Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 31+32, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 31+32, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939) và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á thời kì này: diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; sự thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.

- Giúp học sinh hiểu khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh. Trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.

2. Kĩ năng

Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

 

doc 6 trang thucuc 5051
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 31+32, Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	16	 	 Ngày soạn: 18/12/2020
Tiết	31,32	 Ngày dạy: 23,24/12/2020
BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939) và phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á thời kì này: diễn biến của phong trào, sự tham gia của giai cấp công nhân vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; sự thành lập đảng cộng sản Trung Quốc.
- Giúp học sinh hiểu khái quát về phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh. Trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
2. Kĩ năng
Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử. 
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động
- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về một số nước châu Á tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- GV cho học sinh xem lược đồ thế giới và xác định vị trí của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á 
- Dự kiến sản phẩm: HS lên xác định vị trí các nước trên.
- GV: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, thế giới có nhiều biến động: chủ nghĩa phát xít hình thành, kinh tế khủng hoảng đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ ở Châu Á, lan rộng toàn châu lục. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á và một số nét cụ thể ở Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.
B. Hình thành kiến thức 
I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939
1. Những nét chung
- Những sự kiện nào tác động đến phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á?
- Giáo viên: Cách mạng tháng Mười Nga có tác động rất lớn tới sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất và có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào độc lập dân tộc ở châu Á .
- Giáo viên treo bản đồ châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và cho học sinh thấy được sự phát triển của phong trào.
- Như vậy các em thấy phong trào cách mạng phát triển rộng khắp ở châu Á.
- Em hãy kể tên những phong trào đấu tranh ở các nước Châu Á ? (học sinh lên chỉ trên bản đồ).
à Cách mạng tháng mười Nga thắng lợi có tác động lớn đối với sự phát triển của phong trào châu Á.
Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm thảo luận.
- Nhóm 1 - 2: Phong trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á diễn ra như thế nào?
- Nhóm 3: Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới?
- Đại diện các nhóm trả lời - các nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên chốt ý: phong trào cách mạng ở châu Á đã thu được thắng lợi bước đầu, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc và họ đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng ở một số nước.
(như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ .)
- Tích hợp bảo vệ môi trường: Nhân dân các nước Châu Á còn bị áp bức bóc lột nặng nề và sự bóc lột của bọn tư bản đế quốc và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Vì vậy nhân dân ngày càng đói khổ họ đã vùng dậy đấu tranh ở khắp các nước nổi bật là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xia 
 Giáo viên chốt lại:
- Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước. Tiêu biểu là:
+ Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (1919)
+ Cuộc cách mạng ở Mông Cổ.
 - Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc và nhiều đảng cộng sản được thành lập (Việt Nam, Trung Quốc ) 
2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939
- Giáo viên treo lược đồ châu Á và giới thiệu khái quát về Trung Quốc.
- Vì sao Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé?
- Để chống lại âm mưu đó phong trào Ngũ Tứ đã có hành động gì? ý nghĩa của việc làm trên?
- Giáo viên giải thích: “Ngũ tứ” (là một phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, công nhân, thị dân, trí thức Trung Quốc, vì nổ ra đúng vào ngày 4 tháng 5 năm 1919 nên được gọi là phong trào Ngũ Tứ)
- Theo em, khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngữ Tứ có gì mới so với khẩu hiệu “đánh đổ Mãn Thanh” trong Cách mạng Tân Hợi (1911)?
- Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời trong hoàn cảnh nào?
Giáo viên nêu gắn gọn sự thành lập Đảng ở Trung Quốc.
- Trong những năm 1926 - 1927, ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiện gì?
- Tại sao Đảng Cộng Sản Trung Quốc lại chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến? 
- Giáo viên: mở rông thêm về cuộc “Vạn lý trường chinh”, cuộc phá vây rút lên phía bắc đầy hy sinh gian khổ để xây dựng căn cứ cách mạng.
à Trung Quốc có nội chiến liên tục, Đảng Cộng sản từng bước trưởng thành và lãnh đạo cách mạng trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ nhằm lật đổ tập đoàn quân phiệt Quốc dân đảng. Nhưng khi Nhật phát động chiến tranh xâm lược, Đảng cộng sản đã đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu . 
 Giáo viên chốt lại:
- Phong trào Ngũ Tứ (4/5/1919) chống đế quốc, phong kiến, đã thu hút đông đảo các tầng lớp tham gia (nông dân, công nhân, trí thức .)
- Tháng 7/1921 Đảng cộng sản thành lập và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc trải qua nhiều cuộc đấu tranh gian khổ.
- 1927 - 1937, nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch.
- Tháng 7/1937, Nhật tấn công Trung Quốc. Quốc - Cộng hợp tác cùng chống Nhật.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung những nét chung. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
1. Tình hình chung 
- Giáo viên treo bản đồ châu Á xác định các nước đế quốc thực dân – thuộc địa.
- Giáo viên gợi ý để học sinh nhớ lại tình hình chung của các nước Đông Nam Á đầu thế kỉ XX.
- Cách mạnh tháng Mười Nga có ảnh hưởng gì tới khu vực Đông Nam Á?
- Giai cấp công nhân tham gia lãnh đạo cách mạng có ý nghĩa gì?
- Sự thành lập các Đảng cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
àĐảng cộng sản thành lập đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng có tổ chức, chỉ đạo thống nhất trong cả nước.
- Vào đầu thế kỉ XX, phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có điểm gì mới?
Học sinh quan sát hình 73 Sách giáo khoa, giáo viên giới thiệu vài nét về cuộc đời của Áp-đun Ra-man.
àPhong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á có bước phát triển rõ rệt: đã xuất hiện các chính đảng tư sản có tổ chức 
 Giáo viên chốt lại:
- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của đế quốc. 
 - Do chính sách khai thác, bóc lột và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào đấu tranh chống đế quốc lên cao.
- Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo cách mạng (Việt Nam, In-đô-xi-a)
- Phong trào dân chủ tư sản cũng có những tiến bộ rõ rệt (xuất hiện những chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn như ở Miến Điện, In- đô-nê-si-a
2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á 
- Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương?
àPhong trào diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức, 
- Giáo viên: ngoài ra khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra phong trào đấu tranh đòi độc lập .
- Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ sách giáo khoa .
- Em có nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a diễn ra như thế nào ?
àĐảng cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập sớm và lãnh đạo nhân dân đấu tranh nhưng do sai lầm về đường lối, nên bị thất bại, quần chúng ngả về phía tư sản.
- Học sinh quan sát hình 74 Sách giáo khoa.
- Giáo viên: giới thiệu về vị lãnh tụ của đảng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a
- Đến năm 1940 phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á và Đông Dương, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.
 Giáo viên chốt lại:
- Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành dưới nhiều hình thức với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân. Tiêu biểu là khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam ở Lào, 
- Ở khu vực Đông Nam Á hải đảo, đã diễn ra nhiều phong trào chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở hai đảo Gia-va và Su-ma-tơ-ra ..
- Năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, phong trào chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung tình hình chung các nước Đông Nam Á. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
C. Luyện tập 
Câu 1: Phong trào nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á?
A. Phong trào Ngũ Tứ. 
B. Phong trào Cần Vương.
C. Khởi nghĩa Gia va. 
D. Cách mạng Mông Cổ.
Câu 2: Phong trào Ngũ Tứ mở đầu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc bãi công của công nhân Thượng Hải.
B. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Bắc Kinh.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước Nam Kinh.
D. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản ở Thượng Hải.
Câu 3: Trong các khẩu hiệu sau, khẩu hiệu nào không phải được nêu ra trong phong trào Ngũ Tứ?
A. Trung Quốc là người của Trung Quốc; Phế bỏ Hiệp ước 21 điều.
B. Đánh đổ phát xít Nhật.
C. Đánh đổ Mãn Thanh. 
D. Kháng Nhật cứu nước.
Câu 4: Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kỳ Quốc - Cộng hợp tác nhằm mục đích
A. hợp tác để chống Tưởng Giới Thạch. 
B. thỏa hiệp để cùng dưỡng quân.
C. cùng nhau kháng chiến chống Nhật xâm lược. 
D. đánh đổ Mãn Thanh.
Câu 5: Nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa?
A. Việt Nam. 
B. Thái Lan. 
C. Inđônêxia. 
D. Brunây.
Câu 6: Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á có nét gì mới?
A. Giai cấp vô sản phát triển nhưng chưa trưởng thành.
B. Phong trào tiểu tư sản ra đời và lần lượt thất bại.
C. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.
D. Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
Câu 7: Trong năm 1930, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở những nước nào trong khu vực Đông Nam Á?
A. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
B. Philippin, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
C. Việt Nam, Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia.
D. Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Malaixia.
Câu 8: Vào đầu những năm 30 của thế kỉ XX, ở Việt Nam có phong trào nổi tiếng nào?
A. Cao trào kháng Nhật cứu nước. 
B. Phong trào Ngũ Tứ.
C. Phong trào Duy Tân. 
D. Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Câu 9: Từ năm 1940, phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á có kẻ thù mới là ai?
A. Quân phiệt Tưởng Giới Thạch. 
B. Phát xít Đức.
C. Phát xít Nhật. 
D. Thực dân Pháp.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
D. Vận dụng 
- Câu 1: Trình bày những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918-1939?
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Phong trào Ngũ Tứ: 4/5/1919, khởi đầu là cuộc biểu tình của 3000 học sinh Bắc Kinh, sau đó nhanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân.
+ 1/7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
+ 1926-1927, tiến hành cuộc chiến tranh Bắc phạt nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt.
+ 1927-1937, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra.
+ 7/1937, Quốc - Cộng hợp tác, kháng chiến chống Nhật.
- Câu 2: Trình bày những nét lớn của tình hình Đông Nam Á đầu thế kỉ XX?
- Dự kiến sản phẩm: 
+ Đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
+ Sau thất bại của phong trào “Cần Vương”, tầng lớp trí thức mới chủ trương đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.
+ Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành.
+ Nhiều Đảng Cộng sản đã ra đời.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
E. Mở rộng 
- Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?
+ Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
+ Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
+ Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung. Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
- Các em về nhà tìm hiểu phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1918 - 1939?
- Chuẩn bị bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai.
Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_3132_bai_20_phong_trao_doc_lap_da.doc