Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

LÝ THUYẾT

1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp đòi hỏi phải có nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam giàu sức người sức của đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp

2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ?

Nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp một phần thuộc về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn. Chính thái độ không kiên quyết, ảo tưởng và thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế đã làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp

3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta ?

- Quy mô : Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê

- Hình thức và phương pháp đấu tranh : Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc)

- Tính chất : là cuộc đấy tranh giải phóng dân tộc

- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta mãnh liệt, không gì tiêu diệt được

 

doc 2 trang Phương Dung 3211
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHBD LỊCH SỬ 8 
 TUẦN 35 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
LÝ THUYẾT
1. Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam ?
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vì sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp đòi hỏi phải có nhu cầu xâm chiếm thuộc địa để khai thác và bóc lột. Việt Nam giàu sức người sức của đã trở thành đối tượng xâm lược của thực dân Pháp
2. Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp ?
Nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp một phần thuộc về trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn. Chính thái độ không kiên quyết, ảo tưởng và thương lượng, xa rời nhân dân của triều đình Huế đã làm cho nước ta trở thành thuộc địa của Pháp
3. Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở nước ta ?
- Quy mô : Khắp miền Trung Kì và Bắc Kì, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn : Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê
- Hình thức và phương pháp đấu tranh : Khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống đấu tranh của dân tộc)
- Tính chất : là cuộc đấy tranh giải phóng dân tộc
- Ý nghĩa : chứng tỏ ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân ta mãnh liệt, không gì tiêu diệt được
4. Những chuyển biến về tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX ?
- Nguyên nhân sự chuyển biến : tác dụng của cuộc khai thác của thực dân Pháp ở Việt Nam và những luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới dội vào; tấm gương tự cường của Nhật Bản
- Những biểu hiện cụ thể :
 + Về chủ trương, đường lối : giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ (quân chủ lập hiến, dân chủ cộng hòa theo mô hình của Nhật Bản)
 + Về biện pháp đấu tranh : phong phú, khởi nghĩa vũ trang, duy tân cải cách
BÀI TẬP
Câu 1: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?
 A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.
 B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương
 C. Quân Pháp thiếu lương thực.
Câu 2: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?
 A. Trương Định.
 B. Nguyễn Trung Trực.
 C. Nguyễn Hữu Huân.
 D. Trương Quyền.
Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
 A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.
 B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
 C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
 D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.
Câu 4: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh Hà?
 A. Viên Chưởng Cơ
 B. Phạm Văn Nghị
 C. Nguyễn Mậu Kiến
 D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 5: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
 A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
 B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
 C. Pháp được tăng viện binh.
 D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục
Câu 8: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
 A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
 C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
 D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 9: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?
 A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
 B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
 C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
 D. Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Đức Nhuận

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_bai_31_on_tap_lich_su_viet_nam_tu_nam.doc