Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12, Bài 9: Công thức hóa học - Năm học 2019-2020

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12, Bài 9: Công thức hóa học - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

Biết được:

- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.

- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).

- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.

- Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.

- Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.

2. Kĩ năng

- Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.

- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.

- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.

3.Thái độ:- Tạo hứng thú học tập bộ môn .

* Trọng tâm

- Cách viết công thức hóa học của một chất

- Ý nghĩa của công thức hóa học

 II. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, nêu vấn đề

III.CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án và kiến thức liên quan đến bài dạy

2.Học sinh: bút, vở, sách giáo khoa

IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.

Đặt vấn đề: Bài học trước đã cho biết chất được tạo nên từ các nguyên tố. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ 2 nguyên tố trở lên. Như vậy, dùng các kí hiệu của các nguyên tố ta có thể viết thành công thức hóa học để biểu diễn chất. Bài học này sẽ cho biết cách lập CTHH và ý nghĩa của công thức hóa học.

 

doc 2 trang thucuc 6490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 12, Bài 9: Công thức hóa học - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: 04 - 10 - 2019
Tiết: 12	 	Ngày dạy: 07 - 10 - 2019
Bài 9 : CÔNG THỨC HÓA HỌC
HÀNH
\
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Biết được:
- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.
- Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.
2. Kĩ năng
- Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.
- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.
3.Thái độ:- Tạo hứng thú học tập bộ môn .
* Trọng tâm
- Cách viết công thức hóa học của một chất
- Ý nghĩa của công thức hóa học
 II. PHƯƠNG PHÁP : Vấn đáp, nêu vấn đề
III.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Giáo án và kiến thức liên quan đến bài dạy
2.Học sinh: bút, vở, sách giáo khoa 
IV.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
Đặt vấn đề: Bài học trước đã cho biết chất được tạo nên từ các nguyên tố. Đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ 2 nguyên tố trở lên. Như vậy, dùng các kí hiệu của các nguyên tố ta có thể viết thành công thức hóa học để biểu diễn chất. Bài học này sẽ cho biết cách lập CTHH và ý nghĩa của công thức hóa học.
Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của đơn chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài ghi
- Nhận xét số nguyên tử trong phân tử khí hidro,oxi và đồng
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất ?
-Theo em trong CTHH của đơn chất có mấy loại KHHH? 
-Hướng dẫn HS viết CTHH của 3 mẫu đơn chất g Giải thích.
g CT chung của đơn chất: AX .
-Yêu cầu HS giải thích các chữ số : A, x
-Lưu ý HS: 
+Cách viết KHHH và chỉ số nguyên tử.
+Với x = 1: kim loại và phi kim
 x ≥ 2: phi kim
-Hãy phân biệt 2O với O2 và 3O với O3 ?
-Khí hiđro và khí oxi: 1 phân tử gồm 2 nguyên tử.
-Kim loại đồng: 1 phân tử có 1 nguyên tử.
-Đơn chất: là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
-Trong CTHH của đơn chất chỉ có 1 KHHH (đó là tên nguyên tố)
- H2 , O2 , Cu
-Với A là KHHH
 x là chỉ số 
- Nghe và ghi nhớ.
( x =1: không cần ghi )
-2O là 2 nguyên tử oxi còn O2 là 1 phân tử oxi và 3 nguyên tử oxi còn O3 là 1 phân tử ozon
I. CTHH CỦA ĐƠNCHẤT:
-CT chung của đơn chất : A hoặc Ax
-Trong đó:
+ A là kí hệu hóa học của nguyên tố 
+ x là chỉ số ( cho biết số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử chất)
-Ví dụ:
+Đồng: Cu +Kẽm: Zn
+Khí hidro: H2 +Khí oxi: O2
+ Khí clo: Cl2 
+ Lưu huỳnh : S
Hoạt động 3 : Tìm hiểu CTHH của hợp chất 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài ghi
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hợp chất?
-Vậy trong CTHH của hợp chất có bao nhiêu KHHH ?
-Yêu cầu HS cho biết: số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử muối natri clorua, nước của các chất trên ?
-Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là: A, B,C, và chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là: x, y, z, 
gVậy CT chung của hợp chất được viết như thế nào ?
-Theo em CTHH của muối ăn và nước được viết như thế nào?
*Bài tập 1:Viết CTHH của các chất sau:
a/ Khí mêtan gồm: 1C và 4H.
b/ Nhôm oxit gồm: 2Al và 3O.
c/ Khí clo
Hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ?
-Yêu cầu HS lên bảng sửa bài, các nhóm nhận xét và sửa sai.
-Hãy phân biệt 2CO với CO2 ?
-Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
-Trong CTHH của hợp chất có 2 KHHH trở lên.
+Trong 1 phân tử nước có 2 nguyên tử hiđro và 1 nguyên tử oxi.
+Trong 1 phân tử muối ăn có 1 nguyên tử natri và 1 nguyên tử clo.
-CT chung của hợp chất có thể là: AxBy hay AxByCz 
- NaCl và H2O
Thảo luận nhóm nhỏ:
a/ CH4
b/ Al2O3
c/ Cl2
-Đơn chất là: Cl2
-Hợp chất là: CH4, Al2O3
II. CTHH CỦA HỢP CHẤT :
-CT chung của hợp chất: AxBy hoặc AxByCz 
-Trong đó:
+ A,B,C là KHHH của các nguyên tố 
+ x,y,z là chỉ số (lần lượt chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất)
-Ví dụ:
Muối natriclorua(1Na,1Cl) : NaCl
Nước( 2H,1O): H2O
Axit nitric( 1H,1N,3O): HNO3
Magiê sunfat (1Mg,1S,4O) : MgSO4
*Chú ý: 
- Chỉ số ghi ở chân ở kí hiệu hóa học 
- Chỉ số bằng 1 thì không ghi.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài ghi
Theo em các CTHH trên cho ta biết được điều gì ?
-Yêu cầu HS nêu ý nghĩa CTHH của axít Sunfuric: H2SO4 
-Yêu cầu HS khác nêu ý nghĩa CTHH của P2O5 , CaCO3 ( đá vôi - canxicacbonat), Fe2(SO4)3 ( sắt III sunfat), Ba3(PO4)2 ( bari photphat)
CTHH cho ta biết:
+Tên nguyên tố tạo nên chất.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
+Phân tử khối của chất.
-Thảo luận nhóm 
-CT H2SO4 cho ta biết:
+ Có 3 nguyên tố tạp nên chất là: hiđro, lưu huỳnh vàoxi.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất là: 2H, 1S và 4O.
+ PTK là 98 đ.v.C 
-Hoạt động cá nhân:
+Có 2 nguyên tố tạo nên chất là: photpho và oxi.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử: 2P và 5O.
+ PTK là: 142 đ.v.C 
Hs thảo luận và làm
III. Ý nghĩa của công thức hóa học:
CTHH cho ta biết:
+Tên nguyên tố tạo nên chất.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
+Tính được phân tử khối của chất.
Vd:CT H2SO4 cho ta biết:
+Được tạo bởi 3 nguyên tố là: hiđro, lưu huỳnh và oxi.
+Trong 1 phân tử chất gồm : 2H, 1S và 4O.
+ PTK là: ( 1x2+ 32 + 16x4 ) = 98 đ.v.C 
Hoạt động 5: Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Bài tập 1: Tìm chỗ sai trong các CTHH sau và sửa lại CTHH sai.
a.Đơn chất: O2,cl2, Cu2, S,P2, FE, CA và pb.
b.Hợp chất:NACl, hgO, CUSO4 và H2O.
-Bài tập 2: Hoàn thành bảng sau:
CTHH
Số nguyên tử của nguyên tố
PTK của chất
SO3
CaCl2
2Na,1S,4O
1Ag,1N,3O
-Hướng dẫn HS dựa vào CTHH tìm tên nguyên tố , đếm số nguyên tử của nguyên tố trong 1 phân tử của chất.
-PTK của chất được tính như thế nào
Bài tập 1:
a. 
CTHH sai
O2
cl2
Cu2
P2
FE
CA
pb
Sửa lại
O2
Cl2
Cu
P
Fe
Ca
Pb
b.
CTHH sai
NACl
hgO
CUSO4
Sửa lại
NaCl
HgO
CuSO4
Bài tập 2:
CTHH
Số nguyên tử của nguyên tố
PTK của chất
SO3
1S , 3O
80
CaCl2
1Ca , 2Cl
111
Na2SO4
2Na,1S,4O
142
AgNO3
1Ag,1N,3O
170
Hoạt động 6: Củng cố : GV cho HS làm bài tập phần luyện tập.
Hoạt động 7: Dặn dò:
 -Học bài.
 -Làm bài tập 1,2,3,4 SGK trang33,34 . 
 -Đọc bài 10 SGK trang 35,36

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_12_bai_9_cong_thuc_hoa_hoc_nam_ho.doc