Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Phạm Thị Nga

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Phạm Thị Nga

I. Mục tiêu:

Yêu cầu cần đạt:

1. Năng lực

 -Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Nói ,viết ,sử dụng được bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan. Nhận xét , đánh giá, liên hệ

2. Phẩm chất: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa những chính sách cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị đối với nước Nhật TK XIX đầu XX.

II.Thiết bị dạy học và học liệu:

 1.Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Chân dung vua Minh Trị , lược đồ nước Nhật cuối TK XIX đầu XX

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk .

III. Tiến trình dạy học:

1.Hoạt động khởi động :

- Mục tiêu:

+ Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về đất nước Nhật bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Gợi cho HS hứng thú khi khám phá qua tranh ảnh, qua các phương tiên thông tin đại chúng . . .

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn

-Thời gian : 3 phút

-Tổ chức hoạt động:

+ Giáo viên : cho HS quan sát các bức tranh: Hoa anh đào, núi Phú sĩ , hình ảnh Thiên hoàng Minh Trị yêu cầu Hs trả lời câu hởi ? Những bức tranh đó nói về đất nước nào ? Em biết gì về đất nước đó?

+Học sinh: quan sát, tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi

- Dự kiến sản phẩm: Đó là đất nước Nhật Bản .

Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.

* Dẫn dắt : Trong bối cảnh chung của các nước Châu Á giữa thế kỉ XIX ,đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược. Nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó, bài học hôm nay cô trò sẽ đi tìm hiểu . . . .

 

docx 5 trang thucuc 7120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 18, Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX - Phạm Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẠM THỊ NGA
Tiết 18, Bài 12: NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Mục tiêu:
Yêu cầu cần đạt:
1. Năng lực
 -Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Nói ,viết ,sử dụng được bản đồ để trình bày những sự kiện có liên quan. Nhận xét , đánh giá, liên hệ 
2. Phẩm chất: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa những chính sách cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị đối với nước Nhật TK XIX đầu XX. 
II.Thiết bị dạy học và học liệu:	
 1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Chân dung vua Minh Trị , lược đồ nước Nhật cuối TK XIX đầu XX 
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk .
III. Tiến trình dạy học:
1.Hoạt động khởi động :
- Mục tiêu:
+ Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về đất nước Nhật bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
+ Gợi cho HS hứng thú khi khám phá qua tranh ảnh, qua các phương tiên thông tin đại chúng . . . 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn 
-Thời gian : 3 phút 
-Tổ chức hoạt động: 
+ Giáo viên : cho HS quan sát các bức tranh: Hoa anh đào, núi Phú sĩ , hình ảnh Thiên hoàng Minh Trị yêu cầu Hs trả lời câu hởi ? Những bức tranh đó nói về đất nước nào ? Em biết gì về đất nước đó?
+Học sinh: quan sát, tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi 
- Dự kiến sản phẩm: Đó là đất nước Nhật Bản .
Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới. 
* Dẫn dắt : Trong bối cảnh chung của các nước Châu Á giữa thế kỉ XIX ,đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược. Nhưng Nhật Bản lại thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc để rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực Châu á .Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó, bài học hôm nay cô trò sẽ đi tìm hiểu . . . .
2. Hoạt động hình thành kiến thức :
 Hoạt động 1: I/ Cuộc duy tân Minh Trị 
- Mục tiêu : Sau bài học, học sinh:
+ HS trình bày được hoàn cảnh, những nội dung chính, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị. Thực chất là cuộc cách mạng tư sản (chưa triệt để) mở đường cho CNTB phát triển Nhật chuyển nhanh,mạnh sang chủ nghĩa đế quốc.
+ Biết được những biểu hiện của sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX đầu XX.
 -Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
 -Thời gian: 19 phút
 - Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Bước 1: Gv giới thiều về đất nước Nhật Bản 
-Gv sử dụng lược đồ "Đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX"
Giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí, diện tích, chế độ chính trị của Nhật Bản. 
+Là một quốc gia gồm có 4 đảo lớn, có DT là 377. 801 triệu Km vuông. DS: là 124 triệu người
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
-Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi sau : 
Nhóm 1? Trước khi thực hiện cải cách Nhật là nước như thế nào ? Trước tình hình đó nước Nhật đã lựa chọn con đường nào ?Tại sao?
 Nhóm 2?Em biết gì về Thiên Hoàng Minh trị?
Nhóm 3? Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên những lĩnh vực nào ? Nội dung cải cách cụ thể ?
 Nhóm 4 ? Em có nhận xét gì về cuộc Duy tân Minh trị?
 Nhóm 5 ? Cuộc duy tân mang lại kết quả, ý nghĩa to lớn như thế nào ? 
Nhóm 6: Nêu tính chất cuộc cải cách Minh trị ?Vì sao nói cuộc cải cách Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản ?
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc
Bước 4: Báo cáo kết quả hoạt động nhóm
Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
( GV liên hệ cuộc duy tân Minh Trị đã ảnh hưởng đến Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX: Phong trào duy tân,Phan Bội Châu )
GV chuyển ý .
- HS quan sát lắng nghe
Học sinh nhận nhiệm vụ 
Hs thực hiện nhiệm vụ 
Đại diện các nhóm trình bày 
Hs cả lớp cho ý kiến nhận xét 
Hs nghe giảng 
* Hoàn cảnh:
 -Trước cuộc Duy Tân Nhật Bản là một nước Phong kiến lạc hậu .
- Các nước phương Tây tìm cách xâm lược Nhật Bản
- Nhật Bản đứng trước 2 sự lựa chọn :
+ canh tân đất nước thoát khỏi tình trạng bị xâm lược
+ Tiếp tục duy trì chế độ pk bị các nước thực dân phương Tây xâm lược 
- 1868 Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành cải cách
* Nội dung
- Về chính trị.
- Về kinh tế:
- Về quân sự: 
- Về giáo dục: 
-> là quyết định đúng đắn ,nhanh chóng ,kịp thời phù hợp với hoàn cảnh lịch sử . 
-Nội dung cải cách khá toàn diện, đồng bộ ,tiến bộ đáp ứng được yêu cầu của lịch sử.
-Kết quả ,ý nghĩa: 
-Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu đã trở thành một nước tư bản công nghiệp phát triển.
-Mở đường cho CNTB phát triển
-Nước Nhật chuyển nhanh ,chuyển mạnh sang giai đoạn CNĐQ
-Tính chất: Cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Hoạt động 2: II/ Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc : 
- Mục tiêu : Sau bài học, học sinh:
+ HS biết được những biểu hiện của sự hình thành CNĐQ ở Nhật Bản cuối TK XIX đầu XX 
 -Phương pháp: phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm
 -Thời gian: 14 phút
 - Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT 
Bước 1: Gv trích dẫn một đoạn trích 
“ .Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thủy của hãng Mit xưi, tàu chạy bằng than đá của Mit xi, cập bến của Mit xưi, sau đó đi đến tàu điện của Mit xưi đóng, đọc sách do Mit xưi xuất bản, dưới ánh bóng điện do Mit xưi chế tạo" 
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
-Tổ chức hs thảo luận ( cặp đôi )
Dựa vào đoạn trích kết hợp với phần chữ nhỏ SGK, em hãy nêu những biểu hiện chủ yếu chứng tỏ Nhật chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc ?
? Vì sao KT Nhật cuối XIX đầu XX phát triển mạnh ?
? Nền chính trị nước Nhật có đặc điểm gì nỗi bật ? 
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- GV sử dụng lược đồ đế quốc Nhật bản H49. 
 yêu cầu HS trình bày sự mở rộng thuộc địa của đế quốc Nhật
? Theo em chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm gì?
- HS quan sát lắng nghe
Hs nhận nhiệm vụ 
Thảo luận cặp đôi 
Hs đọc đoạn chữ nhỏ sgk và rút ra những biểu hiện 
Hs trình bày 
*Biểu hiện:
1.Kinh tế: 
- Cuối TK XIX đầu XX xuất hiện nhiều công ty độc quyền
 -> chi phối kinh tế và chính trị nước Nhật 
- Phát triển công nghiệp và ngân hàng.
- Nhật chuyển sang CNĐQ 
2. Chính trị :
- Đàn áp, bóc lột nhân dân lao động 
-Chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược 
=> Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
Hoạt động 3 : Luyện tập 
-Mục tiếu: Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện KTKN của toàn bài Đất nước Nhật Bản 
-Phương pháp: Trả lời cá nhân các câu hỏi ,bài tập trắc nghiệm .
-Thời gian : 6 phút 
Câu 1 Cuộc duy tân Minh Trị được thực hiện vào thời gian:
 a.1668 b.1768 c.1868 d.1968
Câu 2.Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc khi;
a.Các công ty độc quyền ra đời b.Chạy đua vũ trang xâm lược thuộc địa 
c.Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân
d. Các công ty độc quyền ra đời , xâm lược thuộc địa 
Câu 3: 
 Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước đế quốc thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa ?
thực hiện trên giấy Ao
Câu 4 : Vì sao CNĐQ Nhật được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến ?
Hoạt động 4 :Tìm tòi mở rộng, vận dụng 
-Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
- Phương thức : Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới 
-Thời gian : 3phút 
1. Quan sát trong thực tế em thấy hàng hóa của hãng Mit-xưu, Mit- su- bi si có mặt ở Việt Nam không ? Kể tên một vài mặt hàng đó?
2.Về nhà tìm hiểu nhân vật Thiên hoàng Minh Trị
 3.Sưu tầm những tranh ảnh về nước Nhật hiện nay về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_18_bai_12_nhat_ban_giua_the_ki_xi.docx