Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Chương trình cả năm - Lê Phước Lân
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.
- Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập.
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.
- Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Nêu vấn đề, phân tích, so sánh, trực quan.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV:
- Bản đồ thế giới.
- Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
2. HS:
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII?
- Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào? Vì sao gọi cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để?
Ngày soạn: 5.9.2020 Phần một: LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917) Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX) Tiết 1 Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Nêu vấn đề, phân tích, trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - Bản đồ thế giới. - Lược đồ cuộc nội chiến ở Anh. 2. HS: - Kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của học sinh. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu về một nền sản xuất mới ra đời GV: Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII. HS: Trả lời GV: Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị. Nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột nặng nề từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gây gắt: đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc đấu tranh. *Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách mạng Hà Lan thế kỉ XVII GV: Nguyên nhân nào dẫn đến cách mạng Hà Lan? HS: Trả lời GV: Chỉ trên bản đồ vùng đất Nê-đéc-lan có nền kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh nhưng do phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã kìm hãm sự phát triển này. GV: Diễn biến của cách mạng? HS: Dựa vào SGK trình bày GV: Kết quả và ý nghĩa? HS: Trả lời GV: Vì sao cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? HS: Cách mạng đã đánh đổ phong kiến (ngoại bang) thành lập nước cộng hoà, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn. *Hoạt đông 3: Tìm hiểu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh GV: Biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh? HS: Xuất hiện các công trường thủ công, nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính ... GV: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đem lại hệ quả gì? HS: Trả lời GV: Mâu thuẫn mới được xuất hiện trong thời kì này? HS: Trả lời *Hoạt động 4: Tìm hiểu về tiến trình cách mạng GV: Dựa vào lược đồ để trình bày. GV: Cuộc nội chiến chia làm mấy giai đoạn, là những giai đoạn nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Sử dụng hình 2 SGK để tường thuật quang cảnh xử tử vua Sác-lơ I. GV: Cuộc đảo chính 1688 dẫn đến kết quả gì? HS: Chế độ quân chủ lập hiến ra đời. *Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII GV: Cách mạng Anh đem lại quyền lợi cho ai? Ai lãnh đạo cách mạng? Cách mạng có triệt để không? HS: Cách mạng đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới.Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng. Cuộc cách mạng không triệt để vì cuối cùng thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV - XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ KỈ XVI 1. Một nền sản xuất mới ra đời. (đọc thêm) a. Kinh tế: - Vào thế kỉ XV, ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện các xưởng dệt vải, luyện kim, nấu đường có thuê mướn nhân công. - Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán. b. Xã hội: - Hình thành hai giai cấp mới: tư sản và vô sản. - Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân. 2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI (đọc thêm) a. Nguyên nhân: Vương quốc Tây Ban Nha kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Nê-đéc lan. b. Diễn biến - 8/1566, Nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy. - Năm 1581, các tỉnh miền Bắc Nê-đéc-lan thành lập nước cộng hòa (Hà Lan). - Năm 1648, nền độc lập của Hà Lan được công nhận. c. Kết quả và ý nghĩa - Hà Lan được giải phóng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. II. CÁCH MẠNG ANH GIỮA THẾ KỈ XVII 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh a. Kinh tế: Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh. b. Xã hội: - Xuất hiện các tầng lớp quí tộc mới và tư sản. -Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế. 2. Tiến trình cách mạng (đọc thêm) a. Giai đoạn 1 (1642 – 1648) - Nộị chiến bùng nổ tháng 8 – 1642. - Năm 1648 quân đội nhà vua bại trận. b. Giai đoạn 2 (1649 – 1688) - Vua Sác-lơ I bị xử tử. - Anh trở thành nước cộng hoà. Cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao. - Năm 1688, Quốc hội tiến hành đảo chính. 3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII - Lật đổ chế độ phong kiến đem lại quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới. - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Anh. 3. Củng cố: - Vì sao cách mạng Hà Lan ở thế kỉ XVI được xem là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới? - Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII? 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ, nắm vững nội dung bài, làm bài tập. - Đọc trước phần III/ Bài 1, trả lời các câu hỏi trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 8.9.2020 Tiết 2 Bài 1: NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN ĐẦU TIÊN (tiếp theo) III. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII, chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. - Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng. - Nhận thấy chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Nêu vấn đề, phân tích, so sánh, trực quan. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - Bản đồ thế giới. - Lược đồ chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. 2. HS: IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII? - Cuộc cách mạng tư sản Anh có ý nghĩa như thế nào? Vì sao gọi cuộc cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng chưa triệt để? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình các nước thuộc địa. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh GV: Đến giữa thế kỉ XVIII kinh tế 13 thuộc địa phảt triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Dùng lược đồ giới thiệu vị trí 13 thuộc địa đó. GV: Vì sao mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc nảy sinh? HS: Thực dân Anh tìm cách ngăn cản sự phát triển của nền kinh tế công, thương nghiệp...) GV: Mâu thuẫn thuộc địa và chính quốc dẫn đến chiến tranh. *Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến của cuộc chiến tranh GV: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh? HS: Phản đối chế độ thuế. GV: Nêu diễn biến chính của cuộc chiến tranh? HS: Trình bày GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trong SGK giới thiệu thêm về Giooc-giơ Oa-sinh-tơn. HS đọc “Tuyên ngôn Độc lập” SGK *Hoạt đông 3: Tìm hiểu mục Kết quả và ý nghĩa cuọc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ GV: Cuộc chiến tranh giành độc lập đã đem lại kết quả gì? HS: Trả lời GV: Năm 1787 Hiến pháp được ban hành. GV: Nêu nội dung chính của Hiến pháp 1787? HS: Chỉ có người da trắng có tài sản mới có quyền về chính trị GV sơ kết bài: Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến nhiều cuộc cách mạng tư sản nổ ra (Hà Lan, Anh, Mỹ). Nhân dân có vai trò rất quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng. 1. Tình hình các thuộc địa. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh a. Tình hình các thuộc địa: Kinh tế 13 thuộc địa sớm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa b. Nguyên nhân của chiến tranh: Mâu thuẫn giữa thuộc địa và chính quốc. 2. Diễn biến của cuộc chiến tranh (đọc thêm) - 12-1773, nhân dân cảng Bô-xtơn phản đối chế độ thuế của thực dân Anh. - Ngày 5- 9 đến 26- 10-1774, Hội nghị lục địa ở Phi-la-đen-phi-a. - 4-1775 chiến tranh bùng nổ do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. - Ngày 4-7-1776, Tuyên ngôn Độc lập ra đời: xác định quyền con người và quyền độc lập của các thuộc địa. - Quân khởi nghĩa thắng nhiều trận lớn. - Hiệp ước Véc-xai năm 1783 công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. 3. Kết quả và ý nghĩa cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Kểt quả: Anh thừa nhận độc lập của các thuộc địa. Một quốc gia mới-Hợp chúng quốc Mĩ ra đời (Hoa Kì). - Ý nghĩa: Mở đường cho kinh tế tư bản phát triển mạnh mẽ. 3. Củng cố: Em hãy trình bày diễn biến cuộc chiến tranh giành độc lập của các nước thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ. - Làm bài tập sau: Lập niên biểu chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ - Xem trước phần I và II/ Bài 2, trả lời các câu hỏi trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 15.9.2020 TIẾT 3 BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (1789-1794) (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được tình hình nước Pháp trước cách mạng. - Những sự kiện chính, ý nghĩa, tính chất của cuộc cách mạng. 2. Kĩ năng: Sử dụng lược đồ, lập niên biểu, thống kê... 3. Thái độ: - Nhận thức được tính chất hạn chế của cách mạng tư sản. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Trực quan, nêu vấn đề, phân tích, so sánh. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - Tranh ảnh trong SGK, giáo án. 2. HS: - Bài mới và kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Em hãy cho biết kết quả và ý nghĩa cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ? Cách mạng tư sản Mĩ có ảnh hưởng như thế nào với Việt Nam? 2. Bài mới * Giới thiệu bài Cách mạng tư sản đã thành công ở nhiều nước và đang tiếp tục nổ ra, trong đó nước Pháp và đạt đến sự phát triển cao. Vì sao cách mạng nổ ra, cuộc cách mạng này đạt được những kết quả như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế GV: Tình hình kinh tế nước Pháp trước cách mạng? HS: Trả lời GV: Nguyên nhân lạc hậu do đâu? HS: Sự bóc lột của địa chủ, phong kiến GV: Chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp ra sao? HS: Thuế má nặng, rất hạn chế *Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội GV: Tình hình chính trị nước Pháp trước cách mạng như thế nào? HS: Trả lời GV cho HS quan sát H5 SGK GV: Xã hội Pháp lúc bấy giờ gồm những đẳng cấp nào? HS: Trả lời *Hoạt đông 3: Tìm hiểu về đấu tranh trên mặt trận tư tưởng GV: Chế độ quân chủ chuyên chế cũng bị tố cáo, phê phán gây gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng qua trào lưu triết học ánh sáng. Tiêu tiêu cho trào lưu đó là những ai? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Quan sát H6, 7, 8 và đọc kĩ câu nói của 3 ông rồi rút ra nội dung chủ yếu trong tư tưởng của các ông? HS: Trả lời *Hoạt động 4: Tìm hiểu sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế GV: Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế thể hiện ở những điểm nào? HS: số nợ lên cao, công thương nghiệp bị đình đốn, khởi nghĩa nông dân, ... *Hoạt động 5: Tìm hiểu mở đầu thắng lợi của cách mạng GV: Khởi nghĩa nông dân bắt đầu bùng nổ năm 1788, 1789 chứng tỏ mâu thuẩn xã hội cần tiếp tục giải quyết. Ngày 5/5/1789 hội nghị 3 đẳng cấp được tiến hành nhưng không giải quyết được vấn đề đặt ra làm mâu thuẩn giữa nhà vua và đẳng cấp thứ ba lên đến tột đỉnh GV: Cách mạng bùng nổ như thế nào? HS: Quan sát hình 9 để tường thuật cuộc tấn công phá ngục Ba-xti ngày 14-7-1789. I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG 1. Tình hình kinh tế - Nông nghiệp: lạc hậu, năng suất thấp. - Công thương nghiệp: phát triển nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. 2. Tình hình chính trị, xã hội - Chính trị: Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành. - Xã hội: Gồm ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quí tộc và Đẳng cấp thứ ba. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng - Trào lưu triết học ánh sang: + Mông-te-xki-ơ + Vôn-te + Rút -xô - Nội dung chủ yếu: + Tố cáo, phê phán gay gắt chế độ quân chủ chuyên chế. + Đề xướng quyền tự do của con người. + Thức tỉnh nhân dân đấu tranh chống phong kiến. II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG 1. Sự khủng hoảng của chế độ quân chủ chuyên chế - Số nợ lên cao, công thương nghiệp đình đốn, đã thôi thúc nhân dân đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ phong kiến. 2. Mở đầu thắng lợi của cách mạng - 5-5-1789, Hội nghị ba đẳng cấp được khai mạc nhằm giải quyết những mâu thuẫn nhưng không có kết quả vì thái độ ngoan có của nhà vua. - 14-7-1789, cuộc tấn công pháo đài-nhà tù Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng tư sản Pháp. 3. Củng cố: - Tình hình chính trị-xã hội và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng? - Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào? 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ, làm bài tập: Lập niên biểu những sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp (1789 – 1794). - Xem trước phần III/Bài 2, trả lời các câu hỏi trong bài. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 15.9.2020 TIẾT 4 BÀI 2: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP (tiếp theo) III. SỰ PHÁT TRIẾN CỦA CÁCH MẠNG I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Những sự kiện cơ bản về diển biến cuộc cách mạng phát triển qua 3 giai đoạn. - Ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Pháp và những hạn chế của nó. 2. Kĩ năng: - Sử dụng bản đồ, lập niên biểu, bảng thống kê, phân tích so sánh... 3. Thái độ: - Nhận thức tính chất hạn chế cuộc cách mạng tư sản, bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc cách mạng tư sản Pháp. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Nêu vấn đề, trực quan, so sánh, nhận định. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - Lược đồ các lực lượng phản cách mạng tấn công nước Pháp, giáo án. 2. HS: - Chuẩn bị bài mới và kiến thứ liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài Thắng lợi cuộc khởi nghĩa ngày 14-7-1789 phá ngục Ba-xti đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Pháp. Cách mạng tiếp tục phát triển như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 3: Tìm hiểu chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-1792) GV: Thắng lợi ngày 14/7/1789 đưa đến kết quả gì? HS suy nghĩ trả lời GV: Sau khi nắm chính quyền đại tư sản đã làm gì? HS: Trả lời GV yêu cầu HS đọc nội dung Tuyên ngôn và thảo luận: Em có nhận xét gì (hạn chế, tích cực) qua nội dung Tuyên ngôn? GV: Tháng 4-1792...sang nước Pháp. Trước tình hình đó, nhân dân nước Pháp đã làm gì? HS: Trả lời *Hoạt động 4: Tìm hiểu bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793) GV: Tình hình nước Pháp như thế nào sau cuộc khởi nghĩa của nhân dân lật đổ phái Lập hiến? HS: Trả lời GV Dùng lược đồ H 10 trình bày sự tấn công nước Pháp của phong kiến Anh, phong kiến châu Âu và sự nổi loạn bên trong. GV; Trước tình hình ấy, thái độ của phái Gi-rông-đanh ra sao? HS: Trả lời GV: Quần chúng nhân dân Pháp phải làm gì? HS: Trả lời *Hoạt đông 5: Tìm hiểu chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh (2-6-1793 đến 27-7-1794) GV: Sau khi Rô-be-spie. GV giới thiệu về Rô-be-spie qua H1 và yêu cầu HS nêu những phẩm chất tốt đẹp của ông. HS: là “con người không thể mua chuộc”. GV: Chính quyền cách mạng đã làm gì để ổn định tình hình và nguyện vọng của nhân dân? GV: 27-7-1794, tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính..Vì sao có cuộc đảo chính này? HS: Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì sợ đụng chạm đến quyền lợi của chúng. *Hoạt động 6: Tìm hiểu nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII HS: Thảo luận: Vì sao nói cách mạng tư sản Pháp là cách mạng triệt để nhất? GV: Cách mạng tư sản Pháp có những hạn chế gì? HS: Chưa đáp ứng được những phong kiến. GV sơ kết bài: Cách mạng Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất. Tuy có nhiều hạn chế, nhưng Cách mạng Pháp 1789 đã để lại nhiều bài học, kinh nghiệm. 3. Chế độ quân chủ lập hiến (14-7-1789 đến 10-8-1792) - Phái Lập hiến của tầng lớp đại tư sản lên cầm quyền. - 8-1789, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. - 9-1791, Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến. - 10-8-1792, Lật đổ phái Lập hiến, xoá bỏ chế độ phong kiến. 4. Bước đầu của nền cộng hoà (từ ngày 21-9-1792 đến 2-6-1793) - 21-9-1792, nền cộng hoà đầu tiên của nước Pháp được thiết lập. - 1793, nước Pháp rất khó khăn: nội phản, ngoại xâm đe doạ. - Phái Gi-rông-đanh chỉ lo củng cố quyền lực. - 2-6-1793, khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh. 5. Chuyên chính cách mạng dân chủ Gia-cô-banh( 2-6-1793 đến 27-7-1794) - 2-6-1793, phái Gia-cô-banh lên nắm quyền. - Chính quyền cách mạng Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ: + Chính trị: Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng. + Kinh tế: Tịch thu ruộng đất của Giáo hội, quý tộc chia nhỏ bán cho nông dân. Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa. + Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên. - 27-7-1794 Tư sản phản cách mạng đảo chính. Cách mạng tư sản Pháp kết thúc. 6. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII - Đã lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. - Có ảnh huởng lớn đến sự phát triển của lịch sử thế giới. 3. Củng cố Hướng dẫn học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính của cách mạng tư sản Pháp để thấy được tiến trình phát triển của cách mạng 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ, làm bài tập 2 trong SGK. - Xem trước phần I/bài 3, trả lời các câu hỏi trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 22.9.2020 TIẾT 5 BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI I. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nắm được một số phát minh chủ yếu về KT và quá trình CNH ở các nước Âu-Mỹ. - Đánh giá hệ quả KT-XH của CMCN. 2. Kĩ năng: Khai thác kênh hình, kênh chữ SGK, phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định để liên hệ thực tế. 3. Thái độ: - Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đã gây nên bao đau khổ cho nhân dân lao động trên toàn thế giới. - Nhân dân lao động thực sự là người sáng tạo, chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật, sản xuất. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Nêu vấn đề, trực quan, so sánh, nhận định. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: - Sưu tầm tranh ảnh, chuẩn bị bảng phụ, giáo án. 2. HS: - Chuẩn bị bài mới và kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài mới Đẩy mạnh sự phát triển của sản xuất là con đường tất yếu ở tất cả các nước tiến lên chủ nghĩa tư bản.Nhưng phát triển sản xuất bằng cách nào? Tiến hành cách mạng công nghiệp có giải quyết được vấn đề đó không? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Anh GV: Máy móc đã được sử dụng trong các công trường thủ công thời trung đại. Vậy tại sao thế kỉ XVIII yêu cầu cải tiến và phát minh nhiều máy móc lại đặt ra cấp thiết? HS: Máy móc thời trung đại còn thô sơ, thế kỉ XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển, giai cấp tư sản lên cầm quyền đặt ra yêu cầu cải tiến và phát minh máy móc để đẩy nhanh nền sản xuất hơn. 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh - Thế kỉ XVIII, máy móc được phát minh và sử dụng trong sản xuất đầu tiên ở Anh, trước hết ở ngành dệt. GV: Vì sao cách mạng công nghiệp đầu tiên diển ra ở Anh và trong ngành dệt? GV: Quan sát hình 12, 13, em hãy cho biết cách sản xuất và năng suất lao động khác nhau ra sao? GV: Theo em, điều gì sẽ xãy ra trong ngành dệt của Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi? HS: Thúc đẩy năng suất lao động trong ngành dệt, đòi hỏi tiếp tục cải tiến, phát minh máy móc. GV: Khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi dẫn đến tình trạng thừa sợi, sợi dư thừa đòi hỏi phải cải tiến loại máy nào? HS: Trả lời GV: Vì sao máy móc được sử dụng rộng rãi trong giao thông vận tải? HS: Nhu cầu chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá. GV: Vì sao giữa thế kỉ XIX Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép, than đá? HS: Máy móc, đường sắt cần nhiều than đá gang thép. GV: Kết quả cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh? HS: Trả lời *Hoạt động 2: Tìm hiểu cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức GV: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp? HS: Trả lời GV: Vì sao ở Pháp cách mạng công nghiệp tiến hành muộn nhưng lại phát triển nhanh? HS: Nhờ đẩy mạnh sản xuất gang sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước. GV: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Đức thể hiện ở những mặt nào? HS: Kinh tế phát triển với nhanh chóng. GV: Vì sao ở Đức cách mạng công nghiệp bắt đầu muộn song lại phát triển nhanh chóng? HS: Do tiếp nhận những thành tựu khoa học-kĩ thuật mới. *Hoạt đông 3: Tìm hiểu hệ quả của cách mạng công nghiệp GV hướng dẩn HS tìm hiểu H 17, 18. GV: Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Hệ quả quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp về mặt xã hội là gì? HS: Trả lời - Năm 1764, máy kéo sợi Gien-ni cho năng suất tăng 8 lần. - Năm 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. - Năm 1785, Các-rai chế tạo ra máy dệt. - Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. - Kết quả: Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới. 2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức a. Pháp: - Bắt đầu từ năm 1830. - Các ngành sản xuất tăng lên nhiều. - Kinh tế phát triển đứng thứ hai châu Âu (sau Anh). b. Đức: - Những năm 40 của thế kỉ XIX, tiến hành cách mạng công nghiệp. - Kinh tế phát triển nhanh chóng. 3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp - Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. - Hình thành hai giai cấp cơ bản đó là tư sản và vô sản. 3. Củng cố * Bài tập: Nhận xét về hệ quả của cách mạng công nghiệp, đã có ý kiến sau đây, theo em hệ quả nào là quan trong nhất? a. Xuất hiện nhiều khu công nghiệp mới. b. Xuất hiện nhiều thành thị đông dân. c. Máy móc xâm nhập vào tất cả các ngành kinh tế, đưa năng suất lao động lên cao. d. Nhiều nông dân đổ ra thành thị. e. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà - Học bài cũ, làm bài tập: Lập bảng thống kê các cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh theo thứ tự thời gian. - Xem trước phần II/Bài 3, trả lời các câu hỏi trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 22.9.2020 TIẾT 6 BÀI 3: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐƯỢC XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI (tiếp theo) II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN XÁC LẬP TRÊN PHẠM VI THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giúp HS nắm được sang thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản đã được xác lập trên phạm vi thế giới. 2. Kĩ năng - Khai thác nội dung, sử dụng kênh hình, phân tích sự kiện để rút ra kết luận. 3. Thái độ - Nhận thức được sự bóc lột của chủ nghĩa tư bản. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Nêu vấn đề, giải thích, phân tích. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV - Lược đồ khu vực Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX - Tranh ảnh trong SGK 2. HS - SGK và kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu những cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại hệ quả gì? 2. Bài mới * Giới thiệu bài Bước sang thế kỉ XIX do sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư bản chủ nghĩa, phong trào dân tộc ở các nước Âu, Mĩ ngày càng dâng cao, tấn công mạnh mẽ vào thành trì của xã hội phong kiến, xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản mở rộng xâm chiếm thuộc địa.Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX *Hoạt động 2: Tìm hiểu sự xâm lược của tư bản phương tây đối với các nước Á, Phi. GV: Vì sao các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm thuộc địa? HS: Trả lời GV: Đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây? HS: Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á. GV: Kết quả của quá trình xâm lược? HS: Trả lời GV sơ kết bài: Cách mạng tư sản lần lượt nổ ra ở nhiều nước Âu-Mĩ, đánh đổ chế độ phong kiến và xác lập chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản phát triển, do nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, bọn thực dân đã tăng cường xâm chiếm các nước Á, Phi làm thuộc địa 1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX (không dạy) 2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi a. Nguyên nhân: Kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường tăng nhanh. b. Kết quả: Hầu hết các nước châu Á, Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây. 3. Củng cố - GV nhắc lại những nội dung chính của bài. 4. Hướng dẫn HS học ở nhà - Học bài cũ, nghiên cứu lại bài ở SGK. - Lập bảng thống kê các nước thuộc địa của thực dân phương Tây ở thế kỉ XV - thế kỉ XIX. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 29.9.2020 TIẾT 7: BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG I I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Cũng cố kiến thức cơ bản về các cuộc CMTS. Sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến 2. Kĩ năng - HS biết so sánh, nhận định, phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 3. Thái độ: - HS thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Nêu vấn đề, giải thích, phân tích. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV - Lược đồ khu vực Mĩ La tinh đầu thế kỉ XIX - Tranh ảnh trong SGK 2. HS - SGK và kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Em hãy nêu những cải tiến phát minh quan trọng trong ngành dệt ở Anh. Cuộc cách mạng công nghiệp đã mang lại hệ quả gì? 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG KIẾN THỨC * Hoạt động 1: So sánh cách mạng tư sản Anh, Mĩ với cách mạng tư sản Pháp. - GV hướng dẫn HS vào nội dung trọng tâm cần giải quyết: lãnh đạo, mục tiêu, ý nghĩa. *Hoạt động 2: Trong tất cả các cuộc cách mạng tư sản đã học, cuộc cách mạng nào được xem là triệt để nhất? Vì sao? GV yêu cầu HS nhắc lại các cuộc cách mạng tư sản đã học và chọn cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất *Hoạt động 3: Vì sao nói chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp? GV yêu cầu HS nhắc lại các giai đoạn chính của cách mạng tư sản Pháp (3 giai đoạn chính) và nhấn mạnh giai đoạn thứ ba, đó là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp 1. Giống nhau: - Đều là các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo. - Mục tiêu là chống phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. - Đem lại quyền lợi chủ yếu cho giai cấp tư sản. - Đều là các cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để. 2. Khác nhau: CMTS Anh, Mĩ CMTS Pháp - Chưa triệt để. - Chỉ đem lại quyền lợi cho gcts - Triệt để nhất. - Đem lại một số quyền lợi cho dân *Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất trong thời kì cận đại, vì: - Đã hoàn thành mục tiêu - Triệt để xóa bỏ chế độ phong kiến - Đáp ứng được quyền lợi cho người dân *Nói chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp, vì: - Chính quyền cách mạng Gia-cô-banh thi hành nhiều chính sách tiến bộ: + Chính trị: Kiên quyết trừng trị bọn phản cách mạng. + Kinh tế: Tịch thu ruộng đất của Giáo hội, quý tộc chia nhỏ bán cho nông dân. Trưng thu lúa mì, quy định giá tối đa, lương tối đa. + Quân sự: Ban bố lệnh tổng động viên. Các chính sách trên phục vụ cho quyền lợi của người dân 3. Củng cố 4. Hướng dẫn HS học ở nhà: - Học bài cũ. - Làm bài tập: - Xem trước bài:" Công xã Pa-ri 1871", trả lời các câu hỏi trong SGK. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 29.9.2020 Chương II: CÁC NƯỚC ÂU - MĨ CUỐI THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX Tiết 8 Bài 5: CÔNG XÃ PARI 1871 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa ngày 18.3.1871 và sự thành lập Công xã Pa-ri, ý nghĩa lịch sử, bài học của Công xã. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng trình bày, phân tích một số rự kiện lịch sử. Liên hệ kiến thức đã học với thực tế cuộc sống. 3. Thái độ - Giáo dục học sinh niềm tin vào lãnh đạo, quản lí nhà nước của giai cấp vô sản, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Nêu vấn đề, trực quan, phân tích, chứng minh, so sánh. III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV: - Sơ đồ bộ máy hội đồng Công xã. 2. HS: - SGK và kiến thức liên quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC 1. Kiếm tra bài cũ - Nêu những nội dung chính của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản? - Hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ nhất? 2. Bài mới * Giới thiệu bài mới Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri- nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản.Vậy công xã Pari được thành lập như thế nào? Vì sao công xã Pari được coi là nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NÔI DUNG KIẾN THỨC *Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của công xã Pa-ri GV: Nền thống trị của đế chế II (1852-1870) thực chất là nền chuyên chế tư sản, trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tiến hành chiến tranh xâm lược. GV: Chính sách đó dẫn tới hậu quả gì? HS: Trả lời GV: Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri đã làm gì? HS: Ngày 4-9-1870, mang tên “Chính phủ vệ quốc”. GV: Thái độ của chính phủ tư sản và nhân dân như thế nào đối với nước Pháp sau ngày 4/9/1970? GV: Công xã Pari ra đời trong hoàn cảnh nào? HS: Trả lời *Hoạt động 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871. Sự thành lập công xã. GV: Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa? HS: Trả lời GV: Dùng lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18-3-1871. GV: Em hãy cho biết Công xã Pa-ri được thành lập như thế nào? HS: Trả
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_8_chuong_trinh_ca_nam_le_phuoc_lan.doc