Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 9+10
. Mục tiêu
1. Kiến thức Học sinh
- Hiểu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvC.
- Biết cách xác định phân tử khối, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát mô hình tượng trưng các mẫu chất, từ đó nêu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau.
- Rèn kỹ năng tính phân tử khối của đơn chất, hợp chất.
- Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo.
- Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Định hướng phát triển năng lực
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn.
- Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận.
4. Định hướng phát triển phẩm chất
- Giáo dục cho học sinh những đức tính:
+ Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm.khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm.
+ Chăm học, ham học.
5. Nội dung tích hợp
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan .
III. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch bài học.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng .
- Tranh vẽ mô hình tượng trưng các mẫu chất: kim loại đồng, khí hiđro và khí oxi, nước, muối ăn.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Tìm hiểu trước nội dung bài học.
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
? Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 9 ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (t2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức Học sinh - Hiểu được: Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau. Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvC. - Biết cách xác định phân tử khối, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát mô hình tượng trưng các mẫu chất, từ đó nêu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau. - Rèn kỹ năng tính phân tử khối của đơn chất, hợp chất. - Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Giáo dục cho học sinh những đức tính: + Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm. + Chăm học, ham học. 5. Nội dung tích hợp II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi), trực quan ... III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ... - Tranh vẽ mô hình tượng trưng các mẫu chất: kim loại đồng, khí hiđro và khí oxi, nước, muối ăn. 2. Chuẩn bị của học sinh - Tìm hiểu trước nội dung bài học. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B 1. Nguyên tử khối 2. Nguyên tố hoá học 3. Kí hiệu hoá học a. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. b. Khối lượng của một nguyên tử được tính bằng đvC. c. Tập hợp các nguyên tử cùng loại có cùng số electron trong hạt nhân. d. Biểu diễn nguyên tố hoá học, chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. 1 HS lên bảng trình bày. HS khác nhận xét. GV nhận xét và cho điểm. 3. Các hoạt động học Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Thời gian: 5 phút. - Cách thức tiến hành: GV yêu cầu 1 HS lên tổ chức cho các bạn chơi trò chơi ‘‘Chọn chất tôi thích’’. Mỗi chất trả lời đúng được thưởng 1 tràng pháo tay. Chất Đơn chất Hợp chất Giải thích 1. Khí Ozon tạo lên từ O 2. Axit photphoric tạo lên từ H, P, O 3. Lưu huỳnh tạo lên từ S 4. Khí Clo tạo lên từ Cl 5. Rượu etylic tạo lên từ C, H, O GV: Các chất trên đều được cấu tạo từ các hạt (hạt hợp thành). Vậy các hạt này được gọi là gì, nó có cấu tạo thế nào và mang tính chất nào của chất, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chính xác. Mức 2: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chưa đúng. Mức 1: Tham gia nhưng không nhiệt tình, đáp án sai. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phân tử là gì? - Mục tiêu: HS hiểu được: phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất; các phân tử của một chất thì đồng nhất với nhau. - Thời gian: 15 phút. - Cách thức tiến hành: Phương pháp hợp tác nhóm, trực quan Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV: Treo tranh về mô hình tượng trưng của kim loại đồng, khí hiđro, nước, muối ăn. Chỉ ra cho hs biết hạt hợp thành nên kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi, nước, muối ăn. ? Nêu thành phần của từng hạt hợp thành kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi, nước, muối ăn? ? So sánh các hạt hợp thành về hình dạng, thành phần. - HS: + Kim loại đồng có hạt hợp thành là nguyên tử đồng. + Nước có hạt hợp thành gồm 2H liên kết với 1O. + Muối ăn có hạt hợp thành gồm 1Na liên kết với 1Cl. => Các hạt hợp thành giống nhau về thành phần, hình dạng. - GV: Mỗi hạt hợp thành đó là đại diện cho chất về mặt hoá học, thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. Mỗi hạt đó gọi là phân tử. - GV: Chỉ ra trên hình vẽ cho hs thấy: + Phân tử nước là hạt gồm 2H liên kết với 1O. Hạt này thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của nước, và đại diện cho chất “nước”. + Phân tử muối ăn là hạt gồm 1Na liên kết với 1Cl. Hạt này thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của muối ăn, và đại diện cho chất “muối ăn”. - GV: Vậy thế nào là phân tử? Cho ví dụ? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức - GV: Lưu ý: Riêng với đơn chất kim loại (kim loại đồng) thì hạt hợp thành chỉ là một nguyên tử có vai trò như phân tử. III. Phân tử 1. Định nghĩa - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của một chất. - VD: + Phân tử nước là hạt gồm 2H liên kết với 1O . + Phân tử muối ăn là hạt gồm 1Na liên kết với 1Cl. - Với đơn chất kim loại, nguyên tử đóng vai trò như phân tử. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu trả lời của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Nhóm hoạt động tích cực, chủ động nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức. Mức 2: Nhóm hoạt động tích cực, chưa biết cách nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức. Mức 1: Nhóm không hoạt động tích cực. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu phân tử khối là gì? - Mục tiêu: + Hiểu được: Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đvC. + Biết cách xác định phân tử khối, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. - Thời gian: 15 phút. - Cách tiến hành: Phương pháp hoạt động nhóm, đàm thoại, trực quan. Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Nhắc lại khái niệm nguyên tử khối? - HS: NTK là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC. - GV: Từ đó hãy nêu khái niệm phân tử khối? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức. - GV: Từ định nghĩa hãy cho biết cách tính phân tử khối ? - HS: Trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chốt kiến thức. - GV: Tính phân tử khối của khí oxi, phân tử khối của nước, phân tử khối của muối ăn? - HS: 1 hs lên bảng trình bày, hs dưới lớp làm vào vở. - GV: Nhận xét. 2. Phân tử khối - Phân tử khối là khối lượng của một phân tử tính bằng đvC. - Phân tử khối bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử có trong phân tử. - VD: PTK của khí oxi = 2 . 16 = 32 đvC PTK của nước=2.1+1.16=18 đvC PTKmuối ăn=23+35,5=58,5 đvC - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Các câu trả lời của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Biết cách tính, tính chính xác được PTK của chất. Mức 2: Biết cách tính, tính chưa chính xác PTK của chất. Mức 1: Chưa biết cách tính PTK của chất. Hoạt động 3: Luyện tập - vận dụng - tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: + Vận dụng khái niệm, phân loại, đặc điểm cấu tạo của đơn chất và hợp chất, khái niệm phân tử, PTK, cách tính PTK để giải các bài tập áp dụng. + Vận dụng những KT, KN đã học vào cuộc sống. + Tìm hiểu thêm để mở rộng KT. - Thời gian: 7 phút. - Cách tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài 6 (sgk/t26), bài 6.6 (sbt/t9) HS: 2 HS lên bảng trình bày; HS dưới lớp làm vào vở, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, hoàn thành bài tập bài 7 (sgk/t26). HS: Thảo luận nhóm bàn hoàn thành bài tập; các nhóm đổi chéo bài, nhận xét cho nhóm bạn. Bài 6 (sgk/t26) - PTK của cacbon đioxit = 12 + 2 . 16 = 44 đvC - PTK của khí metan = 12 + 4 . 1 = 16 đvC - PTK của axit nitric = 1 + 14 + 3 . 16 = 63 đvC - PTK của thuốc tím = 39 + 55 + 4 . 16 = 158 đvC Bài 6.6 (sbt/t9) - PTK của khí ozon = 3. 16 = 48 đvC - PTK của axit photphoric = 3 . 1 + 31 + 4 . 16 = 98 đvC - PTK của natri cacbonat = 2 . 23 + 12 + 3 . 16 = 106 đvC - PTK của khí flo = 2 . 19 = 38 đvC - PTK của rượu etylic = 2 . 12 + 6 . 1 + 16 = 46 đvC - PTK của đường = 12.12+22 . 1 + 11 . 16 = 342 đvC Bài 7 (sgk/26) PTK của khí oxi = 2 . 16 = 32 đvC PTK của nước = 2. 1 + 16 = 18 đvC PTK muối ăn=23+35,5=58,5 đvC PTK khí metan=12+4.1=16 đvC - Phân tử khí oxi nặng hơn phân tử nước 32/18 = 16/9 lần - Phân tử khí oxi nhẹ hơn phân tử muối ăn 32/58,5 lần - Phân tử khí oxi nặng hơn phân tử khí metan 32/16 = 2 lần - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Bài tập của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV. Mức 2: HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý. Mức 1: HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV. 4. Củng cố (Thực hiện trong hoạt động luyện tập) 5. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) * Đối với tiết học này - Học bài. Hoàn thành bài tập sgk, vbt. * Đối với tiết học sau - Ôn tập kiến thức: Chất, nguyên tử, nguyên tử khối, đơn chất – hợp chất, phân tử, phân tử khối. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 10 BÀI LUYỆN TẬP 1 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học (kí hiệu hóa học và nguyên tử khối) và phân tử (phân tử khối). - Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim. 2. Kỹ năng - Phân biệt chất và vật thể. - Tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Xác định kí hiệu hóa học, nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì biết tên và kí hiệu hóa học. - Tính phân tử khối. - Rèn phương pháp tự nghiên cứu chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tư duy để phát triển óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo. - Rèn kỹ năng hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Định hướng phát triển năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. b. Năng lực đặc thù - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: Sử dụng thuật ngữ, ký hiệu hóa học, đọc tên các nguyên tố - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, lựa chọn sắp xếp thông tin theo mục tiêu mong muốn. - Năng lực tự học: Thông qua việc ôn tập, tìm hiểu về chất phát triển năng lực xác định nhiệm vụ, lập kế hoạch và tiến hành kế hoạch thực hiện, rút ra kết luận. 4. Định hướng phát triển phẩm chất - Giáo dục cho học sinh những đức tính: + Tự tin, trung thực, đoàn kết, có ý thức trách nhiệm...khi thực hiện nhiệm vụ học tập, đặc biệt là khi tham gia hoạt động nhóm. + Chăm học, ham học. 5. Nội dung tích hợp II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - Sử dụng PPDH hợp tác nhóm, giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở (tìm tòi)... III. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của giáo viên - Kế hoạch bài học. - Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, chuẩn kiến thức – kỹ năng ... - Hệ thống câu hỏi, bài tập 2. Chuẩn bị của học sinh - Đọc trước nội dung bài mới. - Ôn lại kiến thức đã được học. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (Trong khi học bài mới) 3. Các hoạt động học Hoạt động 1. Khởi động - Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. - Thời gian: 5 phút. - Cách thức tiến hành: GV chia lớp thành 2 đội, chơi trò chơi “Tiếp sức”. Yêu cầu: Hãy kể các tên các vật thể là đơn chất và vật thể là hợp chất. Luật chơi: Các thành viên của mội đội lần lượt lên bảng, ghi vào bảng nhóm các tên các vật thể được tạo bởi đơn chất và vật thể được tạo bởi hợp chất. Mỗi thành viên lên bảng chỉ được ghi tên một vật thể. Thời gian của mội đội là 2 phút. - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Kết quả tham gia trò chơi, câu trả lời của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chính xác. Mức 2: Tham gia trò chơi nhiệt tình, đáp án chưa đúng. Mức 1: Tham gia nhưng không nhiệt tình, đáp án sai. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: + Hệ thống hóa kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học (kí hiệu hóa học và nguyên tử khối) và phân tử (phân tử khối). + Củng cố: phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim. - Thời gian: 15 phút. - Cách thức tiến hành: Hoạt động của GV - HS Nội dung - GV: Đưa sơ đồ câm, điền các từ, cụm từ thích hợp vào ô trống. Vật thể (Tự nhiên, nhân tạo) (Tạo nên từ NTHH) (1NTHH) (2 NTHH) (hạt hợp thành là...) (hạt hợp thành là...) - HS: Lên bảng điền. HS dưới lớp hoàn thành vào vở bài tập. - GV: Nhận xét. - GV: Lưu ý: + Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất (hợp chất, đơn chất phi kim). + Nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại và một số đơn chất phi kim. - GV: Tổ chức cho HS trò chơi ô chữ để khắc sâu các khái niệm đã học. - GV: Giới thiệu ô chữ: gồm 6 từ hàng ngang và 1 từ chìa khóa. Từ chìa khóa là 1 khái niệm hóa học. Các chữ cái trong từ chìa khóa nằm ở các ô in đậm nhưng chúng không được xếp theo đúng thứ tự. - GV: Mỗi dãy bàn là một đội, phổ biến luật chơi. Các đội lần lượt chọn một từ hàng ngang. Các đội chỉ được đoán từ khóa sau khi tất cả các từ hàng ngang đã được mở. Đoán đúng từ hàng ngang được 1 điểm. Đội nào đoán đúng từ khóa được 4 điểm. * Câu 1: (8 chữ cái) Hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện. Nguyên tử * Câu 2: ( 6 chữ cái) Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau. Hỗn hợp * Câu 3: (7 chữ cái) Khối lượng nguyên tử tập trung hầu hết ở phần này. Hạt nhân * Câu 4: (8 chữ cái) Hạt cấu tạo nên nguyên tử, mang giá trị điện tích âm. Electron * Câu 5: (6 chữ cái) Hạt cấu tạo nên hạt nhân nguyên tử, mang giá trị điện tích dương. Proton * Câu 6: (8 chữ cái) Chỉ tập trung những nguyên tử cùng loại (có cùng số proton trong hạt nhân). Nguyên tố - GV: Các chữ cái gồm: Ư, H, Â, N, P, T. Tìm từ chìa khóa. (Nếu hs không trả lời được thì có thể gợi ý). - HS: Từ chìa khóa: PHÂN TỬ - GV: Phân tử là gì ? - HS: là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - GV: Phân tử khối là gì? Nêu cách tính phân tử khối? - HS: là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, có giá trị bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử. - GV: Qua phần chơi ô chữ em cần nhớ các khái niệm nào? - HS : Chất, Nguyên tử, Nguyên tố hóa học, Phân tử. I. Kiến thức cần nhớ 1. Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm Vật thể (tự nhiên và nhân tạo) Chất (tạo nên tử nguyên tố hoá học) Đơn chất Hợp chất Tạo nên từ 1 NTHH Tạo nên từ 2 NTHH Kim loại – Phi kim Vô cơ – Hữu cơ 2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Câu trả lời của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: Nhóm hoạt động tích cực, chủ động nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức. Mức 2: Nhóm hoạt động tích cực, chưa biết cách nghiên cứu thông tin, tìm tòi kiến thức. Mức 1: Nhóm không hoạt động tích cực. Hoạt động 3: Luyện tập - vận dụng - tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: Rèn kỹ năng giải một số dạng bài tập: + Phân biệt chất và vật thể. + Tách chất ra khỏi hỗn hợp. + Xác định kí hiệu hóa học, nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại biết nguyên tử khối thì biết tên và kí hiệu hóa học. + Tính phân tử khối. - Thời gian: 22 phút. - Cách tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Gọi hs làm bài tập 1 (sgk/t30) - HS: 1 hs lên làm trên bảng, hs dưới làm vào vở. - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét. - GV: Gợi ý phần 1.b + Dạng bài tập? (Tách chất ra khỏi hỗn hợp) + Có những phương pháp nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp? (Chiết tách, chưng cất, gạn lọc). + Trình bày cách làm bài tập trên? - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 3 (sgk/t31) - GV: Để xác định được X thuộc NTHH nào dựa vào đâu? - HS: Nguyên tử khối. - GV: Gợi ý: Tìm NTK X PTK hợp chất PTK khí H2 NTK: H - HS: 1 hs lên làm trên bảng, hs dưới làm vào vở. - HS: Nhận xét. - GV: Nhận xét. - GV: Yêu cầu hs làm bài tập 8.6 (vbt/t11). - HS: 1 hs lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, cho điểm. - GV: Treo bảng phụ: Bài tập: Phân tử của 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X lên kết với 4 nguyên tử hiđro. Trong đó PTK của hợp chất = NTK của oxi. a, Tính NTK của X. Tên và KHHH của nguyên tố X? b, Tính % về khối lượng của từng NTHH trong hợp chất? - HS: 1 hs lên bảng trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, cho điểm. Bài tập 1 (sgk/t30) a. - Vật thể: chậu, thân cây - Chất: nhôm, chất dẻo, xenlulozơ. b. - Dùng nam châm hút Fe ra khỏi hỗn hợp. (Fe bị nam châm hút) - Hỗn hợp còn lại cho vào nước: nhôm nổi, gỗ chìm. (khối lượng riêng của gỗ < khối lượng riêng của nước < khối lượng riêng của nhôm). - Vớt lấy gỗ, gạn lọc ta tách riêng được nhôm và gỗ. Bài tập 3 (sgk/t31) - PTK của khí hiđro: 2 . 1 = 2 đvC - PTK của hợp chất: 2 . 31 = 62 đvC - Khối lượng của 2 nguyên tử X: 62 – 16 = 46 đvC - NTK của X: X = 46 : 2 = 23 đvC - X là Natri - Kí hiệu hóa học là Na. Bài tập 8.6 (vbt/t11) a. - Khối lượng của 2 nguyên tử oxi 2 . 16 = 32 đvC - NTK của Y = khối lượng 2 nguyên tử oxi = 32 đvC - Y là Lưu huỳnh. - Kí hiệu hóa học là S. b. - PTK của hợp chất = 32 + 2 . 16 = 64 đvC - Phân tử nặng bằng nguyên tử đồng (Cu=64 đvC). Bài tập a. - PTK của hợp chất = NTK của oxi = 16 đvC - Khối lượng của 4 nguyên tử hiđro = 4 . 1 = 4 đvC - NTK của X = 16 – 4 = 12 đvC - X là Cacbon. - Kí hiệu hóa học là C. b. %C = 12 : 16 . 100 = 75% %H = 100 – 75 = 25% - Dự kiến sản phẩm của học sinh: Bài tập của HS. - Dự kiến đánh giá năng lực học sinh: Mức 3: HS có thể hoàn thành nhanh, chính xác đầy đủ các yêu cầu của GV. Mức 2: HS có thể chỉ hoàn thành các yêu cầu của GV khi có gợi ý. Mức 1: HS có thể chỉ hoàn thành một phần nào đó trong nội dung yêu cầu của GV. 4. Củng cố (Thực hiện trong hoạt động luyện tập) 5. Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) * Đối với tiết học này - Học bài. Hoàn thành bài tập sgk, vbt. * Đối với tiết học sau - Ôn tập lại: Nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học. - Đọc trước nội dung bài: Công thức hóa học. V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_910.doc