Giáo án Hoạt động ngoài Lớp 8 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Năm học 2020-2021

Giáo án Hoạt động ngoài Lớp 8 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Năm học 2020-2021

I. Yêu cầu giáo dục

 1. Kiến thức:

 - Giúp học sinh có hiểu biết thế nào là bạo lực học đường.

 - Qua giờ học các em nắm được nguyên nhân, cách ngăn chặn bạo lực học đường.

 - Học sinh nắm được một số Luật và quy định về ATGT đường bộ, đường sắt. Hiểu được đặc điểm và những qui định bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

2. Kĩ năng:

 - Rèn cho h/s có các kĩ năng phòng chống bạo lực trong trường học.

 - Giúp cho h/s có các kĩ năng cơ bản thực hiện các qui định về Luật giao thông khi tham gia giao thông.

 - Giúp h/s biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

3. Tư tưởng:

 - Giáo dục cho h/s chấp hành tốt luật giao thông, có ý thức tham gia giao thông như: đi đúng luật, đội mũ bảo hiểm

 - Có ý thức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện nghiêm túc Luật giao thông cũng như vấn đề phòng chống bạo lực học đường.

II. Nội dung và hình thức hoạt động

 1. Nội dung:

 - Tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Luật ATGT cũng như việc chấp hành đảm bảo trật tự ATGT.

 - Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp ngăn chặn, phòng chống bạo lực học đường.

 - Rút ra các bài học để nâng cao ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông và tuyên truyền việc thực hiện ATGT, phòng chống bạo lực học đường.

2. Hình thức hoạt động:

 - Tổ chức thảo luận trong lớp giữa các tổ qua việc: quan sát, xem hình ảnh tư liệu và câu hỏi liên quan đến ATGT, phòng chống bạo lực học đường.

 - Cá nhân thực hiện một số bài phát biểu ngắn nhằm tuyên truyền việc chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ cũng như phòng chống bạo lực học đường.

III. Chuẩn bị hoạt động

 1. Về phương tiện hoạt động:

 - Một số Điều luật về ATGT: Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định 46/2016/NĐ-CP có sự điều chỉnh các quy định về mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt

 - Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, than thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

 - Máy chiếu, một số tranh ảnh, phim tư liệu về tuyên truyền ATGT và phòng chống bạo lực học đường.

2. Về tổ chức:

 - Cán bộ lớp họp-thống nhất các hoạt động của lớp.

 - Phân công các tổ chuẩn bị một số nội dung, hình ảnh, tư liệu, bài viết tuyên truyền về Luật giao thông và phòng chống bạo lực học đường.

 - Điều khiển chương trình: Lớp trưởng

 - Thư ký: Lớp phó văn nghệ

 - Trang trí lớp, chuẩn bị máy chiếu, máy tính.

 - GV chủ nhiệm chuẩn bị tư liệu tuyên truyền về Luật giao thông và phòng chống bạo lực học đường.

 - Cho học sinh thảo luận.

IV. Tiến hành hoạt động

 1. Khởi động:

 - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.

 - Giáo viên chủ nhiệm lên phổ biến nội dung, yêu cầu buổi sinh hoạt.

 2. Tiến hành:

 - Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho tập thể lớp một số hoạt động trọng tâm về việc tuyên truyền ATGT và phòng chống bạo lực học đường.

 - Lớp trưởng lên tổ chức, điều khiển các hoạt động:

 * Hoạt động 1: Một số câu hỏi tình huống (Cho học sinh dưa ra những cách giải quyết)

1. Vào giờ ra chơi, tại sân trường, có 1 bạn học sinh B đến gây sự với học sinh A còn chửi A nữa. nếu là A em làm gì khi gặp tình huống này?

2. Thấy hai bạn đang đánh nhau trong 15 phút đầu giờ, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa đến lớp em sẽ làm gì?

3. Đang đi trên đường, đột nhiên có một người lạ chặn xe em lại. Biết người đó có ý định hành hung mình, em phải làm gì?

4. Nam thường xuyên bị một bạn trong lớp bắt nạt, đùa giỡn trịch thượng, hay đánh mạnh vào người gây đau đớn. Bạn ấy còn hăm nếu nói với thầy cô thì bạn ấy không tha. Nam không báo với thầy cô mà gọi anh ruột mình chặn đánh bạn ấy trước. Theo em hành vi của Nam có phải là bạo lực học đường hay không? Nếu là Nam em sẽ xử sự như thế nào cho đúng?

 

doc 52 trang thucuc 6362
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài Lớp 8 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống nhà trường - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9 : Truyền thống nhà trường
=========*********=========
Ngày dạy: 12.9.2020
TIẾT 1: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY 
TRUYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG, CỦA LỚP
 I. Yêu cầu giáo dục.
* Kiến thức: Giúp HS hiểu truyền thống của trường hai năm học tập và rèn luyện
* Kĩ năng: Biết xây dựng kế hoạch phấn đấu của cá nhân của lớp để phát huy truyền thống của trường, của lớp.
* Tư tưởng: Biết tôn trọng những truyền thống đó.
 II. Nội dung và hình thức họat động
a. Nội dung: 
- Những nội dung của lớp của trường
- Trách nhiệm của mỗi HS đối với việc phát huy các truyền thống của trường, của lớp.
- Kế hoạch và biện pháp của trường của lớp.
- Văn nghệ: Ca ngợi trường lớp.
b. Hình thức: 
- Thảo luận trao đổi, tự liên hệ, tự đánh giá, đề xuất các biện pháp.
- Văn nghệ 
 III. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động: 
* Một số câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hãy nêu các truyền thồng tốt đẹp của nhà trường mà bạn thấy cần phải giữ gìn, phát huy.
2. Theo bản lớp ta đã xây dựng và phát huy được những truyền thống tốt đẹp nào?
3. Hãy kể một số tấm gương tốt trong trường hoặc trong lớp mà bạn thấy cần phải học tập?
4. Theo bạn do đâu mà trường ta có những truyền thống tốt đẹp đó?
b. Về tổ chức: 
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động.
- C án bộ lớp thống nhất chương trình đã phân công.
- Người điều khiển chương trình v à thư k ý.
- Giấy mời đại biểu.
- Lớp trưởng dự thảo và trình bày kế hoạch phân công của l ớp.
- Có thể phân công một số bạn làm nòng cốt trong việc chuẩn bị cho hoạt động.
 IV. Tiến hành hoạt động.
a. Khởi động: Cả lớp hát tập thể bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng"
b. Tiến hành:
- Bạn cán sự văn thể lên điều khiển chương trình.
- Giới thiệu đại biểu, ban giám khảo
- Tuyên bố lí do, thể lệ cuộc thi.
* Yêu cầu: - Thi theo tổ
 - Mỗi tổ 3 tiết mục gồm cả 3 thể loại (đọc thơ, hát, kể chuyện)
 - Đọc thơ, kể chuyện diễn cảm có sức thuyết phục
 - Hát hay, đúng lời , đúng nhạc
 - Đúng chủ đề: Nói về Bác Hồ kính yêu.
- Người điều khiển yêu cầu các tổ bàn bạc, thảo luận xây dựng kế hoạch phấn đấu của tổ (bản kế hoạch trình bày lên giấy)
- Các tổ treo bảng kế hoạch
- Mời đại diện tổ trình bày kế hoạch hành động của tổ để xây dựng, phát huy các truyền thống tốt đẹp.
- Người điều khiển mời GVPT nhận xét, kết luận về kế hoạch phấn đấu của tổ. GV nhấn mạnh các bản kế hoạch của acc1 tổ để xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống tốt đẹp của lớp, của trường
- Ban giám khảo chấm điểm công khai.
- Tuyên bố điểm và xếp thứ tự của các tổ.
V. Kết thúc hoạt động.
- GVCN nhận xét, đánh giá.GV yêu cầu mỗi HS về nhà suy ngĩ về bản kế hoạch của tổ mình. Từ đó mỗi HS hãy xây dựng kế hoạch cá nhân tùy thuộc vào điểm mạnh và khả năng của bản thân để phấn đấu học tập, rèn luyện phát huy các điểm mạnh đó góp phần xây dựng, giữ gìn, phát huy các truyền thống của lớp của trường.
- Động viên, đánh giá học sinh.
Ngày dạy: 19.9.2020
TIẾT 2: TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ 
	 PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH 
I. Yêu cầu giáo dục
 1. Kiến thức: - Giúp HS hiểu khái niệm về môi trường, vai trò, ý nghía đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của con người, xã hội
 + Các thành phần môi trường và quan hệ giữa chúng: đất, nước, không khí, ánh sáng, động thực vật.
 + Mối quan hệ giữa con người và các thành phần của môi trường.
 + Vấn đề ô nhiễm môi trường	 và những biện pháp bảo vệ môi trường xung quanh: môi trường nhà ở, lớp, trường học, khu phố, phường. 
 - Giúp h/s thấy được tính chất nguy hiểm của một số dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh và những quy định của PL về phòng chống dịch bệnh. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng trong phòng chống một số dịch bệnh.
Kĩ năng: 
 - Hình thành trong h/s tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
 - Học sinh biết giữ mình để không bị lây nhiễm và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh.
 3. Tư tưởng: 
 - Bồi dưỡng cho h/s lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
 - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn, các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
 - Học sinh luôn có ý thức tích cực tham gia ủng hộ những hoạt động phòng chống các loại dịch bệnh.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
 1. Nội dung:
 - Giáo viên: giới thiệu mục đích, ý nghĩa buổi hoạt động. Chuẩn bị một số câu hỏi tìm hiểu, thảo luận.
 - Học sinh: Chuẩn bị một bài hát, bài viết có nội dung về tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
 2. Hình thức hoạt động: - Nghe giới thiệu thực trạng về tình hình vấn đề môi trường và một số loại dịch bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
 - Trao đổi, thảo luận trong lớp thi tìm hiểu về tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh qua một số câu hỏi. (Chuẩn bị chia lớp theo nhóm).
 - Văn nghệ: tập múa hát một số bài hát có nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
III. Chuẩn bị hoạt động
 1. Về phương tiện hoạt động:
 - Giáo viên: 
+ Máy chiếu: trình chiếu về môi trường bị ô nhiễm như hình ảnh về xả rác, xác cá chết, nước thải, khói bụi và cách bảo vệ.
 + Tranh lô tô về bảo vệ môi trường và cách ứng phó với biến đổi khí hậu
 + Tư liệu, bài viết, hình ảnh về một số loại dịch bệnh,
 - Học sinh: Chuẩn bị, luyện tập một bài hát, bài viết có nội dung về tuyên truyền bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh. 
 2. Về tổ chức:
 - GVCN giới thiệu và tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi thể hiện sự hiểu biết về bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
 - Học sinh tìm hiểu kiến thức, trình bày các tiết mục văn nghệ về bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
IV. Tiến trình hoạt động
 1. Khởi động:
 - Giáo viên: Nêu lý do tổ chức hoạt động nhằm tuyên truyền về việc bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
 - Giới thiệu về thực trạng và những vấn đề cấp bách trong hoạt động bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh.
 2. Tiến hành:
 * Giáo viên giao nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp trình chiếu một số hình ảnh, thước phim tư liệu về môi trường, sau đó nêu một số câu hỏi về bảo vệ môi trường để cho các cá nhân, nhóm, tổ trao đổi, thảo luận.
 ? Căn cứ vào kinh nghiệm, kiến thức về môi trường và các thông tin về môi trường trên các phương tiện thông tin mà bạn biết, hãy thảo luận câu hỏi sau: 
 1- Môi trường là gì?
 ? Thế nào là môi trường sống?
 ? Quan niệm của bạn về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội? 
 * Gợi ý trả lời:
 “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật." (Theo Ðiều 3, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, 2005)
 - Môi trường sống của con người bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội
 - Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như: Vật lí, hóa học, sinh học tồn tại ngoài ý của con người.
 - Môi trường xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người. 
 2. Thế nào là ô nhiễm môi trường?
 ? Mô tả khái quát và cho ví dụ về tình trạng môi trường của thế giới và của Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng đó là gì? 
* Gợi ý trả lời:
 - Làm bẩn, làm thoái hóa môi trường sống.
 - Làm biến đổi môi trường theo hướng tiêu cực có thể hay một phần bằng những chất gây tác hại.
 3. Dựa trên những kiến thức cơ bản về môi trường và giáo dục bảo vệ MT mà bạn đã biết, hãy nêu các biện pháp, nhiệm vụ để thực hiện việc bảo vệ môi trường? 
* Gợi ý trả lời:
 - Hoạt động làm sạch đẹp trường lớp, bao gồm các hình thức cơ bản như: 
 + Làm vệ sinh lớp học, sân trường, phạm vi trường học; 
 + Trang trí lớp học (bằng cây xanh, hoa tươi, ...)
 + Trồng, chăm sóc cây và hoa trong vườn trường, sân trường. 
 + Thi làm đẹp lớp bằng hoạt động trang trí lớp học,...
 - Làm sạch, đẹp đường phố, khu dân cư:
 + Dọn vệ sinh vào những ngày cuối tuần.
 + Trồng, chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú và nơi công cộng xanh, sạch, đẹp.
 - Tổ chức hội thi hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. 
 - Tổ chức thi tìm hiểu, khám phá về môi trường xung quanh theo các chủ đề: Môi trường em đang sống; Nước, không khí và ánh sáng cho chúng em; Hãy cứu lấy môi trường; Môi trường xanh, sạch đẹp và nhiệm vụ của học sinh chúng ta; Tim hiểu về ô nhiễm môi trường nơi em ở,...
 4. Hãy đánh dấu x vào trước nhận xét đúng: 
 ? Cây xanh có tác dụng: 
 a/ Làm cho không khí không nóng, phong cảnh thêm đẹp. 
 b/ Giảm được tiếng ồn, cản được bụi cát và tạo không khí trong sạch. 
 c/ Che ánh nắng, giảm khói, cản nước, không gây lụt. 
 d/ Tất cả các ý trên đều đúng. 
 ? Mục đích của giáo dục môi trường là: 
 a/ Bảo vệ và chăm sóc các con vật có lợi.
 b/ Bảo vệ được sức khỏe cho con người. 
 c/ Làm cho trường lớp xanh, sạch, đẹp. 
 d/ Tất cả các ý trên đều đúng. 
 ? Theo em việc bảo vệ môi trường là của: 
 a/ Chủ yếu là người lớn. 
 b/ Toàn xã hội trong đó có học sinh. 
 ? Em thấy ở sân trường vài mẫu giấy vụn, em sẽ làm gì? 
 a/ Dùng chân đá các mẩu giấy đó sang một bên.
 b/ Gọi các bạn học sinh trực đến nhặt. 
 c/ Em tự nhặt các mẩu giấy đó và bỏ vào sọt rác. 
 d/ Bình thản bỏ đi. 
 5. Em có ước mơ và kiến nghị gì về môi trường hiện nay?
 * Giáo viên trình chiếu một số loại dịch bệnh thường gặp và giao nhiệm vụ cho Ban cán sự lớp nêu một số câu hỏi về phòng chống dịch bệnh để cho các cá nhân, nhóm, tổ trao đổi, thảo luận.
 1. Qua các hình ảnh đã được quan sát và qua các phương tiện thông tin đại chúng, bạn hãy trả lời một số câu hỏi lien quan đến công tác tuyên truyền về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
 ? Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết, cách lây truyền?
 * Gợi ý trả lời:
 - Bệnh SXH do virus Dengue ( Đen- gơ) gây nên. Virus Dengue lây truyền từ người bệnh sang người lành qua loài muỗi có tên là Aedes aegypti ( An-des-ê-gyp-ti) thường được gọi là muỗi vằn.
 + Muỗi vằn có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng. Muỗi thường đậu ở quần áo, chăn, màn trong nhà.
 + Muỗi vằn hoạt động hút máu và ban ngày, cao nhất là vào sáng sớm và chiều tối.
 - Lưu ý: Dịch SXH thường xảy ra theo mùa, dịch bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài đến cuối năm, cao nhất vào tháng 7,8,9,10. Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị mắc SXH.
 Vòng đời của muỗi vằn trải qua 4 giai đoạn: trứng- bọ gậy-lăng quăng-muỗi trưởng thành.
 ? Nêu những biểu hiện của bệnh?
 * Gợi ý trả lời:
 - Sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức các khớp.
 - Có ban đỏ, xuất huyết da, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài phân đen 
 ? Cho biết cách phòng chống bệnh SXH?
 * Gợi ý trả lời:
 - Dùng thuốc xịt muỗi, nhang diệt muỗi, vợt muỗi bằng điện 
 - Thoa kem chống muỗi đốt, mặc quần áo dài tay đối với trẻ em, ngủ mùng kể cả ban ngày 
 - Sắp xếp quần áo, đồ vật trong nhà gọn gàng, ngăn nắp.
 - Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi , dùng bàn chà chà sát để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi vào đẻ trứng.
 - Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp được ta có thể thả cá diệt lăng quăng, bọ gậy.
 - Đối với các dụng cụ khác: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh thay nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu lin vào bát kê chân chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
 - Loại trử ổ bọ gậy bằng cách phá hủy hoặc loại bỏ những ổ nước tự nhiên hay nhân tạo trong và xung quanh nơi ở:
 + Thu dọn rác ( chai, lọ, bát , lu vỡ, vở hộp nhựa, lớp xe hỏng, vỏ gáo dừa )
 + Lấp các hốc cây bằng xi măng, cát, sửa chữa các máng nước bị hỏng, khơi thông cống rãnh bị tắc nghẽn.
 + Dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà sạch sẽ.
 2. Như các bạn đã biết, bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm và có khả năng lây lan thành dịch lớn.Vì vậy hôm nay lớp sẽ giúp cho các bạn hiểu biết rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, dấu hiệu của bệnh và cách phòng bệnh thủy đậu qua việc thảo luận một số câu hỏi sau.
 ? Cho biết nhữngnguyên nhân gây ra bệnh thuỷ đậu?
* Gợi ý trả lời:
 - Thủy đậu là bệnh gây ra do virus varicella-zoster, bệnh rất dễ lây cho những người không có miễn dịch với nó.
 - Các cơ sở chăm sóc trẻ em, trường học và gia đình là nơi rất dễ lây truyền bệnh do tiếp xúc trực tiếp với phát ban hoặc qua những bụi nước có chứa virut gây bệnh khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
 - Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em. Bệnh xảy ra ở người lớn nặng hơn trẻ em.
 - Bệnh có thể rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch lớn nhỏ ở nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
 ? Nêu một số triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thuỷ đậu?
 * Gợi ý trả lời:
 - Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 đến 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh. Biểu hiện của bệnh:
 + Sốt nhẹ từ 1 đến 2 ngày.
 + Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
 + Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu sau đó phát triển thành các mụn nước.
 + Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.
 + Ban thuỷ đậu thường rất ngứa.
 ? Chỉ ra một số biện pháp chăm sóc và phòng bệnh thuỷ đậu?
 * Gợi ý trả lời:
 + Chống nhiễm khuẩn, hạ sốt, an thần.
 + Tại chỗ: Nốt đậu dập vỡ nên chấm xanhmethylen.
 + Nên cách ly người bệnh từ 5 đến 7 ngày để tránh lây lan.
 + Luôn mặc quần áo thoáng mát, tránh nước và gió cho người bệnh..
 + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 + Ăn uống đủ chất, uống nhiều nước trong ngày.
 + Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
 + Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
 + Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.
 + Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.
 + Vệ sinh phòng học thoáng mát, gọn gàng sạch sẽ.
 + Tiêm phòng vacin chống bệnh thủy đậu.
 ? Bạn cần làm gì để giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt?
 * Gợi ý trả lời:
 - Cần rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
 - Mặc quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng khi chuẩn bị thức ăn.
- Không hút thuốc, không ho, hắt hơi trong khi chuẩn bị thực phẩm.
- Giữ móng tay ngắn và sạch sẽ.
- Nếu có vết thương ở tay cần băng kín bằng vật liệu không ngấm nước.
- Không tiếp xúc với thực phẩm khi đang bị đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt hay có biểu hiện của bệnh truyền nhiễm.
 * Giáo viên nhức nhở cho h/s lưu ý: Bệnh thủy đậu tuy nhẹ nhưng chúng ta phải chăm sóc, điều trị thật tốt để đề phòng biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra như nhiễm trùng nốt phỏng, viêm phổi, viêm màng não.
IV. Kết thúc hoạt động
 - Hướng dẫn h/s làm vệ sinh ở lớp học, sân trường, cây cối, con vật, nhà ở... Phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, từng tổ với từng công việc cụ thể phù hợp với các em.
 - Gi¸o viªn nhËn xÐt vÒ nhËn thøc cña häc sinh.
 - Tuyên dương, góp ý phê bình đối với việc chuẩn bị và tinh thần tham gia của học sinh trong lớp.
 - Tiếp tục tìm hiểu các nguyên nhân và một số biện pháp trong công tác bảo về môi trường và phòng chống dịch bệnh. (Khuyến khích h/s viết các bài viết tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống dịch bệnh).
Ngày dạy: 26.9.2020
TIẾT 3: TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG 
VÀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG 
 I. Yêu cầu giáo dục
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh có hiểu biết thế nào là bạo lực học đường.
 - Qua giờ học các em nắm được nguyên nhân, cách ngăn chặn bạo lực học đường.
 - Học sinh nắm được một số Luật và quy định về ATGT đường bộ, đường sắt. Hiểu được đặc điểm và những qui định bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
2. Kĩ năng: 
 - Rèn cho h/s có các kĩ năng phòng chống bạo lực trong trường học.
 - Giúp cho h/s có các kĩ năng cơ bản thực hiện các qui định về Luật giao thông khi tham gia giao thông.
 - Giúp h/s biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
3. Tư tưởng: 
 - Giáo dục cho h/s chấp hành tốt luật giao thông, có ý thức tham gia giao thông như: đi đúng luật, đội mũ bảo hiểm 
 - Có ý thức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện nghiêm túc Luật giao thông cũng như vấn đề phòng chống bạo lực học đường.
II. Nội dung và hình thức hoạt động
 1. Nội dung:
 - Tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Luật ATGT cũng như việc chấp hành đảm bảo trật tự ATGT. 
 - Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp ngăn chặn, phòng chống bạo lực học đường.
 - Rút ra các bài học để nâng cao ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông và tuyên truyền việc thực hiện ATGT, phòng chống bạo lực học đường.
Hình thức hoạt động:
 - Tổ chức thảo luận trong lớp giữa các tổ qua việc: quan sát, xem hình ảnh tư liệu và câu hỏi liên quan đến ATGT, phòng chống bạo lực học đường.
 - Cá nhân thực hiện một số bài phát biểu ngắn nhằm tuyên truyền việc chấp hành tốt Luật giao thông đường bộ cũng như phòng chống bạo lực học đường.
III. Chuẩn bị hoạt động
 1. Về phương tiện hoạt động:
 - Một số Điều luật về ATGT: Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định 46/2016/NĐ-CP có sự điều chỉnh các quy định về mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt 
 - Nghị định số 80/2017/NĐ-CP, ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, than thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
 - Máy chiếu, một số tranh ảnh, phim tư liệu về tuyên truyền ATGT và phòng chống bạo lực học đường.
Về tổ chức:
 - Cán bộ lớp họp-thống nhất các hoạt động của lớp.
 - Phân công các tổ chuẩn bị một số nội dung, hình ảnh, tư liệu, bài viết tuyên truyền về Luật giao thông và phòng chống bạo lực học đường.
 - Điều khiển chương trình: Lớp trưởng
 - Thư ký: Lớp phó văn nghệ
 - Trang trí lớp, chuẩn bị máy chiếu, máy tính.
 - GV chủ nhiệm chuẩn bị tư liệu tuyên truyền về Luật giao thông và phòng chống bạo lực học đường.
 - Cho học sinh thảo luận. 
IV. Tiến hành hoạt động
 1. Khởi động: 
 - Cả lớp hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết.
 - Giáo viên chủ nhiệm lên phổ biến nội dung, yêu cầu buổi sinh hoạt.
 2. Tiến hành:
 - Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho tập thể lớp một số hoạt động trọng tâm về việc tuyên truyền ATGT và phòng chống bạo lực học đường.
 - Lớp trưởng lên tổ chức, điều khiển các hoạt động: 
 * Hoạt động 1: Một số câu hỏi tình huống (Cho học sinh dưa ra những cách giải quyết)
1. Vào giờ ra chơi, tại sân trường, có 1 bạn học sinh B đến gây sự với học sinh A còn chửi A nữa. nếu là A em làm gì khi gặp tình huống này?
2. Thấy hai bạn đang đánh nhau trong 15 phút đầu giờ, nếu giáo viên chủ nhiệm chưa đến lớp em sẽ làm gì?
3. Đang đi trên đường, đột nhiên có một người lạ chặn xe em lại. Biết người đó có ý định hành hung mình, em phải làm gì?
4. Nam thường xuyên bị một bạn trong lớp bắt nạt, đùa giỡn trịch thượng, hay đánh mạnh vào người gây đau đớn. Bạn ấy còn hăm nếu nói với thầy cô thì bạn ấy không tha. Nam không báo với thầy cô mà gọi anh ruột mình chặn đánh bạn ấy trước. Theo em hành vi của Nam có phải là bạo lực học đường hay không? Nếu là Nam em sẽ xử sự như thế nào cho đúng? 
 * Hoạt động 2: Thảo luận
 Tình huống: Một học sinh vì một hiểu lầm nhỏ gây sự đánh nhau bạn trong trường? Nhận xét hành vi đó?
 ? Em hiểu gì về bạo lực học đường?
 => Bạo lực học đường được nhiều người coi là đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong những thập kỷ gần đây ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nơi các loại vũ khí như súng hay dao được sử dụng. Nó bao gồm bạo lực giữa các học sinh trong trường cũng như những vụ tấn công thể xác bởi học sinh vào giáo viên của trường.
 ? Trong thực tế cuộc sống các em hãy cho biết nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường?
 Trả lời:
 * Nguyên nhân chủ quan.
 - Bản thân học sinh ở lứa tuổi 12 đến 18 thường có nhiều chuyển biến tâm lý, muốn tự khẳng định mình thể hiện cho mọi người biết, bạo lực thường xảy ra vì những lí do trực tiếp rất không đâu như: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...
 - Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.
 * Nguyên nhân khách quan:
 - Nguyên nhân từ gia đình: do sự giáo dục chưa đúng đắn từ cha mẹ ,cha mẹ thường nặng lời quát tháo con cái. xã hội phát triển phụ huynh ít quân tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình không phải là chuyện hiếm gặp. Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách méo mó về giá trị sống.
 - Nguyên nhân từ nhà trường: do sự giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” .
 - Nguyên nhân từ xã hội: do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực như phim ảnh, sách báo, game bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực ( kiếm, súng..)
 - Do sự thay đổi về nhận thức các giá trị đạo đức: Đối với thế hệ trẻ anh hùng phải giống như phim hành động của Mỹ có siêu năng lực có sức mạnh cơ bắp và sẵn sàng sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực. Chính sự thay đổi đó đã dẫn đến quan niệm sai lầm kẻ nào có sức mạnh cơ bắp và vật chất luôn được xếp cao hơn người khác. Và điều đó dẩn đến học sinh ngày càng có xu hướng sử dụng bạo lực, để giải quyết các xung đột trong cuộc sống và trong nhà trường. Một phần nữa là sự vô cảm thực dụng của chúng ta, nếu thấy bạn mình bị đánh bạn có dám đứng ra ngăn cản hay bạn sợ bị trả thù?
 ? Các em hãy nêu hậu quả của bạo lực học đường đối với bản thân học sinh và gia đình?
 Trả lời: 
 - Đối với bản thân học sinh: nhà trường kỉ luật, cảnh cáo, bị thôi học, đuổi học; bị gia đình chê trách; mất tình cảm bạn bè; mang thương tật; gây nguy hiểm đến tính mạng; vi phạm đạo đức, nhân cách người học trò....
 - Đối với gia đình học sinh: khiến không khí gia đình căng thẳng, bức xúc, phải chăm sóc thương tật cho con cái,....
 ? Các em hãy nêu những biện pháp để phòng chống bạo lực học đường?
 Trả lời:
 - Đối với học sinh: cần phải biết xây dựng kỹ năng, giá trị sống cho bản thân, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Bản thân học sinh cũng cần phải xác định rõ mục tiêu lý tưởng sống cho mình, biết trân trọng danh dự chính mình, tức là biết những hành động đúng sai. Cần rèn luyện đạo đức, kỹ năng, nhân cách làm người., không chơi game và những trò chơi bạo lực 
 - Đối với gia đình: cần có sự quan tâm tới con cái nhiều hơn, quan tâm tới mối quan hệ bạn bè của con nhưng không phải là sự áp đặt mà cần có những cuộc nói chuyện với con như những người bạn, tâm sự, chia sẻ với con mọi chuyện, nhất là những em đang trong lứa tuổi dậy thì. Cha mẹ chính là tấm gương để con học tập và noi theo nên cũng cần phải có những hành động trước con trẻ một cách đúng đắn. 
 - Đối với nhà trường: cần chú trọng công tác giáo dục đạo đức, nhân cách hơn nữa, phải hiểu rõ tâm- sinh lý của học sinh. Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện các kỹ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khóa các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh. 
 ? Nêu một sô quy tắc chung khi tham gia giao thông? 
 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
 ? Cho biết những điều kiện của người lái xe tham gia giao thông?
 ? Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông là những hành vi nào?
 ? Quy định về xử phạt hành chính khi vi phạm một số lỗi cơ bản trong tham gia giao thông theo quy định hiện hành?
 Trả lời:
 - Lỗi vượt quá tốc độ
 - Lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
 Khoản 2 điều 30 Luật Giao thông đường bộ quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d vầ điểm đ khoản 4, điều 8 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013
 - Lỗi vi phạm về độ tuổi và lỗi thiếu giấy tờ xe khi tham gia giao thông.
 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt đối với các vi phạm về lỗi thiếu giấy tờ khi tham gia giao thông như sau:
 + Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
 - Giáo viên sử dụng máy chiếu để chiếu một số hình ảnh vi phạm ATGT và gây ra hậu quả đáng tiếc; một số hành vi của học sinh liên quan đến bạo lực học đường trong thời gian gần đây.
 + Cho học sinh quan sát, theo dõi và nêu ý kiến của bản thân về các vấn đề trên từ đó rút ra bài học cho bản thân.
 V. Kết thúc hoạt động
 - GV nhận xét về việc chuẩn bị các nội dung sinh hoạt và tinh thần, thái đội tham gia của học sinh trong việc tham gia thảo luận các nội dung hoạt động đã chuẩn bị.
 - Giáo viên giao cho học sinh các tổ về nhà tìm hiểu, sưu tầm và nghiên cứu nội dung của Luật giao thông đường bộ. Mỗi tổ chọn 01 bạn viết bài tuyên truyền về chấp hành thực hiện ATGT, phòng chống bạo lực học đường.
Ngày dạy: 03.10.2020
 Tiết 4: Đại hội chi đội
I. Yêu cầu giáo dục
* Kiến thức: Nhằm bầu ra đội ngũ cán bộ của chi đội mình để kết hợp cùng cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ năm học
* Kĩ năng: Thấy được vai trò của chi đội. Có ý thức xây dựng chi đội mạnh, tôn trọng đội ngũ cán bộ chi đội.
* Tư tưởng: Thấy được ý nghĩa của đại hội chi đội và ý thức tham gia đầy đủ các hoạt động do chi đội, trường đề ra.
II. Nội dung và hoạt động.
a. Nội dung- Bầu đội ngũ cán bộ chi đội (3 em)
b. Hình thức.
- Nghe báo cáo, trao đổi, phương hướng nhiệm vụ.
III. Chuẩn bị hoạt động
a. Phương tiện
- Cờ tổ quốc, ảnh Bác, lọ hoa, bản tổng kết, phương hướng.
b. Tổ chức
- Cho học sinh tiến hành đại hội
IV. Tiến hành hoạt động
a. Khởi động
- Chào cờ, Quốc ca, đội ca, khẩu hiệu:" Vì Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Sẵn sàng!"
b. Diễn biến.
- Dẫn chương trình: Nguyễn Ngọc Linh
- Giới thiệu 3 đại biểu: 1. Vũ Hà Vy
 2. Nguyễn Thị Liờn Anh 
 3. Lương Thị Hà Tõm
- Giới thiệu một thư kí: Nguyễn Phỳ An
- Ban tổ chức điều khiển đại hội.
+ Bạn lớp trưởng đọc bản tổng kết năm học 2018 - 2019
Sĩ số: 45 bạn 
Về học lực: Giỏi: 25 bạn - Khá: 20 bạn - Trung bình: 0 bạn - Yếu: 0 bạn.
- Đa số các bạn chăm chỉ học bài ở nhà, có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Có những bạn luôn giúp đỡ các bạn trong lớp về học tập.
- Có một bạn đạt giải thi học sinh giỏi cấp thành phố trong năm học vừa qua: 8
* Về hạnh kiểm: Tốt: 45 bạn Khá: 1 bạn Trung bình: 0 bạn Yếu : 0.
- Đa số các bạn chấp hành tốt nội qui của lớp và trờng đề ra, lễ phép với thày cô giáo, đoàn kết thân ái với bạn bè.
- Luôn tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của Đoàn Đội đề ra, tham gia tích cực các cuộc ủng hộ HS nghốo vùng sâu vùng xa, đồng bào miền núi, đồng bào lũ lụt, hội người mù, người khuyết tật...
- Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Giữ gìn vệ sinh tốt nhà vệ sinh thân thiện.
Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh thường xuyên.
* Về các danh hiệu thi đua: 
+ HS giỏi toàn diện: 25 bạn 
+ HS tiên tiến : 20 bạn
- Tồn tại: Còn hiện tượng đi học muộn, lười làm bài tập, lười học bài, trong lớp không chú ý nghe giảng, nói chuyện, còn ghi bài chậm, một số các bạn nam còn lười sơ vin.
+ Bạn lớp trưởng: Đọc bản phương hướng năm học 2019 - 2020
+ Về học lực: Giỏi: 20 bạn - Khá: 24 bạn - Trung bình: 1 bạn - Yếu: 0 bạn
- Tập thể lớp phấn đấu chăm chỉ học bài và làm bài ở nhà, có ý thức học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Luôn sẵn sàng giúp đỡ các bạn trong lớp về học tập.
* Về hạnh kiểm: Tốt: 43 bạn Khá : 2 bạn Trung bình: 0 bạn Yếu: 0
- Cả lớp luôn phấn đấu chấp hành tốt nội qui của lớp và trường đề ra, lễ phép với thày cô giáo, đoàn kết thân ái với bạn bè.
- Luôn tham gia đầy đủ các phong trào thi đua của Đoàn Đội đề ra, tham gia tích cực các cuộc ủng hộ HS nghèo vùng sâu vùng xa, đồng bào miền núi, đồng bào lũ lụt, hội người mù, người khuyết tật...
- Đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Giữ gìn vệ sinh tốt nhà vệ sinh thân thiện. Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh thường xuyên.
* Về các danh hiệu thi đua: + HS giỏi toàn diện: 20
 + HS tiên tiến: 24 
- Bạn lớp phó học tập điều khiển các bạn tham luận về học tập, về thực hiện nội qui nề nếp, về vệ sinh môi trờng, về an toàn giao thông, giúp đỡ bạn trong lớp, về tham gia các phong trào thi đua ...
- Biểu quyết các chỉ tiêu đề ra.
- Bầu ban chấp hành chi đội: chọn 3 trong 4 bạn 
- Văn nghệ: Cả lớp hát bài lớp chúng mình
- Thay mặt BCH chỉ huy liên đội mới lên phát biểu và xin hứa trước lớp.
- Mời cô giáo chủ nhiệm lên phát biểu.
V. Kết thúc hoạt động.
- GV tuyên dương cả lớp về tinh thần tham gia thảo luận góp ý kiến của các cá nhân, có ý kiến chung với cả lớp phải tích cực học tập tốt thực hiện tốt nội qui của nhà trường đề ra, ủng hộ BCH chi đội hoàn thành nhiệm vụ.
Ngµy d¹y : 14.9.2019
Tiết 4 : tuyên truyền an toàn giao thông
Và KÍ CAM KẾT THỰC HIỆN ATGT
 I. Yêu cầu giáo dục
 1. Kiến thức: 
 - Giúp học sinh có hiểu biết thế nào là bạo lực học đường.
 - Qua giờ học các em nắm được nguyên nhân, cách ngăn chặn bạo lực học đường.
 - Học sinh nắm được một số Luật và quy định về ATGT đường bộ, đường sắt. Hiểu được đặc điểm và những qui định bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.
Kĩ năng: 
 - Rèn cho h/s có các kĩ năng phòng chống bạo lực trong trường học.
 - Giúp cho h/s có các kĩ năng cơ bản thực hiện các qui định về Luật giao thông khi tham gia giao thông.
 - Giúp h/s biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
3. Tư tưởng: 
 - Giáo dục cho h/s chấp hành tốt luật giao thông, có ý thức tham gia giao thông như: đi đúng luật, đội mũ bảo hiểm 
 - Có ý thức tuyên tr

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_lop_8_chu_diem_thang_9_truyen_thong.doc