Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới - Trần Văn Đạt
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp
- Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi
* Giáo dục môi trường: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác,
- Năng lực chuyên biệt: Xác định và giải quyết mỗi liên hệ, ảnh hưởng của các hiện tượng lịch sử, thực hành đồ dùng trực quan, nhận xét đánh giá rút ra bài học, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Giúp HS nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.
Trường: THCS Vĩnh Châu B Họ và tên giáo viên Tổ: Chuyên môn xã hội Trần Văn Đạt TÊN BÀI DẠY: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI Môn học: Lịch sử; Lớp 8 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Biết được một số phát minh lớn cách mạng công nghiệp, hệ quả cách mạng công nghiệp - Biết được sự bành trướng của các nước tư bản ở các nước Á, Phi * Giáo dục môi trường: Khai thác nội dung hình 12,13,15,16 để nhận thấy sự biến đổi môi trường lao động ; những nơi nào đặt nhà máy chạy bằng sức nước ảnh hưởng của kiểu lao động mới đến sức người lao động và môi trường sinh sống. 2. Về năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác, - Năng lực chuyên biệt: Xác định và giải quyết mỗi liên hệ, ảnh hưởng của các hiện tượng lịch sử, thực hành đồ dùng trực quan, nhận xét đánh giá rút ra bài học, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Giúp HS nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thức thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Phần mềm - Phần mềm Camtasia 9 (Bản quyền). - Phần mềm CapCut chạy trên hệ điều hành IOS (Bản quyền). - Phần mềm quay phim Soda trên hệ điều hành IOS (Bản quyền). - Phần mềm FormatFactory X64 5.8.1.0 hệ điều hành Window (Bản quyền). - Phần mềm Adobe Audition CS6 hệ điều hành Window (Bản quyền). 2. Học liệu - Sách giáo khoa Lịch sử 8. - Sách giáo viên Lịch sử 8. - Âm thanh sử dụng trong bài giảng được sử dụng trong kênh nhạc miễn phí youtube không bản quyền link: - Hình ảnh tìm qua google với giấy phép: Giấy phép Creative Commons. - Đoạn video minh họa cũng tìm qua google với giấy phép: Giấy phép Creative Commons. 3. Thiết bị dạy và học - Hệ thống web, LMS, Zalo, Zoom, Google meet, - Giáo viên: Bảng tương tác, máy tính, tivi, điện thoại, laptop, loa, - Học sinh: Điện thoại, PC, laptop, Tivi androi, III. Phương pháp dạy học - Sử dụng phương pháp giải thích kết hợp nêu vấn đề xuyên sốt trong bài giảng. - Phương pháp đặt câu hỏi nêu vấn đề, phương pháp giải quyết vấn đề. - Phương pháp trực quan qua video, hình ảnh minh họa. IV. Tiến trình dạy học qua Video 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới 2.1 Hoạt động 1. Sơ lược về Chủ nghĩa tư bản và nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. Đề mục Nọi dung hoạt động Hoạt động của học sinh a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu về cuộc cách mạng công nghiệp, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: Học sinh tự ôn lại kiến thức bài cũ ở chương trình lịch sử lớp 7 bài số 2 Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến và sự hình thành CNTB ở Châu Âu. Nắm lại các bài về các cuộc cách mạng tư sản vừa học đặc biệt là cách mạng tư sản Anh. c) Sản phẩm: Học sinh chỉ cần định hình lại yêu cầu của giáo viên về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, giai cấp tư sản và vô sản hình thành trong xã hội và mối quan hệ sản xuất giữa 2 giai cấp này. d) Tổ chức thực hiện: Học sinh chỉ cần tự phân tích về các nội dung đã học, lắng nghe phần giải thích của giáo viên thông qua video và hình ảnh minh họa là đủ. Xem video để có hướng phân tích về các kiến thức đã học và nội dung kiến thức mới Lắng nghe, ghi chép 2.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: I. Cách mạng công nghiệp 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh Đề mục Nọi dung hoạt động Hoạt động của học sinh a. Nguyên nhân a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nguyên nhân vì sao nước Anh là nước đi đầu trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. b) Nội dung: Học sinh đọc SGK, kết hợp kiến thức bài cũ, trả lời câu hỏi và tự nhận xét cho bản thân thông qua phần giảng và giải thích của giáo viên. c) Sản phẩm: Học sinh cần nắm được nguyên nhân Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc về giai cấp tư sản. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Có hệ thống thuộc địa lớn. d) Tổ chức thực hiện: Học sinh lắng nghe, xem SGK kết hợp với kiến thức cũ và xem lại nội dung mà giáo viên đề cập để nắm rõ nguyên nhân vì sao Anh là nước đi đầu trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Xem video về các kiến thức đã học và nội dung kiến thức mới Phân tích, dự kiến câu trả lời Ghi chép. b. Thành tự trong ngành dệt a) Mục tiêu: Để học sinh nắm được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp lần đầu tiên ở Anh, hiểu được vì sao có sự ra đời của động cơ. b) Nội dung: Học sinh đọc SGK, trả lời từng móc thời gian theo bảng thống kê của giáo viên đưa ra. c) Sản phẩm dự kiến Thời gian Người phát minh Tên phát minh Ý nghĩa phát minh 1764 Giêm Hagrivơ Máy kéo sợi Gienni Sử dụng từ 16 đến 18 cọc suốt=>năng suất lao động tăng từ 16-18 lần 1769 Ác crai tơ Máy kẹo sợi chạy bằng sức nước Sợi dệt chắc hơn 1785 Ét-mơn-cacrai Máy dệt chạy bằng sức nước Tăng năng suất gần 40 lần, cho ra sợi nhỏ dai 1784 Giêm oát Máy hơi nước Tạo ra nguồn động lực mới giảm sức lao động cơ bắp của con người. c) Tổ chức thực hiện: Học sinh tự xem các mốc thời gian và nghiên cứu nội dung từng mốc thời gian lần lược là 1764-1784 kết hợp xem video mà giáo viên đã chốt lại để ghi chép vào vở. c. Thành tự trong ngành GTVT a) Mục tiêu: Để học sinh nắm được một số phát minh lớn trong cách mạng công nghiệp lần đầu tiên ở Anh, hiểu được vì sao động cơ được sử dụng nhiều trong ngành GTVT, kết quả của việc ứng dụng máy móc vào ngành GTVT. b) Nội dung: Học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên, kết hợp quan sát hình ảnh trong video và SGK. c) Sản phẩm dự kiến Đầu thế kỉ XIX máy móc được sử dụng trong ngành GTVT: Tàu thủy, xe lửa, đường sắt. Anh trở thành nước công nghiệp mạnh nhất thế giới. b) Nội dung: Học sinh đọc SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên, kết hợp quan sát hình ảnh trong video và SGK. 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp - Đức (Giảm tải) 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp Đề mục Nọi dung hoạt động Hoạt động của học sinh Hệ quả của cách mạng công nghiệp a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản về mặt tích cực và tiêu cực khi công mạng công nghiệp hoàn thành. b) Nội dung: Học sinh tự phân tích thông qua nội dung bài học và qua hình ảnh trong SGK có so sánh nước anh trước và sau khi cách mạng công nghiệp ra đời. c) Sản phẩm: Nắm được mặt tích cực: Là điều kiện ra đời của máy móc nhằm tăng năng xuất lao động. Mặt tiêu cực, các nước tư bản thôn tính và xâm lược các nước Á, Phi,.... d) Tổ chức thực hiện: Học sinh đọc SGK, phân tích hình ảnh kết hợp phần giảng giải của giáo viên thông qua video. Xem video để có hướng phân tích về các kiến thức đã học và nội dung kiến thức mới Lắng nghe, ghi chép Nước Anh giữa thế kỷ XVIII Nước Anh nửa đầu TK XIX - Chỉ có 1 số trung tâm sản xuất thủ công - Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh. - Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá. - Có 4 thành phố trên 50.000 dân - Có 14 thành phố trên 50.000 dân. - Chưa có đường sắt. - Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp Hoạt động 2: II. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới 1. Các cuộc cách mạng thế kỉ XIX (Không dạy) 2. Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi. Đề mục Nọi dung hoạt động Hoạt động của học sinh Sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được nguyên nhân xâm lược của nước nước Phương tây và vì sao các nước Á, Phí lại bị nguy cơ xâm lược b) Nội dung: Học sinh tự phân tích thông qua nội dung bài học và qua hình ảnh trong SGK c) Sản phẩm: Nguyên nhân xâm lược: Do nhu cầu về thị trường tiêu thụ, nguyên liệu sản xuất nên các nước Phương tây đẩy mạnh xâm lược. Các nước Á, Phi đang trên đà bị khủng hoảng về chế độ phong kiến, tài nguyên thiên nhiên phong kiến nên có nguy cơ bị xâm lược. d) Tổ chức thực hiện: Học sinh đọc SGK, phân tích hình ảnh kết hợp phần giảng giải của giáo viên thông qua video. Xem video để có hướng phân tích về các kiến thức đã học và nội dung kiến thức mới Lắng nghe, ghi chép Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại nội dung kiến thức của bài thông qua các câu hỏi bài tập dạng trắc nghiệm. b) Nội dung: Tiến hành làm bài thông qua tương tác trực tiếp của học sinh trên Video qua bài giảng LMS có kèm theo. d) Tổ chức thực hiện: Phần câu hỏi được tổ chức ngay sau kết thúc nội dung của bài giảng. Hoạt động 4: Vận dụng Đề mục Nọi dung hoạt động Hoạt động của học sinh a) Mục tiêu: Thông qua câu hỏi luyện tập giúp học sinh hiểu thêm bài và có thể vận dụng nội dung bài học vào cuộc sống, ví dụ KHKT có thể thay đổi một đất nước và cả thế giới b) Nội dung: Thông qua nội dung bài học các em có thể có cách nhìn khách quan hơn và cuộc cách mạng công nghiệp, có ý thức trong học tập để tạo ra những KHKT tương tự hoặc phát triển ngày càng cao hơn. c) Sản phẩm: Học sinh có thể chế tạo, tái chế 1 sản phẩm KHKT nào đó, có ý thức hơn trong học tập để trở thành người có ích cho đất nước. d) Tổ chức thực hiện: Học sinh đọc SGK, phân tích hình ảnh kết hợp phần giảng giải của giáo viên thông qua video tự nhận thức về hành vi và thái độ của bản thân. Xem video để có hướng phân tích về các kiến thức đã học, câu hỏi luyện tập để vận dụng vào cuộc sống và quá trình học tập của bản thân. Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_bai_3_chu_nghia_tu_ban_duoc_xac_lap_tr.docx