Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy - Đinh Thị Thanh Huyền

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy - Đinh Thị Thanh Huyền

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

 -Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.

 - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.

 - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.

b. Kĩ năng:

 - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết PTHH

c.Thái độ: HS có thái độ tích cực như :

+ Hứng thú học tập bộ môn hoá học.

+ Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; biết giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.

+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

- Năng lực tự học

- Năng lực tư duy sáng tạo, thuyết trình

- Năng lực phân biệt các chất

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

- Năng lực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực quan sát, phân tích so sánh, phân loại.

- Năng lực tính toán hóa học

- Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

 

doc 7 trang thucuc 3650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Chủ đề 11: Không khí, sự cháy - Đinh Thị Thanh Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/01/2020
Chủ đề : KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
 Giới thiệu chung chủ đề: Trong chủ đề chúng ta sẽ nghiên cứu các nội dung về thành phần của không khí.
Thời lượng thực hiện chủ đề: 1 tiết 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 
a. Kiến thức: 
 -Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.
 - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
 - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
b. Kĩ năng: 
 - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết PTHH
c.Thái độ: HS có thái độ tích cực như :
+ Hứng thú học tập bộ môn hoá học.
+ Ý thức trách nhiệm với bản thân, với xã hội và cộng đồng; biết giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
+ Ý thức vận dụng những tri thức hoá học đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sáng tạo, thuyết trình
- Năng lực phân biệt các chất
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực quan sát, phân tích so sánh, phân loại.
- Năng lực tính toán hóa học
- Năng lực độc lập sáng tạo trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: 
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập, phiếu học tập
- Bảng phụ ghi sẵn đề các bài tập vận dụng, củng cố
 Đồ dùng: 6 bộ thí nghiệm gồm: chậu nước, diêm, đèn cồn, ống đong loại ngắn đã cưa đáy, nút cao su có thìa đốt xuyên qua nút. 
 Hóa chất : bột P
* Phương án tổ chức : Hoạt động nhóm 
2. Học sinh:
Học bài cũ, ôn lại các kiến thức có liên quan xem trước bài mới.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát/ khởi động
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
Giúp HS hình thành nội dung của chủ đề
Tại sao khi có gió to thì đám cháy càng dễ bùng cháy to hơn? Làm thế nào để dập tắt được đám cháy và tốt hơn là để đám cháy không xảy ra? Không khí có liên quan gì đến sự cháy? 
Chúng ta tìm hiểu ở chủ đề : không khí – sự cháy
HS lắng nghe 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
 Biết được: 
 -Thành phần của không khí theo thể tích và theo khối lượng.
 - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
 - Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy; cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.
 - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
 - Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng 
-Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt , không phát sáng.
- Điều kiện phát sinh , biện pháp dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả.Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm.
I. Nội dung 1: Không khí – Sự cháy
GV hướng dẫn làm thí nghiệm:
- Đốt P đỏ trong muỗng sắt xuyên qua nút cao su.
- Đưa nhanh vào ống hình trụ , đậy kín miệng ống . 
GV: khi phôtpho cháy , mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào ?
- Chất gì ở trong ống đã tác dụng với phôtpho để tạo ra khói trắng (P2O5 tan dần trong nước ?)
? Mực nước trong ống nghiệm thủy tinh dâng đến vạch thứ 2 có thể giúp ta suy ra tỉ lệ thể tích khí O2 có trong không khí như thế nào 
? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? 
Khí còn lại chiếm 4/ 5 thể tích không khí.
Thành phần này là của khí Nitơ. Vậy khí Nitơ chiếm 4/ 5 thể tích không khí.
GV: chất khí đó không duy trì sự cháy, sự sống; không làm đục nước vôi, đó là khí nitơ. Vậy khí nitơ chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí ?
Khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
? Yêu cầu HS nêu kết luận về thành phần của không khí ?
? Theo em trong không khí còn có những chất gì ngoài khí oxi và nitơ? Tìm các dẫn chứng để chứng minh ?
? Nêu dẫn chứng cho biết trong không khí có chứa một ít hơi nước? khí CO2?
quan sát mặt nước hố vôi tôi để lâu ngày có hiện tượng đóng váng, thành cốc nước lạnh có những hạt nước đọng .
GV: thuyết trình: Các khí ( CO2, Ne , agon Ar ) bụi khói ... có trong không khí với tỉ lệ rất nhỏ, khoảng 1%)
Tích hợp giáo dục môi trường:Ở những nơi đông dân cư, khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, các khí thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy xây dựng hệ thống chất thải là biện pháp rất cần thiết 
GV yêu cầu HS kết luận về thành phần theo thể tích của không khí.
? Không khí bị ô nhiễm như thế nào ?
- Bầu không khí bị ô nhiễm có nhiều khí có hại : CO2 , CO , bụi khói . . .
? Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào ?
- Gây hại sức khoẻ con người, động vật, thực vật; phá hoại dần các công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...
? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành , tránh ô nhiễm?
- Biện pháp:
• Xử lí khí thải của các nhà máy , các lò đốt , các phương tiện giao thông . . . 
• Bảo vệ rừng , trồng rừng , trồng cây xanh . .
GV cho HS liên hệ đến thực tế ở địa phương.
* Tích hợp giáo dục môi trường: thấy được tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia
GV: liên hệ: hiện tượng đậy nắp đèn cồn để tắt lửa cũng là một biện pháp dập tắt sự cháy.
IV. Không khí – Sự cháy
 1. Thành phần của không khí.
a. Thành phần của không khí
 Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
Thành phần theo thể tích của không khí là :
78% khí Nitơ
21% khí oxi 
b. Ngoài oxi và nitơ không khí còn chứa những chất gì khác ? 
 Còn có hơi nước , khí cacbonic , khí hiếm ( Ne , Ar ) ,bụi khói...chiếm tỉ lệ 1% 
*Kết luận :Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 21% , và Nitơ chiếm 78% ,và khí khác chiếm 1% về thể tích
c- Bảo vệ không khí trong lành , tránh ô nhiễm.
-Tác hại: Không khí ô nhiễm tác hại sức khoẻ con người , phá hoại dần các công trình xây dựng. . .
-Biện pháp: Mỗi người phải biết góp phần bảo vệ không khí trong lành , tránh ô nhiễm.
+ Xử lí khí thải.
+ Bảo vệ rừng , trồng rừng , trồng cây xanh . .
 Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy:
* Các điều kiện , phát sinh sự cháy là :
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ oxi cho sự cháy.
* Muốn dập tắt sự cháy cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp:
- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách ly chất cháy với khí oxi
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu hoạt động
Nội dung, phương thức tổ chức 
hoạt động học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm, 
đánh giá kết quả hoạt động
Rèn kiến thức và kĩ năng giải bài tập
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 2: Cho các chất sau:
1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4 
4. CaCO3 5. Không khí 6. H2O
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 5, 6 
C. 2, 3 D. 2, 3, 5
Câu 3: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là:
A. 33,6 lít B. 3,36 lít 
 C. 11,2 lít D.1,12 lít
Câu 4: Số gam KMnO4 cần dùng để đièu chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là:
A. 20,7g B. 42,8g 
C. 14,3g D. 31,6g
Câu 5: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4, 48lít O2 (đktc)
Bài 1:Đốt cháy 13 g Zn trong 4,48 lít O2 (đktc) thu kẽm oxit.
a/ Viết phương trình phản ứng ?
b/ Chất nào còn thừa sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam .
c/ Khối lượng ZnO tạo thành .
Kết quả: b/ O2 dư ; dư = 3,2 g 
 c / mZnO = 16,2 g 
HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
IV. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực:
Mức độ nhận biết:
Câu 1: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi tan trong nước B. Khí oxi ít tan trong nước
C. Khí oxi khó hoá lỏng D. Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 2: Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí là nhờ dựa vào tính chất:
A. Khí oxi nhẹ hơn không khí B. Khí oxi nặng hơn không khí 
C. Khí oxi dễ trộn lẫn với không khí D. Khí oxi ít tan trong nước
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Cho các chất sau:
1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4 
4. CaCO3 5. Không khí 6. H2O
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. 1, 2, 3, 5 B. 2, 3, 5, 6 C. 2, 3 D. 2, 3, 5
Câu 2: Nguyên liệu để sản xuất khí O2 trong công nghiệp là phương án nào sau đây:
A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. Không khí
Câu 3: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?
A. Không khí là một nguyên tố hoá học
B. Không khí là một đơn chất
C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ
3. Mức độ vận dụng:
Câu 1: Khi phân huỷ có xúc tác 122,5g KClO3, thể tích khí oxi thu được là:
A. 33,6 lít B. 3,36 lít C. 11,2 lít D.1,12 lít
Câu 2: Số gam KMnO4 cần dùng để đièu chế được 2,24 lít khí oxi (đktc) là:
A. 20,7g B. 42,8g C. 14,3g D. 31,6g
Câu 3: Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 4, 48lít O2 (đktc)
 Dùng chất nào sau đây để có khối lượng nhỏ nhất :
A. KClO3 B. KMnO4 C. KNO3 D. H2O( điện phân)
4. Mức độ vận dụng cao: 
Bài 1:Đốt cháy 13 g Zn trong 4,48 lít O2 (đktc) thu kẽm oxit.
a/ Viết phương trình phản ứng ?
b/ Chất nào còn thừa sau phản ứng ? Khối lượng là bao nhiêu gam .
c/ Khối lượng ZnO tạo thành .
Kết quả: b/ O2 dư ; dư = 3,2 g c / mZnO = 16,2 g )
Bài 2: Khi nung nóng, kalinitrat bị phân hủy theo sơ đồ phản ứng sau: KNO3 KNO2 + O2
 a/ Để điều chế được 6,4g khí oxi thì khối lượng KNO3 cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 85%.
 b/ Nếu phân hủy 20,2g KNO3 thì thể tích khí O2 sinh ra ở đktc là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng là 80%.
Đáp số: ( a/ mKNO3 : 40,4 . 100): 85 = 47,53g ; b/ VO2 thực tế: (2,24.80):100 =1,792(lít) )
V. Phụ lục:
Phiếu học tập 1
Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a/ Mg + ? → MgS
b/ ? + O2 → Al2O3
c/ CaCO3 CaO +CO2
d/ ? + Cl2 → CuCl2
e/ H2O H2 + O2
f/ Fe2O3 + H2 → Fe + H2O
? Trong các phản ứng trên , phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp ? giải thích vì sao ?
 Hình thí nghiệm thành phần không khí
Bảng phụ
Phản ứng hóa học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm 
2KClO3 2KCl + O2k
. . . . . .1 . . . . . . 
 . . . . . .2 . . . . . .
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2k
. . . . . .1 . . . . . .
 . . . . . .3 . . . . . .
CaCO3 CaO + CO2k
. . . . . .1 . . . . . .
 . . . . . .2 . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_chu_de_11_khong_khi_su_chay_dinh_thi_t.doc