Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018

Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018

Tiết 13 - Bài 11

DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ

KHU VỰC NAM Á

 I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Nêu được những đặc điểm về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Nam Á.

- Trình bày được những đặc điểm về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Nam Á.

2. Kỹ năng:

- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số hoạt động kinh tế của Nam Á.

- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư, kinh tế khu vực Nam Á.

- Tính toán về số dân, sự tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế của một số quốc gia ở Nam Á.

3. Thái độ:

HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới.

II. Phương pháp

 Đàm thoại, Trực quan, Phân tích, Thảo luận nhóm;

 

doc 3 trang Phương Dung 28/05/2022 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Địa lí Lớp 8 - Tiết 13, Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 10/ 11/ 2017
Giảng: 13/11/2017 
Địa: 8 
Tiết 13 - Bài 11
DÂN CƯ VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ
KHU VỰC NAM Á
 I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức: 
- Nêu được những đặc điểm về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Nam Á. 
- Trình bày được những đặc điểm về dân cư, kinh tế xã hội của khu vực Nam Á. 
2. Kỹ năng: 
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về một số hoạt động kinh tế của Nam Á. 
- Đọc bản đồ, lược đồ phân bố dân cư, kinh tế khu vực Nam Á. 
- Tính toán về số dân, sự tăng trưởng GDP, cơ cấu kinh tế của một số quốc gia ở Nam Á. 
3. Thái độ: 
HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới. 
II. Phương pháp
 Đàm thoại, Trực quan, Phân tích, Thảo luận nhóm; 
III. Đồ dùng dạy học
* GV: Máy chiếu đa năng + Máy tính 
IV. Tiến trình dạy học
1. Tổ chức: 
2. Khởi động: Xác định vị trí địa lí và các miền địa hình chính của khu vực Nam Á từ Bắc xuống Nam? 
* Giới thiệu bài: Là trung tâm của nền văn minh cổ đại phương đông từ xa xưa Nam Á là khu vực thần kỳ của những truyền thuyết và huyền thoại. Là nơi có tài nguyên thiên nhiên giàu có, khí hậu nhiệt đới gió mùa là cơ sở của nền nông nghiệp nhiệt đới. Đặc điểm tự nhiên đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế các nước khu vực Nam Á như thế nào. Ta nghiên cứu bài học hôm nay 
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung chính
* HĐ 1: Tìm hiểu về dân cư ở khu vực Nam Á (15’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm về dân cư: đông dân, mật độ dân số, tôn giáo.
* Cách tiến hành
- Quan sát bảng 11.1 SGK - 38, hãy:
CH: Kể tên 2 khu vực đông dân nhất châu Á? Tính mật độ dân số của các khu vực ở châu Á? Rút ra nhận xét về số dân và mật độ dân số Nam Á?
 Quan sát lược đồ nhiên khu vực Nam Á.
CH: Em hãy dự đoán xem dân cư khu vực Nam Á tập trung ở những khu vực địa hình nào? 
- Quan sát H11.1: 
CH: Hãy nhận xét sự phân bố dân cư và xác định các đô thị trên 8 triệu dân ở khu vực Nam Á? Các đô thị này thường tập trung ở đâu? Giải thích?
- Quan sát một số hình ảnh và dựa vào kiến thức SGK em hãy cho biết: 
CH: Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo nào? Nơi ra đời của những nền văn minh cổ đại và tôn giáo lớn nào trên thế giới?
* HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế - xã hội của khu vực Nam Á (25’)
* Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm về kinh tế - xã hội của khu vực.
* Cách tiến hành:
CH: Dựa vào kiến thức SGK, hãy nêu vài nét về lịch sử phát triển của các quốc gia khu vực Nam Á? Tôn giáo có ảnh hưởng đến tình hình chính trị xã hội khu vực? (Slides 7)
* GV bổ sung một số thông tin:
- Những người theo Hồi giáo không ăn thịt lợn, theo Ấn Độ giáo không ăn thịt bò -> Chăn nuôi ít phát triển.
- Do thói quen dùng dầu thực vật thay mỡ động vật -> có diện tích trồng cây lấy dầu như lạc, vừng, thầu dầu rất lớn.
- Là khu vực có nhiều tôn giáo lớn, sự xung đột giữa các sắc tộc, tôn giáo đã làm cho XH bất ổn, tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế. Tôn giáo tập tục lạc hậu kìm hãm sự phát triển kinh tế ...
- Quan sát hình ảnh: H11.3, 11.4
CH: Mô tả nội dung bức ảnh: Về nhà ở, đường xá? Về hình thức lao động và trình độ sản xuất?
Nguyên nhân nào khiến cho nhiều nước ở khu vực Nam Á có nền kinh tế lạc hậu?
- Quan sát lược đồ các nước Nam Á:
CH: Hãy xác định các nước trong khu vực? Nước nào có diện tích lớn nhất?
- Giới thiệu về nước Ấn Độ 
- Nghiên cứu bảng 11.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ.
-Dựa vào bảng 11.2 SGK-39, sự chuẩn bị ở nhà, hãy thống nhất ý kiến theo nhóm bàn với nội dung câu hỏi SGK - Tr.39 (2’):
CH: - Em hãy nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ.
- Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế như thế nào? 
- Quan sát một số hình ảnh:
CH: Dựa vào kiến thức SGK, hãy trình bày về ngành công nghiệp? (cơ cấu ngành, giá trị sản lượng)
Nêu thành tựu trong nông nghiệp của Ấn Độ?
CH: Em biết gì về cuộc “ Cách mạng xanh” và cuộc “ Cách mạng trắng”
CH: Dựa vào kiến thức SGK, hãy nhận xét đặc điểm ngành dịch vụ của Ấn Độ? 
1. Dân cư
- Nam Á là một trong những khu vực đông dân nhất châu Á với số dân là 1.356 triệu người (2001).
- Mật độ dân số cao nhất châu Á: 302 người / Km2 (2001).
- Dân cư phân bố không đều: 
+Tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, ven biển, các vùng có mưa nhiều.
+Thưa thớt: ở những vùng núi cao, những vùng khí hậu khô khan.
- Nam Á là cái nôi của nền văn minh cố đại và tôn giáo lớn trên thế giới như Ấn Độ giáo, Hồi giáo.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Tình hình chính trị - xã hội trong khu vực thiếu ổn định hay xảy ra mâu thuẫn, xung đột.
- Các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu.
- Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.
+ Công nghiệp hiện đại, cơ cấu ngành đa dạnng, giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 10 thế giới.
+ Nông nghiệp giải quyết tốt vấn đề lương thực thực phẩm cho hơn 1 tỉ dân.
+ Dịch vụ đang phát triển, chiếm 48% GDP.
4. Kiểm tra - Đánh giá: (4’) 
Câu 1: Hãy xác định tên các nước trong khu vực Nam Á lần lượt theo số kí hiệu trên H11.5?
Câu 2: Trò chơi ô chữ:
- Hàng thứ nhất gồm 8 chữ cái: Đây là đặc điểm về sự phân bố dân cư của khu vực Nam Á. (KHÔNG ĐỀU)
- Hàng thứ hai gồm 8 chữ cái: Đây là một trong những công trình văn hoá nổi tiếng của Ấn Độ. Được coi là “Viên ngọc trân châu” của người Ấn Độ, trở thành biểu tượng của sự toàn mĩ. (TATMAHAN)
- Hàng thứ ba gồm 12 chữ cái: Nhờ thực hiện công cuộc này trong trồng trọt mà Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1 tỉ dân. (CÁCH MẠNG XANH)
- Hàng thứ tư gồm 13 chữ cái: Hầu hết các nước trong khu vực Nam Á thuộc nhóm nước này. (ĐANG PHÁT TRIỂN)
- Hàng dọc: Từ khoá (NAM Á)
5. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (1’) 	
- Học bài trả lời câu hỏi + Làm BT tập bản đồ.
- Trả lời các câu hỏi chữ in nghiêng bài 12.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_8_tiet_13_bai_11_dan_cu_va_dac_diem_k.doc