Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Oxit (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Oxit (Tiết 3) - Năm học 2020-2021

TIẾT 37: BÀI 6: OXIT (T3)

I. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức, thái độ, kỹ năng.

- Nêu được tính chất hóa học của SO2

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học của SO2.

- Liên hệ bảo vệ môi trường.

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực thực hành hóa học.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Giáo viên.

Chuẩn bị: Sổ tay lên lớp, Clip thí nghiệm

2. Học sinh.

- Ôn lại: Tính chất hóa học chung của oxit axit

- Nghiên cứu trước bài ở nhà: Chuẩn bị mục IV.2. Lưu huỳnh đioxit

 

docx 2 trang Phương Dung 28/05/2022 2460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 37, Bài 6: Oxit (Tiết 3) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/01/2021
Ngày giảng: 11/01/2021
TIẾT 37: BÀI 6: OXIT (T3) 
I. Mục tiêu bài học. 
1. Kiến thức, thái độ, kỹ năng.
- Nêu được tính chất hóa học của SO2
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học của SO2.
- Liên hệ bảo vệ môi trường.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. Năng lực thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên. 
Chuẩn bị: Sổ tay lên lớp, Clip thí nghiệm
2. Học sinh.
- Ôn lại: Tính chất hóa học chung của oxit axit 
- Nghiên cứu trước bài ở nhà: Chuẩn bị mục IV.2. Lưu huỳnh đioxit
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Ổn định tổ chức 
2. Khởi động vào bài.
GV nêu câu hỏi: Nêu tính chất hóa học chung của oxit axit?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét và vào bài mới: Vậy các SO2 có tính chất hóa học như thế nào, bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:	
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của SO2
Mục tiêu: Biết tính chất vật lý của SO2
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
Gv: Hđ cá nhân
- Nghiên cứu thông tin mục 2.1 (trang 49) cho biết tcvl của SO2
Hs: tìm hiểu và chia sẻ
Gv: nhận xét và chốt kiến thức.
2. Lưu huỳnh đioxit.(SO2)
a/ Tính chất vật lý (HDH-49)
SO2 khí mùi hắc, độc.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của SO2
Mục tiêu: Biết tính chất hóa học của SO2
Gv: Hđ cặp
Nghiên cứu tài liệu cho biết tính chất hóa học của SO2.
HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý bổ sung/
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Gv: Liên hệ bảo vệ môi trường
Gv: Yêu cầu hs quan sát Clip: 
Cho biết ảnh hưởng của SO2 với môi trường.
Hs: Quan sát sau đó chia sẻ.
Gv: Nhận xét và chốt kiến thức.
Chú ý SO2 là khí độc và là một trong các nguyên nhân gây ra mưa axit Cần hạn chế xả thải SO2 ra không khí để bảo vệ môi trường.
b/ Lưu huỳnh đioxit có tính chất hóa học của oxit axit
	- Tác dụng với nước taoh thành dung dịch axit
	SO2 + H2O H2SO3
	- Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước
	SO2 + Ca(OH)2 CaSO3 + H2O
	- Tác dụng với oxit bazơ
	SO2 + Na2O Na2SO3
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của SO2
Mục tiêu: Biết ứng dụng của SO2
HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (tài liệu HDH).
HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý bổ sung/
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
c. Ứng dụng (HDH-50)
Dự kiến sản phẩm hs
Phần lớn SO2 được dùng để sản xuất axit H2SO4, ngoài ra còn dùng làm chất tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy; làm chất diệt nấm mốc.
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách điều chế của SO2
Mục tiêu: Biết cách điều chế của SO2 
HS hoạt động cá nhân: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi (tài liệu HDH).
HS hoạt động cặp đôi để chia sẻ kết quả làm việc cá nhân.
Đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả, các cặp khác góp ý bổ sung/
GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
d. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm: Cho muối Sufit tác dụng với axit
Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 +H2O + SO2
2. Trong công nghiệp: 
- Đốt lưu huỳnh trong không khí: 
S + O2 SO2
- Đốt quạng pirit sắt: 
4FeS2 + 11O2 8 SO2+ 2Fe2O3
4. Củng cố:
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện tính chất hóa học và cách điều chế khí SO2
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài: Tính chất hóa học và điều chế của SO2
- Chuẩn bị bài mới: Làm bài 4,6 (HDH-51)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_hoa_hoc_lop_8_tiet_37_bai_6_oxit_tiet_3_nam_hoc.docx