Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Khái niệm, phân loại, gọi tên bazo

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Khái niệm, phân loại, gọi tên bazo

4. Củng cố - luyện tập (5p)

- GV y/c HS hđ cá nhân 3 p hoàn thành bài tập 1, báo cáo, chia sẻ

Bài tập 1. Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây và gọi tên: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3

- Dự kiến sản phẩm: Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit trên lần lượt là:

Na2O : NaOH (natri hidroxit)

Li2O: LiOH (liti hidroxit)

FeO: Fe(OH)2 (sắt (II) hidroxit)

BaO: Ba(OH)2 (bari hidroxit)

CuO : Cu(OH)2( đồng (II) hidroxit)

 

docx 8 trang Phương Dung 01/06/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài: Khái niệm, phân loại, gọi tên bazo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, GỌI TÊN BAZO
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được khái niệm, phân loại, gọi tên bazo
2. Kĩ năng
- Nhận biết, phân loại, gọi tên bazo
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: máy tính
2. HS: làm bài tập về nhà.
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- GV: y/c HS hoạt động cá nhân 2 phút
Hãy viết công thức hóa học của ba chất là bazo mà em biết và cho biết thành phần phân tử của các bazo đó?
TT
Công thức hóa học
Số nguyên tử kim loại
Số nhóm −OH
1
2
3
Theo em, bazo là gì?
- HS: hđ cá nhân hoàn thành vào SHD bằng bút chì, báo cáo, thảo luận, dự kiến sản phẩm:
Bài làm:
TT
Công thức hóa học
Số nguyên tử kim loại
Số nhóm −OH
1
Ba(OH)2
1 
2 
2
 NaOH
1 
1 
3
Ca(OH)2 
1 
2
Theo em, bazo là hợp chất gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm –OH
- GV: nhận xét, bổ sung -> Vào bài
3. Hình thành kiến thức – 25p
I. Khái niệm, phân loại, cách gọi tên
1. Khái niệm, công thức
- GV y/c HS hđ cá nhân 2p hoàn thành bài tập điền từ SHD/trang báo cáo, chia sẻ.
Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống hoàn thành khái niệm bazo:
(nhiều, hợp chất, đơn chất, một hay nhiều, hidroxit, gốc axit, một)
Bazo là những ...(1)... mà phân tử gồm có ...(2)... nguyên tử kim loại liên kết với ...(3)... nhóm ...(4 .
Viết công thức hóa học chung của bazo và chú thích các kí hiệu trong công thức chung đó.
- Dự kiến sản phẩm: 
(1) hợp chất 
(2)một 
(3) một hay nhiều 
(4) nhóm hidroxit.
- HS viết được CTHH chung của bazơ
* KL: 
- KN: SHD/trang 
- Công thức chung của bazo: M(OH)n trong đó M là kim loại hóa trị n.
2. Phân loại, gọi tên
- GV y/c HS hđ cặp 3 phút thực hiện lệnh:
Dựa bào tính tan, bazo được chia làm mấy loại? Là những loại nào?
Hãy nêu cách gọi tên bazo.
Gọi tên các bazo sau: KOH,Cu(OH)2,Ba(OH)2,Fe(OH)3
- Dự kiến sản phẩm:
KOH: Kali hidroxit
Cu(OH)2: Đồng II hidroxit
Ba(OH)2: Bari hidroxit
Fe(OH)3: Sắt III hidroxit.
* KL: - Bazo được chia ra làm hai loại: Bazo mạnh (tan trong nước) và bazo yếu (không tan trong nước).
- Cách gọi tên bazo:
Kim loại có một hóa trị: Tên bazo = tên kim loại + hidroxit
Kim loại có nhiều hóa trị: Tên bazo = Tên kim loại + Hóa trị của kim loại + hidroxit.
	4. Củng cố - luyện tập (5p)
- GV y/c HS hđ cá nhân 3 p hoàn thành bài tập 1, báo cáo, chia sẻ
Bài tập 1. Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây và gọi tên: Na2O, Li2O, FeO, BaO, CuO, Al2O3
- Dự kiến sản phẩm: Công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit trên lần lượt là:
Na2O : NaOH (natri hidroxit)
Li2O: LiOH (liti hidroxit)
FeO: Fe(OH)2 (sắt (II) hidroxit)
BaO: Ba(OH)2 (bari hidroxit)
CuO : Cu(OH)2( đồng (II) hidroxit)
Al2O3 : Al(OH)3 (nhôm hidroxit)
	5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: Bài tập 2
Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các bazơ sau đây:
Ca(OH)2, Mg (OH)2, Zn(OH)2, Fe(OH)2
- Soạn bài mới: xem lại t/c oxit axit + dd bazo, axit + bazo
----------------------------------
Ngày soạn: 04/4/2020 
Ngày giảng:
Tiết 45. BÀI 8. BAZƠ (Từ tiết 45 - 48)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS nêu được t/c hóa học của bazo, viết PTHH minh họa
2. Kĩ năng
- Viết PTHH tính chất của bazo, giải bài toán tính theo PTHH
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của bazo
2. HS: ôn tập t/c oxit axit + dd bazo, axit + bazo
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- Viết PTHH xảy ra giữa các cặp chất: CO2 + NaOH, HCl + Fe(OH)2
- HS viết PTHH
- GV nhận xét, đánh giá, vào bài
	3. Hình thành kiến thức – 25p
II. Tính chất hóa học của bazo
1. Tính chất hóa học – 20p
- GV y/c HS hđ cá nhân 10 phút đọc bảng/SHD trang, nêu nội dung các thí nghiệm, GV chiếu video thí nghiệm, HS quan sát hoàn thiện nội dung phần hiện tượng. 
Thực hiện các thí nghiệm sau và ghi các hiện tượng quan sát được theo bảng dưới đây
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
1. Tác dụng của dung dịch bazo với chất chỉ thị màu
Lấy 1 mẩu giấy quỳ tím nhỏ để vào hõm của đế sứ; nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch NaOH/Ca(OH)2 vào mẩu giấy quỳ tím.
Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch phenophtalein (không màu) vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 - 2 ml dung dịch NaOH,Ca(OH)2 ...
2. Nhiệt phân bazo không tan
Quan sát rồi thực hiện thí nghiệm nhiện phân Cu(OH)2
Viết PTHH.
Dựa vào các thông tin và các kiến thức đã học, hãy nêu các tính chất hóa học của bazo, mỗi tính chất viết một PTHH (nếu có) để minh họa?
- HS báo cáo, chia sẻ. Dự kiến sản phẩm:
Thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
1. Tác dụng của dung dịch bazo với chất chỉ thị màu
Lấy 1 mẩu giấy quỳ tím nhỏ để vào hõm của đế sứ; nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch NaOH/Ca(OH)2vào mẩu giấy quỳ tím.
Giấy quỳ tím hóa xanh
Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch phenophtalein (không màu) vào ống nghiệm có chứa sẵn 1 - 2 ml dung dịch NaOH,Ca(OH)2 ...
Dung dịch chuyển sang màu hồng.
2. Nhiệt phân bazo không tan
Quan sát rồi thực hiện thí nghiệm nhiện phân Cu(OH)2
Màu xanh lơ của Cu(OH)2chuyển sang màu đen.
PTHH:
Cu(OH)2→t0CuO+H2O
* KL: Tính chất hóa học của bazo:
Làm quỳ tím hóa xanh, phenonphtalein hóa hồng.
Một số bazo không tan bị nhiệt phân thành oxit
Ví dụ: 2Fe(OH)3 toFe2O3+3H2O
* Kết luận: (Hs ghi vở)
1. Bazolàm đổi màu chất chỉ thị
2. Bazo + axit -> Muối + nước
3. dd bazo + oxit axit -> muối + nước
4. Bazo không tan to Oxit bazo + nước
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1
Viết PTHH xảy ra khi cho các chất sau: dd NaOH, dd Ca(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng với:
a. CO2
b. dd H2SO4 loãng
c. Nhiệt phân
- Dự kiến sản phẩm:
a. CO2 + NaOH -> Na2CO3 + H2O
 CO2 + Ca(OH)2 -> CaCO3 + H2O
b. NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + 2H2O
Ca(OH)2 + H2SO4 -> CaSO4 + 2H2O
Fe(OH)3 + 3H2SO4 -> Fe2(SO4)3 + 3H2O
c. 2Fe(OH)3 t0 Fe2O3 + 3H2O
Bài tập 2. Nhiệt phân 4,9 gam Cu(OH)2 thì thu được m gam oxit đồng và nước.
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng oxit đồng thu được biết phản ứng xảy ra hoàn toàn.
c. Cho toàn bộ lượng oxit đồng trên tác dụng thì vừa đủ để phản ứng hết với 200 gam dung dịch H2SO4 loãng. Tính nồng độ % của dd H2SO4.
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: Học thuộc t/c hóa học của bazo, mỗi t/c viết PTHH minh họa
- Làm bài tập 1,4C/SHD 
- Soạn bài mới: Xem trước phần III. Một số bazo quan trọng
------------------------------------
Ngày soạn: 05/4/2020 
Ngày giảng:
Tiết 46. BÀI 8. BAZO (Dạy trực tuyến)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được tính chất của NaOH, Ca(OH)2
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của NaOH, Ca(OH)2
- Tính được nồng độ hoặc khối lượng axit trong PƯ
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: Video thí nghiệm t/c hóa học của bazo
2. HS: ôn tập t/c hóa học của bazo
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
- HS 1. chữa bài tập 1C
a) Cu(OH)2+CO2→ không phản ứng.
b) 2KOH+CO2→K2CO3+H2O
c) 2Fe(OH)3+2CO2→Fe2(CO3)3+3H2O
d) Ba(OH)2+CO2→BaCO3+H2O
- HS 2 chữa bài tập 4C
Tóm tắt: Cho V= 100 ml = 0,1 (l); CM HCl= 1M, CM H2SO4 = 1M
CM NaOH = 1M
Tính V dd NaOH = ?
Bài giải
n HCl = 0,1.1 = 0,1 mol , n H2SO4 = 0,1.1 = 0,1 mol 
- PTHH: NaOH + HCl -> NaCl + H2O
 0,1 0,1
 2NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + 2H2O
 0,2 0,1
- n NaOH = 0,3 mol -> V NaOH = 0,3/1 = 0,3 lit
- GV nhận xét, đánh giá, vào bài
	3. Hình thành kiến thức – 25p
III. Một số bazo quan trọng 
1. NaOH – 12p
a. T/c vật lí
- GV giới thiệu t/c vật lí của NaOH là chất rắn hút ẩm, dễ tan trong nước khi tan tỏa nhiều nhiệt.
b. T/c hóa học
- GV y/c HS dự đoán t/c của NaOH
* KL: NaOH có t/c của bazo tan.
c. Ứng dụng, điều chế (Hs tự đọc)
2. Ca(OH)2 – 10p
a. T/c vật lí
- GV y/c Hs đọc thông tin và cho biết t/c vật lí của Ca(OH)2 khác NaOH ở điểm nào?
- HS: Ca(OH)2 ít tan trong nước 
b. T/c hóa học
- GV dd Ca(OH)2 t/c giống dd NaOH
* Kết luận: dd Ca(OH)2 có t/c của dd bazo
c. Ứng dụng – thang pH (HS tự học)
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung.
Bài tập 1. Có những chất sau: Zn, Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, CuSO4, NaCl, HCl.
Hãy chọn chất thích hợp điền vào mỗi sơ đồ phản ứng sau và lập phương trình học:
a) ... → Fe2O3 + H2O (đk: to)
b) H2SO4 + → Na2SO4 + H2O;
c) H2SO4 + → ZnSO4 + H2O;
d) NaOH + . → NaCl + H2O;
e) .. + CO2 → Na2CO3 + H2O.
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: - Làm bài tập 3, 4C /SHD 
- Soạn bài mới: ôn tập t/c hóa học của bazo
------------------------------------
Ngày soạn: 05/4/2020 
Ngày giảng:
Tiết 47. BÀI 8. BAZO (Dạy trực tuyến)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Củng cố tính chất hóa học của bazơ
2. Kĩ năng
- Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của bazo
- Tính được nồng độ hoặc khối lượng bazo trong PƯ
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị
1. GV: Bài tập luyện tập
2. HS: ôn tập t/c hóa học của bazo
III. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp – 1p
8A 8B 8C 8D
2. Khởi động – 5p
? Nêu tính chất hóa học của NaOH, Ca(OH)2. Mỗi tính chất viết 1 PTHH minh họa. (02 HS lên bảng)
	3. Hình thành kiến thức – 25p
C. Hoạt động luyện tập
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân 5 phút hoàn thành bài tập 2C vào vở, báo cáo, chia sẻ
2. Viết PTHH của các phản ứng nhiệt phân các chất sau (nếu có)
NaOH,Ba(OH)2,Mg(OH)2,Fe(OH)3,Al(OH)3
- Dự kiến sản phẩm:
NaOH toKhông bị nhiệt phân bởi nhiệt.
Ba(OH)2 toKhông bị nhiệt phân bởi nhiệt.
Mg(OH)2toMgO + H2O
2Fe(OH)3toFe2O3 + 3H2O
2Al(OH)3toAl2O3 + 3H2O
- GV yêu cầu HS hoạt động cặp 5 phút hoàn thành bài tập 3C vào vở nháp
Bài tập 3C
- HS báo cáo, chia sẻ. Dự kiến sản phẩm:
(1) CaCO3 to CaO+CO2
(2) CaO+H2O to Ca(OH)2
(3) Ca(OH)2+CO2 to CaCO3+H2O
(4) CaO+2HCl to CaCl2+H2O
(5) Ca(OH)2+2HNO3 to Ca(NO3)2+2H2O
- GV chiếu bài tập, hướng dẫn HS thực hiện:
Bài tập bổ sung: Cho 1,568 lít CO2 lội chậm qua dung dịch chứa NaOH nồng độ 10% thì thu được 1 muối là Na2CO3 và nước.
Tính khối lượng dung dịch NaOH tham gia phản.
Tính khối lượng muối Na2CO3 thu được.
- HS tóm tắt đề bài, giải bài tập vào vở -> báo cáo, chia sẻ.
- Dự kiến sản phẩm:
Tóm tắt: VCO2 = 1,568 lít, C%NaOH = 10%
Tính: a. mNaOH = ? b. mNa2CO3 = ?
Bài giải
- nCO2 = 1,568/22,4 = 0,07 mol
- PTHH: CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O
4. Củng cố - luyện tập (10p)
- GV chiếu bài tập 1, Hs hđ cá nhân 5p hoàn thành vào vở, báo cáo, chia sẻ. GV đánh giá, bổ sung
5. Hướng dẫn về nhà – 5p
- Học bài cũ: - Làm bài tập 3, 4C /SHD 
- Soạn bài mới: ôn tập t/c hóa học của bazo
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_khai_niem_phan_loai_goi_ten_bazo.docx