Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Mol - Năm học 2020-2021

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Mol - Năm học 2020-2021

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức:

 Học sinh biết được định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.

2. Năng lực

- Hình thành năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm

- Hình thành năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Học liệu: Bảng phụ

CTHH PTK KL mol

O2 32 g

CO2 44 g

H2O 18 g

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức

2. Bài mới

2.1. Mở đầu

* Mục đích: HS nhắc lại kiến thức cũ về nguyên tử phân tử từ đó dần hình thành khái niệm về mol

 

doc 5 trang thucuc 3250
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 24: Mol - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/11/2020
Ngày giảng: 21/11/2020
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 24: MOL
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức: 
	Học sinh biết được định nghĩa mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
2. Năng lực
- Hình thành năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm 
- Hình thành năng lực chuyên biệt: năng lực ngôn ngữ hóa học, năng lực tính toán 
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Học liệu: Bảng phụ
CTHH 
PTK
KL mol
O2
32 g
CO2
44 g
H2O
18 g
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới
2.1. Mở đầu
* Mục đích: HS nhắc lại kiến thức cũ về nguyên tử phân tử từ đó dần hình thành khái niệm về mol
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu hs nhắc lại khái niệm:
? Nguyên tử là gì?
? Phân tử là gì?
Bước 4. Kết luận
Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài
Nguyên tử và phân tử là những hạt có kích thước và khối lượng vô cùng nhỏ nên không thể dụng những dụng cụ thông thường để cân hay đo. Tuy nhiên, trong hóa học chúng ta lại tìm hiểu về nguyên tử hoặc phân tử nên cần phải đếm được có bao nhiêu nguyên tử (phân tử), cân xem mỗi nguyên tử (phân tử) nặng bao nhiêu, thể tích bằng bao nhiêu?. Vì vậy các nhà khoa học đề xuất một khái niệm dành cho những hạt vô cùng nhỏ này đó là Mol 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
HS trả lời
Các HS khác nhận xét
2.2. Hình thành kiến thức
* Mục đích: hình thành khái niệm về mol nguyên tử, mol phân tử; khối lượng mol và thể tích mol của chất khí
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1
GV đưa ra câu hỏi tình huống thực tế:
Trong toán học, người ta quy định:
? 1 chục cuốn vở bằng bao nhiêu cuốn?
? 1 tá trứng bằng bao nhiêu quả trứng?
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu học sinh trả lời
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
10 và 12 là số lượng quy định chục và tá. Định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó
Hoạt động 2
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV đưa ra bài tập sau:
Bài tập 1:
?1mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm ?
? 1 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2 ?
GV yêu cầu học sinh làm ra nháp
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS làm bài tập vào vở
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời bằng cách viết lên bảng, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
Gv nhận xét và chốt 
Hoạt động 3
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Yêu cầu Hs nghiên cứu SGk và trả lời các câu hỏi sau:
? Khối lượng kí hiệu là gì?
? Khối lượng có đơn vị là gì?
? Khối lượng mol là gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
Gv nhận xét và chốt 
Hoạt động 4
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập sau:
? Tính PTK của các chất sau 
CTHH 
PTK
KL mol
O2
32 g
CO2
44 g
H2O
18 g
?Nhận xét khối lượng mol với phân tử khối?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
Gv nhận xét 
*Lưu ý:
+Khối lượng mol chính là phân tử khối của chất.
+Cách biểu diễn:
-Cu = 64, CO2 = 44 là phân tử khối
-MCu=64, MCO2 = 44 là khối lượng mol.
Hoạt động 5
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập sau:
Bài Tập2: Tính khối lượng mol của: 
a/ nguyên tử nitơ
b/ phân tử nitơ
c/ phân tử đồng
d/ Nguyên tử đồng
đ/ phân tử axit sunfuric.
e/ Nguyên tử Hidro
f/Phân tử Hidro.
?Em có nhận xét gì về khối lượng mol của nguyên tử nito và khối lượng mol của phân tử nito?
?Vì sao?
?Em có nhận xét gì về khối lượng mol của nguyên tử Cu và khối lượng mol của phân tử Cu?
?Vì sao?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
Gv nhận xét 
Hoạt động 6
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
-Giới thiệu H3.1/64. Trong mỗi hộp đều chứa 1 mol khí khác nhau.
?1 mol mỗi khí đều chứa bao nhiêu phân tử khí?
?Nhận xét thể tích của 3 hộp?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
1 HS trả lời, các HS khác nhận xét
Bước 4. Kết luận 
Gv nhận xét đưa ra định nghĩa thể tích mol của chất khí
I. Mol là gì?
-Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó 
- Số 6.1023:số Avôgađrô (N )
Ví dụ: 
-1mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm (N nguyên tử Al)
-1mol phân tử CO2 có chứa 6.1023 phân tử CO2 (N ptử CO2)
II. Khối lượng mol là gì?
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Ví dụ: Tính khối lượng mol của:
a/Ntử nitơ
MN=14.
b/Ptử nitơ
MN2=28g
c/Ptử đồng
MCu=64g
d/Ntử đồng
MCu=64g
đ/Phân tử axit sunfuric.
M H2SO4= 98 g
e/N tử Hidro
MH=1
f/P tử Hidro
MH2=2g
III. Thể tích mol của chất khí là gì?
-Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó 
-Ở điều kiên tiêu chuẩn (t0=00C, P=1atm) 1 mol bất kì chất khí nào đều chiếm 1 thể tích bằng nhau và bằng 22,4 lít.
2.3. Hoạt động luyện tập
*Mục đích: Học sinh được luyện tập để nắm chắc, hiểu sâu về kiến thức mới học; phát triển các kĩ năng.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
B1. Chuyển giao nhiệm vụ
Gv yêu cầu học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1 – SGK trang 65
Bài 2 – SGK trang 65
Bước 4. Kết luận 
GV nhận xét và chấm điểm
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS nghiên cứu SGK
Bước 3. Báo cáo, thảo luận
Mỗi HS làm 1 ý, các HS khác nhận xét
2.4. Hoạt động vận dụng 
*Mục đích: Học sinh vận dụng được kiến thức về mol làm các bài tập tính toán có liên quan
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV Giao cho học sinh thực hiện tại nhà và báo cáo kết quả vào tiết sau.
- Yêu cầu: Học bài cũ, làm bài tập 3,4 SGK
Bước 4; Kết luận (thực hiện vào phần kiểm tra bài cũ của tiết 13)
Giáo viên nhận xét, cho điểm
Chấm vở 2HS
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS hoạt động độc lập hoàn thành bài tập tại nhà
Bước 3: Báo cáo, thảo luận (thực hiện vào phần kiểm tra bài cũ của tiết 13)
- Đại diện HS lên trình bày bằng cách viết lên bảng 
- Các bạn khác khác nhận xét, bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_24_mol_nam_hoc_2020_2021.doc