng phân hủy
Định nghĩa:
Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Ví dụ minh họa:
2KClO3 to 2KCl + 3O2
KMnO4 to K2MnO4 + MnO2 + O2
CaCO3 →(to) CaO + CO2
- GV làm thí nghiệm xác định tỉ lệ % Oxi trong không khí, Hs quan sát và rút ra được n/xét
10. Thành phần của không khí 
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
Thành phần theo thể tích của không khí là 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, )
- GV hướng dẫn HS tự đọc phần bảo vệ mt không khí và sự cháy, đk phát sinh và bp dập tắt đám cháy.
11. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
Ô nhiễm không khí, gây tác hại đến sức khỏe con người, động thực vật,...
Bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, của mỗi quốc gia.
12. Sự cháy – Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy
Khái niệm: Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
Điều kiện phát sinh :
Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy ;
Phải đủ khí oxi cho sự cháy.
Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện một hoặc đồng thời cả hai biện pháp :
Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
Cách li chất cháy với oxi.
Hoạt động 3. Luyện tập
- HS viết sơ đồ tư duy bài Oxi – không khí
Hoạt động 4. Vận dụng
- Hs làm bài tập ôn tập bài 3
----------------------------------
BÀI TẬP ÔN TẬP BÀI 3
Bài 1. Dùng từ hoặc cụm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
"kim loại ; phi kim; rất hoạt động ; phi kim rất hoạt động ; hợp chất." 
 Oxi là một đơn chất .. Oxi có thể phản ứng với nhiều .., .., .
Bài 2. Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là đơn chất rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao).
Bài 3. Butan có công thức C4H10 khi cháy tạo ra khí cacbonic và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự cháy của butan.
Bài 4. Đốt cháy 12,4g photpho trong bình chứa 17g khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit P2O5 (là chất rắn, màu trắng).
a) Photpho hay oxi, chất nào còn thừa và số mol chất còn thừa là bao nhiêu ?
b) Chất nào được tạo thành, khối lượng là bao nhiêu ?
Bài 5
Đốt cháy hoàn toàn 24 kg than đá có chứa 0,5% tạp chất của lưu huỳnh và 1,5% tạp chất khác không cháy được. Tính thể tích CO2 và SO2 tạo thành (ở điều kiện tiêu chuẩn).
Bài 6
Giải thích tại sao :
a) Khi nhốt một con dế mèn (hoặc một con châu chấu) vào một cái lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết dù có đủ thức ăn ?
b) Người ta phải bơm sục không khí vào các bể nuôi cá cảnh hoặc chậu bể cá sống ở các cửa hàng bán cá ?
Bài 7
Dùng cụm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau :
"một chất mới ; sự oxi hóa ; đốt nhiên liệu ; sự hô hấp ; chất ban đầu."
a) Sự tác dụng của oxi với một chất là 
b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có ..được tạo thành từ hai hay nhiều 
c) Khí oxi cần cho của người và động vật và cần để .trong đời sống và sản xuất.
Bài 8
Lập phương trình phản ứng hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp của lưu huỳnh với các kim loại magie Mg, kẽm Zn, sắt Fe, nhôm Al, biết rằng công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành là MgS, ZnS, FeS, Al2S3.
Bài 9
Tính thể tích oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn lượng khí metan CH4 có trong 1m3 khí chứa 2% tạp chất không cháy. Các thể tích đo ở đktc.
Bài 10
Hãy giải thích vì sao :
a) Khi càng lên cao thì tỉ lệ lượng khí oxi càng giảm ?
b) Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí ?
c) Vì sao nhiều bệnh nhân bị khó thở và các thợ lặn làm việc lâu dưới nước... đều phải thở bằng khí oxi nén trong bình đặc biệt ?
Bài 11. Những chất nào trong số những chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm :
a) Fe3O4 ; b) KClO3 ; c) KMnO4 ; d) CaCO3 ; e) Không khí ; g) H2O.
Bài 12. Tính số gam Kali clorat (KClO3) cần thiết để điều chế được :
a) 48 g khí oxi ;
b) 44,8 lít khí oxi (đktc).
Bài 13
Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào ? Vì sao ?
Bài 14
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxit sắt từ ?
b) Tính số gam kali penmanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.
Bài 15
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao ?
Bài 16. Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam S trong bình đựng oxi đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính thể tích khí oxi p/ư ở đktc.
b. Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng
(Cho S = 32, O = 16)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_12_bai_3_oxi_khong_khi.docx