Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 19, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 19, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp Học sinh biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á trong thời kì này, trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.

2. Kĩ năng

Sử dụng bản đồ, phân biệt nét chung và riêng của các nước trong khu vực.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.

 

doc 5 trang thucuc 5030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 19, Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XIX - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	10 	 	 Ngày soạn: 07/11/2020
Tiết	19 	 	 Ngày dạy: 10/11/2020 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Giúp Học sinh biết được những nét lớn của tình hình Đông Nam Á trong thời kì này, trình bày được phong trào độc lập diễn ra sôi nổi, liên tục ở nhiều nước.
2. Kĩ năng 
Sử dụng bản đồ, phân biệt nét chung và riêng của các nước trong khu vực. 
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Đông Nam Á, trở thành miếng mồi béo bở cho sự xâm lược của thực dân Phương Tây. Tại sao như vậy? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Nam Á đã diễn ra như thế nào? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học này.
B. Hình thành kiến thức 
I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
- Treo lược đồ các nước Châu Á và Giới thiệu các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ?
- Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương Tây.
+ Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu 
- Các nước phương Tây đã phân chia xâm lược Đông Nam Á như thế nào?
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ những khu vực mà thực dân phương Tây chiểm ở trên bản đồ các nước Châu Á.
- Đặc điểm chung nổi bật của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?
+ Tùy tình hình, từng nước mỗi nước, thực dân có chính sách cai trị khác nhau.
- Cho HS Thảo Luận nhóm (2 phút)
- Tại sao trong các nước Đông Nam Á chỉ có Thái Lan là giữ được phần chủ quyền của mình ?
- Vì nhờ chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, cải cách tiến bộ dưới thời vua Ra-ma IV và V nên Thái Lan giữ được phần chủ quyền của mình.
- Treo lược đồ và cho HS quan sát hình 46/SGK, xác định tên các nước trong khu vực Đông Nam Á và tên các nước thực dân phương Tây xâm lược.
âGV chốt lại:
- Đông Nam Á, có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ Phong kiến suy yếu. Đầu thế kỉ XX hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều là thuộc địa của đế quốc.
+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.
+ Pháp chiếm Việt Nam, LàoCam-pu-chia.
+ Mĩ chiếm Phi-lip-pin.
+ Hà Lan và Bồ Đào Nha chiếm Inđônêxia
+ Xiêm chịu “ảnh hưởng” của Anh và Pháp.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Vì sao nhân dân Đông Nam Á tiến hành đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
+ Do đế quốc đẩy mạnh việc xâm lược.
- Mục tiêu chung của các cuộc đấu tranh là gì ?
+ Chống lại chính sách thống trị và bóc lột. Mục tiêu giải phóng dân tộc.
- Phong trào ở In-đô-nê-xi-a có điểm gì nổi bật?
+ Phong trào với nhiều tầng lớp tham gia, các tổ chức công Đoàn thành lập đảng cộng sản được thành lập năm 1920.
- Giới thiệu về In-đô-nê-xi-a là 1 quần đảo rộng lớn với hàng nghìn đảo nhỏ, hình thù của In-đô-nê-xi-a giống như “Một chuỗi ngọc quấn vào đường xích đạo”
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Phi-lip-pin diễn ra như thế nào?
+ Nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha sau đó là Mĩ.
- Mở rộng: Phi-lip-pin là 1 quốc gia hải đảo được ví như một “dải lửa” trên biển, vì sự hoạt động của nhiều núi lửa.
- Nêu vài nét về phong trào đấu tranh ở 3 nước Đông Dương?
+ Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam diễn ra như thế nào ?
- Cần nhấn mạnh sự đoàn kết phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam, những điều này thể hiện sự liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương.
- Tích hợp môi trường: Chúng ta thấy rõ rằng khi các nước thực dân tranh nhau xâm chiếm thuộc địa, địa bàn của các phong trào đấu tranh chông xâm lược và giai phóng dân tộc của nhân dân các nước khu vực Đông Nam Á đã tác động đến môi trường sống của con người nên ngày nay chúng tay cần phải biết bảo vệ môi trường sống.
- Nêu những đặc điểm chung nổi bật của phong trào ở Đông Nam Á?
+ Cùng 1 kẻ thù chung, nhân dân các nước đã đoàn kết đấu tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc cho độc lập tư do của mỗi nước.
âGV chốt lại:
- Nguyên nhân: Do chính sách thống trị hà khắc của bọn thực dân: vơ vét của cải, tài nguyên, đàn áp, bóc lột nhân dân làm cho mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc.
- Nhiều phong trào đấu tranh nổ ra khắp khu vực như: 
+ Cam-pu-chia: Có các cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 - 1866) và cuộc khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô chỉ huy ở Cra-chê (1866 - 1867)
+ Lào: Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-va-na-khét dưới sự lãnh đạo của Pha-ca-đuốc.
- Việt Nam: có phong trào Cần Vương, phong trào nông dân Yên Thế 
- Đầu thế kỉ XX, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh . Nhiều đảng cộng sản ra đời như: Đảng Cộng Sản In-đô-nê-xia (5/1920), Việt Nam, Mã Lai .
 - Từ 1940, nhân dân Đông Nam Á tập trung chống phát xít Nhật. 
C. Luyện tập 
- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Nguyên nhân đế quốc phương Tây xâm lược Đông Nam Á:
A. Có vị trí địa lý quan trọng, nằm trên đường giao thông từ Bắc xuống nam, từ Đông sang Tây.
B. Giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khóang sản.
C. Có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. A, B, C đúng
Câu 2: Thực dân Anh chiếm nước nào?
A. Mã Lai, Miến Điện
B. Lào, Mã Lai
C. Mã Lai, Campuchia, Miến Điện
D. Xiêm, Mã Lai
Câu 3: Hà Lan chiếm quốc gia nào?
A. Đông Ti-mo	B. Việt Nam
C. Brunay	D. Inđônêxia
Câu 4: Philippin bị đế quốc thực dân nào xâm chiếm?
A. Tây Ban Nha	B. Bồ Đào Nha
C. Pháp	D. Mĩ
Câu 5: Quốc gia nào duy nhất ở Đông Nam Á không bị xâm lược?
A. Singapo	B. Đông Ti-mo
C. Thái Lan	D. Brunây
Câu 6: Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược các nước nào ở Đông Nam Á?
A. Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia.
B. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
C. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Xin-ga-po.
Câu 7: Vì sao cuối thế kỉ XIX, Xiêm (Thái Lan) trở thành vùng tranh chấp của Anh và Pháp nhưng lại là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị?
A. Do chính sách ngoại giao mềm dẻo khôn khéo của Ra-ma V.
B. Do cải cách chính trị của Ra-ma IV.
C. Do Xiêm (Thái Lan) đã bước sang thời kì tư bản chủ nghĩa.
D. Do Xiêm (Thái Lan) được sự giúp đỡ của Mĩ.
D. Vận dụng - mở rộng 
1. Vận dụng
- Học sinh hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Sự kiện
- Đáp án:
Thời gian
Sự kiện
1863 - 1866
Cuộc khởi nghĩa ở Ta-keo (CPC) do A-cha Xoa lãnh đạo.
1866 - 1867
Cuộc khởi nghĩa ở Cra-chê (CPC) do Pu-côm-bô chỉ huy.
1884 - 1913
Phong trào nông dân Yên Thế (VN) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.
1885
Cuộc kháng chiến chống Anh ở Miến Điện.
1896 - 1898
Cách mạng bùng nổ à ra đời nước cộng hòa Phi-lip-pin.
1901
Khởi nghĩa nhân dân Xa-van-na-khét (Lào) do Pha-ca-đuốc lãnh đạo.
1901 - 1907
Khởi nghĩa nổ ra ở Bô-lô-ven (Lào)
1908
Hội liên hiệp công nhân In-đô-nê-xia ra đời.
5/1920
Đảng Cộng sản In-đô-nê-xia thành lập.
2. Mở rộng 
- Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc. Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa một cách tàn bạo.
- Tìm hiểu quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Chuẩn bị tiết sau
- Tìm hiểu cuộc duy tân Minh Trị (nội dung và kết quả).
- Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.
- Học sinh lắng nghe, quan sát, ghi chép đầu bài.
- Học sinh quan sát, trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên, trình bày trên lược đồ.
- Học sinh thảo luận theo nhóm, trình bày sản phẩm.
- Hoạt động cá nhân, theo gợi ý của giáo viên.
- Mời 1 học trình bày phần chuẩn bị ở nhà, các bạn khác nhận xét.
- Học sinh làm bài tập nhanh, qua phần bài tập trắc nghiệm.
- Làm bài tập thầy đã chuẩn bị sẵn, điền nội dung đã tiếp thu được, trình bày sản phẩm làm được.
- Làm bài tập ở nhà; tìm hiểu nội dung, tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_19_bai_11_cac_nuoc_dong_nam_a_cuo.doc