Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.

- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

3. Phẩm chất

- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.

2. Đối với học sinh

Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )

 

doc 6 trang thucuc 16020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 39+40, Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc 1873-1884 - Trường Trung học Cơ sở Nam Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 	21, 22	Ngày soạn: 21/01/2021
Tiết 	39, 40	Ngày dạy: 26/01/2021; 03/2/2021
BÀI 25: KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC 1873 - 1884
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Kiến thức
- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
3. Phẩm chất
- Yêu nước, đoàn kết, chăm chỉ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học, video, thẻ học tập, trò chơi.
2. Đối với học sinh 
Hoàn thành nhiệm vụ được giao theo nhóm (Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến chủ đề; vở ghi, )
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu
Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1873 - 1884.
b. Nội dung hoạt động
- Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1873 - 1884.
- Đây là hình ảnh nói về vấn đề gì:
c. Sản phẩm học tập
Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d. Tổ chức hoạt động
Với ý đồ đánh chiếm toàn bộ Việt Nam sau khi thấy đường vào Tây Nam Trung Quốc bằng đường sông không thể đi được vì thác ghềnh hiểm trở. Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, Pháp cho tên lái buôn Đuy-Puy vào gây rối ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc. 
- Trước sự tấn công của giặc, quân triều đình đã chống cự như thế nào? 
? Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất và lần thứ hai diễn ra như thế nào? 
B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a. Mục tiêu
- Biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất của thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ lần thứ nhất.
- Giúp Học sinh biết được âm mưu, diễn biến cuộc tấn công đánh chiếm bắc kì lần thứ hai của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc Kì lần thứ hai. Biết được nội dung chính của hiệp ước Hác-măng (1883) và hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884). Trách nhiệm của triều đình Huế đối với việc để mất nước vào tay Pháp.
b. Nội dung hoạt động
Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên.
c. Sản phẩm học tập
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
- Pháp thiết lập bộ máy thống trị, bóc lột về kinh tế nhằm biến Đông Nam Kì thành bàn đạp đánh chiếm Cam-phu-chia và 3 tỉnh Tây Nam Kỳ.
- Triều đình Huế tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
+ Vơ vét tiền của của nhân dân.
+ Kinh tế sa sút.
+ Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu
+ Thương lượng để chia sẻ quyền lợi với Pháp.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 
- Cuối 1872 lấy cớ giải quyết vụ Đuy-Puy gây rối ở Hà Nội, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy kéo ra Bắc.
- Ngày 20/11/1873, Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Quân Pháp nhanh chóng chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874)
- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống trả, như trận chiến đấu ở cửa Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta.
- Ngày 21/12/1873, quân Pháp bị thất bại ở cầu giấy, Gác-ni-ê bị giết.
- Song triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kỳ, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
d. Tổ chức hoạt động
I. Thực dân Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
- Giáo viên củng cố và liên hệ bài cũ. 
? Sau khi chiếm 3 tỉnh miền Đông Pháp đã làm gì?
? Mục đích thiết lập bộ máy thống trị của Pháp ?
? Giáo viên dẫn chứng đoạn chữ nhỏ trang 119 SGK từ đoạn "Pháp xây dựng ..." đến "xâm lược sắp tới " và đoạn chữ nhỏ trang 120 từ đoạn "Triều đình ra sức ..." đến "chia sẻ quyền thống trị".
? Em hãy nêu những nét cơ bản về tình hình Việt Nam sau năm 1867?
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất 
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 120 (từ đoạn "Lợi dụng triều đình Huế" đến "Nam Định".
? Tại sao đến năm 1873 quân Pháp ở Nam Kì triển khai đánh chiếm Bắc Kỳ? (Nam Kỳ đã được củng cố, biết rõ triều đình Huế suy yếu không có phản ứng gì đáng kể ) 
? Thực dân Pháp đã chiếm đánh Bắc Kỳ như thế nào? 
? Vậy Đuy-Puy là ai? (Đuy-Puy từng đi lính cho Pháp trong cuộc chiến với nhà Thanh. Sau 1860, hắn trở thành một lái súng, có thương điếm trên đất Trung Hoa, cung cấp khí giới cho nhà Thanh đàn áp cuộc nổi dậy của người theo đạo Hồi. Từ 1867, hắn dựa vào thế lực của quan nhà Thanh ở Vân Nam, cùng thực dân Pháp ở Gia Định bàn tính kế hoạch xâm nhập Bắc Kỳ bằng con đường sông Hồng. Hắn nhiều lần gây những vụ khiêu khích ở Hà Nội, bắt giữ thuyền bè của dân, tấn công đồn canh của quân ta ven sông Hồng ) 
? Trước sự tấn công của giặc, quân triều đình đã chống cự như thế nào?
? Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông quân (7000 quân) mà vẫn không thắng được?
3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 – 1874)
- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 120 (từ đoạn "Ngay khi quân Pháp" đến "của Việt Nam".
? Trong quá trình mở rộng chiếm đóng của quân Pháp. Em hãy so sánh thái độ của triều đình và nhân dân?
Thái độ của Triều đình
Thái độ của Nhân dân
Đánh cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết.
Kiên quyết chống giặc dưới sự lãnh đạo của một số quan lại chủ chiến.
? Trận Cầu Giấy năm 1873 đã diễn ra như thế nào?
? Tại sao triều đình Huế kí hiệp ước Giáp Tuất? (Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất vì: Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp; Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp; Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất
đã mất).
II. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến trong những năm 1882 – 1884
1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)
- Giáoviên củng cố và liên hệ tiết trước. 
? Sau 1874, tình hình Pháp và Việt nam có gì thay đổi ?
- Giáo viên so sánh mốc thời gian thực dân Pháp đánh chiếm lần một và hai.
? Hiệp ước Giáp Tuất kí kết, nhân dân có phản ứng gì? 
Giáo viên lấy dẫn chứng phần chữ nhỏ sách giáo khoa.
? Pháp lấy cớ gì để đánh Bắc kì lần 2? 
? Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần hai như thế nào?
- GV trình bày diễn biến trên lược đồ.
? Em có nhận xét gì về nhân vật Hoàng Diệu?
- Giáo viên mô tả khí phách anh dũng của Hoàng Diệu qua đoạn thư tuyệt mệnh và đoạn thơ viết về ông.
? Theo em, nguyên nhân chính nào khiến thành Hà Nội thất thủ?
? Sau khi Hà Nội thất thủ, triều đình Huế có hành động gì? Tại sao triều đình lại làm như vậy? Việc làm đó dẫn tới hậu quả gì? 
2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến 
- Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình kháng chiến chống Pháp như thế nào?
- Giáo viên dẫn chứng phần chữ nhỏ sách giáo khoa.
? Trận Cầu Giấy lần 2 diễn ra như thế nào? 
- Giáo viên trình bày diễn biến trên lược đồ.
?Trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2 có những điểm gì giống nhau?
? Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-e bị giết?
3. Hiệp ước Pa-tơ nốt. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ 
? Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Hác – măng?
? Em hãy nêu nội dung chính của Hiệp ước Hác – măng?
? Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí hiệp ước Hác-măng như thế nào? 
- Ngày 11/5/1884 Pháp - Thanh thỏa thuận với nhau bằng hiệp ước Thiên Tân, Quân Thanh rút quân khỏi Bắc Kì.
? Quân Pháp làm chủ tình thế đã bắt triều đình Huế làm gì? 
? Cho biết điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp ước Hác- măng và Hiệp ước Pa-tơ-nốt.
? Tại sao nói từ 1858-1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? 
- Giáo viên đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.
C. Hoạt động 3: Luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố lại các kiến thức đã học.
- Đánh giá được sự tiếp thu bài của học sinh.
b. Nội dung hoạt động
Hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm học tập
Học sinh trả lời đúng các gợi ý qua phần bài tập trắc nghiệm.
d. Tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. 
- Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
Câu 1: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của nhân dân
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?
A. Vì triều đình không thi hành đúng Hiệp ước 1862.
B. Vì triều đình cầu cứu nhà Thanh.
C. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy.
D. Lợi dụng triều đình nhờ đem tàu ra Hạ Long dẹp cướp biển.
Câu 3: Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hoá.
C. Trận phục kích của quân ta và quân Cờ Đen ở cầu Giấy (Hà Nội).
D. Trận phục kích của quân ta ở ngoại thành Nội.
Câu 4: Vì sao thực dân Pháp tìm cách thương lượng với triều đình Huế thiết lập bản Hiệp ước 1874?
A. Do Pháp bị thất bại trong việc đánh chiếm thành Hà Nội.
B. Do chúng bị chặn đánh ở Thanh Hóa.
C. Do chúng bị thất bại ở Cầu Giấy lần thứ nhất.
D. Do chúng bị thất bại ở cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 5. Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội?
A. Nguyễn Tri Phương. 
B. Hoàng Diệu.
C. Tôn Thất Thuyết. 
D. Phan Thanh Giản.
Câu 6. Thực dân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai vào thời gian nào?
A. Ngày 3 tháng năm 1882. 
B. Ngày 13 tháng 4 năm 1882.
C. Ngày 4 tháng 3 năm 1882.
D. Ngày 14 tháng 3 năm 1882.
Câu 7. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp,
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
D. Hoạt động 4: Vận dụng - mở rộng
a. Mục tiêu
Giúp HS vận dụng được các kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể
b. Nội dung hoạt động
- Hoạt động cặp, cá nhân.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập
Học sinh làm được bài tập.
d. Tổ chức hoạt động
- GV giao nhiệm vụ bằng câu hỏi:
Câu 1: Vì sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất 1874? Em có nhận xét gì về Hiệp ước Giáp Tuất 1874 so với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
+ Hiệp ước Giáp Tuất 1874 là một sự tính toán thiếu cẩn thận của triều đình Huế, xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, triều đình Huế trược dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Chủ quyền dân tộc bị xâm hại nhiều hơn, tạo điều kiện để Pháp thực hiện âm mưu xâm lược tiếp theo.
+ So với Hiệp ước Nhâm Tuất 1862, Hiệp ước Giáp Tuất 1874 ta mất thêm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, mất thêm một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về nội dung hai hiệp ước Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884) ? 
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
+ Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt đã thể hiện thái độ đầu hàng hoàn toàn của triều đình Huế trước hành động xâm lược của thực dân Pháp. Từ đây, triều đại phong kiến Nguyễn – với tư cách là một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ.
+ Nội dung của hai bản hiệp ước này đã gây nên sự căm phẫn sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam → thúc đẩy phong trào đấu tranh chống Pháp xâm lược và chống phong kiến đầu hàng ngày càng phát triển.
Câu 3: Dựa vào những sự kiện đã học, em hãy nhận xét thái độ và hành động của triều đình Huế trước nạn ngoại xâm ?
- HS độc lập suy nghĩ làm, có thể trao đổi với bạn bè.
- HS có thể làm ngay tại lớp nếu có thời gian, hay đem về nhà hôm sau nộp.
- GV nhận xét dựa trên sản phẩm nếu có.
- Trước hành động xâm lược ngày càng trắng trợn của thực dân Pháp, triều đình Huế đã có những thái độ và hành động đi từ thỏa hiệp, đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn. Điều này được thể hiện qua việc:
+ Nhu nhược, thiếu kiên quyết trong đấu tranh chống Pháp.
+ Giữ thái độ “ảo tưởng” về việc có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương lượng hòa bình”
+ Không kết hợp với nhân dân để chống Pháp xâm lược.
+ Nhiều sai lầm về đường lối quân sự.
→ Những thái độ và hành động trên của triều đình, đã:
+ Tạo cho Pháp nhiều điều kiện thuận lợi để kế hoạch xâm lược Việt Nam.
+ Gây nên sự bất bình sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam. → Lực lượng phong kiến đầu hàng cũng là trở thành kẻ thù của nhân dân.
- Về nhà học bài và tìm hiểu trước bài mới: Bài 26. Tìm hiểu phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
- Tìm hiểu về quân của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_3940_bai_25_khang_chien_lan_rong.doc