Giáo án Lịch sử Khối 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884

Giáo án Lịch sử Khối 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được tình hình Việt Nam sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì.

- Âm mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng xâm lược ra Bắc Kì.

- Thấy được thái độ của triều đình Huế đối với cuộc kháng chiến

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự học và tự chủ : Thông qua việc tìm kiếm tư liệu liên quan đến bài học học sinh phát huy được tính tự học tự chủ trong học tập

+ Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm xây dựng bài nêu ý kiến của mình khi thảo luận nhóm

- Năng lực môn lịch sử:

+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: học sinh khai thác được nội dung sách giáo khoa và các nguồn tư liệu để tìm hiểu về nội dung bài học

+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử phân tích được âm mưu của thực dân Pháp khi đánh chiếm Bắc Kì, nhận xét được thái độ trách nhiệm của triều đình Huế đối với cuộc kháng chiến so sánh với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Bắc Kì,

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Tự hào trước những chiến công hiển hách của cha ông, trân trọng lịch sử dân tộc, tôn kính các anh hùng có công với đất nước như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương

 - Chăm chỉ: Thông qua việc tự học và tự tìm hiểu nguồn tư liệu theo yêu câu, kết hợp thảo luận làm việc nhóm ở lớp bồi dưỡng cho mỗi học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập.

 

docx 8 trang thucuc 8240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Khối 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÊN BÀI DẠY:
KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC (1873-1884)
Môn Lịch sử 8
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Nắm được tình hình Việt Nam sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kì.
- Âm mưu và diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của Pháp và diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kì lần thứ nhất khi Pháp mở rộng xâm lược ra Bắc Kì.
- Thấy được thái độ của triều đình Huế đối với cuộc kháng chiến
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
+ Năng lực tự học và tự chủ : Thông qua việc tìm kiếm tư liệu liên quan đến bài học học sinh phát huy được tính tự học tự chủ trong học tập
+ Năng lực giao tiếp hợp tác: Làm việc nhóm xây dựng bài nêu ý kiến của mình khi thảo luận nhóm
- Năng lực môn lịch sử:
+ Năng lực tìm hiểu lịch sử: học sinh khai thác được nội dung sách giáo khoa và các nguồn tư liệu để tìm hiểu về nội dung bài học
+ Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử phân tích được âm mưu của thực dân Pháp khi đánh chiếm Bắc Kì, nhận xét được thái độ trách nhiệm của triều đình Huế đối với cuộc kháng chiến so sánh với tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân Bắc Kì,
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào trước những chiến công hiển hách của cha ông, trân trọng lịch sử dân tộc, tôn kính các anh hùng có công với đất nước như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương
 - Chăm chỉ: Thông qua việc tự học và tự tìm hiểu nguồn tư liệu theo yêu câu, kết hợp thảo luận làm việc nhóm ở lớp bồi dưỡng cho mỗi học sinh phẩm chất chăm chỉ trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
 Giáo viên: Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, Đại cương lịch sử VN, bảng phụ, máy tính.
- Bản đồ Hà Nội cuối thế kỉ XIX
- Lược đồ trận Cầu giấy.
- Tranh ảnh tư liệu về Nguyễn Tri Phương, hình ảnh về cây cầu cũ nơi quân ta đóng quân.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, bảng con
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5’ )
a) Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết tạo hứng thú cho học sinh chuẩn bị tâm thế vào bài học mới
b).Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
c) Sản phẩm: Trả lời được các vùng đất tiếp theo Pháp chiếm đóng 
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát lược đồ.
? Pháp thực hiện chiếm Nam Kì rồi chiếm những vùng đất nào?
? Với mộng xâm lược của Pháp ngày càng mở rộng quân dân Hà Nội chống giặc như thế nào?
HS cả lớp quan sát ảnh vả trao đổi cùng nhau.
HS trả lời quan sát hình ảnh và cùng trả lời các câu hỏi. Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm.
GV dựa vào sản phẩm nhận xét, đánh giá và kết nối vào bài mới.
Sau khi chiếm được Nam Kì Pháp muốn mở rộng địa bàn chiếm đóng ở những nơi
nào trên đất nước ta và tấn công ra sao ? Muốn hiểu ta đi vào nghiên cứu bài 25 ‘ Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1783- 1784 ).
B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25’)
Hoạt động 1:Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
Mục tiêu: 
- Trình bày được tình hình Việt Nam khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ 1867- 1873. 
b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK mục 1 phần II trả lời các câu hỏi sau:
? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì TD Pháp đã làm gì?
? Thái độ của triều đình ntn?
? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội VN?
?Em có nhận xét gì về tình hình VN giai đoạn này?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.
+ Về phía Pháp:
- Thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế
- Muốn tấn công Bắc Kì và tấn công Lào, Campuchia.
- Củng cố vùng chiếm đóng bằng cách xây dựng bộ máy cai trị, tăng cường bóc lột vơ vét..
+ Về phía triều đình: thi hành chính sách đối nội đối ngoại lỗi thời
- Ra sức vơ vét của nhân dân
- Tiếp tục thương lượng với Pháp.
® Kinh tế khó khăn, công nông nghiệp sa sút... ® khởi nghĩa nông dân nổ ra ở nhiều nơi.
Hoạt động 2:Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873).
a)Mục tiêu: 
- Biết được âm mưu diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp 
- Thái độ của triều đình Huế khi Pháp chuẩn bị tấn công Bắc Kì 
b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK mục 2 phần II trả lời các câu hỏi sau:
Gv chia nhóm lớp thành 4 nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao đến năm 1873 quân Pháp ở Nam Kì lại triển khai mở rộng đánh chiếm Bắc kì?
+ Pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc kì như thế nào?
- GV nêu thêm hành động của Pháp khi ra Bắc.
? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?
+? Quân triều đình đã chống trả ntn? Kết quả?
+? So sánh lực lượng, tương quan giữa Pháp và ta lúc này?
+? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Hậu quả?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm 
 - HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
Gv phân tích việc Nguyễn Tri Phương và con trai đã chiến đấu anh dung hy sinh thà chết không chịu đầu hang giặc và sự hi sinh của Hiệp quản Trần Văn Cát, về thái độ của các văn than sĩ phu yêu nước và hoạt động của những người trong nghĩa hội bí mật chống Pháp. Phân tích so sánh thái độ đường lối của nhà Nguyễn đối với cuộc kháng chiến 
2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873).
+ Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì.
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê đem 200 quân ra Bắc.
- 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội. Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân chống Pháp nhưng thất bại.
- Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp.
+ Lực lượng địch mỏng (212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến..) triều đình mạnh hơn (7000 quân..)
- Quân triều đình không chủ động tấn công địch.
+ Trang thiết bị lạc hậu 
Hoạt động 3:Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì(1873-1874).
a)Mục tiêu: 
- Trình bày được sự chống trả quyết liệt của quân và dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp.
b) Nội dung: Nghiên cứu sách giáo khoa quan sát lược đồ Hà Nội, lược đồ trận Cầu giấy nêu suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên
c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên, khai thác được các nội dung diễn biến chính trên lược đồ chỉ các địa điểm diễn ra các trận đánh tiêu biểu, nêu được diễn biến chính của cuộc kháng chiến.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
Đọc thông tin SGK và quan sát trên lược đồ và trả lời các câu hỏi sau: 
+ Trước sự XL của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân Miền Bắc ntn?
+ Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào?em biết gì về chiến thắng đó?
+? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?
+? Trước phong trào đấu tranh lên cao ở Bắc kì, triều đình Huế đã làm gì?
+ Tại sao triều đình lại kí hiệp ước Giáp Tuất?
Bước 2: HS đọc sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ
 Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Khi trình bày về cuộc kháng chiến ở Nam Định gv cần giúp học sinh nhớ lại nhân vật Phạm Văn Nghị phân tích hành động của ông và các văn thân sĩ phu.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì(1873-1874).
- Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao. 
- Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định...
- 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gac-ni-ê bị giết
- Làm cho Pháp hoang mang. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dan ta
- 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10')
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c) Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học; 
 d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của nhân dân
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 3: Trận đánh gãy được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 4: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
c) Sản phẩm: bài tập 
d) Tổ chức thực hiện:
GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu hỏi: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trược dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
+ So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam
- GV giao nhiệm vụ về nhà.
+ Học bài theo câu hỏi SGK.
Học bài, làm bài tập, soạn bài mới bài 25 phần II dựa vào câu hỏi từng mục bài.
+ Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 2.
+Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến.
+Hiệp ước Pa-Tơ-Nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 1884

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_khoi_8_tiet_3940_bai_25_khang_chien_lan_rong.docx