Giáo án Kĩ năng sống Lớp 8 - Tuần 10

Giáo án Kĩ năng sống Lớp 8 - Tuần 10

KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (2)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Các ứng phó bạo lực gia đình.

+ Ứng xử phù hợp khi chứng kiến người khác bị bạo lực gia đình.

- Về kỹ năng:

Học sinh áp dụng được cách ứng phó và ứng xử với bạo lực gia đình.

- Về thái độ

 + Học sinh ý thức phòng tránh bạo lực gia đình, tích cực lên tiếng để bạo về mình và mọi người xung quanh

 

docx 12 trang Phương Dung 01/06/2022 3241
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ năng sống Lớp 8 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH BẠO LỰC GIA ĐÌNH (2)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Các ứng phó bạo lực gia đình.
+ Ứng xử phù hợp khi chứng kiến người khác bị bạo lực gia đình.
- Về kỹ năng:
Học sinh áp dụng được cách ứng phó và ứng xử với bạo lực gia đình.
- Về thái độ
 + Học sinh ý thức phòng tránh bạo lực gia đình, tích cực lên tiếng để bạo về mình và mọi người xung quanh.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Một số tình huống .
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 10 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- GV tổ chức trò chơi: Cả nhà thương nhau
Luật chơi: Lớp học chụm 3 bạn lại 1 nhóm (nếu dư 2 bạn thì nhóm 2 bạn, còn dư 1 bạn bạn đó sẽ hỗ trợ cô quan sát đội nào làm sai). Ba bạn sẽ đứng hàng ngang, phân chia bạn bên phải đóng là Bố, Bạn bên trái đóng là Mẹ, Bạn ở giữa đóng là con. Khi cô hô “cả nhà thương nhau”- cả lớp đáp “thương ai, thương ai”, cô trả lời thương ai thì trong nhóm sẽ bế người đó lên “Thương Bố/ Thương Mẹ/ Thương con/ Thương Mẹ và Con/ Thương ”.
- Kết thúc trò chơi dành cho mỗi đội 200 điểm vì tham gia nhiệt tình và cố gắng bế bạn lên hết mình.
àGia đình yêu thương nhau, hạnh phúc, ngập tràn tiếng cười, để bảo vệ hạnh phúc gia đình chúng ta cần phòng tránh bạo lực gia đình. Hôm nay chúng ta sẽ biết cách ứng phó và sẽ hành động như thế nào khi chứng kiến bạo lực gia đình.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Cách ứng phó bạo lực gia đình.
- Thời gian: 20 phút.
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác 
- GV đặt câu hỏi: Các em sẽ làm gì nếu như bạo lực gia đình xảy ra?
- HS trả lời câu hỏi, GV đưa ra cách ứng phó khi xảy ra bạo lực gia đình.
 Cách ứng phó khi xảy ra bạo lực gia đình.
+ Chuẩn bị kế hoạch thoát thân: Khi có xung đột xảy ra, có dấu hiệu bạo lực sẽ tới, đừng có kích thích bằng hành động/lời lẽ không phù hợp nên khéo léo rút lui, rời khỏi các vị trí nhiều nguy cơ như nơi có nhiều đồ dùng có thể trở thành hung khí bạo hành (dao, kéo, chổi, phích, ) rời những nơi nhà tắm, bếp, buồng không có cửa thoát Tránh các chỗ không người, khó nghe tiếng kêu cứu của bạn.
+ Hợp tác, không chống trả nếu như tình hình nghiêm trọng rồi tìm cách thoát: Nếu tình hình trở nên nghiêm trọng, người gây bạo lực quá mất bình tĩnh, nóng giận đến mức nguy hiểm, có thể tạm nghe lời để anh ta bình tĩnh trở lại. Vấn đề cần thiết lúc này là sự an toàn của chính mình và con cái (nếu có). Và ngay lập tức tìm cách thoát thân chứ đừng nên đôi co, chống trả lại.
+ Nếu không thể sống chung được, cần chuẩn bị sẵn kế hoạch cách thoát thân an toàn bất cứ lúc nào nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Phải giữ bí mật kế hoạch này không để cho kẻ gây bạo lực biết. Nếu có thể bạn nên học một vài thế võ phòng thân
+ Chuẩn bị sẵn địa chỉ an toàn.
Sống với một kẻ bạo lực, bạn nên chuẩn bị sẵn các số điện thoại cần thiết như công an, hội phụ nữ, người thân, bạn bè để khi có bạo lực xảy ra có thể kêu cứu. Nếu có hàng xóm gần và thân thiết, bạn nên nhờ trước họ để họ kịp thời can thiệp hoặc báo công an khi có tiếng động nghi ngờ từ nhà mình. Không nên im lặng bởi điều đó chỉ làm cho nguy cơ bạo lực gia tăng mà thôi.
+ Chuẩn bị sẵn địa chỉ an toàn có thể đến bất cứ khi nào (gia đình, người thân, bạn bè, nhà tạm lánh, ). Đây phải là nơi sẵn sàng bảo vệ và che chở bạn (nhiều trường hợp khi bị chồng đánh chạy về nhà bố mẹ đẻ nhưng thường bị cha mẹ dẫn về trả lại vì quan niệm gái đã có chồng thì thuộc về nhà chồng, có lỗi thì phải được chồng và nhà chồng dạy bảo – nếu cha mẹ bạn có quan niệm này thì nên gạch khỏi danh sách địa chỉ an toàn). Bạn cũng cần giữ bí mật với kẻ gây bạo lực các địa chỉ an toàn này để tránh hắn chạy theo địa điểm đó tiếp tục gây gổ.
+ Chuẩn bị sẵn tiền mặt, đồ dùng cần thiết vào túi.
Bạn nên chuẩn bị sẵn tiền mặt/tài khoản bí mật để chủ động khi chạy khỏi nhà. Bạn cũng có thể chuẩn bị một túi đồ gồm quần áo, vật dụng cần thiết của mẹ và con giấu gần cửa ra vào hoặc gửi người quen để có thể rời khỏi nhà nhanh nhất.
+ Phản kháng ngay từ đầu.
Khi bị bạo hành, nạn nhân phải tự mình phản kháng trước khi trông chờ người khác giúp đỡ mình. Nên phản kháng ngay từ đầu khi mức độ bạo hành còn nhẹ chứ không để đến lúc mức độ bạo hành đã trở nên nghiêm trọng. Quy luật của bạo hành giống như vòng tròn xoáy trôn ốc: Bạo hành - xin lỗi - tử tế - rồi lại bạo hành - xin lỗi - tử tế - bạo hành Càng về sau, vòng tròn càng to dần, tương ứng với mức độ bạo hành ngày càng nặng.
Phản kháng không phải là bạn đọ sức với người bạo hành ở thời điểm đó. Mà phản kháng có nghĩa là bạn tỏ thái độ dứt khoát, kiên quyết để đảm bảo hành động bạo hành đó không lặp lại. Ví dụ như ngay từ lần bị đánh đầu tiên, có thể chỉ là một cái tát nhưng bạn cũng nên hô to để hàng xóm biết, gọi công an đến làm việc Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến bạo hành tiếp diễn là do người phụ nữ cam chịu bởi tâm lý lo sợ, xấu hổ, e ngại nên không trình báo chính quyền, công an địa phương.
- HS học sinh nhận biết được các hình thức bạo lực.
HĐ3: Làm thế nào khi chứng kiến bạo lực gia đình.
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: Hỏi – đáp.
- GV đặt câu hỏi: Nếu như em chứng kiến bạo lực gia đình tại gia đình mình hay bất kì gia đình khác, thì em sẽ làm gì?
- HS trả lời, GV đưa ra chỉ dẫn
 Vì bản thân em không đủ sức để can ngăn vậy hãy giúp người bị hại bằng cách:
+ Nếu có điện thoại và số điện thoại của những người thân, hàng xóm, hay công an, hội phụ nữ, , hãy liên lạc với họ ngay lập tức để họ đến can ngăn kịp thời tránh hậu quả nghiêm trọng xảy ra.
+ Nếu không thể liên lạc được, em hãy lập tức rời nơi đang xảy ra bạo lực gia đình, la hét, chạy đi kêu hàng xóm gần kề, người thân, hãy cơ quan chức năng đến can ngăn.
+ Sau đó, nếu là người thân trong gia đình, em cần nói chuyện với người bị hại khi không có kẻ bạo hành, để thông cảm, chia sẻ, và động viên để họ tìm đến sự trợ giúp của mọi người xung quanh và các cơ quan có chức năng can thiệp. Vì luật đã quy định rõ về việc xử lý kẻ gây ra bạo lực trong gia đình và cũng có những quy định bảo vệ cho người bị hại.
- HS biết phải làm gì khi chứng kiến bạo lực gia đình. 
.
 HĐ3: Xử lý tình huống
- Thời gian: 40 phút
- Hình thức: Đóng kịch
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác
- Các đội có 10 phút thảo luận dựng tình huống và xử lý tình huống. Áp dụng cách ứng phó đã được học để giúp nhân vật thoát khỏi tình huống bạo lực gia đình an toàn.
TH1: Bị điểm kém nhất lớp, về nhà bị bố mắng chửi, vứt sách vở, bắt quỳ dùng roi quất, phạt nhịn không cho ăn cơm, dọa đốt sách và không cho đi học. Mẹ cũng giận nhưng nhìn thấy đánh con, mẹ vào can ngăn nhưng không được.
TH2: Bố suốt ngày uống rượu, say sỉn, cứ mỗi lần đi nhậu về lại quát mắng, chửi mẹ, hết rượu lại sai con đi mua, nhưng con không đi, lại đánh cả con. Bực tức bố chửi mắng, đập phá đồ đạc.
TH3: Bố nghiện chơi bài bạc, cứ lấy tiền đi đánh bài, nếu không có bắt mẹ đi vạy, không đi vay thì bị đánh, chính vì vậy nên nợ nần nhiều, đánh bài thắng thì đi nhậu nhẹt ăn mừng, đánh bài thua thì về đòi mua rượu giải đen, đòi mẹ đưa tiền để đi đánh bài gỡ lại thua. Đồ đạc trong nhà cứ bán dần, nếu không có tiền lại mắng chửi, đánh đập vợ con.
TH4: Anh trai chơi bời lêu lổng, phá phách nên bố mẹ không quý mến, em trai học giỏi, ngoan ngoãn nên được bố mẹ cưng chiều. Chính vì vậy, vì ghen chị và tức với bố mẹ nên mỗi lần bố mẹ không có nhà là anh trai bày đủ mọi cách để hành hạ em, bắt em phải làm những gì anh trai muốn, không làm thì đánh, mắng chửi em, và dọa nếu nói bố mẹ thì sẽ càng bị ăn đòn nhiều hơn.
- HS làm việc nhóm hiệu quả.
- HS đóng tình huống thực tế và giải quyết tình huống ứng phó an toàn để giúp nhân vật thoát khỏi tình huống bạo lực gia đình.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ phòng tránh bạo lực gia đình. Thầy/cô hy vọng các em sẽ áp dụng cách ứng phó bạo lực gia đình đã được học, và hãy hành động kịp thời khi chứng kiến cảnh bạo lực gia đình, im lặng sẽ làm gia tăng bạo lực gia đình.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ki_nang_song_lop_8_tuan_10.docx