Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á- Năm học 2017-2018

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á- Năm học 2017-2018

Tiết 14 - Bài 12

 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức :

- Nêu được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Đông Á.

- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Đông Á.

2. Kỹ năng:

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.

- Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.

3. Thái độ:

Có tình đoàn kết giữa các dân tộc và tôn giáo trên toàn thế giới.

 

doc 5 trang Phương Dung 28/05/2022 4690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 14, Bài 12: đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á- Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 24/11/2017
Giảng: 27/11/2017
Địa: 8 
	Tiết 14 - Bài 12	
 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức : 
- Nêu được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Đông Á.
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Đông Á.
2. Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về cảnh quan tự nhiên của khu vực Đông Á.
- Đọc lược đồ, bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
3. Thái độ: 
Có tình đoàn kết giữa các dân tộc và tôn giáo trên toàn thế giới.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ bài viết, lược đồ về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Á..
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác.
- Làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi làm việc nhóm.
- Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân, khi đặt và trả lời câu hỏi.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học có thể áp dụng
Đàm thoại, Trực quan, So sánh; Thảo luận nhóm, Động não.
IV. Đồ dùng dạy học:
* GV: - Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
V. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức: 
2. Khám phá: (5’) 
* KTBC: Trình bày tình hình phân bố dân cư khu vực Nam Á? Giải thích vì sao có sự phân bố dân cư như vậy?
*Giới thiệu bài: Đông Á là khu vực rộng lớn tiếp giáp với TBD, có điều kiện tự nhiên đa dạng, là khu vực con người sinh sống khai thác từ lâu đời, nên tự nhiên có sự biến đổi rất sâu sắc. Vậy khu vực này có đặc điểm gì nổi bật, ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay 
3. Kết nối:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu về vị trí và phạm vi khu vực Đông Á (10’)
* Mục tiêu: Biết được vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á.
* Cách tiến hành
- GV treo bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á.
- Yêu cầu HS quan sát H12.1 và bản đồ khu vực Đông Á trên bảng, hãy:
CH: Xác định ranh giới khu vực Đông Á trên bản đồ? Khu vực Đông Á gồm những bộ phận nào? Chỉ và đọc tên các quốc gia thuộc các bộ phận đó? 
(4 nước, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hải Nam thuộc Trung Quốc).
*HĐ 2 : Tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á (25’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên như: địa hình, khí hậu, sông ngòi và cảnh quan của khu vực Đông Á.
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS nghiên cứu H12.1, thông tin mục a SGK và bản đồ trên bảng, thảo luận nhóm bàn thống nhất với nội dung sau (2’):
CH: Hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?
CH: Chỉ và đọc tên các sông lớn của khu vực Đông Á trên bản đồ? Nêu đặc điểm giống và khác nhau của sông Hoàng Hà và S. Trường Giang?
- Đại diện nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại trên bản đồ.
- GV gợi ý thảo luận:
* Giống: Nơi bắt nguồn, hướng chảy, hạ lưu, có đồng bằng phù sa.
* Khác: So sánh về chế độ nước giữa 2 sông.
CH: Sông ngòi trong khu vực Đông Á có những giá trị kinh tế gì?
(Giá trị kinh tế: Bồi đắp phù sa cho đồng bằng ven biển, giao thông, thủy lợi, thủy điện ....)
CH: Địa hình phần hải đảo có đặc điểm gì khác phần đất liền? Tại sao Nhật Bản hay xảy ra động đất núi lửa?
* Kĩ thuật Động não:
CH: Quan sát lại H4.1 và 4.2, em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ?
(Mùa đông: hướng đông nam; 
 Mùa hạ: hướng tây bắc). 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục b SGK và bản đồ trên bảng, thảo luận nhóm bàn với nội dung sau (2’):
CH: Quan sát lại H2.1 - Tr.7 cho biết: Khu vực Đông Á nằm trong đới và các kiểu khí hậu nào? Phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa lục địa và hải đảo? Khí hậu đã ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực này như thế nào?
- Đại diện nhóm báo cáo kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại. 
1.Vị trí và phạm vi khu vực Đông Á 
- Nằm ở phía đông của châu Á, khoảng vĩ độ từ 200Bắc -> 530Bắc.
- Gồm 2 bộ phận:
+ Đất liền: Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.
+ Hải đảo: quần đảo Nhật Bản, đảo Đài Loan và đảo Hải Nam.
- Tiếp giáp 4 biển thuộc TBD và các khu vực: Bắc Á, ĐNÁ, Nam Á, Trung Á.
2. Đặc điểm tự nhiên 
a. Địa hình, sông ngòi:
* Phân đất liền: chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ, có ĐK tự nhiên rất đa dạng:
- Có các hệ thống núi cao, sơn nguyên đồ sộ và các bồn địa rộng lớn -> ở phía Tây TQ.
- Các vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng -> ở phía Đông TQ và bán đảo Triều Tiên.
- Có 3 sông lớn: S. A mua, Hoàng Hà, Trường Giang (thứ 2 TG).
- Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường hơn sông Trường Giang vì chảy qua 2 khu vực khí hậu khác nhau.
* Phần hải đảo: 
- Là miền núi trẻ có động đất và núi lửa hoạt động (VD: Núi Phú Sĩ cao nhất 3776 m (H12.3). Đồng bằng ít và nhỏ hẹp.
- Sông ngòi ít, ngắn dốc.
b. Khí hậu và cảnh quan:
* Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo nằm trong kiểu khí hậu gió mùa nhưng có sự phân hoá:
+ Mùa đông có gió mùa Tây Bắc thời tiết khô và lạnh.
+ Mùa hạ có gió mùa Đông Nam từ biển thổi vào thời tiết mát ẩm, mưa nhiều. 
- Cảnh quan: chủ yếu là rừng.
* Nửa phía tây phần đất liền có khí hậu khô hạn do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được.
- Cảnh quan: Thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc. 
4. Thực hành / Luyện tập: (3’)
 	Dựa vào bản đồ trên bảng hãy: Nêu những khác biệt về địa hình khu, sông ngòi giữa phần đất liền và phần hải đảo ở khu vực Đông Á?
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (2’) 
*Học bài cũ: 
- Học bài trả lời câu hỏi 1,3 -Trang 43 SGK + Làm BT 12 tập bản đồ.
- Về nhà đọc thêm: Động đất và núi lửa ở Nhật Bản SGK - Tr.43
*Học bài mới: 
- Kể tên các ngành công nghiệp hàng đầu của nước Nhật Bản và các sản phẩm công nghiệp có mặt ở nước ta và tỉnh Lào Cai.
- Nêu những thành tựu về kinh tế của nước Trung Quốc.
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 8A
1. Châu Á giáp các đại dương và châu lục nào? Vì sao khí hậu châu Á phân hoá đa dạng?
5. Trình bày tình hình phát triển các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Á?
6. Các dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á phân bố như thế nào? Tại sao khu vực này lại có khí hậu khô hạn? Khu vực này có nền kinh tế phát triển như thế nào? 
7. Dựa vào H11.1 và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam Á? Tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
8. Hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? 
9. Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới? Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là gì?
Lưu ý: Tất cả HS về nhà làm đề cương -> Giờ sau ôn tập học kì I
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 8B
1. Trình bày vị trí, giới hạn châu Á trên bản đồ? Đặc điểm địa hình nổi bật nhất của châu Á là gì?
2. Trình bày sự đa dạng về các đới và các kiểu khí hậu châu Á? Giải thích vì sao khí hậu châu Á lại phân hoá đa dạng như vậy?
3. Trình bày đặc điểm chung của sông ngòi châu Á? Sự phân hoá cảnh quan tự nhiên ở châu Á như thế nào? 
4. Trình bày đặc điểm dân cư châu Á về: Số dân, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, các tôn giáo lớn?
5. Trình bày tình hình phát triển các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Á?
6. Các dạng địa hình chủ yếu của khu vực Tây Nam Á phân bố như thế nào? Tại sao khu vực này lại có khí hậu khô hạn? Khu vực này có nền kinh tế phát triển như thế nào? 
7. Dựa vào H11.1 và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm dân cư khu vực Nam Á? Tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
8. Hãy phân biệt những điểm khác biệt về địa hình và khí hậu giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á? 
9. Hãy nêu những ngành sản xuất công nghiệp của Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới? Thành tựu quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc trong mấy chục năm qua là gì?
Lưu ý: Tất cả HS về nhà làm đề cương -> Giờ sau ôn tập học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_14_bai_12_dac_diem_tu_nhien_kh.doc