Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 1 - Phạm Thị Phương

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 1 - Phạm Thị Phương

KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Hiểu được mục đích của quá trình giao tiếp

+ Giao tiếp hiệu quả tạo sự thuyết phục

- Về kỹ năng:

Học sinh áp dụng được các quy tắc giao tiếp để giao tiếp hiệu quả

- Về thái độ

 + Học sinh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau

+ Tích cực trong giao tiếp.

+ Ý thức tôn trọng bản thân và mọi người trong giao tiếp.

 

doc 15 trang Phương Dung 6091
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 1 - Phạm Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Hiểu được mục đích của quá trình giao tiếp
+ Giao tiếp hiệu quả tạo sự thuyết phục
- Về kỹ năng:
Học sinh áp dụng được các quy tắc giao tiếp để giao tiếp hiệu quả
- Về thái độ
 + Học sinh lịch sự trong giao tiếp và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau
+ Tích cực trong giao tiếp.
+ Ý thức tôn trọng bản thân và mọi người trong giao tiếp.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Phiếu ghi mật thư
Một số tình huống mẫu dành cho thảo luận nhóm.
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 20 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Luật chơi, mật thư 3 vòng khác nhau.
- GV tổ chức trò chơi: -	Trò chơi: Truyền mật thư
Chia lớp học thành 4 đội theo dãy lớp học.
Luật chơi: Mỗi đội có 3 lượt chơi, cách truyền tin theo hàng dọc từ bạn bàn đầu cho tới bạn bàn cuối. GV đưa cho mỗi đội 1 tin trong tờ giấy mật thư, bạn bàn đầu lên nhận tin, sau đó nhớ thông tin về truyền qua tai bạn tiếp theo, bạn tiếp theo truyền qua tai cho bạn tiếp, lần lượt cho tới bạn cuối cùng, yêu cầu không được để đội bạn biết nội dung mật thư. Đội nào truyền thông tin xong nhanh chóng bạn cuối nhận tin sẽ lên bảng viết đáp án. 
Đội nào truyền thông tin nhanh nhất, và thông tin chính xác trong mật thư sẽ nhận được 100 điểm
Đội nào truyền thông tin chính xác trong mật thư sẽ được 50 điểm.
(Gợi ý GV- Trong lúc các đội thực hiện truyền tin GV bật nhạc lên để thêm phần xáo trộn âm thanh gây khó khăn cho việc truyền tin)
- Lượt chơi đầu: thông tin đưa ra đơn giản trong mật thư như là: Hôm nay trời đẹp, Lớp mình rất vui, để học sinh các đội đều truyền tin đi tốt và chính xác để động viên tinh thần thi đấu.
- Lượt chơi 2: Thông tin đưa ra khó hơn là một câu thơ hoặc một câu hát có chỉnh sửa ví dụ như: nắng chiếu lung linh muôn hoa hồng, Trâu ơi ta bảo Chấu này, để học sinh buộc phải nghe rõ thông tin, bạn nào nghe một vài từ đầu sẽ vội vàng không nghe hết cả câu dẫn đến sai).
- Lượt chơi 3: Thông tin đưa ra khó hơn là về phần ngữ pháp, và dài câu hơn, ví dụ: Phụ nữ Việt Nam thường lên núi lấy lá non về làm nón, nói năng nên luyên luôn luôn, lời nó lưu loát luyện luôn lúc này, lính lệ leo lên lầu lấy lưỡi lê, lấy lộn lại leo lên lấy lại, con chó ăn cháo béo tròn tròn trông nục nịch, để tạo độ khó cho trò chơi, và để nhận thông tin chính xác cần cố gắng nhận thông tin rõ ràng và lên bảng viết chính xác ngữ pháp).
-- > Khuyến khích, động viên các đội thi đấu hết mình: Chúc các em sẽ truyền những mật thư bí mật thật nhanh và chính xác. Không để lộ bí mật cho đội khác biêt nhé.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
-HS rút được nội dung bài học qua trò chơi
HĐ2: Mục đích của giao tiếp
- Thời gian: 5 phút
- Nội dung trọng tâm: HS trả lời câu hỏi và rút ra nội dung bài học từ chính trò chơi vừa tham gia.
- Kết thúc trò chơi, GV khen ngợi tinh thần của các đội tham gia chơi, có những bạn nhận được thông tin phóng nhanh 3 bước chân là tới bảng để ghi đáp án rồi, dành tràng pháo tay cho cả lớp, và đặt những câu hỏi:
1. Đội thắng cuộc vì sao mà các em lại có thể truyền thông tin nhanh và ghi thông tin trong mật thư chính xác như vậy?
--> GV chốt những ý kiến của HS đưa ra lên bảng.
2. Các đội còn lại trong quá trình truyền thông tin các em gặp những khó khăn gì dẫn đến thông tin không chính xác?
--> GV chốt những ý kiến của HS đưa ra lên bảng
3. Mục đích của các bạn để thắng trong phần thi này thì cần phải làm gì?
-- > Cần truyền thông tin chính xác với tốc độ nhanh.
4. Mục đích của giao tiếp là gì?
--> GV đưa ra kết luận Mục đích của giao tiếp
- Giúp người gửi – và người nhận trao đổi thông tin
Mục đích của giao tiếp: 
+Chuyển tải được những thông điệp
+ Giúp người nhận hiểu những dự định/ý của người phát tin
+ Nhận được sự phản hồi từ người nhận
+ Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nhận.
- Truyển tải được những thông điệp có thể không chính xác do ảnh hưởng bởi: thông tin đưa ra chưa đầy đủ, người nhận chưa nhận hết thông tin, ảnh hưởng tiếng ồn,...
- -Đội thắng hay đội thua đều rút ra được lí do vì sao thắng thua, và rút ra được bài học về giao tiếp.
- Mục đích giao tiếp thông tin chính xác.
- Ảnh hưởng bởi nhiều lí do có thể dẫn đến hiểu lầm trong giao tiếp: Thông tin sai, nhận không đầy đủ thông tin, tiếng ồn, người nói không rõ tiếng (nói quá nhỏ, quá to, quá nhanh hay bị ngọng, ), môi trường ồn ào, 
HĐ3: Thuyết phục trong giao tiếp
- Thời gian: 40 phút
- Nội dung trọng tâm: - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ In tình huống cho mỗi đội
Các hình thức giao tiếp:
Trong cuộc sống thường có hai hình thức giao tiếp sau:
- Giao tiếp gián tiếp: Thường được thực hiện thông qua các phương tiện trung gian như: văn bản, điện thoại, thư tín, truyền thanh, truyền hình, đồ hoạ (hình vẽ, đồ thị, bản đồ, mật mã, ký hiệu v.v...)
- Giao tiếp trực tiếp: Là khi các đối tác trực tiếp gặp gỡ để trao đổi thông tin với nhau, thông qua sử dụng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời (thái độ, cử chỉ, động thái, vẻ bề ngoài và trang phục...)
- Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện đóng các tình huống giao tiếp trực tiếp và thực tế trong cuộc sống.
GV đưa cho mỗi đội 1 tình huống giao tiếp, HS thảo luận và đóng tình huống.
Đội 1: Em cần xin mẹ đi chơi với các bạn 1 ngày chủ nhật. Em hãy thuyết phục mẹ để mẹ yên tâm cho đi chơi cùng các bạn.
Đội 2: Em chưa làm bài tập về nhà, cô giáo kiểm tra và phạt em vì lí do không làm bài về nhà. Nhưng vì ông em ốm nặng nên em và gia đình phải xuống nhà ông chăm ông, em hãy thuyết phục cô tin và không trách phạt em.
Đội 3: Trong lớp em có một bạn nghiện chơi game, từ học sinh đứng thứ 10 của lớp bạn ấy học lực đi xuống xếp hạng gần cuối lớp, bố mẹ và thầy cô rất buồn vì bạn dành thời gian nhiều vào chơi game mà bỏ bê việc học hành. Các em nói chuyện và thuyết phục bạn bỏ chơi game để tập trung học, để không làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng.
Đội 4: Em đến nhà bà chơi vô tình đánh vỡ bình hoa mà bà rất quý, bà tức giận, em hãy xin lỗi bà và giải thích để bà không buồn và không tức giận em.
- HS các đội có 10 phút để thảo luận và phân vai, tìm ra cách giao tiếp thuyết phục phù hợp với từng tình huống. Sau đó mỗi đội có 5 phút thực hiện tình huống.
- Kết thúc các tình huống GV nhận xét dành cho từng đội, giải thích vì sao các bạn đã đóng vai giao tiếp hiệu quả và có tính thuyết phục tốt và các bạn chưa xử lý tình huống thuyết phục.
- GV đưa ra kết luận và lấy ví dụ minh họa.
Để quá trình giao tiếp hiệu quả chúng ta cần chú ý:
+ Trang phục phù hợp
+ Nói rành mạch, đủ câu, đủ ý
+ Dùng từ phù hợp với đối tượng
+ Nói đúng vấn đề
+ Cử chỉ, phong thái tự nhiên, thoải mái, tự tin
+ Vẻ mặt tươi vui, không đăm chiêu hoặc lo sợ
+ Thái độ chân thành, lịch sự, cởi mở, tôn trọng và lắng nghe
HS thảo luận nhóm đóng tình huống giao tiếp.
HS nhận xét được những lí do khiến các bạn thuyết phục giao tiếp hiệu quả.
GV đưa ra nhận xét ưu nhược điểm của từng đội, và lí do giao tiếp thuyết phục để dẫn đến những nguyên tắc trong giao tiếp.
HĐ4: Các nguyên tắc giao tiếp
Thời gian: 15 phút
- Nội dung trọng tâm: - Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ In tình huống cho mỗi đội
Xem Clip: Sức mạnh của lời nói 
GV: Các đội đã rất thuyết phục cô trong các tình huống, các em diễn rất nhập vai, có sự sáng tạo và nhiều bạn đã giao tiếp rất thuyết phục và hiệu quả. 
-- > GV: Từ những tình huống trên, theo các em để giao tiếp tốt, chúng ta cần lưu ý những điều gì?
-- >HS đưa ra những ý kiến, GV ghi vắn tắt các câu trả lời và đưa ra nội dung các nguyên tắc giao tiếp.
Để giao tiếp hiệu quả và thuyết phục chúng ta sẽ áp dụng các nguyên tắc giao tiếp sau:
+ Chủ động tìm cơ hội giao tiếp, thể hiện tình cảm, sự thân thiện,..
VD: Nếu em muốn chơi với một bạn, không nên ngồi đợi người bạn đó đến làm quen chơi với mình, hãy chủ động làm quen; Em chưa hiểu bài hãy chủ động trao đổi để thầy cô giảng giải giúp em hiểu bài hoặc nhờ bạn giảng bài cho em hiểu hơn; Khi xin lỗi nhận sai hãy thực sự chân thành nhận lỗi của mình để tạo sự tin cậy từ người nhận lời xin lỗi của em; 
+ Khách quan, không định kiến, không ép buộc, có tình, có lí.
VD: Không thể đánh giá là con gái thì học kém hơn con trai; Không thể không chơi với bạn vì gia đình bạn nghèo, vì bạn không xinh, ; Và cô cũng không thể vì những lí do không khách quan để chấm điểm ưu tiên cho bạn này hơn các bạn khác, 
+ Tôn trọng và tự trọng, làm chủ bản thân về sức khỏe, tâm lí, cử chỉ, giữ thái độ đúng mực, biết lắng nghe.
VD: Không ai có thiện cảm với một bạn mà nói chuyện dùng tay chỉ chỏ vào người khác, lời nói thô lỗ, không tôn trọng mọi người, và nếu các em muốn mọi người lắng nghe mình thì trước hết phải lắng nghe người khác đã.
+ Trung thực, phân biệt sai – đúng rõ ràng
VD: Mỗi lần cô kiểm tra bài cũ thì bạn đó luôn có những lí do khác nhau, và nhiều lúc lập lại để cô không trách: em để quên vở ở nhà, hôm qua nhà em có việc bận, em đánh mất vở, liệu rằng cô có tin là bạn ấy trung thực không?...
+ Chân thành, tình nghĩa, yêu thương, quý trọng lẫn nhau
VD: Em có muốn chơi với một người bạn mà luôn nhiệt tình giúp đỡ mình không? Một người bạn mà hay nói xấu em với mọi người nhưng trước mặt thì lại tỏ ra bình thường, các em có quý mến không. Điều gì xuất phát từ sự trân thành, tình nghĩa, yêu thương, quý trọng lẫn nhau thì mới xây dựng được mối quan hệ bền vững.
HS xem clip và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao chỉ một câu nói có thể giúp người đàn ông mù kia nhận được sự giúp đỡ của mọi người?
+ Điều em rút ra từ đoạn phim vừa rồi là gì?
-- > GV sức mạnh của những lời nói chân thành, chạm tới trái tim, sẽ tạo ra những thay đổi.
- HS hiểu được các nguyên tắc giao tiếp và áp dụng vào giao tiếp hàng ngày hiệu quả
HS hiểu được sức mạnh của những lời nói chân thành, chạm tới trái tim, sẽ tạo ra những thay đổi.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được học về Kỹ năng Giao tiếp. Thầy/cô hy vọng các con sẽ áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo các kiến thức đã học để giao tiếp có hiệu quả.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hôm sau sẽ lên lớp thực hành giới thiệu về gia đình của mình.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_lop_8_tuan_1_pham_thi_phuong.doc