Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 5 - Phạm Thị Phương

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 5 - Phạm Thị Phương

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH(1)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ HS trình bày được các nguy cơ bị điện giật, sét đánh.

+ Phân tích được cách phòng tránh điện giật, sét đánh.

- Về kỹ năng:

Học sinh 3Thực hành kĩ năng sơ cứu nạn nhân bị điện giật.

- Về thái độ

 + Ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh tránh bị sét đánh, bị điện giật.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Giấy A4, giấy A0, bảng, bút.

- Giáo án.

- Bảng, phấn.

- Slide, video

- Máy chiếu/máy tính

- .

 

docx 17 trang Phương Dung 31/05/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 5 - Phạm Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH(1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ HS trình bày được các nguy cơ bị điện giật, sét đánh.
+ Phân tích được cách phòng tránh điện giật, sét đánh.
- Về kỹ năng:
Học sinh 3Thực hành kĩ năng sơ cứu nạn nhân bị điện giật.
- Về thái độ
 + Ý thức bảo vệ mình và những người xung quanh tránh bị sét đánh, bị điện giật.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 5 phút
- Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu, đôi khi còn xuất hiện trong các trận phun trào núi lửa hay bão bụi (cát). Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h
- Sét là một hiện tượng thiên nhiên, thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Ở Việt Nam, sét thường xuất hiện trong các cơn dông mùa hè. Trong một năm, nước ta có thể có tới 2 triệu cú sét đánh xuống đất. Tần suất sét lớn hơn ở vùng núi, vùng trung du phía Bắc và đồng bằng Nam bộ. Vùng núi tuy dông sét xuất hiện nhiều hơn nhưng lại ít gây nguy hiểm vì có nhiều cây to là những vật dẫn điện tốt. Vùng trung du và đồng bằng có ít cây xanh nên người và gia súc dễ bị sét đánh trúng.
- Sét đánh thẳng: Tức là sét đánh trực tiếp từ đám mây xuống đến vị trí của nạn nhân. Đây là con đường ngắn nhất, nguy hiểm nhất và gây ra nhiều tổn thương nhất cho người bị sét đánh trúng.
- Sét đánh tạt ngang: Khi nạn nhân đứng cạnh một vật bị sét đánh, sét có thể phóng qua khoảng cách không khí và gây tổn thương cho người đứng sát vật đó.
- Sét đánh do tiếp xúc: Một vật bị sét đánh có thể lưu lại dòng điện cực mạnh trong nó một thời gian rồi mới mất hết. Nếu không biết mà tiếp xúc trực tiếp với vật bị sét đánh đó ngay thì bạn cũng có thể bị tổn thương.
- Điện thế bước: Sét có thể lan truyền trên mặt đất. Khi tiếp xúc với mặt đất ở một vài điểm bạn cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Sét đánh qua đường dây cáp: Các vật như điện thoại, tivi, ổ cắm,.. là con đường lan truyền "ưa thích" của sét. Khi sét lan truyền qua những vật này mà bạn tiếp xúc với nó thì bạn cũng sẽ bị sét đánh trúng.
Dù bằng cách nào thì khi bị sét đánh đều rất nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp dù sét chỉ đánh trực tiếp xuống cây, nhưng một tia sét có thể giết chết ngay vài người xung quanh cái cây đó. Mức độ nguy hiểm còn phụ thuộc rất nhiều vào bản chất của vật bị sét đánh và vị trí của nó với nạn nhân.
Hôm nay chúng ta sẽ học về kỹ năng phòng tránh sét đánh.
- HS hiểu về hiện tượng sét đánh và biết cần phải phòng tranh sét đánh.
HĐ2: Kỹ năng phòng tránh sét đánh
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ In tình huống cho mỗi đội
Xem clip: Kỹ năng phòng tránh sét đánh
- Phòng tránh sét đánh 
+Nghe dự báo thời tiết: Khi nghe bản tin dự báo thời tiết lên kế hoạch làm việc để đề phòng. Khi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn. Thường thì cơn giông kéo đến rất nhanh trong vòng 15 phút và di chuyển với vận tốc 40km/giờ. Nói chung khi đang ở nơi không an toàn thì cần phải để ý đến các dấu hiệu của giông như mây đen, không khí lạnh, gió.
+Thực hiện quy tắc nhìn – nghe: Khi sét xảy ra, thoạt tiên ta thấy tia chớp loé lên và sau đó là có tiếng sấm kèm theo. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc tia chớp loé lên và lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách tới nơi sét xảy ra. Chia số giây cho 3 ta được khoảng cách đến tia sét. Ví dụ đếm được 3 giây thì sét cách vị trí đứng là 3/3= 1km. Nên nhớ rằng nếu như khoảng thời gian bạn đếm được từ khi thấy chớp và nghe tiếng sấm nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển ngay đến nơi an toàn hơn. Khi nghe thấy tiếng sấm đầu tiên bất kể là gì cũng cần phải thấy nguy hiểm đã đến. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15-20km.
+ Tránh sét trong nhà
Khi trời sắp xảy ra giông thì biện pháp tránh sét tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là toà nhà, hay công sở có lắp đặt hệ thống chống sét. Khi ở trong nhà thì nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết. Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền. Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Vô tuyến nối với dây anten để ngoài trời cũng rất cần rút ra khi có giông.
+ Tránh sét đánh ngoài trời
Trong trường hợp không kịp chạy tìm nơi ẩn náu an toàn, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt...
Tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ. Phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất. Nhón chân, không được nằm xuống đất.
Đứng xa các vật cao, ra ngay khỏi những nơi chứa nước như bãi biển, ao, hồ, mương. Các vùng đỉnh núi hay sườn núi nhô cao cũng rất nguy hiểm. Nếu ở trong rừng thì tìm những nơi cây thấp hơn và thưa để tránh.
Không đứng thành nhóm người gần nhau. Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.
Đối với các vật có bề mặt kim loại như xe buýt, tàu hoả, ô tô,... nếu không thò người ra ngoài và không chạm đến vỏ bọc thì ở những chỗ này là an toàn. Ngược lại đối với các ô tô, tàu thuỷ để hở hay không có vỏ bọc kim loại thì lại nguy hiểm. Sau khi nghe thấy tiếng sét 30 phút thì có thể trở lại làm việc bình thường.
- Thực hành cả lớp ngồi đúng tư thế phòng tránh sét đánh.
- Sơ cứu nạn nhân bị sét đánh:
Khi không may bị sét đánh trúng, người bị sét đánh cần được sơ cứu ngay lập tức. Người bị sét đánh thường bị bỏng nặng, tổn hại hệ thần kinh, mất khả năng nghe nhìn tạm thời hoặc vĩnh viễn, mất trí nhớ hay bị gãy xương. Nếu người bị sét đánh tim ngừng đập hay ngưng thở, cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo, trợ tim nhân tạo, cần nhờ sự trợ giúp của nhân viên y tế nhanh nhất có thể. Trường hợp nghi ngờ nạn nhân bị gãy cột sống, không nên di chuyển ngay mà cần có những biện pháp cố định cơ thể chắc chắn trước.
Nếu phát hiện các dấu hiệu tim đập yếu hoặc ngừng đập, nạn nhân khó thở, mất dần các dấu hiệu của sự sống phải lập tức tiến hành các thao tác hô hấp trợ tim nhân tạo. Để yên các vị trí bị bỏng, không sờ mó, đắp đá lạnh hoặc sử dụng các biện pháp trị bỏng dân gian. Lập tức lấy ngay quần áo bị cháy xém, các vật dụng như đồng hồ, dây chuyền,.. ra khỏi vùng bị bỏng để tránh bị dính và gây phù nề.Tìm ngay những vị trí xương bị gãy, chấn động để tiến hành cố định chắc chắn trước khi di chuyến nạn nhân đi chổ khác. Lưu ý không di chuyển nạn nhân nếu họ bị gãy xương cột sống, trong trường hợp này hãy đợi bác sĩ đến sơ cứu.
- HS biết cách phòng tránh xét đánh và sơ cứu nạn nhân bị sét đánh.
- HS quan sát, lắng nghe, thực hành.
HĐ3: Phòng tránh bị điện giật.
- Thời gian: 20 phút
- Phòng tránh bị điện giật
1. Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần để không bị điện giật chết người.
2. Dây điện trong nhà phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hoả trong nhà.
3. Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hoả do điện.
4. Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài ) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
5. Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật.
6. Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hoả trong nhà.
7. Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.
8. Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hoả trong nhà.
9. Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện 22kV trong phạm vi 2 mét như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người.
10. Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp 22kV trong phạm vi 3 mét; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn.
11. Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.
12. Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.
13. Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.
14. Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác trong phạm vi bảo vệ công trình điện.
15. Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất.
- HS biết cách phòng tránh bị điện giật.
HĐ4: Sơ cứu khi bị điện giật
- Thời gian: 25 phút
- Chuẩn bị: Hình nộm em bé để thực hành.
Xem Clip: Hướng dẫn cách sợ cứu khi bị điện giật
*Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật
Bước 1:Tách nạn nhân khỏi nguồn điện
Khi dòng điện qua người lớn tới mức các cơ bị co giật mạnh không thể tự gỡ ra khỏi phần mang điện, không thể kêu cứu được. Khi đó đòi hỏi người cứu phải nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Nếu là điện áp cao: Nhất thiết phải cắt điện cầu dao trước đó, sau đó mới lại gần và tiến hành sơ cứu.
Riêng thợ điện có thể dùng găng tay cách điện, đi ủng cách điện, dùng sào cách điện có chất lượng cách điện phù hợp với cấp điện áp ở nơi người bị nạn để tách dây điện ra khỏi người bị nạn hoặc dùng phương pháp ngắn mạch: ném các vật kim loại lên các dây dẫn điện trần, hoặc dùng dây kim loại có một đầu được nối đất, đầu kia ném lên dây điện trần.
Nếu người bị nạn ở trên cao khi cắt điện phải bố trí đỡ người bị nạn rơi.
Nếu là mạng hạ áp:Bạn hãy ngắt điện và đưa nạn nhân tách khỏi sợi dây bằng cách: ngắt điện bằng cầu dao, rút phích cắm, ngắt công tác, rút cầu chì; dùng dao các gỗ khô để chặt đứt dây điện; dùng vải khô lót tay kéo ngưòi bị nạn ra; dùng sào tre khô, gậy khô gạt dây điện ra.
Chú ý là không để cơ thể va chạm vào các phần dẫn điện, nhất là dây dẫn ở gần ngưòi bị nạn; không nắm vào ngưòi bị nạn bằng tay không, hay tiếp xúc với cơ thể để trần của người bị nạn và phải tranh thủ từng dây, từng phút, nhanh trí, sáng tạo, tuỳ tình hình thực tế, dụng cụ có trong tay để xử trí. Khi cứu được nạn nhân thoát khỏi nguồn điện, đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát.
Bước 2: sơ cứu
Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, gãy xương, dập nát.
Trong trường hợp ngưòi bị nạn vẫn tỉnh: Hãy kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ. Đặc biệt, kiểm tra tổn thương nguy hiểm trước như ở đốt sống cổ bởi những tổn thương này có thể gây liệt nếu không sơ cấp cứu kịp thời, sau đó tiến hành kiểm tra các bộ phận còn lại. Động viên, an ủi để nạn nhân yên tâm.
Nếu người bị nạn bị ngất: Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não -> ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo:
- Cách hô hấp nhân tạo
Bước 1: Nới rộng quần áo và dây thắt lưng, đệm dưới cổ cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
Bước 2: Một tay bịt mũi nạn nhân, tay kia kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra, ngậm chặt miệng nạn nhân rồi thổi liên tục 2 hơi đối với người lớn, một hơi đối với trẻ em dưới 8 tuổi, sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
Bước 3: Người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt 20 lần. Trẻ dưới 8 tuổi, mỗi phút phải thổi ngạt từ 20 – 30 lần.
- Tiến hành ép tim ngoài lồng ngực:
Người tiến hành ép tim ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên nhau rồi để trước tim, tương ứng với núm vú hoặc khoang liên sườn 4 – 5 bên ngực trái, từ từ ấn sâu xuống khoảng từ 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực, sau đó nới lỏng tay ra.
Người lớn và trẻ em trên 1 tuổi, số lần ép tim trong một phút khoảng 100 lần. Trẻ dưới 1 tuổi, mỗi phút ép tim hơn 100 lần. Nếu phải kết hợp cả ép tim với thổi ngạt, cứ 5 lần ép tim lại thổi ngạt một lần.
Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.
- HS biết cách sơ cứu khi bị điện giật, áp dụng để cứu những mọi người khi không may bị điện giật. 
HĐ 5: Thực hành sơ cứu khi bị điện giật
Thời gian: 35 phút.
- GV làm mẫu cách sơ cứu khi bị điện giật.
- Mỗi đội có 10 phút thảo luận, làm việc nhóm thực hành tập sơ cứu khi bị điện giật.
- Sau đó mỗi đội có 5 phút để thực hiện sơ cứu khi bị điện giật, đội nào thực hiện đúng kỹ thuật sẽ ghi 500 điểm cho đội mình.
- HS thực hành sơ cứu khi bị điện giật đúng kỹ thuật để có thể cứu được nạn nhân.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích: Phòng tránh sét đánh và điện giật. Thầy/cô hy vọng các em sẽ bảo vệ mình và người thân bằng cách áp dụng cách phòng tránh đã học, đồng thời có thể giúp được nạn nhân nếu không may bị sét đánh hoặc điện giật bằng kỹ năng sơ cứu.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Thực hành kỹ năng sơ cứu, cấp cứu đúng kỹ thuật, hôm sau lên thực hành.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ky_nang_song_lop_8_tuan_5_pham_thi_phuong.docx