Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 3 - Phạm Thị Phương

Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 3 - Phạm Thị Phương

KỸ NĂNG CẢM THÔNG CHIA SẺ

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Hiểu được tính chất nghề nghiệp của giáo viên.

+ Cảm thông, chia sẻ với thầy cô giáo

- Về kỹ năng:

Học sinh thực hành kỹ năng cảm thông chia sẻ với thầy cô.

- Về thái độ

 + Học sinh biết cảm thông, chia sẻ với thầy cô, lắng nghe và biết ơn thầy cô.

+ Học sinh ý thức tôn trọng thầy cô.

 

docx 12 trang Phương Dung 31/05/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Lớp 8 - Tuần 3 - Phạm Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KỸ NĂNG CẢM THÔNG CHIA SẺ 
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
+ Hiểu được tính chất nghề nghiệp của giáo viên.
+ Cảm thông, chia sẻ với thầy cô giáo
- Về kỹ năng:
Học sinh thực hành kỹ năng cảm thông chia sẻ với thầy cô.
- Về thái độ
 + Học sinh biết cảm thông, chia sẻ với thầy cô, lắng nghe và biết ơn thầy cô.
+ Học sinh ý thức tôn trọng thầy cô.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút...
Giáo án.
Bảng, phấn.
Slide, video
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
Câu 1. ...............................
Câu 2. ...............................
3. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 15 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Làm việc nhóm.
- Chuẩn bị: Giấy, bút
- GV tổ chức trò chơi: -	Trò chơi: Những câu nói “Bất hủ” của thầy cô.
- Luật chơi: Các đội có 5 phút thảo luận, liệt kê ra những câu nói mà các thầy cô hay sử dụng thường xuyên khi dạy học. 
(Ví dụ: tôi chưa thấy cái lớp nào như lớp này, Học là cho các anh, các chị chứ tôi có được cái gì đâu, Tôi nhắc bao nhiêu lần rồi mà cứ như nước đổ đầu vịt thế kia hả? Các em lớn cả rồi, nhận thức được cả rồi. Đừng để cô phải nói nhiều, Đừng có thấy tôi hiền mà các anh các chị bắt nạt, )
- Các đội đọc những câu nói mà mình sưu tầm được từ thầy cô. GV thấy câu nào lạ có thể hỏi ai là người hay nói câu đó, em ấn tượng gì về thầy/cô đó.
- Dành cho tất cả các đội 100 điểm, vì mục tiêu của trò chơi là để tạo sự vui vẻ và lắng nghe những chia sẻ của các em.
- HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Những vất vả của người Thầy.
- Thời gian: 35 phút
- Phương pháp: Làm việc nhóm; hỏi – đáp.
- Chuẩn bị: Giấy, bút, tình huống.
- Làm việc nhóm: Giáo viên và học sinh mong muốn điều gì?
- Các đội thảo luận, thời gian 10 phút, lập bảng, 1 cột là GV mong muốn học sinh phải như thế nào? 1 cột là HS mong muốn giáo viên phải như thế nào?
- Đại diện các đội trình bày và bày tỏ ý kiến của đội.
àGV giải thích giúp học sinh hiểu: Nếu các em học hành tốt, điểm cao, kỷ luật nghiêm túc, có trách nhiệm thì chúng ta sẽ thấy GV không nghiêm khắc khó tính. Ai cũng muốn học sinh yêu quý hết, ví dụ như cô cứ thoải mái, chấm điểm cao, không bắt học sinh làm bài, không phạt học sinh, vậy thì kết quả học tập của các em thấp thì ai là người chịu trách nhiệm, các em học lớp 8 mà học lực không bằng lớp 7 ai chịu trách nhiệm, cứ chấm điểm dễ thì người học giỏi, cũng như người không chịu học, sau này không thi đỗ cấp 3, thì các em có buồn không?...Hãy cố gắng đạt những điều thầy cô mong muốn ở các em, các em sẽ nhìn thầy thầy cô như các em mong muốn, không nhưng thế các em còn thấy cha mẹ các em cũng vui, và tương lai của các em càng rộng mở.
(Chú ý: Thầy cô hãy chia sẻ những tâm tư của chính mình với học sinh)
- Dù không phải tất cả các giáo viên trên thế giới này đều là người tốt, đều suy nghĩ cho học sinh, nhưng hầu như tất cả các giáo viên đều mong sau này các em sẽ thành công và trưởng thành. Thầy cô nào cũng rất hạnh phúc tự hào, trong những học sinh mình từng dạy có những bạn thành đạt, có cuộc sống hạnh phúc.
- Những nỗi vất vả của giáo viên cần sự cảm thông, chia sẻ:
1. Nói nhiều và bệnh nghề nghiệp: 1 ngày giảng bài liên tục hết lớp này đến lớp khác. Cứ như vậy suốt cả một tuần. Hôm nào ít tiết đỡ mệt hơn. Tiếp xúc với bụi phấn, nói nhiều nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, khàn tiếng, viêm thanh quản, bệnh về xương khớp, stress, 
2. Giao tiếp với nhiều học sinh: Cả trường chỉ có một cô/thầy A nhưng cô dạy cả trăm học sinh, mỗi bạn học sinh là một tính cách, một hoàn cảnh, một năng lực học tập khác nhau, cô/thầy có thể vui vì bạn này học giỏi vâng lời, nhưng lại khó chịu khi có một học sinh nghịch ngợm, chống đối, cảm thấy buồn vì học lực của học sinh không tiến bộ, , mỗi học sinh thì cần một cách giao tiếp khác nhau, một giáo viên phải giải quyết tất cả những vấn đề nảy sinh trong tất cả các lớp mình dạy. Không thể làm hài lòng cả trăm học sinh, thế hệ học sinh này tới thế hệ học sinh khác.
3. Bận rộn nhiều việc: Ngoài việc phải dành 8 tiếng 1 ngày là để lên lớp giảng bài, thời gian dành cho soạn bài, chấm điểm, sổ sách buộc phải vào buổi tối. Mới đầu năm là chuẩn bị lo thi giữa kì, chấm điểm vào sổ cho tất cả các lớp, xong lại chuẩn bị thi cuối kì, thi cuối năm, Trong khi về nhà vẫn phải việc nhà, chăm sóc con cái, đảm nhiệm trọng trách của mình trong gia đình. Mùa thi bận rộn không có thời gian cho gia đình. 
Chưa kể, phải thường xuyên đi tập huấn, tham gia đầy đủ các hoạt động sinh hoạt của toàn trường, còn qua các kì thi sát hạch, đánh giá chất lượng, 
4. Bội thực giấy tờ: Báo cáo tuần, sinh hoạt chuyên đề, họp phụ huynh, thao giảng, giáo án kỳ, sơ kết, bài kiểm tra, đánh giá... Đính kèm các loại giấy tờ là danh sách chị em nhà sổ: sổ đầu bài, sổ nhận xét, sổ chuyên đề, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ ghi phạt 
5. Cảm xúc lên xuống như đồ thị: Sáng sớm xinh đẹp đến trường nhưng chưa được bao lâu thì chuyên đề tuần đã đặt trước mặt, các em học sinh bé nhỏ lỡ quên làm bài tập, quên đóng quỹ, hoặc yêu nhau quá hóa buồn cào nhẹ một cái, thế là GV phải như siêu nhân mà xông ra giải quyết. Đau tim nhất là mỗi lần họp phụ huynh, thân làm giáo viên chủ nhiệm chỉ biết lặng thầm hóa đá, quyết không nhỏ lệ dẫu cho diễn biến có thế nào. 
 (GV bổ sung những khó khăn vất vả mình trải qua)
Hỏi – đáp: Nếu là GV em sẽ ứng xử thế nào trong tình huống sau:
TH1: Bạn A mách cô là bị bạn B đánh, Bạn B trả lời đánh bạn vì bạn A nói xấu bạn B với bạn khác, Bạn A trả lời nói xấu vì bạn B đúng là xấu thế mà.
TH2: Nhà trường yêu cầu lớp cô giáo A phải có kết quả học tập không dưới 10% các bạn có học lực giỏi và không nhiều hơn 10% các bạn có học lực trung bình. Chính vì áp lực như vậy, GV đưa ra nhiều bài tập, nhiều bài tập về nhà, tăng cường học môn toán, môn văn vào các giờ thể dục, HS cảm thấy áp lực và không hài lòng phản ánh với giáo viên A.
TH3: Phụ huynh phản ánh sao con tôi học hành chăm chỉ hơn các bạn khác mà điểm các thầy cô chấm lại thấp, các thầy cô thiên vị cho bạn A vì bạn ấy là con của GV trong trường, các thầy cô ai cũng nâng đỡ.
- HS chia sẻ cách giải quyết
- GV chia sẻ những tình huống khó xử mà mình gặp phải và chia sẻ: có thể cách giải quyết là hợp lý nhưng lại đem đến sự hài lòng của bạn này, nhưng bạn kia không hài lòng, có thể là cách giải quyết giúp các em thấy hài lòng nhưng đối với nhà trường thì không hợp lý, Nếu như có vấn đề gì đó các em hãy lắng nghe, và nói chuyện chia sẻ với thầy cô, để thầy cô hiểu và sẽ cùng các em có một hướng giải quyết vấn đề tốt nhất.
- HS Làm việc nhóm hiệu quả.
- HS chia sẻ những mong muốn của mình, và hiểu được những mong muốn của thầy cô.
- HS hiểu được những nỗi vật vả của thầy/cô, biết lắng nghe, thông cảm, chia sẻ.
HĐ3: Thay lời muốn nói
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: chia sẻ
- Chuẩn bị: Giấy, bút, nhạc nền.
Xem clip: Tình thầy trò
àGV: Những sự hiếu kì, tinh nghịch, những lo lắng, băn khoăn, hay những tâm tư tình cảm của các em, các thầy cô rất hiểu, bởi ai cũng trải qua những năm tháng như các em, nhưng chỉ khi lớn trưởng thành rồi các em sẽ cảm thấy biết ơn những năm tháng có thầy cô đồng hành, cô mong rằng sau này các em hãy thông cảm và chia sẻ với thầy cô, và sau này sẽ trở về gặp thầy cô cũ của mình với lòng biết ơn như các bạn trong clip.
- Hoạt động thay lời muốn nói: Tổ chức cho HS viết thư cho một thầy/cô giáo để nói lên lời cảm ơn với thầy cô đã giúp em sửa một lỗi lầm hoặc xin lỗi với thầy/cô mà mình đã mắc lỗi. Thể hiện tình cảm của mình với thầy cô em mong muốn nhưng chưa nói thành lời. 
- HS có 15 phút để chia sẻ viết thư.
(GV mở nhạc nền: để học sinh nhập tâm và cảm xúc với bài viết của mình).
- Mời một số HS tự nguyện đọc thư, hoặc nếu học sinh ngại GV lưu thư xong sẽ đọc thư lựa chọn nhưng không đọc tên bạn viết là ai (Thường sẽ áp dụng cách này vì đa phần các em ngại chia sẻ trước cả lớp). 
--> GV Lưu thư (Nếu có thể sẽ gửi bức thư của HS đó đến với GV các em viết) 
à Cô nghĩ thầy cô nào nếu đọc được lá thư của các em cũng rất xúc động, cô mong rằng chúng ta sẽ cảm thông và chia sẻ với các thầy cô về những vất vả của một người giáo viên. Mong rằng tất cả các em mai sau sẽ trường thành và là niềm tự hào của tất cả các thầy cô.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS suy ngẫm và chia sẻ tình cảm của mình dành cho các thầy cô.
4. Tổng kết buổi học (3 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các em đã được học về Kỹ năng cảm thông chia sẻ với thầy/ cô. Thầy/cô hy vọng các em sẽ hiểu được nỗi lòng của thầy cô và biết lắng nghe, cảm thông, chia sẻ với thầy cô. Hãy cố gắng học tập và tu dưỡng bản thân để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Hãy làm bài tập ở nhà đầy đủ, chăm học bài, đọc bài mới trước, để ngày mai lên lớp không lo lắng kiểm tra bài cũ, hiểu bài học mới ơn, và không làm thầy cô thất vọng.
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là.......................
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Phạm Thị Phương
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ky_nang_song_lop_8_tuan_3_pham_thi_phuong.docx