Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 6-9

Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 6-9

I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:

1. Kiến thức: Giúp học sinh Nhận thức được:

- Các Mác và F.Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học

- HS cũng hiểu rằng chủ nghĩa Mác là ánh sáng duy nhất của giai cấp vô sản tự đấu tranh để giải phóng mình , đó là lí luận chính nghĩa của giai cấp vô sản.

2. Kĩ năng:

- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.

- Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử - Tuyên ngôn của Đảng cộng sản

3. Thái độ:

- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.

- Giáo dục đạo đức: tinh thần hòa bình đoàn kết; Trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử.

4. Định hướng năng lực HS:

- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

- Vận dung, liện hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.

- Xác định và giải quyết mối liện hệ, ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV:

- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.

- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.

- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.

 

docx 13 trang thucuc 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tiết 6-9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI TK XVIII ĐẾN ĐẦU TK XX
Tuần 3: Tiết 6 
 PHONG TRÀO CÔNG NHÂN QUỐC TẾ THẾ KỈ XIX.
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận thức được:
- Bản chất bóc lột của giai cấp tư sản xã hội tư bản. Sự cần thiết, tính tất yếu phải có cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột. Phong trào đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX: Phong trào đập phá máy móc và bãi công.
- Giúp học sinh thấy được g/c công nhân độc lập đấu tranh, PTCN quốc tế cuối TK XIX diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt tiêu biểu là nước Nga 
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.
So sánh được PTCN ở cuối TKXIX- đầu TKXX với PTCN ở TK XVIII.
3. Thái độ:
- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Giáo dục đạo đức: tinh thần hòa bình đoàn kết; Trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: - Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- So sánh, phân tích, phản biên, khái quát hóa, nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nv lịch sử.
- Vận dung, liện hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II/ . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
III/ . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 
ỔN ĐỊNH: Điểm danh, Kiểm tra vệ sinh lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ:
/ Nêu sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi ? Tại sao các nước phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa?
3. BÀI MỚI: 
1. HOẠT ĐỘNG : Tạo tình huống học tập. (2p)
 Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản, nhưng bị áp bức bóc lột ngày càng nặng nề, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt đưa tới cuộc đấu tranh của vô sản với tư sản, tuy vậy bước đầu họ chưa ý thức được sứ mệnh của mình.
2. HOẠT ĐỘNG: Lĩnh hội kiến thức mới. 
 HOAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
* Kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG 1: Nguyên nhân hình thức, kết quả buổi đầu của PTCN .(10p)
H1: Vì sao ngay từ khi mới ra đời , giai cấp công nhân đã đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản ( Bị bóc lột nặng nề, lệ thuộc vào máy móc, làm việc từ 14- 16 giờ mỗi ngày trong những điều kiện lao động vất vả, lương thấp)
GV: Sử dụng hình 24 miêu tả cuộc sống công nhân Anh 
H2: Qua bức tranh 24 em có suy nghĩ gì về quyền trẻ em hôm nay ? Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK trang 28,29.
- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em? ( Vì trẻ em cũng làm những công việc nặng nhọc nhưng lương lại thấp)
H3:Bị áp bức, giai cấp cn đấu tranh bằng hình thức nào ?
H4: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, cn lại đập phá máy móc ?( Do nhận thức còn thấp, cn tưởng lầm máy móc làm cho họ khổ cực nên họ đập phá máy móc )
H5: Muốn đấu tranh chống tư bản thắng lợi, công nhân phải làm gì ? (Phải đoàn kết thành lập công đoàn ) 
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK.
HOẠT ĐỘNG 2: Nắm được hình thức, qui mô, kết quả, ý nghĩa, tính chất của phong trào công nhân 1830- 1840, qua đó thấy được sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế.(15p)
- Nêu những phong trào cn tiêu biểu trong những năm 1830- 1840 ? ( Ở Pháp, Đức, Anh)
GV: giới thiệu đôi nét về Li-Ông TT công nghiệp lớn ở Pháp 
H1: Vì sao công nhân ở Li-Ông đấu tranh ?
H2: Họ đấu tranh với hình thức gì ?
GV : Họ nêu khẩu hiệu : “ Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”.
- Công nhân dệt ở Đức khởi nghĩa, ....
- Công nhân Anh .......
HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK
HS xem H25 SGK.
HS dựa vào SGK thảo luận nhóm để lập niên biểu .
Nhóm 1+2: Xác định thời gian diễn ra phong trào đấu tranh Pháp , Đức , Anh .
Nhóm 3+4: Nêu hình thức đấu tranh, nhận xét về qui mô của PT
Nhóm 5+6: Nêu kết quả và Ý nghĩa ?
Quốc gia
Thời gian
Hình thức 
Qui mô 
Kết quả
Ý nghĩa
Pháp 
1831
Kn vũ trang
Lớn 
Thất bại
Đánh dấu sự trưởng thành của PTCNQT.
Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận CM.
Đức 
1844
Kn vũ trang
Vừa 
Anh
1836-1847
Đấu tranh chính trị 
Rộng lớn 
I/ Phong trào công nhân nửa đầu TK XIX:
1/ Phong trào đập phá máy móc và bãi công :
+ Nguyên nhân : Công nhân bị bóc lột nặng nề, lao động nhiều giờ, tiền lương thấp. 
+ Hình thức : Đập phá máy , đốt công xưởng , bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm .
+ Kết quả: Thành lập các công đoàn .
2/ Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840:
- 1831 công nhân dệt Li-Ông (Pháp) khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm và đòi thiết lập chế độ cộng hoà. 
- 1844 công nhân dệt Sơ-Lê Din ( Đức) khởi nghĩa chống sự hà khắc của giới chủ 
- 1836-1847 đấu tranh chính trị “Phong trào Hiến chương ở Anh”
* Kết cục: đều bị thất bại 
- Nguyên nhân thất bại:
+ Thiếu tổ chức lãnh đạo 
+ Chưa có đường lối đúng đắn 
* Ý nghĩa:
Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế
Tạo tiền đề cho sự ra đời của lí luận cách mạng..
* Họat động 3 
-Mục tiêu: HS nắm được sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
- Tại sao những năm 1848-1849 phong trào công nhân Châu Âu phát triển mạnh ?
GV: - ph/t công nhân từ 1848-1870 có nét gì nổi bật ? 
( giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức được vai trò của giai cấp mình và có tinh thần đoàn kết quốc tế) 
II. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. 
1. Phong trào công nhân từ 1848 đến năm 1870 (sgk 33)
G/c công nhân trưởng thành trong đấu tranh, nhận thức đóng vai trò của giai cấp mình và tầm q.trọng của vấn đề đ.kết quốc tế.
* Họat động 4
-Mục tiêu: HS nắm được tên và thời gian các phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX.
G vào 30 năm cuối của XIX trong các nước TB Âu Mĩ mâu thuẫn giữa TS><VS ngày càng gay gắt. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra...
H đọc chữ nhỏ SGK
? Em hãy nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu của công nhân cuối XIX
? Quan sát H34 em có nhận xét gì? Số lượng quy mô, phạm vi -> Cuộc đấu tranh quyết liệt
? Các phong trào đã đạt được kết quả gì?
? Vì sao ngày 1-5 hàng năm trở thành ngày QT lao động
G sơ kết chuyển ý
2. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. (Sgk 45)
–Phong trào công nhân
+Anh 1899 – buộc chủ tăng lương
+ Pháp 1893 thắng trong cuộc bầu cử
+ Mĩ 1886 bãi công trong toàn quốc
40 vạn cn sicagô...
-1889 qđ lấy ngày 1-5 làm ngày QT lao động.
-Kết quả
Đảng CS ra đời nhiều nước
+ 1875 Đảng XHDC Đức
+ 1879 Đáng công nhân Pháp
+1883 Nhóm giải phóng lao động Nga
*Hoạt động 4:
-Mục tiêu: HS nắm được cao trào cách mạng 1918- 1923
? Trong 1918-1923 tình hình châu Âu có đặc điểm gì.
HS trả lời : ==>- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga cao trào cách mạng lên cao mạnh mẽ ở hầu hết các mước châu Âu. 
Ỏ Đức : Cuộc tổng đình công ở Béc-lin ngày 9/11/1918 lật đổ quan chủ, chính quyền về tay tư sản ==> chế độ cộng hòa.
Gv chốt chuyển: sự phát triển của CM đòi hỏi có một tổ chức quốc tế lãnh đạo chung theo đường lối đúng đắn.
III. Cao trào cách mạng 1918-1923 (sgk 88-89)
Cách mạng lên cao mạnh mẽ ở khắp các mước châu Âu: đặc biệt ở Đức
Kết quả: Nhiều ĐCS được thành lập như: Hung-ga-ri, Pháp, Anh, Ita-li-a
HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ TIẾT SAU.
- Tìm tư liệu, tranh ảnh về phong trào công nhân.
- Tìm hiểu Các Mác và F.Ăng- ghen. sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Tiếp cận với văn kiện lịch sử - Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 
TIẾT 7. 
 SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC.
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Kiến thức: Giúp học sinh Nhận thức được:
- Các Mác và F.Ăng- ghen và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học 
- HS cũng hiểu rằng chủ nghĩa Mác là ánh sáng duy nhất của giai cấp vô sản tự đấu tranh để giải phóng mình , đó là lí luận chính nghĩa của giai cấp vô sản.
2. Kĩ năng:
- Biết phân tích đánh giá về quá trình phát triển của phong trào công nhân.
- Biết tiếp cận với văn kiện lịch sử - Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 
3. Thái độ:
- HS thấy được tinh thần quốc tế chân chính, tinh thần đoàn kết đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Giáo dục đạo đức: tinh thần hòa bình đoàn kết; Trung thực, tôn trọng sự thật lịch sử.
4. Định hướng năng lực HS:
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- Vận dung, liện hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
- Xác định và giải quyết mối liện hệ, ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
III/ . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 
ỔN ĐỊNH: Điểm danh, Kiểm tra vệ sinh lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ:
BÀI MỚI: 
1. HOẠT ĐỘNG : Tạo tình huống học tập. (2p)
Hoạt động 1: Mục tiêu:
Biết được những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế
GV: giới thiệu chân dung Mác - Ăng ghen
- Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng ghen ?
 ( Đánh đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp vô sản và loài người khỏi áp bức, bóc lột) 
Hoạt động 2:
MT: HS hiểu Đồng minh những người CS là chính đảng đầu tiên của vô sản q/tế
GV: Đồng minh những người cộng sản - “Kế thừa đồng minh những người chính nghĩa” - Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế .
H2: Tuyên ngôn của đảng cộng sản ra đời trong hoàn cảnh nào? 
- Hoàn cảnh :
+ PTCN phát triển "Có lý luận CM 
+ Sự ra đời của “ Đồng minh những người cộng sản ” 
+ Vai trò to lớn của Mác và Ăng-ghen 
? Nội dung chính của tuyên ngôn ĐCS?
- ND:
* Thay đổi của chế độ XH là do sự phát triển của SX 
* Đtr g/c là động lực phát triển của XH 
* GCCN là “ người đào mồ chôn chủ nghĩa TB ”
- Ý nghĩa 
+ Là học thuyết về CNXHKH đầu tiên đặt ra cơ sở cho sự ra đời của CN Mác
+ Phản ánh quyền lợi của GCCN, là vũ khí lí luận đấu tranh chống GCTS đưa phong trào CN phát triển
Hoạt động 3:
MT: HS hiểu sự phát triển của p/trào CN đưa đến việc thành lập Q/tế thứI.
Quôc tế thứ nhất được thành lập như thế nào ? 
- Nêu vai trò của Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ 1?
 - Mác là linh hồn của quốc tế thứ I.)
 - Hoạt động: 
+ Đấu tranh kiên quyết chống những tư 
tưởng sai lệch, của CN Mác vào phong trào công nhân
+ Thúc đẩy phong trào CN phát triển.
-Liên hệ: Chuẩn bị thành lập của QT sự đấu tranh chống các tư tưởng sai lệch và thông qua nghị quyết đúng đắn..
1. Mác và Ph Ăng- ghen :
2. “Đồng minh những người cộng sản”và “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản:
3. Quốc tế thứ nhất :
* Họat động 4 
- Mục tiêu: HS nắm được hoàn cảnh ra đời, hoạt động, ý nghĩa của quốc tế thứ hai.
- Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn gợi mở các câu hỏi để HS tìm hiểu.
? Nêu hoạt động của Quốc tế thứ hai ?
? Vì sao Quốc tế thứ hai tan rã ?
Nêu ý nghĩa sự ra đời của Quốc tế thứ hai ?
4. Quốc tế thứ hai (1889 – 1914)
*Hoàn cảnh ra đời
Do sự trưởng thành của phong trào
Đảng ra đời ở nhiều nước
->Yêu cầu thành lập QT mới 
-Ngày 14-7-1889 QTII thành lập
* Hoạt động
-QT II có nhiều hoạt động tích cực 
-1914 - QTII phá sản
* ý nghĩa 
- Khôi phục tổ chức QT của công nhân, thúc đẩy đấu tranh hợp pháp
*Hoạt động 5:
- Mục tiêu: HS nắm được cao trào cách mạng 1918- 1923 và sự thành lập Quốc tế cộng sản. 
- Cách thức tiến hành: GV hướng dẫn HS 
5. Quốc tế cộng sản.
- Quốc tế cộng sản hoạt động từ 1919 đến 1943 góp phần to lớn cho phong trào cách mạng thế giới.
+ Phong trào cách mạng cao
+ ĐCS ra đời ở nhiều nước-> Yêu cầu phải có tổ chức QT lãnh đạo
-2-3-1919 QTCS thành lập
-Hoạt động: Sgk/89
HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ TIẾT SAU
- Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam như thế nào?
- Tìm hiểu phong trào công nhân Nga và CM 1905 – 1907. 
TUẦN 4. – TIẾT 8.
PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA VÀ CÁCH MẠNG 1905 – 1907
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh thấy được g/c công nhân độc lập đấu tranh, PTCN quốc tế cuối TK XIX diễn ra rất sôi nổi và quyết liệt tiêu biểu là nước Nga 
- Nắm được cuộc CM Nga 1905 - 1907. ý nghĩa và ảnh hưởng của nó.
2. Kĩ năng:
So sánh được PTCN ở cuối TKXIX- đầu TKXX với PTCN ở TK XVIII.
3. Thái độ:
- Có niềm tin vào thắng lợi của CMVS.
- Giáo dục đạo đức: Tinh thần tự do, tinh thần đoàn kết.
4. Định hướng năng lực HS:
- Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- So sánh, phân tích, phản biên, khái quát hóa
- Vận dung, liện hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
- Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.
- Phương tiện dạy học: Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
III/ . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 
ỔN ĐỊNH: Điểm danh, Kiểm tra vệ sinh lớp
KIỂM TRA BÀI CŨ:
BÀI MỚI: 
HOẠT ĐỘNG : Tạo tình huống học tập. (2p)
HOẠT ĐỘNG : Lĩnh hội kiến thức mới.
Hoạt động 1: 
MT: Hướng dẫn hs tìm hiểu về Lê -nin và việc thành lập Đảng vô sản kiểu mới ở Nga
? Em hiểu biết gì về Lê-nin ?
? Lê-nin có vai trò như thế nào đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ Nga ?
? Em hãy nêu những sự kiện chứng tỏ vai trò của Lê-nin ?
? Tại sao nói Đảng CN XH DC Nga là Đảng kiểu mới ?
Gv: Nó làm nhiệm vụ của một cuộc cm tư sản, đánh đổ chế độ pk Nga hoàng, nhưng do g/c vô sản lãnh đạo.
Hoạt động 2:
MT: Hs hiểu CM Nga 1905- 1907.
-Cách thức tiến hành: vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm, trực quan.
-Thời gian: 15 phút
-GV chiếu lược đồ nước Nga
?Hãy thuyết minh sự hiểu biết của em về nước Nga.
GV:Sau cải cách nông nô 1861 Nga tiến lên CNTB song cơ bản vẫn là một nước PK tồn tại nhiều mâu thuẫn.
-GV cho HS thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận (4 phút)
-Nhóm 1: Nguyên nhân bùng nổ CM Nga (1905 – 1907)
-Nhóm 2: Trình bày diễn biến của CM Nga.
-Nhóm 3: Nguyên nhân thất bại của Cm Nga (1905 – 1907)
-nhóm 4: Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm CM Nga (1905 -1907)
-GV gọi 1 học sinh làm chỉ huy thảo luận nhóm, điều hành thảo luận nhóm.
-GV làm thư kí ghi bảng cho các nhóm.
H Quan sát H 36 SGK và rút ra nhận xét.
-GV củng cố toàn bài.
1-Lê-nin và việc thành lập đảng vô sản 
 kiểu mới ở Nga 
- Lê-nin sinh ngày 22-4-1870-1907
- Lê-nin đóng vai trò quyết định đối với sự ra đời của Đảng XH dân chủ Nga 
_Đảng Công nhân XH dân chủ Nga thành lập 
- Đảng CNXHDC Nga là Đảng kiểu mới của GCVS :
+ Khác với Đảng trong quốc tế thứ hai, đấu tranh triệt để vì quyền lợi của GCCN, mang tính GC, tính chiến đấu triệt để 
+ Chống CN cơ hội, tuân theo nguyên lí của CN Mác 
+ Đảng dựa vào QCND, lãnh đạo quần chúng làm CM
2- Cách mạng Nga 1905 – 1907
- Nước Nga đầu thế kỷ XX lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng : Kinh tế, chính trị, xã hội "Các mâu thuẫn XH gay gắt "Cách mạng Nga bùng nổ 
- Từ 1905 – 1907 CM Nga bùng nổ quyết liệt 
- Ý nghĩa : Giáng đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ TS, làm suy yếu chế độ Nga Hoàng, chuẩn bị cho CM 1917.
- Bài học 
+ Tổ chức đoàn kết, tập dượt quần chúng đấu tranh 
+ Kiên quyết chống TB, phong kiến
-Nguyên nhân thất bại.
+ Sự đàn áp của kẻ thù.
+Thiếu kinh nghiệm đấu tranh vũ trang.
+ Thiếu vũ khí, chuẩn bị chưa kĩ càng.
* Sơ kết: Với vai trò của Lênin Đảng vô sản kiểu mới ở Nga được thành lập. Phong trào công nhân Nga đạt đến đỉnh cao: CM 1905 - 1907.
HƯỚNG DẪN HS CHUẨN BỊ TIẾT SAU
Ôn tập kiến thức chủ đề chuẩn bị cho luyện tập
Giao phiếu bài tập
-. Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX.
- So sánh các đảng trước đó và Đảng công nhân XH dân chủ Nga.
TIẾT 9. LUYỆN TẬP – TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập thực hành
- Giup HS củng cố lại kiến thức mà các em đã được học trong chủ đề.
2. Tư tưởng:
 Tinh thần học tập tự ôn tập các kiến thức đã học.
 Tính tự giác trong ôn tập.
3. Kĩ năng:
 Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh, tổng hợp .
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện và hiện tượng lịch sử.
II/ . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV:
- Giáo án. Đọc và sưu tầm tư liệu liên quan đến bài học.
- Phương pháp dạy học: PP vấn đáp, thuyết trình, trực quan, nhóm, phân tích, tổng hợp.
- Phương tiện dạy học: Máy chiếu. Phiếu bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước SGK và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh lịch sử.
- Xem lại chương trình đã học.
III/ . TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC: 
1. Ổn đinh tổ chức.
2. Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 1: LUYỆN TẬP. Phong trào công nhân cuối tk 19 đầu tk20.
Bài Tập 1 trang 13 Sách bài tập (SBT) Lịch Sử 8
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng
Câu 1. Ý nghĩa nào sau đây không phản ánh đúng tình cảnh của công nhân Châu Âu cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX?
A. Phản ánh những công việc, nặng nhọc bằng lao động thủ công.
B. Phải làm việc từ 14 đến 16 giờ mỗi ngày với đồng lương thấp.
C. Đàn bà và trẻ em cũng phải làm những công việc nặng nhọc, nhưng lương thấp hơn của đàn ông.
D. Điều kiện ăn ở rất tồi tàn.
Câu 2. Hình thức đấu tranh của công nhân thời kì đầu là
A. Đập phá máy móc, đốt công xưởng; bãi công đòi tăng lương, giảm giờ làm.
B. Đưa kiến nghị lên Quốc hội, đòi cải thiện đời sống.
C. Đấu tranh vũ trang chống lại sự bóc lột hà khắc của giới chủ.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 3. Khẩu hiệu ”Sống trong lao động và chết trong chiến đấu” là khẩu hiệu của
A. Công dân Anh
B. Công nhân Li-ông( Pháp)
C. Công nhân Sơ-Lê-Din ( Đức)
D. Công nhân I-ta-li-a
Câu 4. "Phong trào Hiến chương" là một phòng trào rộng lớn có tổ chức của
A. Công nhân Anh
B. Công dân Pháp
C. Công dân Đức
D. Công dân Hà Lan.
Câu 5: Các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 - 40 của thế kỉ XIX thất bại vì sao?
A. Lực lượng quá yếu thiếu sự đoàn kết.
B. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.
C. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
D. Chưa có ý thức giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 6: Cuộc đấu tranh của công nhân thể hiện rõ tính chất quần chúng, rộng lớn nhất là cuộc đấu tranh nào?
A. Khởi nghĩa của công nhân Pa-ri
B. “Phong trào Hiến Chương” ở Anh
C. Khởi nghĩa của công nhân Sơ-lê-din
D. Khởi nghĩa của thợ Li-ông năm 1834
Câu 7: Vì sao giai cấp công nhân ngày càng nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc đoàn kết các giai cấp vô sản trên thế giới?
A. Trong đấu tranh họ nhận thấy có cùng một kẻ thù chung, đoàn kết mới có sức mạnh.
B. Cùng chung lý luận đấu tranh trong cuộc chiến chống giai cấp tư sản, đó là chủ nghĩa Mác.
C. Vì cùng chung một mục đích đó là chống lại sự áp bức của chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc đấu tranh biểu hiện ý thức tự đứng lên giải phóng mình của vô sản thế giới.
2. HOẠT ĐỘNG : Luyện tập. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác.
Câu 1: Đồng minh những người cộng sản là tổ chức của giai cấp nào?
A. Vô sản quốc tế
B. Tư sản Đức
C. Quý tộc Pháp
D. Nông dân quốc tế.
Câu 2: Chính Đảng đầu tiên của vô sản thế giới là tổ chức nào?
A. Đồng minh những người cộng sản.
B. Quốc tế thứ nhất.
C. Quốc thế thứ hai.
D. Quốc tế thứ ba.
Câu 3: Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?
A. Nhận thức rõ được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản.
B. Chung tư tưởng đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản bất công và xây dựng một xã hội bình đẳng.
C. Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.
D. Nhận ra được nỗi thống khổ của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. HOẠT ĐỘNG: Luyện tập Phong trào CN Nga.
a. Ý nghĩa việc thành lập Đảng kiểu mới (Đảng Bôn-sê-vích) ?
- Mở ra một giai đoạn mới cho ptrao công nhân Nga và thế giới.
- Lần đầu tiên g/c CN có một chính Đảng có đủ khả năng lãnh đạo cuộc đtr chống g/c tư sản. Lê-nin là người đóng vtro quan trọng cho sự ra đời của Đảng
b. Điểm giống nhau cơ bản trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen là gì?
Goi y : Khẳng định rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản trong việc đánh đổ giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người.
c. Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX.
4 HOẠT ĐỘNG: Vận dụng.
- So sánh các đảng trước đó và Đảng công nhân XH dân chủ Nga.
Nội dung
Cách mạng tư sản
CM 1905-1907
Lãnh đạo
Giai cấp TS
G/cấp VS Đảng c/nhân XHDC Nga)
Lực lượng 
.Nhân dân 
(chủ yếu là nông dân)
Nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân)
Mục đích
Kết quả
Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập nước cộng hòa.
Mở đường cho CNTB phát triển
Lật đổ chế độ phong kiến Nga Hòang, thành lập nước CH.
Hướng phát triển là CM XHCN.
Tính chất
Cách mạng tư sản
Cách mạng tư sản kiểu mới
Lập sơ đồ tư duy cho bài học.
5. HOẠT ĐỘNG: Tìm tòi, mở rộng.
- Sưu tầm những mẩu chuyện kể về Lê nin.
- Những ảnh hưởng của Lê –nin và Đảng Bôn-sê-vích đến nguyễn Ái Quốc?
Những nước XHCN hiện nay?
Hiện nay chỉ có 4 quốc gia là CHND Trung Hoa, Cuba, Lào và Việt Nam được công nhận là nước XHCN do các Đảng Cộng sản lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx - Lenin.
Như vậy có tất cả 15 nước XHCN hiện nay trên thế giới
* Về nhà học bài cũ và đọc trước tiết 10 bài 5: công xã Pari 1871.
IV. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_8_tiet_6_9.docx