Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 37+38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 37+38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của chúng, quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp: Tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng, tấn công Gia Định, mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì, Hiệp ước 1862 (những nét chính).

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.

- Thái độ và trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh Miền Tây Nam Kì (không kiên quyết chống giặc, không phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân.)

- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Nam kì.

2. Kĩ năng

Rèn cho học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng các tư liệu lịch sử.

3. Phẩm chất, năng lực cần đạt

- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.

- Năng lực:

+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin.

+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

 

doc 5 trang thucuc 6880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 37+38, Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	19, 20	Ngày soạn: 08/01/2021	 
Tiết 	37, 38	Ngày dạy: 13, 20/01/2021
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Giúp học sinh hiểu nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta. Âm mưu của chúng, quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp: Tấn công Đà Nẵng và sự thất bại của chúng, tấn công Gia Định, mở rộng đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kì, Hiệp ước 1862 (những nét chính).
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
- Thái độ và trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh Miền Tây Nam Kì (không kiên quyết chống giặc, không phát huy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của nhân dân...)
- Các hình thức đấu tranh phong phú của phong trào yêu nước chống pháp của nhân dân Nam kì.
2. Kĩ năng 
Rèn cho học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng các tư liệu lịch sử. 
3. Phẩm chất, năng lực cần đạt 
- Phẩm chất: Trung thực, trách nhiệm, yêu nước.
- Năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, tự tin. 
+ Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra. 
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
Hoạt động trợ giúp của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Khởi động 
Sau cuộc cách mạng công nghiệp, các nước tư bản châu Âu rất cần nguyên liệu, thị trường, nhân công, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia ở châu Á từ lâu đã trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Tháng 9/1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng xâm lược nước ta.
B. Hình thành kiến thức 
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859
- Giáo viên nêu tình hình chế độ phong kiến Nguyễn đầu thế kỉ XX.
- Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
- Để thực hiện được ý đồ xâm lược, thực dân Pháp đã làm gì?
- Giáo viên treo bản đồ và hướng dẫn học sinh xác định vị trí Đà Nẵng trên bản đồ, giới thiệu tầm quan trọng của Đà Nẵng đối với Huế và cả khu vực Biển Đông.
à Giáo viên giải thích, phân tích việc Pháp liên minh với Tây Ban Nha và kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. 
- Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào? 
à Giáo viên giải thích và liên hệ cách đánh giặc của quân dân ta.
 giáo viên chốt lại:
 a. Nguyên nhân Pháp xâm lược:
- Mở rộng thị trường và vơ vét nguyên liệu 
- Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi, giàu tài nguyên.
- Chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu.
b. Pháp đánh Đà Nẵng 
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đem quân xâm lược Việt Nam.
- Ngày 1/9/1858, Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, lập phòng tuyến, anh dũng chống trả. 
- Sau 5 tháng xâm lược Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu bị thất bại.
Học sinh trả lời theo hướng dẫn của thầy, cô.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 - 1859. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859 
- Sau thất bại ở Đà Nẵng quân Pháp đã làm gì?
- Quân Pháp tiến vào Gia Định nhằm mục đích gì?
+ Đánh lên Gia Định thì sẽ xa Trung Quốc, tránh sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh thành Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Là vựa lúa lớn nhất miền Nam nên sẽ có nguồn lương thực dồi dào.
+ Gia Định gần với Cam-pu-chia nên Phap sẽ lấy Gia Định làm bàn đạp tấn công lên Cam-pu-chia.
+ Nghe nói Anh có ý định chiếm Gia Định nên Pháp tấn công Gia Định để hớt tay trên của Anh.
- Giáo viên giới thiệu thành Gia Định.
- Em có nhận xét gì về thái độ đánh giặc của triều đình Huế?
- Sau thất bại liên tiếp triều đình Huế đã làm gì?
- Em hãy nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất?
- Nguyên nhân nào khiến nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất?
- Hiệp ước 1862 vi phạm chủ quyền của nước ta như thế nào?
- Hiệp ước này có ảnh hưởng gì tới phong trào kháng chiến của dân tộc?
 giáo viên chốt lại:
- Ngày 17/2/1859, Pháp tấn công Gia Định, quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
- Ngày 24/2/1861, Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa, thừa thắng lần lượt chiếm ba tỉnh miền Đông và thành Vĩnh Long.
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và đảo Côn Lôn , 
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung chiến sự ở Gia Định năm 1859. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
II. Cuộc khánh chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873 
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ
- Khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu như thế nào?
- Em hãy thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa của Trương Định lãnh đạo?
- Giáo viên hướng dẫn Học sinh mô tả quang cảnh phong soái cho Trương Định (hình 85 ).
Qua bức tranh, ta thấy buổi lễ Trương Định nhận phong soái diễn ra giản dị nhưng trang nghiêm tại một vùng nông thôn Nam Bộ dưới sự chứng kiến của đông đảo nhân dân. Họ làm một lễ đài bằng gỗ, trên đặt hương án, phía sau có một bức trướng ghi bằng chữ "Bình Tây đại nguyên soái". Người đứng ở trung tâm bức tranh chính là Trương Định, ông đang giơ tay đón nhận thanh kiếm do một người già có uy tín, đại diện nhân dân trao tặng.
? Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định và tác dụng của việc làm đó ?
Việc Trương Định kiên quyết phản đối sắc phong của triều đình và đứng về phía nhân dân chống giặc đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng và gây kinh ngạc cho đại diện của triều đình, chính ông đã tập hợp quần chúng nhân dân chiến đấu dũng cảm dưới ngọn cờ Bình Tây đại nguyên soái, gây cho thực dân Pháp nhiều thiệt hại.
 Giáo viên chốt lại:
- Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.
- Gia Định: Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
- Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế đã làm gì?
- Vì sao triều đình Huế cản trở phong trào kháng chiến của nhân dân?
- Tại sao quân Pháp dễ dàng chiếm được các tỉnh miền Tây?
- Giáo viên hướng dẫn quan sát lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam kỳ.
- Trái ngược với thái độ triều Nguyễn, nhân dân 3 tỉnh đã kháng chiến như thế nào?
- Em hãy đọc một đoạn thơ của Nguyễn Đình Chiểu nói về cuộc kháng chiến chống Pháp?
- Giáo viên đọc cho học sinh nghe bài “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu: 
“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này ?”
 (Hiện chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859). Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX)
 Giáo viên chốt lại:
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc kỳ. Cản trở phong trào kháng chiến của nhân dân Nam kỳ (ra lệnh bãi binh).
- Do thái độ cầu hoà của triều đình Huế, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn (6/1867).
- Phong trào kháng Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: 
+ Bất hợp tác với giặc, khởi nghĩa vũ trang.
+ Một bộ phận dùng văn thơ lên án Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông , 
Học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác nhận xét.
C. Luyện tập 
Câu 1. Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam?
A. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước.
Câu 2. Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi.
B. Việt Nam có vi trí quan trọng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở..
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu.
Câu 3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. Chiếm Đà Nẵng khống chế miền Trung.
Câu 4. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu?
A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. Ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
D. Vận dụng 
- Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
(Triều đình Huế đã mắc sai lầm là không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, vì vậy đã không tận dựng được thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công mà lại chủ trương cố thủ, bỏ lỡ cơ hội giữ độc lập.)
Học sinh làm việc cá nhân, trao đổi với bạn với thầy, cô.
E. Mở rộng 
- Tại Gia Định, quân đội triều đình Huế đã mắc sai lầm gì ? Sai lầm đó đã dẫn đến hậu quả ra sao ?
- Sai lầm của Triều đình :
+ Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định →Triều đình mắc nhiều sai lầm đáng tiếc.
+ Không kiên quyết chống giặc 
+ Không tận dụng thời cơ khi lực lượng địch yếu hơn để phản công.
- Chủ trương cố thủ hơn là tấn công .
- Hậu quả :
+ Sau khi cũng cố lực lượng, đêm 23 rạng 24-2-1861 quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào đại đồn Chí Hòa →đại đồn Chí Hòa thất thủ, các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long lần lượt rơi vào tay giặc.
+ Triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhượg cho pháp nhiều quyền lợi .
+ Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình từ ngày 20 đến 24-6-1867 quân Pháp đã chiếm luôn các tỉnh An Giang, Hà Tiên mà không tốn một viên đạn. 
- Các em về nhà chuẩn bị bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884). 
Về nhà tìm hiểu, tiết sau báo cáo sản phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_3738_bai_24_cuoc_khang_chien_tu_n.doc