Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Nguyên tố hóa học - Trường Trung học Cơ sở Công Hòa

Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Nguyên tố hóa học - Trường Trung học Cơ sở Công Hòa

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS trình bày được thế nào là nguyên tố hóa học.

 - HS biết được một số kí hiệu hóa học của một số nguyên tử.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát các hình ảnh thí nghiệm tìm ra nguyên tử và rút ra nhận xét.

 - Làm việc nhóm.

 - Giao tiếp và ứng xử.

 - Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.

3.Thái độ:

 - Hình thành sự yêu thích môn học.

 - Có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 - Năng lực giao tiếp và hợp tác.

 - Năng lực quan sát thí nghiệm.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

 - Giáo án + máy tính xách tay.

 - Một số hóa chất: Đồng, nhôm, sắt, kẽm, cacbon, lưu huỳnh, photpho.

2. Học sinh:

 - Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối:

* Giới thiệu bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu thành phần nhỏ nhất là nguyên tử. Khoa học càng hiện đại, chúng ta đã tìm ra 116 nguyên tố hóa học ứng với 116 nguyên tử khác nhau. Vậy, nguyên tố hóa học là gì? Sự khác nhau giữa các nguyên tử ở đâu. Chúng ta cũng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay để trả lời 2 câu hỏi ở trên.

 

docx 3 trang thucuc 5190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 6, Bài 5: Nguyên tố hóa học - Trường Trung học Cơ sở Công Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3 – Tiết 6
Bài 5. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiết 1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
	- HS trình bày được thế nào là nguyên tố hóa học.
	- HS biết được một số kí hiệu hóa học của một số nguyên tử.
2. Kỹ năng: 
	- Quan sát các hình ảnh thí nghiệm tìm ra nguyên tử và rút ra nhận xét.
	- Làm việc nhóm.
	- Giao tiếp và ứng xử.
	- Đọc được tên một số nguyên tố khi biết kí hiệu hóa học và ngược lại.
3.Thái độ: 
 	- Hình thành sự yêu thích môn học.
	- Có ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển:
 	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
	- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
	- Năng lực quan sát thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
	- Giáo án + máy tính xách tay...
	- Một số hóa chất: Đồng, nhôm, sắt, kẽm, cacbon, lưu huỳnh, photpho...
2. Học sinh:
	- Đọc bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối:
* Giới thiệu bài: Ở tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu thành phần nhỏ nhất là nguyên tử. Khoa học càng hiện đại, chúng ta đã tìm ra 116 nguyên tố hóa học ứng với 116 nguyên tử khác nhau. Vậy, nguyên tố hóa học là gì? Sự khác nhau giữa các nguyên tử ở đâu. Chúng ta cũng nhau tìm hiểu nội dung bài hôm nay để trả lời 2 câu hỏi ở trên.
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tố hoá hoc là gì? (20’)
- GV: Cho biết chất được tạo nên từ đâu? 
- GV: Cho HS quan sát ống nghiệm đựng nước và phân tích : Nước là một chất được tạo nên từ nguyên tử H và nguyên tử O. Để tạo ra 1 gam nước cần phải có 3 vạn tỉ nguyên tử oxi và 
số nguyên tử hiđro thì gấp đôi.
- GV: Các nguyên tử oxi, hiđro được gọi là nguyên tố hóa học.
- GV: Lấy thêm ví dụ một số chất khác .
-GV: Vậy, nguyên tố hóa học là gi? 
- GV hỏi: Thế nào là những nguyên tử cùng loại?
-GV: Như vậy, số proton là số đặc trưng của nguyên tố hóa học. Các nguyên tử cùng loại đều có tính chất giống nhau.
- GV: Yêu cầu HS cho biết về kí hiệu hóa học? 
- GV:Đưa ra một số ví dụ: Ca; S; Cu; C Yêu cầu HS dựa vào bảng 1 SGK/42 lấy thêm ví dụ.
- HS trả lời: Chất được tạo nên từ các nguyên tử. 
- HS: Quan sát, nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS trả lời: Tập hợp những nguyên tử cùng loại thì gọi là nguyên tố hoá học.
- HS: Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS: Nghe giảng và trả lời:
 nguyên tố hóa học biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, trong đó chữ cái đầu viết dạng in hoa.
 -HS: Lấy ví dụ theo bảng 1 SGK/42.
I. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC LÀ GÌ?
Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
2. Kí hiệu hoá học
- Kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn ngắn gọn tên nguyên tố
 VD: Cacbon: C
 Can xi : Ca
 Clo: Cl
- Mỗi kí hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó
 VD: Cl: 1 nguyên tử clo
- Nếu muốn chỉ 2 nguyên tử clo ta viết : 2 Cl
Hoạt động 2: Luyện tập (7’)
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 3/20, suy nghó và làm
- HS: đọc đề bài, suy nghó và làm
II. LUYÊN TẬP:
Bài tập 3/ 20:
a) Hai nguyên tử cacbon, năm nguyên tử oxi, ba nguyên tử canxi
b) 3 N, 7 Ca, 4 Na.
C. Hoạt động củng cố: (5’)
* Nguyên tố hóa học:
	+ Tập hợp những nguyên tử cùng loại.
	+ Cùng số p trong hạt nhân.
* Kí hiệu hóa học:
	+ Biểu diễn nguyên tố hóa học.
	+ 1 kí hiệu chỉ 1 nguyên tố nhất định.
D. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng: (5 phút)
	- Nhận xét thái độ và khả năng tiếp thu bài của học sinh.
	- Hướng dẫn học sinh đọc thêm mục III trong sách giáo khoa.
	- Giao bài tập về nhà cho HS: Bài 1+2+3 trang 20

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_6_bai_5_nguyen_to_hoa_hoc_truong.docx