Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 27, Bài 15: Cách mạng tháng mười nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 27, Bài 15: Cách mạng tháng mười nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.

2. Kĩ năng

Biết sử dụng tranh ảnh trong học tập lịch sử.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, .

 

doc 7 trang thucuc 9471
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 27, Bài 15: Cách mạng tháng mười nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921) - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	14 	 	 Ngày soạn: 04/12/2020 
Tiết	27	 Ngày dạy: 09/12/2020
BÀI 15: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
Giúp học sinh nắm được ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
2. Kĩ năng 
Biết sử dụng tranh ảnh trong học tập lịch sử.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
“Giành chính quyền đã khó, giữ được chính quyền còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Nước Nga sau cách mạng tháng Mười khó khăn chồng chất.Vậy nước Nga đã làm gì để vượt qua những thử thách đó? Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung bài học này”.
Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài.
B. Hình thành kiến thức 
II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
1. Xây dựng chính quyền Xô Viết
- Giáo viên cho học sinh thấy được nét đặc sắc của chính quyền mới.
- Học sinh quan sát hình 55 Sách giáo khoa, kết hợp nghiên cứu đoạn chữ nhỏ? Sắc lệnh hoà bình và ruộng đất đem lại những quyền lợi gì cho quần chúng nhân dân ? 
- 1 học sinh nêu bổ sung về những biện pháp mà chính quyền Xô Viết thực hiện.
? Những biện pháp của chính quyền mới có gì thay đổi so với các chính quyền của giai cấp tư sản?
- Quan sát hình 55- Lê-nin tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai và nhận xét về vai trò của Lê-nin đối với việc bảo vệ những thành quả của cách mạng tháng Mười.
 GV chốt lại
- Ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của cách mạng 25/10 (7/11), Đại hội toàn Nga lần thứ hai đã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu và thông qua hai sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước công nông: Sắc lệnh hòa bình và sắc lệnh ruộng đất. Sắc lệnh ruộng đất đã đem lại hơn 150 triệu hécta ruộng đất tịch thu của địa chủ trao cho nông dân.
- Chính phủ Xô viết tuyên bố xóa bỏ các đẳng cấp xã hội và những đặc quyền của Giáo hội; thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền dân tộc tự quyết; nhà nước nắm các ngành kinh tế then chốt như ngân hàng, ngoại thương , trao quyền cho công nhân quyền kiểm soát sản xuất.
- Để nhanh chóng rút khỏi cuộc chiến tranh đế quốc, Chính quyền Xô viết đã ký hòa ước Brét Li-tốp với Đức vào đầu tháng 3/1918. Tuy phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề, song hòa ước đem lại cho nước Nga thời gian hòa bình để củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng và phát triển kinh tế
3. Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười
- Giáo viên đưa ra 1 số sự kiện à Học sinh nhận xét về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga đối với Nhân dân Nga ?
- Học sinh tự đọc đoạn chữ nhỏ trang 82 à Vì sao Giôn - rit đặt tên cuốn sách là: “Mười ngày rung chuyển thế giới” ?
(Giôn - rit đặt tên cho cuốn sách của mình là "Mười ngày rung chuyển thế giới" vì những tác động của Cách mạng tháng Mười đối với thế giới, làm thay đổi cục diện thế giới - chế độ mới, nhà nước đế quốc hoảng sợ. Đồng thời, cuộc cách mạng này cũng để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.) 
- Giáo viên phân tích thêm để học sinh nắm rõ ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng. Liên hệ tình hình Việt Nam.
? Vì sao gọi cách mạng tháng Hai năm 1917 là cách mạng dân chủ tư sản ? 
? Vì sao gọi cách mạng tháng Mười năm 1917 là cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản)
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
 GV chốt lại
- Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới-chế độ xã hội chủ nghĩa, trên một đất nước rộng lớn.
- Cách mạng tháng mười đã dẫn đến những thay đổi lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
- Để lại nhiều bài học quí cho nhân dân thế giới.
Học sinh hoạt động cá nhân, trình bày nội dung chuẩn bị ở nhà.
Học sinh thảo luận nhóm, trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười.
C. Luyện tập 
* Làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1. Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính gì?
A. Đưa nước Nga thoát khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Đánh bại chế độ Nga hoàng và giai cấp tư sản.
C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất, một vấn đề cấp thiết của nông dân.
D. Lật đổ chế độ Nga hoàng.
Câu 3. Kết quả lớn nhất của cách mạng tháng Hai-1917 là gì?
A. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
B. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
C. Chính quyền Xô viết được thành lập.
D. Chính phủ lâm thời tư sản được thành lập.
Câu 4. Sau Cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật?
A. Hai chính quyền song song tồn tại.
B. Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.
C. Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 5. Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
A. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết của giai cấp vô sản.
B. Chính phủ Cộng hòa của giai cấp tư sản và chính phủ công nông của giai cấp vô sản.
C. Chính phủ lập hiến của giai cấp tư sản và chính phủ chuyên chế của Nga hoàng,
D. Chính phủ dân chủ tư sản và chính phủ dân chủ vô sản.
Học sinh hoạt động cá nhân, làm bài tập trắc nghiệm.
D. Vận dụng 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập vận dụng:
Thời gian
Sự kiện chính
Kết quả
....
- Dự kiến sản phẩm:
Thời gian
Sự kiện chính
Kết quả
7/10/1917
Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng
24/10/1917
Lê-nin đến điện Xmô-nui trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa
Quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản
25/10/1917
Cung điện mùa Đông bị chiếm các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt
Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn
Học sinh thảo luận nhóm làm bài tập vận dụng.
E. Mở rộng 
- Tìm hiểu bài 16: 
- Tổ 1,2: Nội dung chính sách mới và công cuộc khôi phục kinh tế 1921 - 1925.
- Tổ 3: Công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1925-1941), chỉ nắm những thành tựu.
- Quan sát Hình 58,59,60: Nhận xét.
Học sinh chuẩn bị bài tiết sau báo cáo.
Tuần	14 	 	 Ngày soạn: 04/12/2020 
Tiết	28	 Ngày dạy: 10/12/2020 
BÀI 16: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Học sinh nắm được công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941): Công cuộc khôi phục kinh tế và những thành tựu (trong một thời gian ngắn đưa Liên Xô trở thành một cường quốc công nghiệp, nông nghiệp, quân sự ), một số sai lầm thiếu sót.
2. Kĩ năng
Bước đầu biết tập hợp tư liệu, sự kiện lịch sử. 
3.Thái độ
Nhận thức được tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm, thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô.
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử của thế giới. Năng lực thực hành bộ môn như khai thác, sử dụng tư liệu, ...
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
- Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 - 1941qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- GV trực quan một số tranh ảnh về các Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Những hình ảnh trên hình 58, 59, 60 nói lên điều gì?
- Dự kiến sản phẩm
+ Hình 58 thể hiện tinh thần của nhân dân Liên Xô sẳng sàng tham gia sản xuất khắc phục hậu quả chiến tranh.
+ Hình 59 hình ảnh nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép xây dựng 1927.
+ Hình 60 máy kéo ở một trang trại tập thể 1936.
- Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau khi ổn định được tình hình, bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vậy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã diễn ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học hôm nay.
Học sinh lắng nghe, ghi chép đầu bài.
B. Hình thành kiến thức 
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925)
- Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc SGK mục 1.
+ Trình bày những nội dung Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các HS làm việc.
? Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới"?
? Bức áp phích trên nói điều gì? (Bức tranh ghi lại hình ảnh kiệt quệ, suy sụp của nước Nga sau chiến tranh: đói rét, bệnh tật, nhà máy, công xưởng bị tàn phá, bạo loạn ở nhiều nơi, ; Phía bên trái là hình ảnh những người công nhân, nông dân, chiến sỹ tay búa, tay rìu, quyết tâm tuyên chiến với hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại đất nước.)
? Nội dung của Chính sách kinh tế mới?
? Chính sách kinh tế mới tác động như thế nào với công cuộc khôi phục kinh tế ở nước Nga ?
- Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh, liên hệ ở Việt Nam, giáo dục lòng yêu nước, Bác Hồ ., ghi bảng:
 GV chốt lại
- Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình nhưng đất nước còn nhiều khó khăn (hậu quả của chiến tranh, nạn đói, thế lực phản cách mạng chống phá).
- Tháng 3/1921 thực hiện Chính sách kinh tế mới: 
+ Bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay bằng chế độ thu thuế lương thực (hiện vật). 
+ Tự do buôn bán.
+ Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.
+ Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư.
à kinh tế phục hồi, phát triển nhanh chóng.
- 12/1922 Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết được thành lập.
Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm trao đổi kết quả, nhận xét sản phẩm của nhau.
II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) 
?Vì sao nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa? 
(Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa).
- Giáo viên nêu 1 số ngành công nghiệp nặng: Chế tạo máy, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng.
- Học sinh quan sát hình 59, 60 sách giáo khoa. Cho biết nội dung bức tranh?
- Nêu những thành tựu mà Liên Xô đạt được trong thơi kì đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1925-1941)?
- Giáo viên liên hệ đến một số thành quả ở Việt Nam.
- Giáo viên phân tích một số thiếu sót, sai lầm giai đoạn này (Thiếu dân chủ, xử oan sai cho nhiều người, xây dựng Chủ nghĩa xã hội nóng vội ) 
? Vì sao nhân dân Liên Xô phải tạm ngừng kế hoạch 5 năm lần 3? 
 GV chốt lại
- Thành tựu:
+ Công nghiệp đứng thứ đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ ).
+ Nông nghiệp được tập thể hoá, cơ giới hoá, có qui mô sản xuất lớn.
+ Văn hoá - giáo dục: Xoá nạn mù chữ, khoa học đạt nhiều thành tựu.
+ Xã hội: Xoá bỏ giai cấp bóc lột, chỉ còn hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa...
+ Kế hoạch 5 năm lần 1 và 2 hoàn thành trước thời hạn.
- Tháng 6/194, Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô phải tạm ngừng kế hoạch 5 năm lần 3.
Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm trao đổi kết quả, nhận xét sản phẩm của nhau.
C. Luyện tập 
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
- Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1. Để khôi phục kinh tế sau cuộc nội chiến, tháng 3-1921 Lê-nin và Đảng Bônsêvích đã:
A. ban hành sắc lệnh hoà bình và sắc lệnh ruộng đất.
B. ban hành Chính sách cộng sản thời chiến
C. ban hành Chính sách kinh tế mới.
D. tiến hành cải cách chính phủ.
Câu 2. Nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới mà nuớc Nga thực hiện là:
A. Nhà nước xô viết nắm độc quyền về kinh tế
B. Nhà nuớc kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân
C. xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt duới sự kiểm soát của Nhà nuớc.
D. thi hành chế độ lao động cưỡng bức đối với mọi công dân.
Câu 3. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào:
A. tháng 3-1921	B. tháng 12-1922
C. tháng 3-1923	D. tháng 1-1924
Câu 4: Thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 đến năm 1941 là:
A. đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng tăng lên.
B. hơn 60 triệu người dân Liên Xô đã thoát nạn mù chữ.
C. Liên Xô từ một nước nông nghiệp (chiếm 2/3 tổng sản phầm kinh tế quốc dân) trở thành một nước công nghiệp, đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). 
D. hoàn thành công cuộc tập thể hoá nông nghiệp.
Học sinh hoạt động cá nhân, trao đổi với bạn và thầy cô.
D. Vận dụng 
- Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích vì sao qua hai kế hoạch 5 năm, trong vòng 10 năm (1928-1937), nhân dân Liên Xô đã xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội.
- Vì sao trong kế hoạch 5 năm lần thứ ba (1937 - 1942) nhân dân Liên Xô phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước?
- Dự kiến sản phẩm: Sau khi hoàn thành kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần 3 nhưng đến năm 1941 Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô tạm gác công cuộc xây dựng kinh tế để tập trung tiến hành chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Học sinh thảo luận nhóm, các nhóm trao đổi kết quả, nhận xét sản phẩm của nhau.
E. Mở rộng 
- Chuẩn bị bài 17; quan sát bảng thống kê Sách giáo khoa trả lời câu hỏi phía dưới bảng.
- Hoàn cảnh thành lập Quốc tế cộng sản (Quốc tế III).
- Nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?
- Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng các nước tư bản đã làm gì?
- Vì sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là “cuộc khủng hoảng thừa”? 
- Tại sao gọi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và tàn phá nặng nề nhất?
Học sinh chuẩn bị bài tiết sau báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_27_bai_15_cach_mang_thang_muoi_ng.doc